Joseph and Nicodemus’ act of love and respect for the body of Jesus was for them dangerous, costly, and without any personal gain. He was accompanied by Nicodemus, the man who earlier had visited Jesus at night. Nicodemus brought a mixture of myrrh and aloes, about seventy-five pounds. 40 Taking Jesus' body, the two of them wrapped it, with the spices, in strips of linen. This was in accordance with Jewish burial customs. John 19:39-40. Christ’s transforming work on the cross helps us to break free from desires that hold us in bondage. Jesus being buried in a brand new tomb? Probably to reflect the great esteem in which Joseph holds Jesus. It also counteracts any suggestion that when Jesus' body is missing on resurrection morning that the women mistake it for another burial. Mark identifies them as "Mary Magdalene and Mary the mother of Joses" (Mark 15:47). They know the exact place of Jesus' burial. On resurrection morning there is no mistaken location.
Mượn Mộ
Xã hội có nhiều thứ dịch vụ khác nhau phục vụ nhu cầu chung của đại chúng. Phổ quát nhất là dịch vụ mượn tiền. Lúc đầu là dân nghèo vay chủ giầu, quyền thế; sau này vay mượn trở thành dịch vụ lớn và ngân hàng nhảy vào đóng vai trò cho mượn tiền mua nhà, mua xe, làm thương mại. Nhu cầu di lịch, đi lại cần phương tiện di chuyển sanh ra dịch vụ thuê mượn xe cộ, tầu thuyền, dịch vụ tổ chức đi du lịch. Chiến tranh, thiên tai, đói kém, con người di dân từ nơi này sang nơi khác sinh sống; làm ăn khá hơn, gởi quà, tiền cho thân nhân nên có dịch vụ chuyển tiền, chuyển quà. Vấn đề bảo lãnh gia đình phổ quát hơn nên sinh thêm dịch vụ thuê mướn làm giấy tờ, điền đơn, nạp hồ sơ, từ đó sinh ra tệ nạn cạnh tranh, lừa gạt. Hầu như dịch vụ lớn nhỏ cho ngành nghề nào cũng có. Ai cũng muốn làm chủ hai ba căn nhà; riêng mộ phần thì không ai muốn làm chủ hai ba huyệt mộ. Lí do đơn giản, không ai muốn cảnh phải cải mộ, di chuyển từ nơi này đi nơi khác. Biết rõ, ai cũng phải chết nhưng người ta thường tránh bàn đến, suy niệm về sự chết. Không ai muốn làm chủ hai ba huyệt mộ.
Vay, mượn có nghĩa phải trả. Bởi mượn mộ phần không thể trả vì thế không có dịch vụ cho mượn mộ. Bởi không thể mượn mộ; phải mua đất chôn cất, an táng, vì thế đất mộ phần tăng giá. Cho mượn mộ là mất luôn. Cùng lắm người ta mua phần đất khác bù lại. Không có dịch vụ cho mượn mộ, mà có dịch vụ an táng.
Thời Đức Kitô, người nghèo thường thuê mộ chôn, thời gian sau bốc hài cốt và mộ đó lại cho người khác thuê. Đức Kitô được an táng trong ngôi mộ mà chưa chôn cất ai bao giờ nói lên điều trên. Ngài là Đấng duy nhất được chủ mộ tình nguyện cho mượn mộ phần để an táng. Chính Đức Kitô khi sinh tiền từng tuyên bố, sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sống lại vinh quang. Điểm này cho thấy Đức Kitô công khai thông báo trước cho toàn thể nhân loại biết, Ngài sẽ sống lại ba ngày sau khi an táng. Đây là điều được chính Đức Kitô khẳng định, xác định trước khi Ngài chết. Ngày nay Kitô hữu biết rõ điều này, nhưng thời buổi ấy, lúc ấy mấy ai tin, mấy ai chấp nhận. Có lẽ ngay cả ông Giuse, chủ nhân huyệt mộ thành Arimathaea (Matthew 23:50) cho Đức Kitô mượn mộ huyệt do lòng yêu mến. Ông không hề đặt vấn đề khi nào Đức Kitô trả mộ. Hành động cho mượn mộ huyệt là hành động cao trọng nhất trong tình thân hữu. Hành động tuyệt vời nhất trong tất cả các hành động cho vay mượn thuộc khả năng con người. Đức Kitô Phục Sinh còn có hành động cao cả ngàn trùng, Ngài cho nhân loại mượn sự sống Phục Sinh của chính Ngài. Con người có khả năng cho mượn mộ huyệt; Thiên Chúa cho mượn sự sống trường sinh. Đức Kitô sống lại xác định mộ huyệt là nơi tạm gửi thân xác hư nát. Cửa mộ không đóng kín mãi; cái hôi hám, u ám trong mộ không vĩnh viễn. Có ngày cửa mộ mở toang như ngôi mộ Đức Kitô. Đây không phải là cải mộ mà là sống lại với Đức Kitô.
