1. Tin vui cho người hùng cứu em bé trong chiếc xe đẩy

Video hiện đang lan truyền cho thấy sự quan phòng của Thiên Chúa đang hành động và có một kết thúc thậm chí còn hạnh phúc hơn cho cuộc giải cứu.

Một video đáng báo động đang lan truyền trên mạng xã hội và rất may là nó có một kết thúc rất có hậu.

Trong đoạn clip ngắn, bạn có thể thấy một người phụ nữ bên cạnh xe hơi của mình với một đứa trẻ trong xe đẩy gần đó. Tuy nhiên, chỉ trong vài giây, một cơn gió lớn đã cuốn chiếc xe đẩy đi vào dòng xe cộ đang lao tới. Người phụ nữ — là dì của đứa bé — bị ngã và không đứng dậy nổi. Cô ấy bất lực gào lên khi nhìn thấy đứa cháu quý giá của mình đang lao thẳng vào nguy hiểm.

Nhưng đây chính là lúc Chúa quan phòng bước vào. Một người đàn ông đã phát hiện ra chiếc xe đẩy và kịp thời chộp lấy nó. Như những người xem đã chỉ ra, anh ấy đã ở đúng nơi, đúng thời điểm.

Trên thực tế, người ta biết rằng người đàn ông được đề cập đến là Ron Nessman, vừa rời khỏi cuộc phỏng vấn xin việc làm tại một nhà hàng Applebee's ở California. Bất chấp sự căng thẳng của cuộc phỏng vấn, anh ấy vẫn có trí thông minh của mình để có thể chạy đến giải cứu.

Như anh ấy đã chia sẻ với KOVR-TV, “Tôi thậm chí không có thời gian để nghĩ về điều đó. Phải phản ứng ngay tức khắc.”

Và thật hạnh phúc, Nessman, người đã trở thành người vô gia cư trong nhiều năm sau khi chịu đựng nỗi đau sâu sắc khi bạn gái đột ngột qua đời, hiện đã được mời làm việc tại Applebee's và thậm chí còn nhận được những lời mời làm việc khác, như đã đưa tin trên tờ Guardian.

Mặc dù một số người có thể nói rằng tất cả chỉ là một sự trùng hợp may mắn, nhưng đối với các tín hữu, đó là vấn đề về sự can thiệp nhỏ của Thiên Chúa vào đúng lúc cần thiết.

Và đây là một số lời nhắc quan trọng về an toàn cho bất kỳ ai chăm sóc trẻ ngồi trong xe đẩy:

Luôn bảo đảm thắng được bật lên khi xe đẩy không di chuyển.

Nếu có thể, cần phải giữ một tay trên thanh hoặc tay cầm

Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn được quấn đúng cách, ngay cả khi chỉ trong vài giây.

Đừng đặt túi xách lên tay cầm vì nó có thể khiến xe đẩy bị lật.

Và cuối cùng, đừng bao giờ để em bé trong xe đẩy mà không có người trông coi.

2. Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành hiến pháp mới cho Quốc gia Thành phố Vatican

Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Bảy đã ban hành một hiến pháp mới của Quốc gia Thành phố Vatican, trong đó nhấn mạnh hơn nữa quyền lực của Đức Giáo Hoàng đối với quốc gia thành Vatican.

Hiến pháp mới, được gọi là “Luật cơ bản của Nhà nước Thành phố Vatican,” là hiến pháp thứ ba trong lịch sử và thay thế luật do Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành năm 2000.

Hiến pháp đầu tiên được ban hành vào năm 1929 sau khi ký kết Hiệp ước Lateranô, thành lập nhà nước thành phố Vatican và bảo đảm chủ quyền của nước Đức Giáo Hoàng.

Luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 7 tháng 6.

Trong một cuộc phỏng vấn với Vatican News được công bố hôm thứ Bảy, Vincenzo Buonomo, một luật gia và hiệu trưởng của Đại học Giáo hoàng Lateranô, lưu ý rằng luật mới hiện sử dụng các từ “quyền lực” và “các quyền lực” để chỉ Đức Giáo Hoàng, trong khi các cơ quan khác của nhà nước thực hiện “các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã ban hành luật cơ bản mới “để đáp ứng nhu cầu của thời đại chúng ta.”

