Nghe tin có quà nước ngoài gởi về; bà mẹ sai con đi nhận quà. Nếu là nơi gần thì chính bà thân chinh ra đi; đàng này nhà họ trên thành phố; mà thành phố thì xa lạ đối với bà nên bà sai con đi thay. Thằng nhỏ sống miền quê than buồn tẻ, nên có cơ hội đi phố là nó sốt sắng, đòi lái xe đi ngay trong đêm. Bà can ngăn mãi nó mới chịu, thế mà mới ba giờ sáng nó đã thức dậy chuẩn bị ăn qua loa rồi ra xe đi. Đến nơi người ta không chịu giao quà, bởi bố nó dặn phải giao đúng cho người mang tên ghi trên món quà. Thằng nhỏ đưa giấy chứng minh nó đúng là con, nhưng họ vẫn không chịu giao. Họ đòi cho đúng người có tên bố nó ghi. Nó ở lại phố chơi thêm hai ngày sau mới về. Mẹ ở nhà trông nó thì ít; trông quà nhiều hơn. Thấy mặt nó bà la toáng lên: Mày đi đâu mất tiệt hai ba ngày nay. Tao mong muốn chết. Giờ mới vác mặt về. Quà cáp ra làm sao. Đưa tao coi. Nó lắc đầu nguầy nguậy. Người ta không chịu giao, đòi đúng người họ mới giao. Không cần biết nó khoẻ hay mệt. Tỉnh táo hay bần thần. Bà bảo nó chở bà đi nhận quà. Ăn chơi hai ba ngày, ngủ nghê không đâu vào đâu, mỗi đêm được vài ba tiếng. Nó tần ngần một chút đáp. Để cho con ngủ vài tiếng lấy sức, tỉnh táo rồi con chở mẹ đi. Bà tiu ngỉu nhưng nếu bắt nó đi thì tai nạn xe cộ xảy ra là điều khó tránh. Nó tìm chút cơm nguội ăn, rồi vào giường đánh một giấc hết một buổi chiều, qua đêm, cho đến sáng hôm sau mới thức giấc.
Hai mẹ con lên đường. Xem đúng tên tuổi, nhìn đúng với hình bố nó đưa. Người ta giao quà cho. Nhận quà xong bà còn 'điều tra' về cuộc sống của ông chồng. Người kia vui vẻ, hí hửng ca ngợi. Nào ông ấy là người tốt, ông ấy hiền lành, dễ thương, chịu khó làm việc lo cho gia đình. Thế chị gặp anh ấy thường? Tôi ở sát bên nên chả mấy ngày không thấy nhau. Hơn nữa tôi giới thiệu anh ấy vào may cùng chỗ tôi. Lúc đầu tôi hướng dẫn anh ấy. Tôi quen việc; anh đang tập sự nên gặp trường hợp khó, tôi chỉ cho anh ấy làm. Anh ấy vừa thông minh, vừa khéo tay, nên chỉ hướng dẫn một chút là anh ấy làm được. Vậy chị là ân nhân của anh ấy. Không, đâu có ân với xá gì, giúp nhau thôi ấy mà. Lần trước anh gởi người khác mang quà về, lần này lại làm phiền đến chị. Đâu có phiền gì đâu? Đàng nào tôi cũng về thăm nhà, nên tiện thể cầm về dùm. Tôi về thăm nhà vì lúc này công việc hiếm, ít. Nhiều người mất việc. Đã mất việc rồi thì đi xin việc nơi đâu họ cũng lắc đầu, ngoại trừ trường hợp người đó thuộc vào lớp thợ giỏi tay nghề, bằng không thì ăn không, đi rông. Thế chỗ chị khối người ngồi không, đi rông? Vâng, số người đó cũng khá đấy. Đa số họ là phụ nữ trẻ, độc thân, không cạnh tranh nổi ở ngành nghề khác nên chấp nhận làm công việc may vá. Thứ nhất, nghề