Người ta thường chọn phần đầu trong bài Phúc Âm tuần này cho lễ an táng người thân, bởi đoạn Kinh Thánh này mang lại niềm ủi an và hy vọng cho người khóc thương, sầu khổ. Niềm ủi an mang lại qua lời hứa của Đức Kitô,
'Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy' Gn 14,3.
Như thế việc chia tay không phải là từ bỏ, cũng không phải là chia tay vĩnh viễn mà chỉ là vắng bóng tạm bợ, trong một thời gian. Niềm hy vọng sống lại dành cho cả người còn sống lẫn người quá cố nằm trong câu,
'Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó' Gn 14,3b.
Trong một tương lai nào đó, môn đệ Đức Kitô sẽ xum họp, đoàn tụ với Ngài. Thời gian gặp lại không xác định trong đoạn Kinh Thánh này. Ở một nơi khác Đức Kitô xác định rõ thời gian là ba ngày. Trong ba trường hợp khác nhau, Đức Kitô tiên đoán về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Ngài. Những lần đó Ngài nói rõ, sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sẽ sống lại vinh quang. Mt 20,19.
Đoạn Kinh Thánh hôm nay là lời Đức Kitô tiễn biệt môn đệ. Các ông lo buồn, sợ hãi bởi các ông chưa bao giờ tưởng tượng được sẽ có ngày Thầy trò chia tay. Đức Kitô hiểu rõ tâm trạng lo lắng của các ông nên Ngài dặn các ông hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và tin vào Ngài; các ông sẽ bớt lo lắng, phiền muộn,
'Anh em đừng xao xuyến! hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy' Gn 14,1.
Khi gặp điều lo lắng, buồn phiền, hãy đến cùng Đức Kitô để tìm được nguồn ủi an. Đây cũng là dấu chỉ cho biết lòng tin của Kitô hữu. Đức tin càng vững chắc, càng dễ vượt qua điều phiền muộn. Càng đặt niềm tin vào Chúa, con tim sẽ tìm được bình an, sức mạnh và hy vọng để đối phó với sầu muộn, đau thương.
Lắng nghe lời Đức Kitô, nhưng dường như các ông không hiểu mấy. Các ông tự hỏi Đức Kitô đi đâu, mà không cho ai đi theo? Điều này thể hiện qua câu hỏi của ông Thomas khi ông hỏi Đức Kitô,
'Thưa thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường' Gn 14,5.
Đức Kitô trả lời Thomas,
'Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống' Gn 14,6.
Đến lượt ông Philip lên tiếng, ông hỏi Đức Kitô,
'Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện' Gn 14,8.
Đức kitô nói với ông,
'Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha' Gn 14,9.
Cả hai câu giải thích của Đức Kitô đều làm cho môn đệ lúng túng bởi í nghĩa của nó quá sâu thẳm cho trí óc con người hiểu biết. Môn đệ dù cố gắng vẫn không thể hiểu thấu đáo điều Đức Kitô truyền đạt. Điều này cho thấy cái giới hạn của ngôn ngữ con người. Đức Kitô mặc khải mối liên kết mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha siêu việt đến độ vượt quá sức hiểu cũng như lí giải của con người. Đây không phải là mối liên kết bình thường, mà là liên kết trong tình yêu, lòng mến, ngôn từ và ngay cả trong hành động. Đây là điều không phải để hiểu mà là để tin. Mối liên kết bền chặt, khắng khít đến độ cả hai nên một trong mọi sự. Liên kết mật thiết đến độ,
'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha'.