Ngài nói thêm, luật này là “nền tảng và tham chiếu của tất cả các luật và quy định khác trong Nhà nước, khẳng định tính đặc thù và quyền tự chủ của hệ thống pháp luật Vatican…”

Thống đốc của Nhà nước Thành phố Vatican giám sát việc quản lý và chính phủ của Thành phố Vatican. Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết cơ quan này, “với cơ cấu tổ chức riêng, đóng góp vào sứ mệnh đúng đắn của Nhà nước và phục vụ Người kế vị Thánh Phêrô, là cấp trên trực tiếp.”


Source:Catholic News Agency

3. Đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “ON NOT BEING PARALYZED BY HISTORY (OR THE MISUNDERSTANDING THEREOF)”, nghĩa là “Bàn về việc đừng để lịch sử hay sự hiểu sai về lịch sử làm tê liệt”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.

Có một trường hợp được đưa ra là Hoa Kỳ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam—hoặc, ít nhất, rằng cái kết của trò chơi quân sự này và hậu quả của cuộc chiến còn khủng khiếp hơn mức cần thiết—bởi vì các đảng viên Đảng Dân chủ tại Quốc hội đã từ chối tiếp tục trang bị vũ khí cho quân đội miền Nam Việt Nam sẵn sàng bảo vệ Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973 mà Bắc Việt đã vi phạm một cách có hệ thống trong quyết tâm đẫm máu thống nhất Việt Nam dưới sự cai trị của cộng sản.

Cũng có những trường hợp được đưa ra rằng chính quyền Obama đã thua cuộc chiến ở Iraq do rút quân Mỹ còn sót lại ở đó quá sớm và chính quyền Biden đã thua cuộc chiến ở Afghanistan bởi một vụ đánh đắm tương tự — trong cả hai trường hợp đều nhằm xoa dịu các cử tri của đảng, những người yêu cầu phải chấm dứt ngay những cuộc chiến “bất tận”.

Nhưng chúng ta đừng tham gia vào những cuộc tranh luận đó. Hãy cứ cho rằng sự khôn ngoan thực dụng là đúng đi, rằng chiến tranh Việt Nam là một sai lầm chính sách đối ngoại tồi tệ, Chiến tranh ở Afghanistan và Chiến tranh Iraq bắt đầu vào năm 2003 cũng như thế đi. Thế thì, tại sao nhất thiết rằng sẽ là một sai lầm chính sách đối ngoại nghiêm trọng khác khi Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp hỗ trợ nhân đạo và quân sự đáng kể cho Ukraine, trong tình cảnh quốc gia đó đang phải bảo vệ chính sự tồn tại của quốc gia mình trước một cuộc tấn công tàn bạo – và thực sự là diệt chủng - của Nga?

Tôi mượn lời của phát thanh viên thể thao lâu năm ở khu vực Washington, Warner Wolf, rằng “Chúng ta hãy xem băng video.”

Trong cuốn “Con đường ít người qua lại: Trận chiến bí mật để kết thúc Đại chiến, 1916–1917”, Philip Zelikow đã đưa ra một trường hợp ấn tượng rằng thực tế quân sự, kinh tế và ngoại giao đã liên kết chặt chẽ với nhau trong những năm đó đến mức một kết thúc có tính cách ngoại giao cho Chiến tranh thế giới thứ nhất là khả thi. Nhưng Tổng thống Woodrow Wilson, người môi giới khả dĩ duy nhất cho một cuộc đàm phán hòa bình, đã đánh mất cơ hội vì tính thiếu quyết đoán bẩm sinh của ông, và những lo ngại về cuộc bầu cử tháng 11 năm 1916 sắp diễn ra. Trong cuốn “Peacemakers: The Paris Peace Conference of 1919 and Its Attempt to End War”, Margaret MacMillan đã đưa ra một lập trường thuyết phục rằng Wilson (và David Lloyd George của Anh, Georges Clemenceau của Pháp và Vittorio Orlando của Ý) đã hoàn toàn phá hỏng dàn xếp thời hậu chiến bằng cách viết Hiệp ước Versailles (mà Winston Churchill mô tả trong The Gathering Storm là “một câu chuyện buồn về sự ngu ngốc phức tạp”). Sau đó, Churchill tiếp tục, “các lực lượng hùng mạnh đã bị trôi dạt, khoảng trống mở ra, và sau một lúc lắng đọng, một kẻ điên cuồng thiên tài hung dữ bước vào khoảng trống đó, hắn ta là Hạ sĩ Hitler, là kho chất chứa và biểu hiện của những hận thù thâm độc nhất đã từng ăn mòn lồng ngực con người.”