này không đòi bằng cấp. Học nghề lại mau, học không tốn tiền, thợ chỉ bảo cho nau. Chỉ cần khéo tay, chịu khó là có thể làm việc. Trước đây nhiều việc; thiếu thợ, nên xin việc là được nhận ngay. Bây giờ thì khác rồi, việc ít, thợ nhiều nên tay nghề giỏi mới có việc. Thế ông nhà tôi tay nghề khá chưa? Anh ấy cũng có bốn năm kinh nghiệm rồi. Tay nghề vững lắm. Chị về để cháu lại cho ai coi. Tôi độc thân, chưa có gia đình. Sao chị chọn lựa kĩ thế. Chọn gì đâu. Chỗ tôi ở trước đây trai thừa, gái thiếu. Sau này gia đình đoàn tụ nhiều, gái thừa trai thiếu. Hơn nữa đàn ông, con trai thường tìm chỗ làm lương cao hơn, nên họ bỏ xứ, di dời đi nơi khác. Thế sao ông nhà tôi không dời đi chỗ làm lương cao? Chỉ có anh ấy mới có câu trả lời. Ai cũng biết tính tình hiều hậu, siêng năng, không chè chén, ăn chơi. Đâu dễ tìm thanh niên như thế. Ông ấy lớn tuổi rồi, không còn thanh niên nữa. Đến đây chủ nhà cáo lỗi, viện cớ bận việc khác. Bà vội vã nói lời từ biệt.
Thay vì mừng có được người chồng, người cha biết lo lắng cho gia đình. Dù ở xa nhưng tâm lúc nào cũng hướng về vợ con. Đàng này bà phản ứng ngược lại ruột gan bà sôi lên vì ghen tức. Bà nghĩ người giao quà này là tình nhân của ông cũng nên. Người này ở gần bên, độc thân, hướng nghề, làm cùng chỗ. Hàng ngày gặp mặt, chung đụng nhau, mở miệng ra là khen ông ấy. Trên đường về, bà lồng lộn lên tiếng nói xấu người giao quà, kẻ làm ơn cho mình. Nào là nó là đứa ăn mặc hở hang; áo hở nách, quần cũn cỡn, nói ngọt lịm, nói về chồng người ta mà mặt tươi vui, hớn hở. Thế có tức không chứ. Người con vừa lái xe vừa lên tiếng bênh vực, nhưng bà át tiếng nó, không cho nó nói, để bà xả cơn giận. Biết nói gì mẹ cũng không nghe; nó im lặng; nghe bà xỉ vả người ta.
Cũng tại tính cẩn thận của ông mà sinh ra nhiều chuyện. Trước đây ông cũng gởi quà, do một người thanh niên cầm về thì mọi sự êm xuôi; tốt đẹp; lần này ông không dám tiêu xài, ki ki, cóp cóp, nhặt nhụm được đồng nào chờ cơ hội thuận tiện là gởi về cho vợ con. Ông sai lầm là nhờ một người phụ nữ trẻ mang quà về. Sai lầm thứ hai, lần này quà 'còm' hơn lần trước. Lần trước ông gởi quà về, bà sài sang, tiêu xài thoải mái bởi bà tin vào cái nguồn trợ cấp nước ngoài sẽ giúp bà giải quyết vấn đề xài trước, trả nợ sau. Lần này tiền gởi về ít đi, lại do người phụ nữ trẻ mang về, nên bà nghi là một phần tiền ông chi cho người đàn bà này. Người đó lại chính là người làm ơn cho ông. Bà đâu hiểu kinh tế nơi ông đang ở gặp khó khăn, việc làm bấp bênh. Ai cũng ăn tiêu dè xẻn, cẩn trọng khi chi tiêu. Cơ sở thương mại hạng nhỏ sợ ngày nào đó chính họ xập tiệm. Ông còn làm ra tiền gởi về cho bà là may lắm rồi.