Giuse và Nicodimô, cả hai đều là tông đồ âm thầm yêu mến Đức Kitô. Sau khi Đức Kitô chết, Giuse không sợ hiểm nguy, không tìm danh lợi cho cá nhân, ông cũng không lo cho uy tín cá nhân, ông đến gặp thẳng quan tổng trấn Philatô cho phép chôn cất Đức Kitô. Giuse là thành viên trong ban điều hành, lãnh đạo của Philatô. Ông chống việc đóng đinh Đức Kitô, bỏ phiếu không chấp nhận việc giết Đức Kitô. Chính ông chủ sự việc an táng Đức Kitô; người mà hội đồng cho là kẻ thù.
Ba ngày sau Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Nghe tin, môn đệ Đức Kitô vui mừng, còn phe chống đối, nhóm lãnh đạo Đền Thờ và thủ lãnh trong dân hoảng hốt loan tin xác Đức Kitô bị đánh cắp. Nếu xác Đức Kitô bị lấy trộm như thế sẽ có sự chôn cất lần thứ hai. Không một chi tiết nào, nơi nào ghi lại việc chôn cất Đức Kitô lần thứ hai. Nicodemô là thành phần giầu có, có thế giá, được trọng vọng. Ông Giuse và ông an táng Đức Kitô vì lòng yêu mến. Nicôdimô mang theo bảy chục cân thuốc thơm dùng vào việc ướp xác. Hai người danh giá này hẳn có mang theo không ít kẻ giúp việc, gia nhân dùng trong việc an táng Đức Kitô. Dù an táng trong vội vã, nhưng không phải làm cách kín đáo, âm thầm, mà làm cách chính đáng, công khai, có sự đồng í của quan toàn quyền cho phép. Mấy ai, mộ phần có lính gác ngày đêm. Hình ảnh lính thức canh gác mộ là hình ảnh quen thuộc thời Môisen; ông sai thanh niên trai tráng thay phiên nhau gác 'Nhà Tạm, nơi cất giữ Hòm Bia Thánh'. Với đoàn lính gác mộ Đức Kitô, việc ăn cắp xác không đơn giản như tin phịa, bịa đặt, tin hoang, tin đồn thổi. Hơn nữa, ăn cắp xác với mục đích gì? Lăn hòn đá lớn che cửa mộ một mình không thể làm được. Cân có nhiều người giúp tay, lăn tảng đá khổng lồ không dễ gì giữ im lặng. Nếu người ta có thể giữ im lặng, chưa chắc đã giúp tránh tiếng động do tảng đá nặng gậy ra. Xác được tẩm liệm với 70 cân thuốc thơm do Nicôđêmô cung cấp. Như thế một người không thể vác nổi mà cần khiêng. Đã khiêng thì không thể đi nhanh. Hơn nữa mùi thuốc thơm ướp xác cộng với nước hoa khoả ra trong sương đêm chắc chắn sẽ để lại mùi hương trên đường đi và như thế dễ theo dõi vết chân kẻ trộm. Chi tiết trên trái với tường thuật Phúc âm ghi. Khăn liệm được gấp gọn, để lại trong mộ. Như thế cần thời gian cuộn khăn, gấp khăn. Kẻ trộm nào cẩn trọng và có dư thời gian như thế? Thánh Marcô 15:47 ghi lại, sáng Chúa Nhật các bà yêu mến Đức Kitô, sáng sớm viếng mộ. Nếu môn đệ Đức Kitô ăn cắp xác thì các bà môn đệ đâu cần đi ra mộ.