Vì thế Đức Kitô nói gặp Ngài chính là gặp thấy Chúa Cha. Để hiểu phần nào câu nói trên, Đức Kitô giải thích thêm cho môn đệ biết, qua Đức Kitô, Chúa Cha làm phép lạ. Người điếc nghe được, què bước đi, câm vang ca, mù sáng mắt, kẻ chết sống lại. Những phép lạ này không thể giải thích, không thể chứng minh, mà cần đến lòng tin. Không thể hiểu được phép lạ, mà mối liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con còn sâu thẳm hơn cả phép lạ thì làm sao có thể hiểu. Vì thế lòng tin đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Đức Kitô cho môn đệ ai biết tin vào Ngài sẽ làm được những việc cả thể, và còn làm những việc cả thể hơn chính Đức Kitô đã làm. Đức Kitô không ngụ í nói Kitô hữu sẽ làm phép lạ như chính Ngài đã làm. Có lẽ Đức Kitô muốn nói đến, những ai tin vào Đức kitô thì Chúa Cha sẽ tác động trong người đó, và Chúa Cha thực hiện những điều kì diệu trong cuộc đời người đó. Như thế qua Kitô hữu, Chúa Cha thực hiện điều mà Chúa Cha chưa thực hiện nơi Đức Kitô. Điều cần lưu í là khi phép lạ xảy ra cho cá nhân nào; chính cá nhân đó nhận biết mình nhận được phép lạ. Điều này không bắt buộc người khác phải tim theo. Tùy vào lòng tin của từng kitô hữu, phán đoán, nhận xét. Giáo Hội thường không lên tiếng về phép lạ cá nhân; ngoại trừ trường hợp hết sức đặc biệt.
Ngày nay Kitô hữu hiểu lời chia tay, giã biệt Đức Kitô nói về cuộc khổ nạn, chết và Phục Sinh vinh quang của Ngài. Cuộc khổ nạn được biết đến trong câu,
'Thầy là đường, là sự thật và là sự sống' Gn14,6.
Con đường dẫn đến Chúa Cha, Sự thật Ngài là Con Thiên Chúa và sự sống chính là sự Phục Sinh của chính Ngài và sự sống trường sinh cho Kitô hữu.
Cá nhân nào cũng có cuộc khổ nạn riêng của chính mình; đó là nơi an nghỉ cuối cùng của một đời người. Những ai đặt trọn niềm tin và chân thành yêu mến Đức Kitô đều có chung nơi an nghỉ cuối cùng, đó là được cư ngụ trong nhà Chúa. Kitô hữu không đi một mình trên đường lữ hành nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành. Ngài biết đường bởi chính Ngài đã đi trên con đường đó, không phải một lần mà đi và về trên con đường đó. Con đường đó dẫn về nhà Chúa Cha. Kitô tin vào điều Đức Kitô hứa,
'Thầy đi rồi Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy' Gn 14,3.
Trên đường đi, một khi ta vấp ngã, Đức Kitô đáp lại lời ta kêu cứu, và dẫn ta đến cùng Chúa Cha là chủ tể mọi sự thật và là nguồn sống thật. Sự thật Thiên Chúa ban hoàn toàn khác với sự thật xã hội cổ võ. Sự thật Chúa ban giúp ta xưng tụng Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Sự thật là những ai tin yêu Đức Kitô sẽ được cư ngụ trong nhà Chúa Cha. Đó là niềm tin và hy vọng của Kitô hữu.
TiengChuong.org
Oneness of God
People often choose the first part of this message to say farewell to their loved ones because it gives much consolation and hope to mourners. The consolation comes from the knowledge that,
'I shall return to take you with me' v.3.
The separation is neither an abandonment nor a permanent separation, but only a temporary absence. The hope comes from Jesus' promise,
'Where I am you may be too'v.3.
In the future, the disciples will see Jesus again. The time is not specified in this context. We recall the three prophecies Jesus told his disciples; that three days after the crucifixion He will rise again Mt 20,19. Today's text is Jesus' farewell speech to his disciples before His Passion. They would not expect that one day He would leave them alone. This separation gave them much trouble. Jesus told them they need to trust God and trust him,
'Do not let your hearts be troubled. Trust in God still, and trust in me' Jn 14,1.
When they place their trust in God and hope in Jesus; their trouble is lessened. Jesus shows the disciples that He understands their troubled hearts. In times of trouble, our hearts tell us how much we place our trust and hope in God and Jesus. The more we place our trust in God; the less trouble we experience. Trusting in God certainly calms our hearts. It gives us hope, and hope is life.