Kẻ vô tình, kẻ đa nghi nên giữa cái vô tình và cái đa nghi là đầu mối của rạn nứt. Ông chồng nghĩ mình sống với vợ con mấy chục năm nên biết rõ tính tình bà ấy. Ông đâu ngờ ông chỉ biết bên ngoài, còn nội tâm bà; ông mù tịt. Người đưa quà tâm tình vô tư, không nghĩ là khách nhận quà đang để í từng lời nói, cử chỉ; ngay cả khuôn mặt, cách trả lời câu chuyện. Kẻ vô tình, người chú tâm nên càng nói càng gây thêm ngăn cách.
Ông vui mừng nhận thư gia đình. Đọc đến đâu; buồn đến đó. Khuôn mặt biến đổi liên tục, từ hường hường biến sang đỏ và sau cùng là xám như thiếu máu. Đúng lúc đó, người bạn ghé nhà. Thấy thế thắc mắc, làm gì mà ngồi đực mặt ra thế? Tôi vẫn nghe câu này nhưng không hình dung ra được. Bây giờ mới biết, thế ngồi yên, con mắt không hồn, lười không thèm chớp, ngó mông lung vào thinh không; tai đỏ ửng hồng nhưng da mặt xám. Hình ảnh của người ngồi đực mặt. Anh bạn lấy trong tủ hai chai bia, khui sẵn đưa cho ông một chai. Ông tu một hơi hết sạch. Người bạn ngạc nhiên lên tiếng. Uống từ từ thôi chứ ông này. Tu một hơi say chết đấy. Ông đâu có phải là dân ghiền đâu.
Ăn nói hàm hồ, thô lỗ; suy nghĩ, lí luận một chiều; hành động man dại, mất hết lí trí, xảy ra khi cơn ghen nổi sóng, vùng lên. Nó biến yêu thương thành thù hận; hành động nhân đạo thành hành động dã man; con ngoan thành con hoang. Đây chính là lối hành xử của nhóm Pharasiêu khi họ kết án Đức Kitô là tướng qủi Mathew 9,34. Họ ghen với Đức Kitô. Cái ghen của họ biến họ từ thành phần lãnh đạo dân chúng, khôn ngoan, thông thái thành hàm hồ, mê mội. Dựa vào lời ma quỉ tự thú, khi chúng lo lắng, run rẩy, sợ hãi than khóc nài van
'Lậy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân Danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi' Mc 5,7.
Như thế ma quỉ xác định Đức Kitô đến tiêu diệt chúng trước thời hạn. Đức Kitô không phải là tướng quỉ mà là khắc tinh của ma quỉ. Ngài không chung đường lối chúng, nhưng đến để tiêu diệt chúng. Đức Kitô bắt chúng phải khai tên chúng là gì? Chúng đáp là đạo binh, có nghĩa là đông lắm. Dù đông hàng ngàn, chúng cũng phải vâng phục Đức Kitô.
Sợ bị vợ ghen, nên từ đó về sau ông chồng khômg dám nhờ ai cầm quà về dùm. Ghen nên mất tất cả mọi nguồn lợi lớn nhỏ. Nhóm Pharisiêu cũng ghen với Đức Kitô nên chúng không nhận được ơn lành từ Đức Kitô. Ghen tuông mất tất cả.