Trong chiến tranh, nếu không thể mang xác đồng đội đi, thường có tình trạng chôn vội đồng đội trước khi ra đi. Chôn vội vàng như thế có nghĩa là mượn đất làm mộ phần cho đồng đội. 'Mượn' trong trường hợp này không có sự đồng í của chủ đất, và đôi khi chủ đất cũng không biết. Những ngôi mộ vô danh, ẩn tích này có kẻ thương, người nhớ, nhưng không biết đâu mà tìm. Sau này nếu may mắn tìm thấy, bốc mộ, chủ đất còn cám ơn là khác.
Câu người ta hay an ủi nhau khi sầu khổ. Câu nói rất chân tình, rất thật, đó là câu 'An giấc ngàn thu'. An giấc ngàn thu đây có nghĩa là ngủ hoài; an giấc từ thu này sang thu nọ, không bao giờ sống lại. Kitô hữu hiểu đây chỉ là câu an ủi tạm bợ. Tinh thần của Kitô hữu là sau khi qua đời, hy vọng được sống hạnh phúc, sống thanh bình, hoan lạc, trong nước Chúa đến muôn đời. Đây mới chính là cốt lõi tinh thần, niềm tin của Kitô hữu.
Được chung sống với Đức Kitô Phục Sinh bởi được chia sẻ sự sống của Đức Kitô. Nói cách khác, chính Đức Kitô cho Kitô hữu được ' mượn, chia sẻ' cuộc sống Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Cho mượn có nghĩa là có ngày phải trả, có ngày đòi lại. Bạn nên nhớ, Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là Đấng luôn cho, luôn ban phát cách dồi dào, mà không bao giờ đòi trả. Chia sẻ cuộc sống Phục Sinh của Đức Kitô có nghĩa là chia sẻ sự sống của Ngài cách vĩnh viễn. Con người nghèo hèn đến độ không có gì xứng đáng đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa; ngay cả khi ta dâng lời ca tụng, tôn vinh cũng là điều Thiên Chúa ban cho.
Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài; xin cho con biết vâng phục chu toàn thánh í Chúa; xin cho con biết trung thành với ơn gọi của con.
Làm tốt những điều trên là làm đẹp lòng Thiên Chúa. Xét kĩ lại thì những điều trên đều là lời cầu, điều xin. Xin làm đẹp lòng Thiên Chúa. Như thế lời ca tụng, tán dương đều là lời cầu, lời van xin. Thiên Chúa luôn ban, cho, mà không nhận. Nếu có là nhận tâm hồn, con tim, tấm lòng thành. Những tấm lòng này cũng là quà Chúa ban.
Những gì thuộc về Chúa sẽ trở về cùng Chúa.
TiengChuong.org
Mượn Mộ
Xã hội có nhiều thứ dịch vụ khác nhau phục vụ nhu cầu chung của đại chúng. Phổ quát nhất là dịch vụ mượn tiền. Lúc đầu là dân nghèo vay chủ giầu, quyền thế; sau này vay mượn trở thành dịch vụ lớn và ngân hàng nhảy vào đóng vai trò cho mượn tiền mua nhà, mua xe, làm thương mại. Nhu cầu di lịch, đi lại cần phương tiện di chuyển sanh ra dịch vụ thuê mượn xe cộ, tầu thuyền, dịch vụ tổ chức đi du lịch. Chiến tranh, thiên tai, đói kém, con người di dân từ nơi này sang nơi khác sinh sống; làm ăn khá hơn, gởi quà, tiền cho thân nhân nên có dịch vụ chuyển tiền, chuyển quà. Vấn đề bảo lãnh gia đình phổ quát hơn nên sinh thêm dịch vụ thuê mướn làm giấy tờ, điền đơn, nạp hồ sơ, từ đó sinh ra tệ nạn cạnh tranh, lừa gạt. Hầu như dịch vụ lớn nhỏ cho ngành nghề nào cũng có. Ai cũng muốn làm chủ hai ba căn nhà; riêng mộ phần thì không ai muốn làm chủ hai ba huyệt mộ. Lí do đơn giản, không ai muốn cảnh phải cải mộ, di chuyển từ nơi này đi nơi khác. Biết rõ, ai cũng phải chết nhưng người ta thường tránh bàn đến, suy niệm về sự chết. Không ai muốn làm chủ hai ba huyệt mộ.
