91. MÈ (VỪNG) GIẤY GƯƠNG
Vi Chính người đất Ngô không có tài học vấn, nhưng thích đàm luận thơ văn giữa nơi quảng đình to lớn, nhưng cũng chỉ nói được vài lời vài chữ, lúc có người hỏi cặn kẻ và truy hỏi xuất xứ bài thơ thì không tài nào trả lời được, có người chế nhạo ông ta là “mè giấy gương”.
Nguyên nhân là người đất Ngô thích ăn chè và bánh làm bằng mè, do đó trong chợ có rất nhiều người bán chè. Có một người chuyên môn dùng “giấy gương” để gói những đồ thừa, vừa lúc có người đếm và mua hàng hóa của hắn ta, sau khi lấy mè làm bánh, người ấy nhìn nhìn tờ “giấy gương” còn thừa bèn ra ngoài huênh hoang đứng rung đùi khoe học vấn của mình, nhưng có nhiều lần bị người ta truy hỏi cho đến cùng nên nhất thời không trả lời được, người ấy bèn nói:
- “Mè giấy gương” của nhà tôi chỉ đến đây thì chấm hết ạ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tưư 91:
Người ta thường nhìn giá trị của mỗi người theo bằng cấp của họ, cho nên mới có chuyện tiến sĩ mà không làm nổi bài luận văn, viết văn viết báo thì chấm phẩy không biết để vào đâu, bởi vì tiến sĩ này là tiến sĩ tiền, nghĩa là dùng tiền để mua bằng cấp; con người ta cũng thường hay đánh giá người khác qua bằng cấp nên có những vị cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ăn nói giống như những ma cô mặc rô bảo kê các cô gái đứng đường, bởi vì tư cách của họ giống như thế mặc dù họ có bằng cấp đàng hoàng...
Đánh giá người khác qua bằng cấp học vấn mà thôi thì chưa đủ, bởi vì bằng cấp học vấn chỉ là mực đo trình độ trí thức chứ không thể mực thước đo giá trị đạo đức của một con người.
Trước mặt Thiên Chúa giá trị của mỗi người đều giống nhau, bởi vì tất cả đều được cứu chuộc bằng giá máu Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên người Ki-tô hữu không thể chỉ nhìn nhận giá trị con người bằng học vấn, nhưng là nhìn nhận mọi người đều có một linh hồn cao quý hơn mọi bằng cấp trên thế gian này...
Khoe khoang học vấn là đem cái tôi của mình ra...phơi nắng cho đen để không ai thấy được tâm hồn mình; đem tinh thần phục vụ và yêu thương của mình trãi ra trong cuộc sống, là đem giá trị Phúc Âm gieo vào tâm hồn của mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vi Chính người đất Ngô không có tài học vấn, nhưng thích đàm luận thơ văn giữa nơi quảng đình to lớn, nhưng cũng chỉ nói được vài lời vài chữ, lúc có người hỏi cặn kẻ và truy hỏi xuất xứ bài thơ thì không tài nào trả lời được, có người chế nhạo ông ta là “mè giấy gương”.
Nguyên nhân là người đất Ngô thích ăn chè và bánh làm bằng mè, do đó trong chợ có rất nhiều người bán chè. Có một người chuyên môn dùng “giấy gương” để gói những đồ thừa, vừa lúc có người đếm và mua hàng hóa của hắn ta, sau khi lấy mè làm bánh, người ấy nhìn nhìn tờ “giấy gương” còn thừa bèn ra ngoài huênh hoang đứng rung đùi khoe học vấn của mình, nhưng có nhiều lần bị người ta truy hỏi cho đến cùng nên nhất thời không trả lời được, người ấy bèn nói:
- “Mè giấy gương” của nhà tôi chỉ đến đây thì chấm hết ạ”.
(Cổ kim tiếu sử)
Suy tưư 91:
Người ta thường nhìn giá trị của mỗi người theo bằng cấp của họ, cho nên mới có chuyện tiến sĩ mà không làm nổi bài luận văn, viết văn viết báo thì chấm phẩy không biết để vào đâu, bởi vì tiến sĩ này là tiến sĩ tiền, nghĩa là dùng tiền để mua bằng cấp; con người ta cũng thường hay đánh giá người khác qua bằng cấp nên có những vị cử nhân, tiến sĩ, thạc sĩ ăn nói giống như những ma cô mặc rô bảo kê các cô gái đứng đường, bởi vì tư cách của họ giống như thế mặc dù họ có bằng cấp đàng hoàng...
Đánh giá người khác qua bằng cấp học vấn mà thôi thì chưa đủ, bởi vì bằng cấp học vấn chỉ là mực đo trình độ trí thức chứ không thể mực thước đo giá trị đạo đức của một con người.
Trước mặt Thiên Chúa giá trị của mỗi người đều giống nhau, bởi vì tất cả đều được cứu chuộc bằng giá máu Con Một của Ngài là Đức Chúa Giê-su Ki-tô, cho nên người Ki-tô hữu không thể chỉ nhìn nhận giá trị con người bằng học vấn, nhưng là nhìn nhận mọi người đều có một linh hồn cao quý hơn mọi bằng cấp trên thế gian này...
Khoe khoang học vấn là đem cái tôi của mình ra...phơi nắng cho đen để không ai thấy được tâm hồn mình; đem tinh thần phục vụ và yêu thương của mình trãi ra trong cuộc sống, là đem giá trị Phúc Âm gieo vào tâm hồn của mọi người...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info