The disciples listened to Jesus, but it seems that they failed to grasp what Jesus told them. They wondered why Jesus was going away alone, and would not allow anyone to follow. Thomas raised the issue that he didn't know the way. Jesus replied:
'I am the way, the truth, and the life v.6'.
This saying confused them even more. Jesus clarifies the point He made about the way. Jesus made it clear to them, that He is going to the Father. After Thomas, it was Philip who expressed a desire to see the Father. Jesus went on to say, He is in the Father and the Father is in him.
'To have seen me is to have seen the Father v.9'.
The unity, the oneness between the Father and Jesus, makes it harder for the disciples to understand.
'You must believe me when I say that I am in the Father and the Father is in me v.11'.
Jesus told the disciples that the oneness of God is beyond reasonable explanation. It requires faith to believe. Jesus told his disciples that his teaching and miracles are the signs of unity, because the Father works through Him. There is no reasonable explanation for the miracles Jesus had done. We know the deaf hear, the blind see, the lame walk, and dead were brought to life. They are miracles because we accept their reality, but are unable to explain it. The oneness of God is deeper than these miracles.
Today we understand Jesus' farewell speech is the way of the cross. His Passion, death, and resurrection reveal his unconditional love for mankind. His Passion is known as
'I am the way, the Truth and the Life v.6'.
We all have our own 'passion', and that is our final destination. For those who believe in Jesus, and are faithful to Him, will arrive at the same destination- God's kingdom. They don't travel alone, but Jesus is their companion on the way. He knows the way because he has done, not a one-way, but a return trip. He is the Way because he is in the Father. We believe in his promise. The phrase 'I shall return to take you with me' implies, that Jesus is our companion on the way to the Father. When we stumble, Jesus assists us to stand up; and leads us to the Truth. It is not a kind of truth the world promotes, but the Truth of God. The Truth that makes us profess God is our Father, who is the author of life and eternal life. The Truth is that through Jesus; we come to know the Father. The Truth is that those who believe Jesus will be led by him and dwell in Him, 'Where I am you may be too v.3'. That is our hope.
'Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy' Gn 14,3.
Như thế việc chia tay không phải là từ bỏ, cũng không phải là chia tay vĩnh viễn mà chỉ là vắng bóng tạm bợ, trong một thời gian. Niềm hy vọng sống lại dành cho cả người còn sống lẫn người quá cố nằm trong câu,
'Để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó' Gn 14,3b.
Trong một tương lai nào đó, môn đệ Đức Kitô sẽ xum họp, đoàn tụ với Ngài. Thời gian gặp lại không xác định trong đoạn Kinh Thánh này. Ở một nơi khác Đức Kitô xác định rõ thời gian là ba ngày. Trong ba trường hợp khác nhau, Đức Kitô tiên đoán về cuộc khổ nạn và Phục Sinh của Ngài. Những lần đó Ngài nói rõ, sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sẽ sống lại vinh quang. Mt 20,19.
Đoạn Kinh Thánh hôm nay là lời Đức Kitô tiễn biệt môn đệ. Các ông lo buồn, sợ hãi bởi các ông chưa bao giờ tưởng tượng được sẽ có ngày Thầy trò chia tay. Đức Kitô hiểu rõ tâm trạng lo lắng của các ông nên Ngài dặn các ông hãy tin tưởng vào Thiên Chúa và tin vào Ngài; các ông sẽ bớt lo lắng, phiền muộn,
'Anh em đừng xao xuyến! hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy' Gn 14,1.
Khi gặp điều lo lắng, buồn phiền, hãy đến cùng Đức Kitô để tìm được nguồn ủi an. Đây cũng là dấu chỉ cho biết lòng tin của Kitô hữu. Đức tin càng vững chắc, càng dễ vượt qua điều phiền muộn. Càng đặt niềm tin vào Chúa, con tim sẽ tìm được bình an, sức mạnh và hy vọng để đối phó với sầu muộn, đau thương.
Lắng nghe lời Đức Kitô, nhưng dường như các ông không hiểu mấy. Các ông tự hỏi Đức Kitô đi đâu, mà không cho ai đi theo? Điều này thể hiện qua câu hỏi của ông Thomas khi ông hỏi Đức Kitô,
'Thưa thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường' Gn 14,5.