Vay, mượn có nghĩa phải trả. Bởi mượn mộ phần không thể trả vì thế không có dịch vụ cho mượn mộ. Bởi không thể mượn mộ; phải mua đất chôn cất, an táng, vì thế đất mộ phần tăng giá. Cho mượn mộ là mất luôn. Cùng lắm người ta mua phần đất khác bù lại. Không có dịch vụ cho mượn mộ, mà có dịch vụ an táng.
Thời Đức Kitô, người nghèo thường thuê mộ chôn, thời gian sau bốc hài cốt và mộ đó lại cho người khác thuê. Đức Kitô được an táng trong ngôi mộ mà chưa chôn cất ai bao giờ nói lên điều trên. Ngài là Đấng duy nhất được chủ mộ tình nguyện cho mượn mộ phần để an táng. Chính Đức Kitô khi sinh tiền từng tuyên bố, sau ba ngày an táng trong mộ, Ngài sống lại vinh quang. Điểm này cho thấy Đức Kitô công khai thông báo trước cho toàn thể nhân loại biết, Ngài sẽ sống lại ba ngày sau khi an táng. Đây là điều được chính Đức Kitô khẳng định, xác định trước khi Ngài chết. Ngày nay Kitô hữu biết rõ điều này, nhưng thời buổi ấy, lúc ấy mấy ai tin, mấy ai chấp nhận. Có lẽ ngay cả ông Giuse, chủ nhân huyệt mộ thành Arimathaea (Matthew 23:50) cho Đức Kitô mượn mộ huyệt do lòng yêu mến. Ông không hề đặt vấn đề khi nào Đức Kitô trả mộ. Hành động cho mượn mộ huyệt là hành động cao trọng nhất trong tình thân hữu. Hành động tuyệt vời nhất trong tất cả các hành động cho vay mượn thuộc khả năng con người. Đức Kitô Phục Sinh còn có hành động cao cả ngàn trùng, Ngài cho nhân loại mượn sự sống Phục Sinh của chính Ngài. Con người có khả năng cho mượn mộ huyệt; Thiên Chúa cho mượn sự sống trường sinh. Đức Kitô sống lại xác định mộ huyệt là nơi tạm gửi thân xác hư nát. Cửa mộ không đóng kín mãi; cái hôi hám, u ám trong mộ không vĩnh viễn. Có ngày cửa mộ mở toang như ngôi mộ Đức Kitô. Đây không phải là cải mộ mà là sống lại với Đức Kitô.
Giuse và Nicodimô, cả hai đều là tông đồ âm thầm yêu mến Đức Kitô. Sau khi Đức Kitô chết, Giuse không sợ hiểm nguy, không tìm danh lợi cho cá nhân, ông cũng không lo cho uy tín cá nhân, ông đến gặp thẳng quan tổng trấn Philatô cho phép chôn cất Đức Kitô. Giuse là thành viên trong ban điều hành, lãnh đạo của Philatô. Ông chống việc đóng đinh Đức Kitô, bỏ phiếu không chấp nhận việc giết Đức Kitô. Chính ông chủ sự việc an táng Đức Kitô; người mà hội đồng cho là kẻ thù.
Ba ngày sau Đức Kitô sống lại từ cõi chết. Nghe tin, môn đệ Đức Kitô vui mừng, còn phe chống đối, nhóm lãnh đạo Đền Thờ và thủ lãnh trong dân hoảng hốt loan tin xác Đức Kitô bị đánh cắp. Nếu xác Đức Kitô bị lấy trộm như thế sẽ có sự chôn cất lần thứ hai. Không một chi tiết nào, nơi nào ghi lại việc chôn cất Đức Kitô lần thứ hai. Nicodemô là thành phần giầu có, có thế giá, được trọng vọng. Ông Giuse và ông an táng Đức Kitô vì lòng yêu mến. Nicôdimô mang theo bảy chục cân thuốc thơm dùng vào việc ướp xác. Hai người danh giá này hẳn có mang theo không ít kẻ giúp việc, gia nhân dùng trong việc an táng Đức Kitô. Dù an táng trong vội vã, nhưng không phải làm cách kín đáo, âm thầm, mà làm cách chính đáng, công khai, có sự đồng í của quan toàn quyền cho phép. Mấy ai, mộ phần có lính gác ngày đêm. Hình ảnh lính thức canh gác mộ là hình ảnh quen thuộc thời Môisen; ông sai thanh niên trai tráng thay phiên nhau