CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM B
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
Trong câu chuyện với Nicôđêmô, Chúa Giêsu nhắc lại hình ảnh con rắn đồng khi so sánh: "Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời".
Con rắn ở sa mạc không là chính sự tha thứ nhưng là biểu tượng của tình yêu tha thứ. Nó không là chính tình yêu nhưng là dấu chỉ của tình yêu hiến dâng và hiến thân. Nó gọi về nơi tâm trí chúng ta cái chết của Đấng vì chúng ta mà chết và là tác giả của ơn cứu chuộc. Nó đưa chúng ta về với tình yêu tha thứ có một không hai trên cõi đời, đó là chính tấm lòng của Đấng tạo thành chúng ta.
Ngài là Thiên Chúa và là tình yêu tuyệt đỉnh. Lòng tha thứ của Thiên Chúa mạnh đến nỗi, Thiên Chúa như ném chính Người Con duy nhất và yêu quí nhất của mình cho trần gian để thực hiện lòng tha thứ đối với chính trần gian vô vàn lần xúc phạm Thiên Chúa.
Trong mạch văn của bài Tin Mừng, thánh Gioan còn ghi thêm chính lời Chúa Giêsu: "Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến luận phạt trần gian, nhưng để trần gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ". Thiên Chúa luôn ở về phía chúng ta để ra tay cứu chứ không phải phạt.
Ngày xưa nơi địa đàng, cửa trời khép lại do lòng người khép lại. loài người không yêu Chúa và chẳng còn yêu thương nhau. Ngày nay cửa trời lại mở do một người biết mở rộng cõi lòng. Chúa Giêsu Kitô ôm lấy Thập giá để mãi mãi mở ra chân trời mới, chân trời của sự sống cho cả nhân loại.
Với Chúa Kitô, Thập giá của Ngài không chỉ là ngọn cờ biểu trưng cho Tình yêu, cũng không chỉ là mầu nhiệm của Tình yêu, mà còn là lời ngỏ của Tình yêu gởi nhân loại, là lời chung quyết của tình yêu thay mọi lời nới về tình yêu, thay mọi diễn tả của lòng tha thứ, thay tất cả mọi biểu hiện của sự cứu độ.
Vì Tình yêu ấy mà Chúa Kitô trở thành "người Tôi tớ đau khổ" của Thiên Chúa.
Trên Thập giá, gương mặt của Chúa Kitô là tất cả nỗi nhục nhằn của nhân loại được khắc sâu vào đó.
Trên Thập giá, gương mặt tha thứ và xót thương của Chúa Cha trở nên rạng ngời, trở nên hiện thực, gần gũi và sinh động đến không cùng, mạnh mẽ và dữ dội.
Bởi khi trao dâng Con của mình, tức là Thiên Chúa trao tặng chính mình, trao tặng chính sự hy sinh lớn lao của bản thân để cứu độ chúng ta.
Nhận ra tình yêu vô cùng của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đóng vai người trộm lành để ngước lên mà nài xin Chúa Giêsu: Xin cho con được về Nước của Chúa cùng Chúa. Xin cho Thập giá của Chúa cứu lấy con, ban cho con chính sự sống của chính Chúa. Xin hãy trao vương quốc của Chúa cho con. Xin Hãy để con tiến đến cùng Thiên Chúa và đích thân thưa với Ngài trong vai trò của chính Chúa: Lạy Cha, xin đừng bỏ con, xin đừng chê chối con, đừng đẩy con xa Cha. Lạy Cha, con phó thác trọn hồn con trong tay Cha.
Và chúng ta đừng quên, trước khi thưa với Chúa Giêsu như trên, người trộm đã thực sự nhìn nhận thân phận bản thân khi anh đối chất với người cùng chịu tử hình với mình: "Mày đáng chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm".
Trong khi cả đám đông chung một lòng đòi Chúa xuống khỏi Thập giá, thì người trộm lại đòi được đưa lên. Tất cả đều tìm kiếm một Đấng Cứu Chuộc không Thập giá, thì người trộm lại nhận ra hy vọng từ Thập giá. Điều quan trọng trên hết mọi thứ quan trọng, đó là, trong khi cả đám đông phủ nhận Chúa Giêsu, thì chỉ một mình người trộm lại có thể hướng về Chúa Giêsu để bật thốt: "Cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!".