TiengChuong.org
Hai mẹ con lên đường. Xem đúng tên tuổi, nhìn đúng với hình bố nó đưa. Người ta giao quà cho. Nhận quà xong bà còn 'điều tra' về cuộc sống của ông chồng. Người kia vui vẻ, hí hửng ca ngợi. Nào ông ấy là người tốt, ông ấy hiền lành, dễ thương, chịu khó làm việc lo cho gia đình. Thế chị gặp anh ấy thường? Tôi ở sát bên nên chả mấy ngày không thấy nhau. Hơn nữa tôi giới thiệu anh ấy vào may cùng chỗ tôi. Lúc đầu tôi hướng dẫn anh ấy. Tôi quen việc; anh đang tập sự nên gặp trường hợp khó, tôi chỉ cho anh ấy làm. Anh ấy vừa thông minh, vừa khéo tay, nên chỉ hướng dẫn một chút là anh ấy làm được. Vậy chị là ân nhân của anh ấy. Không, đâu có ân với xá gì, giúp nhau thôi ấy mà. Lần trước anh gởi người khác mang quà về, lần này lại làm phiền đến chị. Đâu có phiền gì đâu? Đàng nào tôi cũng về thăm nhà, nên tiện thể cầm về dùm. Tôi về thăm nhà vì lúc này công việc hiếm, ít. Nhiều người mất việc. Đã mất việc rồi thì đi xin việc nơi đâu họ cũng lắc đầu, ngoại trừ trường hợp người đó thuộc vào lớp thợ giỏi tay nghề, bằng không thì ăn không, đi rông. Thế chỗ chị khối người ngồi không, đi rông? Vâng, số người đó cũng khá đấy. Đa số họ là phụ nữ trẻ, độc thân, không cạnh tranh nổi ở ngành nghề khác nên chấp nhận làm công việc may vá. Thứ nhất, nghề này không đòi bằng cấp. Học nghề lại mau, học không tốn tiền, thợ chỉ bảo cho nau. Chỉ cần khéo tay, chịu khó là có thể làm việc. Trước đây nhiều việc; thiếu thợ, nên xin việc là được nhận ngay. Bây giờ thì khác rồi, việc ít, thợ nhiều nên tay nghề giỏi mới có việc. Thế ông nhà tôi tay nghề khá chưa? Anh ấy cũng có bốn năm kinh nghiệm rồi. Tay nghề vững lắm. Chị về để cháu lại cho ai coi. Tôi độc thân, chưa có gia đình. Sao chị chọn lựa kĩ thế. Chọn gì đâu. Chỗ tôi ở trước đây trai thừa, gái thiếu. Sau này gia đình đoàn tụ nhiều, gái thừa trai thiếu. Hơn nữa đàn ông, con trai thường tìm chỗ làm lương cao hơn, nên họ bỏ xứ, di dời đi nơi khác. Thế sao ông nhà tôi không dời đi chỗ làm lương cao? Chỉ có anh ấy mới có câu trả lời. Ai cũng biết tính tình hiều hậu, siêng năng, không chè chén, ăn chơi. Đâu dễ tìm thanh niên như thế. Ông ấy lớn tuổi rồi, không còn thanh niên nữa. Đến đây chủ nhà cáo lỗi, viện cớ bận việc khác. Bà vội vã nói lời từ biệt.
Thay vì mừng có được người chồng, người cha biết lo lắng cho gia đình. Dù ở xa nhưng tâm lúc nào cũng hướng về vợ con. Đàng này bà phản ứng ngược lại ruột gan bà sôi lên vì ghen tức. Bà nghĩ người giao quà này là tình nhân của ông cũng nên. Người này ở gần bên, độc thân, hướng nghề, làm cùng chỗ. Hàng ngày gặp mặt, chung đụng nhau, mở miệng ra là khen ông ấy. Trên đường về, bà lồng lộn lên tiếng nói xấu người giao quà, kẻ làm ơn cho mình. Nào là nó là đứa ăn mặc hở hang; áo hở nách, quần cũn cỡn, nói ngọt lịm, nói về chồng người ta mà mặt tươi vui, hớn hở. Thế có tức không chứ. Người con vừa lái xe vừa lên tiếng bênh vực, nhưng bà át tiếng nó, không cho nó nói, để bà xả cơn giận. Biết nói gì mẹ cũng không nghe; nó im lặng; nghe bà xỉ vả người ta.