gác 'Nhà Tạm, nơi cất giữ Hòm Bia Thánh'. Với đoàn lính gác mộ Đức Kitô, việc ăn cắp xác không đơn giản như tin phịa, bịa đặt, tin hoang, tin đồn thổi. Hơn nữa, ăn cắp xác với mục đích gì? Lăn hòn đá lớn che cửa mộ một mình không thể làm được. Cân có nhiều người giúp tay, lăn tảng đá khổng lồ không dễ gì giữ im lặng. Nếu người ta có thể giữ im lặng, chưa chắc đã giúp tránh tiếng động do tảng đá nặng gậy ra. Xác được tẩm liệm với 70 cân thuốc thơm do Nicôđêmô cung cấp. Như thế một người không thể vác nổi mà cần khiêng. Đã khiêng thì không thể đi nhanh. Hơn nữa mùi thuốc thơm ướp xác cộng với nước hoa khoả ra trong sương đêm chắc chắn sẽ để lại mùi hương trên đường đi và như thế dễ theo dõi vết chân kẻ trộm. Chi tiết trên trái với tường thuật Phúc âm ghi. Khăn liệm được gấp gọn, để lại trong mộ. Như thế cần thời gian cuộn khăn, gấp khăn. Kẻ trộm nào cẩn trọng và có dư thời gian như thế? Thánh Marcô 15:47 ghi lại, sáng Chúa Nhật các bà yêu mến Đức Kitô, sáng sớm viếng mộ. Nếu môn đệ Đức Kitô ăn cắp xác thì các bà môn đệ đâu cần đi ra mộ.
Trong chiến tranh, nếu không thể mang xác đồng đội đi, thường có tình trạng chôn vội đồng đội trước khi ra đi. Chôn vội vàng như thế có nghĩa là mượn đất làm mộ phần cho đồng đội. 'Mượn' trong trường hợp này không có sự đồng í của chủ đất, và đôi khi chủ đất cũng không biết. Những ngôi mộ vô danh, ẩn tích này có kẻ thương, người nhớ, nhưng không biết đâu mà tìm. Sau này nếu may mắn tìm thấy, bốc mộ, chủ đất còn cám ơn là khác.
Câu người ta hay an ủi nhau khi sầu khổ. Câu nói rất chân tình, rất thật, đó là câu 'An giấc ngàn thu'. An giấc ngàn thu đây có nghĩa là ngủ hoài; an giấc từ thu này sang thu nọ, không bao giờ sống lại. Kitô hữu hiểu đây chỉ là câu an ủi tạm bợ. Tinh thần của Kitô hữu là sau khi qua đời, hy vọng được sống hạnh phúc, sống thanh bình, hoan lạc, trong nước Chúa đến muôn đời. Đây mới chính là cốt lõi tinh thần, niềm tin của Kitô hữu.
Được chung sống với Đức Kitô Phục Sinh bởi được chia sẻ sự sống của Đức Kitô. Nói cách khác, chính Đức Kitô cho Kitô hữu được ' mượn, chia sẻ' cuộc sống Phục Sinh vinh hiển của Ngài. Cho mượn có nghĩa là có ngày phải trả, có ngày đòi lại. Bạn nên nhớ, Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ là Đấng luôn cho, luôn ban phát cách dồi dào, mà không bao giờ đòi trả. Chia sẻ cuộc sống Phục Sinh của Đức Kitô có nghĩa là chia sẻ sự sống của Ngài cách vĩnh viễn. Con người nghèo hèn đến độ không có gì xứng đáng đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa; ngay cả khi ta dâng lời ca tụng, tôn vinh cũng là điều Thiên Chúa ban cho.
Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài; xin cho con biết vâng phục chu toàn thánh í Chúa; xin cho con biết trung thành với ơn gọi của con.
Làm tốt những điều trên là làm đẹp lòng Thiên Chúa. Xét kĩ lại thì những điều trên đều là lời cầu, điều xin. Xin làm đẹp lòng Thiên Chúa. Như thế lời ca tụng, tán dương đều là lời cầu, lời van xin. Thiên Chúa luôn ban, cho, mà không nhận. Nếu có là nhận tâm hồn, con tim, tấm lòng thành. Những tấm lòng này cũng là quà Chúa ban.
Những gì thuộc về Chúa sẽ trở về cùng Chúa.
TiengChuong.org