47. THOẢI MÁI NỬA NGÀY
Có tên quan sứ đi chơi ở trên chùa, hòa thượng làm tiệc thết đãi ông ta. Tên quan sau khi ăn uống no say, tràn trề hứng thú, lập tức ngâm lên hai câu thơ của người nhà Đường:
- Nhân đi qua trúc viện gặp lời của tăng, lại được phù sinh thoải mái nửa ngày”.
Hòa thượng nghe xong thì cười khổ hai tiếng, quan sứ hỏi tại sao lại cười, hòa thượng nói:
- “Ngài là quan sứ già được nửa ngày thoải mái, tôi lão hòa thượng phải bận bịu ba ngày đấy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 47:
Tên quan được thoải mái nửa ngày thì hòa thượng phải khổ ba ngày, bởi vì lo lắng làm tiệc mời quan, bởi vì lo hầu hạ quan lớn…
Thánh Phao-lô tông đồ khi đi rao giảng Tin Mừng thì ngài không muốn làm phiền ai, ngài đã nói với giáo dân ở giáo đoàn Ê-phê-sô rằng: “Vàng bạc hay quần áo bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế…” (Cv 20, 33-35)
Thời xưa cũng như thời nay, giáo dân rất kính trọng các linh mục và các tu sĩ nam nữ bởi vì họ là những người đã suốt đời tận tụy hy sinh cho Tin Mừng, bởi vì họ đã sống một đời anh hùng trong thế gian…
Thời xưa cũng như thời nay, cũng có một vài linh mục cũng như các tu sĩ mỗi lần được giáo dân mời ăn cơm thì hết chê món này không ngon, món kia nấu không hạp khẩu vị, bởi vì các ngài không thấy được tâm hồn kính trọng chủ chăn của giáo dân, mà các ngài chỉ thấy cái chức tước của mình to hơn tấm lòng của họ, các ngài không thấy mồ hôi của họ nhỏ giọt vì lửa bếp, vì lo lắng cho bữa cơm có các ngài ăn…
Khi được mời ăn cơm (dù ở nhà hay ở nhà hàng) thì đừng thấy đồ ăn ngon dở, nhưng hãy thấy tấm lòng tốt đẹp của người mời mình ăn cơm, đó là người có tinh thần tu đức vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có tên quan sứ đi chơi ở trên chùa, hòa thượng làm tiệc thết đãi ông ta. Tên quan sau khi ăn uống no say, tràn trề hứng thú, lập tức ngâm lên hai câu thơ của người nhà Đường:
- Nhân đi qua trúc viện gặp lời của tăng, lại được phù sinh thoải mái nửa ngày”.
Hòa thượng nghe xong thì cười khổ hai tiếng, quan sứ hỏi tại sao lại cười, hòa thượng nói:
- “Ngài là quan sứ già được nửa ngày thoải mái, tôi lão hòa thượng phải bận bịu ba ngày đấy !”
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tư 47:
Tên quan được thoải mái nửa ngày thì hòa thượng phải khổ ba ngày, bởi vì lo lắng làm tiệc mời quan, bởi vì lo hầu hạ quan lớn…
Thánh Phao-lô tông đồ khi đi rao giảng Tin Mừng thì ngài không muốn làm phiền ai, ngài đã nói với giáo dân ở giáo đoàn Ê-phê-sô rằng: “Vàng bạc hay quần áo bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp. Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như thế…” (Cv 20, 33-35)
Thời xưa cũng như thời nay, giáo dân rất kính trọng các linh mục và các tu sĩ nam nữ bởi vì họ là những người đã suốt đời tận tụy hy sinh cho Tin Mừng, bởi vì họ đã sống một đời anh hùng trong thế gian…
Thời xưa cũng như thời nay, cũng có một vài linh mục cũng như các tu sĩ mỗi lần được giáo dân mời ăn cơm thì hết chê món này không ngon, món kia nấu không hạp khẩu vị, bởi vì các ngài không thấy được tâm hồn kính trọng chủ chăn của giáo dân, mà các ngài chỉ thấy cái chức tước của mình to hơn tấm lòng của họ, các ngài không thấy mồ hôi của họ nhỏ giọt vì lửa bếp, vì lo lắng cho bữa cơm có các ngài ăn…
Khi được mời ăn cơm (dù ở nhà hay ở nhà hàng) thì đừng thấy đồ ăn ngon dở, nhưng hãy thấy tấm lòng tốt đẹp của người mời mình ăn cơm, đó là người có tinh thần tu đức vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info