Đức Kitô trả lời Thomas,
'Chính Thầy là đường, là sự thật và là sự sống' Gn 14,6.
Đến lượt ông Philip lên tiếng, ông hỏi Đức Kitô,
'Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện' Gn 14,8.
Đức kitô nói với ông,
'Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha' Gn 14,9.
Cả hai câu giải thích của Đức Kitô đều làm cho môn đệ lúng túng bởi í nghĩa của nó quá sâu thẳm cho trí óc con người hiểu biết. Môn đệ dù cố gắng vẫn không thể hiểu thấu đáo điều Đức Kitô truyền đạt. Điều này cho thấy cái giới hạn của ngôn ngữ con người. Đức Kitô mặc khải mối liên kết mật thiết giữa Ngài và Chúa Cha siêu việt đến độ vượt quá sức hiểu cũng như lí giải của con người. Đây không phải là mối liên kết bình thường, mà là liên kết trong tình yêu, lòng mến, ngôn từ và ngay cả trong hành động. Đây là điều không phải để hiểu mà là để tin. Mối liên kết bền chặt, khắng khít đến độ cả hai nên một trong mọi sự. Liên kết mật thiết đến độ,
'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha'.
Vì thế Đức Kitô nói gặp Ngài chính là gặp thấy Chúa Cha. Để hiểu phần nào câu nói trên, Đức Kitô giải thích thêm cho môn đệ biết, qua Đức Kitô, Chúa Cha làm phép lạ. Người điếc nghe được, què bước đi, câm vang ca, mù sáng mắt, kẻ chết sống lại. Những phép lạ này không thể giải thích, không thể chứng minh, mà cần đến lòng tin. Không thể hiểu được phép lạ, mà mối liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con còn sâu thẳm hơn cả phép lạ thì làm sao có thể hiểu. Vì thế lòng tin đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này.
Đức Kitô cho môn đệ ai biết tin vào Ngài sẽ làm được những việc cả thể, và còn làm những việc cả thể hơn chính Đức Kitô đã làm. Đức Kitô không ngụ í nói Kitô hữu sẽ làm phép lạ như chính Ngài đã làm. Có lẽ Đức Kitô muốn nói đến, những ai tin vào Đức kitô thì Chúa Cha sẽ tác động trong người đó, và Chúa Cha thực hiện những điều kì diệu trong cuộc đời người đó. Như thế qua Kitô hữu, Chúa Cha thực hiện điều mà Chúa Cha chưa thực hiện nơi Đức Kitô. Điều cần lưu í là khi phép lạ xảy ra cho cá nhân nào; chính cá nhân đó nhận biết mình nhận được phép lạ. Điều này không bắt buộc người khác phải tim theo. Tùy vào lòng tin của từng kitô hữu, phán đoán, nhận xét. Giáo Hội thường không lên tiếng về phép lạ cá nhân; ngoại trừ trường hợp hết sức đặc biệt.
Ngày nay Kitô hữu hiểu lời chia tay, giã biệt Đức Kitô nói về cuộc khổ nạn, chết và Phục Sinh vinh quang của Ngài. Cuộc khổ nạn được biết đến trong câu,
'Thầy là đường, là sự thật và là sự sống' Gn14,6.
Con đường dẫn đến Chúa Cha, Sự thật Ngài là Con Thiên Chúa và sự sống chính là sự Phục Sinh của chính Ngài và sự sống trường sinh cho Kitô hữu.
Cá nhân nào cũng có cuộc khổ nạn riêng của chính mình; đó là nơi an nghỉ cuối cùng của một đời người. Những ai đặt trọn niềm tin và chân thành yêu mến Đức Kitô đều có chung nơi an nghỉ cuối cùng, đó là được cư ngụ trong nhà Chúa. Kitô hữu không đi một mình trên đường lữ hành nhưng có Đức Kitô cùng đồng hành. Ngài biết đường bởi chính Ngài đã đi trên con đường đó, không phải một lần mà đi và về trên con đường đó. Con đường đó dẫn về nhà Chúa Cha. Kitô tin vào điều Đức Kitô hứa,
'Thầy đi rồi Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy' Gn 14,3.