Ý thức phận mình, người trộm lành, dẫu chỉ là một tử tội, đã có thể sống vĩnh cửu trong đời vĩnh cửu. Người tử tội trở thành người mãi mãi không chết.
Vì thế, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đến vô cùng, hãy cảm tạ Thiên Chúa không phải bằng lời, nhưng bằng cả cõi lòng mình. Hãy ý thức thật sâu lắng và lớn lao: Chúa yêu thương ta đến nỗi không còn kể mình nữa, miễn là ta được sống. Ý thức thật nhiều, để niềm ý thức ấy trở nên nung đốt tâm tình cảm tạ trong ta thật mãnh liệt, thật dồi dào, thật trào tràn.
Người trộm lành là tấm gương và sự gợi hứng để chúng ta ăn năn tội. Bởi nếu ngày nào chúng ta chưa ăn năn, hoặc chỉ ăn năn cách hờ hững, sơ sài, ngày ấy chúng ta chưa thể có Chúa thật sự trong nhận thức và trong trái tim mình.
Phải thấy mình dại dột, lầm lạc và đáng thương, chúng ta mới đủ sáng suốt nhận ra Chúa thực sự là tình yêu, thực sự là nguồn ơn cứu độ của chúng ta.
Chỉ khi nào bắt đầu thực sự thấy mình tầm thường, nhỏ bé, còn đầy dẫy khuyết điểm, còn xa cách sự thánh thiện, khi đó mới thực sự bước vào con đường của hối cải, của ăn năn như chính con đường mà người trộm lành đã khởi sự bước đi khi bị treo trên thập giá.
Hãy nhớ, để chữa trị bệnh tật, bệnh nhân phải thực sự thấy mình bị bệnh. Cũng vậy, phải thực sự thấy mình có tội, đó mới thực sự là điều kiện dẫn mình đến khởi sự ăn năn tội.
NGƯỜI TỬ TÙ MÃI MÃI KHÔNG CHẾT
Trong câu chuyện với Nicôđêmô, Chúa Giêsu nhắc lại hình ảnh con rắn đồng khi so sánh: "Như Môsê đã treo con rắn lên ở sa mạc thế nào, thì Con Người cũng sẽ phải treo lên như vậy, để tất cả những ai tin ở Người, sẽ không bị huỷ diệt, nhưng được sống đời đời".
Con rắn ở sa mạc không là chính sự tha thứ nhưng là biểu tượng của tình yêu tha thứ. Nó không là chính tình yêu nhưng là dấu chỉ của tình yêu hiến dâng và hiến thân. Nó gọi về nơi tâm trí chúng ta cái chết của Đấng vì chúng ta mà chết và là tác giả của ơn cứu chuộc. Nó đưa chúng ta về với tình yêu tha thứ có một không hai trên cõi đời, đó là chính tấm lòng của Đấng tạo thành chúng ta.
Ngài là Thiên Chúa và là tình yêu tuyệt đỉnh. Lòng tha thứ của Thiên Chúa mạnh đến nỗi, Thiên Chúa như ném chính Người Con duy nhất và yêu quí nhất của mình cho trần gian để thực hiện lòng tha thứ đối với chính trần gian vô vàn lần xúc phạm Thiên Chúa.
Trong mạch văn của bài Tin Mừng, thánh Gioan còn ghi thêm chính lời Chúa Giêsu: "Thiên Chúa không sai Con của Ngài đến luận phạt trần gian, nhưng để trần gian nhờ Con của Ngài mà được cứu độ". Thiên Chúa luôn ở về phía chúng ta để ra tay cứu chứ không phải phạt.
Ngày xưa nơi địa đàng, cửa trời khép lại do lòng người khép lại. loài người không yêu Chúa và chẳng còn yêu thương nhau. Ngày nay cửa trời lại mở do một người biết mở rộng cõi lòng. Chúa Giêsu Kitô ôm lấy Thập giá để mãi mãi mở ra chân trời mới, chân trời của sự sống cho cả nhân loại.
Với Chúa Kitô, Thập giá của Ngài không chỉ là ngọn cờ biểu trưng cho Tình yêu, cũng không chỉ là mầu nhiệm của Tình yêu, mà còn là lời ngỏ của Tình yêu gởi nhân loại, là lời chung quyết của tình yêu thay mọi lời nới về tình yêu, thay mọi diễn tả của lòng tha thứ, thay tất cả mọi biểu hiện của sự cứu độ.