Cũng tại tính cẩn thận của ông mà sinh ra nhiều chuyện. Trước đây ông cũng gởi quà, do một người thanh niên cầm về thì mọi sự êm xuôi; tốt đẹp; lần này ông không dám tiêu xài, ki ki, cóp cóp, nhặt nhụm được đồng nào chờ cơ hội thuận tiện là gởi về cho vợ con. Ông sai lầm là nhờ một người phụ nữ trẻ mang quà về. Sai lầm thứ hai, lần này quà 'còm' hơn lần trước. Lần trước ông gởi quà về, bà sài sang, tiêu xài thoải mái bởi bà tin vào cái nguồn trợ cấp nước ngoài sẽ giúp bà giải quyết vấn đề xài trước, trả nợ sau. Lần này tiền gởi về ít đi, lại do người phụ nữ trẻ mang về, nên bà nghi là một phần tiền ông chi cho người đàn bà này. Người đó lại chính là người làm ơn cho ông. Bà đâu hiểu kinh tế nơi ông đang ở gặp khó khăn, việc làm bấp bênh. Ai cũng ăn tiêu dè xẻn, cẩn trọng khi chi tiêu. Cơ sở thương mại hạng nhỏ sợ ngày nào đó chính họ xập tiệm. Ông còn làm ra tiền gởi về cho bà là may lắm rồi.
Kẻ vô tình, kẻ đa nghi nên giữa cái vô tình và cái đa nghi là đầu mối của rạn nứt. Ông chồng nghĩ mình sống với vợ con mấy chục năm nên biết rõ tính tình bà ấy. Ông đâu ngờ ông chỉ biết bên ngoài, còn nội tâm bà; ông mù tịt. Người đưa quà tâm tình vô tư, không nghĩ là khách nhận quà đang để í từng lời nói, cử chỉ; ngay cả khuôn mặt, cách trả lời câu chuyện. Kẻ vô tình, người chú tâm nên càng nói càng gây thêm ngăn cách.
Ông vui mừng nhận thư gia đình. Đọc đến đâu; buồn đến đó. Khuôn mặt biến đổi liên tục, từ hường hường biến sang đỏ và sau cùng là xám như thiếu máu. Đúng lúc đó, người bạn ghé nhà. Thấy thế thắc mắc, làm gì mà ngồi đực mặt ra thế? Tôi vẫn nghe câu này nhưng không hình dung ra được. Bây giờ mới biết, thế ngồi yên, con mắt không hồn, lười không thèm chớp, ngó mông lung vào thinh không; tai đỏ ửng hồng nhưng da mặt xám. Hình ảnh của người ngồi đực mặt. Anh bạn lấy trong tủ hai chai bia, khui sẵn đưa cho ông một chai. Ông tu một hơi hết sạch. Người bạn ngạc nhiên lên tiếng. Uống từ từ thôi chứ ông này. Tu một hơi say chết đấy. Ông đâu có phải là dân ghiền đâu.
Ăn nói hàm hồ, thô lỗ; suy nghĩ, lí luận một chiều; hành động man dại, mất hết lí trí, xảy ra khi cơn ghen nổi sóng, vùng lên. Nó biến yêu thương thành thù hận; hành động nhân đạo thành hành động dã man; con ngoan thành con hoang. Đây chính là lối hành xử của nhóm Pharasiêu khi họ kết án Đức Kitô là tướng qủi Mathew 9,34. Họ ghen với Đức Kitô. Cái ghen của họ biến họ từ thành phần lãnh đạo dân chúng, khôn ngoan, thông thái thành hàm hồ, mê mội. Dựa vào lời ma quỉ tự thú, khi chúng lo lắng, run rẩy, sợ hãi than khóc nài van
'Lậy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông? Nhân Danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi' Mc 5,7.
Như thế ma quỉ xác định Đức Kitô đến tiêu diệt chúng trước thời hạn. Đức Kitô không phải là tướng quỉ mà là khắc tinh của ma quỉ. Ngài không chung đường lối chúng, nhưng đến để tiêu diệt chúng. Đức Kitô bắt chúng phải khai tên chúng là gì? Chúng đáp là đạo binh, có nghĩa là đông lắm. Dù đông hàng ngàn, chúng cũng phải vâng phục Đức Kitô.
Sợ bị vợ ghen, nên từ đó về sau ông chồng khômg dám nhờ ai cầm quà về dùm. Ghen nên mất tất cả mọi nguồn lợi lớn nhỏ. Nhóm Pharisiêu cũng ghen với Đức Kitô nên chúng không nhận được ơn lành từ Đức Kitô. Ghen tuông mất tất cả.
TiengChuong.org