Trên đường đi, một khi ta vấp ngã, Đức Kitô đáp lại lời ta kêu cứu, và dẫn ta đến cùng Chúa Cha là chủ tể mọi sự thật và là nguồn sống thật. Sự thật Thiên Chúa ban hoàn toàn khác với sự thật xã hội cổ võ. Sự thật Chúa ban giúp ta xưng tụng Đức Kitô là Con Thiên Chúa, Ngài là đường, là sự thật và là sự sống. Sự thật là những ai tin yêu Đức Kitô sẽ được cư ngụ trong nhà Chúa Cha. Đó là niềm tin và hy vọng của Kitô hữu.
TiengChuong.org
Oneness of God
People often choose the first part of this message to say farewell to their loved ones because it gives much consolation and hope to mourners. The consolation comes from the knowledge that,
'I shall return to take you with me' v.3.
The separation is neither an abandonment nor a permanent separation, but only a temporary absence. The hope comes from Jesus' promise,
'Where I am you may be too'v.3.
In the future, the disciples will see Jesus again. The time is not specified in this context. We recall the three prophecies Jesus told his disciples; that three days after the crucifixion He will rise again Mt 20,19. Today's text is Jesus' farewell speech to his disciples before His Passion. They would not expect that one day He would leave them alone. This separation gave them much trouble. Jesus told them they need to trust God and trust him,
'Do not let your hearts be troubled. Trust in God still, and trust in me' Jn 14,1.
When they place their trust in God and hope in Jesus; their trouble is lessened. Jesus shows the disciples that He understands their troubled hearts. In times of trouble, our hearts tell us how much we place our trust and hope in God and Jesus. The more we place our trust in God; the less trouble we experience. Trusting in God certainly calms our hearts. It gives us hope, and hope is life.
The disciples listened to Jesus, but it seems that they failed to grasp what Jesus told them. They wondered why Jesus was going away alone, and would not allow anyone to follow. Thomas raised the issue that he didn't know the way. Jesus replied:
'I am the way, the truth, and the life v.6'.
This saying confused them even more. Jesus clarifies the point He made about the way. Jesus made it clear to them, that He is going to the Father. After Thomas, it was Philip who expressed a desire to see the Father. Jesus went on to say, He is in the Father and the Father is in him.
'To have seen me is to have seen the Father v.9'.
The unity, the oneness between the Father and Jesus, makes it harder for the disciples to understand.
'You must believe me when I say that I am in the Father and the Father is in me v.11'.
Jesus told the disciples that the oneness of God is beyond reasonable explanation. It requires faith to believe. Jesus told his disciples that his teaching and miracles are the signs of unity, because the Father works through Him. There is no reasonable explanation for the miracles Jesus had done. We know the deaf hear, the blind see, the lame walk, and dead were brought to life. They are miracles because we accept their reality, but are unable to explain it. The oneness of God is deeper than these miracles.
Today we understand Jesus' farewell speech is the way of the cross. His Passion, death, and resurrection reveal his unconditional love for mankind. His Passion is known as
'I am the way, the Truth and the Life v.6'.
We all have our own 'passion', and that is our final destination. For those who believe in Jesus, and are faithful to Him, will arrive at the same destination- God's kingdom. They don't travel alone, but Jesus is their companion on the way. He knows the way because he has done, not a one-way, but a return trip. He is the Way because he is in the Father. We believe in his promise. The phrase 'I shall return to take you with me' implies, that Jesus is our companion on the way to the Father. When we stumble, Jesus assists us to stand up; and leads us to the Truth. It is not a kind of truth the world promotes, but the Truth of God. The Truth that makes us profess God is our Father, who is the author of life and eternal life. The Truth is that through Jesus; we come to know the Father. The Truth is that those who believe Jesus will be led by him and dwell in Him, 'Where I am you may be too v.3'. That is our hope.