Vì Tình yêu ấy mà Chúa Kitô trở thành "người Tôi tớ đau khổ" của Thiên Chúa.
Trên Thập giá, gương mặt của Chúa Kitô là tất cả nỗi nhục nhằn của nhân loại được khắc sâu vào đó.
Trên Thập giá, gương mặt tha thứ và xót thương của Chúa Cha trở nên rạng ngời, trở nên hiện thực, gần gũi và sinh động đến không cùng, mạnh mẽ và dữ dội.
Bởi khi trao dâng Con của mình, tức là Thiên Chúa trao tặng chính mình, trao tặng chính sự hy sinh lớn lao của bản thân để cứu độ chúng ta.
Nhận ra tình yêu vô cùng của Thiên Chúa và của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đóng vai người trộm lành để ngước lên mà nài xin Chúa Giêsu: Xin cho con được về Nước của Chúa cùng Chúa. Xin cho Thập giá của Chúa cứu lấy con, ban cho con chính sự sống của chính Chúa. Xin hãy trao vương quốc của Chúa cho con. Xin Hãy để con tiến đến cùng Thiên Chúa và đích thân thưa với Ngài trong vai trò của chính Chúa: Lạy Cha, xin đừng bỏ con, xin đừng chê chối con, đừng đẩy con xa Cha. Lạy Cha, con phó thác trọn hồn con trong tay Cha.
Và chúng ta đừng quên, trước khi thưa với Chúa Giêsu như trên, người trộm đã thực sự nhìn nhận thân phận bản thân khi anh đối chất với người cùng chịu tử hình với mình: "Mày đáng chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm".
Trong khi cả đám đông chung một lòng đòi Chúa xuống khỏi Thập giá, thì người trộm lại đòi được đưa lên. Tất cả đều tìm kiếm một Đấng Cứu Chuộc không Thập giá, thì người trộm lại nhận ra hy vọng từ Thập giá. Điều quan trọng trên hết mọi thứ quan trọng, đó là, trong khi cả đám đông phủ nhận Chúa Giêsu, thì chỉ một mình người trộm lại có thể hướng về Chúa Giêsu để bật thốt: "Cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ!".
Ý thức phận mình, người trộm lành, dẫu chỉ là một tử tội, đã có thể sống vĩnh cửu trong đời vĩnh cửu. Người tử tội trở thành người mãi mãi không chết.
Vì thế, chúng ta hãy cảm tạ Thiên Chúa đến vô cùng, hãy cảm tạ Thiên Chúa không phải bằng lời, nhưng bằng cả cõi lòng mình. Hãy ý thức thật sâu lắng và lớn lao: Chúa yêu thương ta đến nỗi không còn kể mình nữa, miễn là ta được sống. Ý thức thật nhiều, để niềm ý thức ấy trở nên nung đốt tâm tình cảm tạ trong ta thật mãnh liệt, thật dồi dào, thật trào tràn.
Người trộm lành là tấm gương và sự gợi hứng để chúng ta ăn năn tội. Bởi nếu ngày nào chúng ta chưa ăn năn, hoặc chỉ ăn năn cách hờ hững, sơ sài, ngày ấy chúng ta chưa thể có Chúa thật sự trong nhận thức và trong trái tim mình.
Phải thấy mình dại dột, lầm lạc và đáng thương, chúng ta mới đủ sáng suốt nhận ra Chúa thực sự là tình yêu, thực sự là nguồn ơn cứu độ của chúng ta.
Chỉ khi nào bắt đầu thực sự thấy mình tầm thường, nhỏ bé, còn đầy dẫy khuyết điểm, còn xa cách sự thánh thiện, khi đó mới thực sự bước vào con đường của hối cải, của ăn năn như chính con đường mà người trộm lành đã khởi sự bước đi khi bị treo trên thập giá.
Hãy nhớ, để chữa trị bệnh tật, bệnh nhân phải thực sự thấy mình bị bệnh. Cũng vậy, phải thực sự thấy mình có tội, đó mới thực sự là điều kiện dẫn mình đến khởi sự ăn năn tội.