9. VIẾT DƯỚI TÊN CỦA HẮN
Có một người thư sinh đi du ngoạn đến chùa Phật.
Đi đến gian nhà ở phía tây, hòa thượng ở đó rất không khách sáo với ông ta nên ông ta rất giận, ông ta lại đến gian nhà ở phía đông, nhìn thấy hòa thượng ở đây đang niệm kinh, bèn hỏi:
- “Ngài sám hối giùm cho ai đó?”
Hòa thường trả lời:
- “Khi rảnh rỗi thì tôi học những kinh góp nhặt, nếu gặp người hành thiện bố thí, tôi liền đem nó viết dưới tên của họ.”
Người thư sinh nghe xong bèn gõ mạnh trên đầu hòa thượng, hòa thượng không hiểu, hỏi:
- “Tôi có tội gì?”
Thư sinh đáp:
- “Mới rồi ông đầu trọc nhà bên phía tây kia thật đáng ghét, đã đem tất cả những người đánh ngài viết dưới tên của ông ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 9:
Làm hòa thượng ở nhà bên tây hay nhà bên đông thì đều giống nhau, hoặc ở chùa này hay chùa khác thì cũng là hòa thượng, có khác chăng là tính tình của mỗi người không giống nhau mà thôi...
Làm linh mục giáo phận (linh mục triều) hay làm linh mục dòng (bất cứ dòng nào) thì cũng là linh mục, có khác nhau chăng là tính tình của mỗi linh mục mà thôi.
Có linh mục tính tình nóng nảy cộc cằn dù họ là linh mục của dòng, có linh mục hiền lành điều độ dù các ngài là linh mục triều, người giáo dân thì không cần phân biệt ai là linh mục dòng hay là linh mục triều, nhưng họ căn cứ vào mức độ phục vụ và khiêm tốn của một linh mục mà biết các ngài vì ai mà phục vụ. Nếu vì Thiên Chúa và các linh hồn mà phục vụ, thì linh mục ấy phải là người hiền lành khiêm tốn và nhiệt thành với bổn phận của mình; nếu vì cá nhân mình mà phục vụ, thì linh mục ấy có thái độ kiêu căng, hưởng thụ và miễn cưỡng khi thi hành bổn phận của mình...
Người ta ngán ngẫm khi nhắc đến tên linh mục này linh mục nọ, bởi vì các vị ấy không có tinh thần khiêm tốn và phục vụ, đó chính là một nỗi đau cho Giáo Hội trong công việc truyền giáo vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người thư sinh đi du ngoạn đến chùa Phật.
Đi đến gian nhà ở phía tây, hòa thượng ở đó rất không khách sáo với ông ta nên ông ta rất giận, ông ta lại đến gian nhà ở phía đông, nhìn thấy hòa thượng ở đây đang niệm kinh, bèn hỏi:
- “Ngài sám hối giùm cho ai đó?”
Hòa thường trả lời:
- “Khi rảnh rỗi thì tôi học những kinh góp nhặt, nếu gặp người hành thiện bố thí, tôi liền đem nó viết dưới tên của họ.”
Người thư sinh nghe xong bèn gõ mạnh trên đầu hòa thượng, hòa thượng không hiểu, hỏi:
- “Tôi có tội gì?”
Thư sinh đáp:
- “Mới rồi ông đầu trọc nhà bên phía tây kia thật đáng ghét, đã đem tất cả những người đánh ngài viết dưới tên của ông ta !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 9:
Làm hòa thượng ở nhà bên tây hay nhà bên đông thì đều giống nhau, hoặc ở chùa này hay chùa khác thì cũng là hòa thượng, có khác chăng là tính tình của mỗi người không giống nhau mà thôi...
Làm linh mục giáo phận (linh mục triều) hay làm linh mục dòng (bất cứ dòng nào) thì cũng là linh mục, có khác nhau chăng là tính tình của mỗi linh mục mà thôi.
Có linh mục tính tình nóng nảy cộc cằn dù họ là linh mục của dòng, có linh mục hiền lành điều độ dù các ngài là linh mục triều, người giáo dân thì không cần phân biệt ai là linh mục dòng hay là linh mục triều, nhưng họ căn cứ vào mức độ phục vụ và khiêm tốn của một linh mục mà biết các ngài vì ai mà phục vụ. Nếu vì Thiên Chúa và các linh hồn mà phục vụ, thì linh mục ấy phải là người hiền lành khiêm tốn và nhiệt thành với bổn phận của mình; nếu vì cá nhân mình mà phục vụ, thì linh mục ấy có thái độ kiêu căng, hưởng thụ và miễn cưỡng khi thi hành bổn phận của mình...
Người ta ngán ngẫm khi nhắc đến tên linh mục này linh mục nọ, bởi vì các vị ấy không có tinh thần khiêm tốn và phục vụ, đó chính là một nỗi đau cho Giáo Hội trong công việc truyền giáo vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info