Tổng thống Wilson đã làm mọi thứ rối tung lên như vậy, thành ra, phải chăng những người theo chủ nghĩa biệt lập của những năm 1930 đã đúng khi tuyên bố rằng sự can thiệp của Mỹ vào Thế chiến thứ nhất là một sai lầm khủng khiếp, rằng “những kẻ buôn bán cái chết” đã gây ra Thế chiến thứ nhất, rằng lãnh thổ của Đức Quốc xã tham vọng ở Âu Châu không phải là mối quan tâm của chúng ta - và rằng Hoa Kỳ nên từ chối vũ trang cho Vương quốc Anh khi quốc gia đó đứng một mình sau khi Pháp thất thủ trước Blitzkrieg của Đệ tam Quốc xã vào năm 1940?

Dean Acheson được các nhà sử học nghiêm túc coi là Ngoại trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ. (Chắc chắn ông ấy đã viết cuốn hồi ký vĩ đại nhất về Washington khi viết cuốn Present at the Creation: My Years in the State Department.) Trong một bài phát biểu vào Tháng Giêng năm 1950, Bộ trưởng Acheson đã hớ hênh loại bỏ Hàn Quốc khỏi cái mà ông gọi là “vành đai phòng thủ” của Mỹ ở Thái Bình Dương— một thiếu sót có thể đã ảnh hưởng đến quyết định xâm lược Hàn Quốc của Kim Nhật Thành vào ngày 25 tháng 6 năm 1950. Phải chăng vì sai lầm đó, mà Hoa Kỳ nên từ chối bảo vệ Hàn Quốc?

Tổng thống Biden, trong một lời nói thậm chí còn hớ hênh hơn, dường như chỉ ra rằng một “cuộc xâm lược nhỏ” vào Ukraine của Nga sẽ không phải là vấn đề lớn, phải chăng chính sách của chính quyền Biden kể từ cuộc xâm lược lớn của Nga vào tháng 2 năm 2022 do đó đã ra vô hiệu?

Vấn đề viện trợ của Mỹ cho Ukraine nên được quyết định dựa trên giá trị của chính nó, với sự hiểu biết chiến lược và đạo đức rõ ràng về tình hình hiện tại. Nếu Vladimir Putin của Nga có thể tuyên bố bất kỳ chiến thắng nào ở Ukraine, dự án đảo ngược phán quyết của lịch sử trong Chiến tranh Lạnh của Putin sẽ được chứng minh và dự án đó sẽ tiếp tục. Nếu cuộc xâm lược vào một nước láng giềng hiền lành bởi một kẻ xâm lược phá hủy cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội trị giá hàng nghìn tỷ đô la, cố tình tấn công vào nhà dân và bệnh viện, hãm hiếp và giết người mà không bị trừng phạt, và bắt cóc hơn 19.000 trẻ em mà được phép thành công, thì điều gì sẽ xảy ra? Và sau đó, các chế độ côn đồ khác trên thế giới thì sao? Điều đó có ý nghĩa gì đối với an ninh của Hoa Kỳ – và đối với số phận của sự đứng đắn trong nền chính trị thế giới thế kỷ 21?

Đó là những vấn đề. Không phải Việt Nam. Không phải Afghanistan. Và không phải Iraq.


Source:First Things