33. Hình ảnh nếp sống đức tin có hạnh phúc
Trong đời sống dân gian nhiều khi nói với nhau: Ai tin vào điều đó, thì đó là chuyện riêng của họ, hay tin vào điều đó, có mà bán cả lúa giống! Một cung cách thái độ hồ nghi, hay chối bỏ.
Nhưng cũng có câu nói khác: Người nào tin, sống có hạnh phúc! Một câu nói đầy lòng tin tưởng.
Đâu là hình ảnh nếp sống niềm tin có hạnh phúc?
Sống có hạnh phúc là điều tốt đẹp, là lối sống tích cực thành công. Và như thế ai cũng đều mong muốn đạt được trong đời sống. Nhưng có thật sự và đơn giản hễ sống có đức tin, là sống có hạnh phúc?
Con người thường hay đòi có bằng chứng cụ thể mắt xem, tai nghe, mũi ngửi, cảm nghiệm, tay đụng chạm vào mới có thể tin.
Nhà văn hào Wolfgang Goethe trong vở kịch Faust có suy tư: Tin mừng tôi đã nghe, nhưng còn thiếu niềm tin nơi tôi !
Phúc âm Chúa Giesu phục sinh thuật lại cảnh Ông Tông đồ Toma nghe anh em tông đồ kể lại đã nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng ông không tin. Ông còn như thách thức đòi phải có bằng chứng mắt thấy, tai nghe, tay đụng chạm vào chính Chúa Giesu mới có thể tin Chúa Giesu đã sống lại thật: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” ( Ga 20, 19-31).
Trong đời sống khi ta thoáng nhìn thấy chỉ hình tấm so co la, mà ta ưa thích ăn, tự nhiên nước miếng trong miệng từ từ chảy ra rồi, cho dù chưa có để nhai nuốt nơi miệng. Chỉ mới nhìn thấy hình ảnh tấm Sô-co-la thôi, là đã có vị giác kích thích thơm ngon ngọt về nó rồi ngay nơi đầu lưỡi. Sự thể này có là do kinh nghiệm đã có (về Sô-cô-la…).
Ai cũng đều có kinh nghiệm về mọi hoàn cảnh đời sống từ khi còn nhỏ tuổi. Như cha mẹ nào cũng ôm con mình, xoa dịu an ủi, khi chúng khóc. Nên chúng chỉ chạy cần đến với cha mẹ để được an ủi xoa dịu. Khi cha mẹ hay ông bà, cô bác, dì …cười với em bé, em có kinh nghiệm cảm nhận được niềm vui vẻ và nhoẻn miệng cười lại. Kinh nghiệm đời sống này khắc ghi vào đời sống của em bé.
Ông Tông đồ Toma cũng vậy. Ông phải có kinh nghiệm về Chúa Giesu qua mắt nhìn thấy, nghe ngài nói cùng đối thoại với, tay đụng chạm tới. Kinh nghiệm này dẫn đưa ông đến niềm tin vào Chúa Giesu phục sinh.
Còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Giesu bằng mắt mình, tai nghe được lời Ngài nói, tay đụng chạm sờ vào Ngài được không?
Không, con người chúng ta không có thể làm được như Ông Toma ngày xưa đã làm được. Vậy làm sao chúng ta có thể tin vào Chúa Giesu Kito ở giữa chúng ta hằng cùng đồng hành với?
Nếu muốn tin, con người chúng ta lệ thuộc vào yếu tố khác: vào con mắt tâm hồn. Vào kinh nghiệm, cảm nghiệm nội tâm sâu thẳm trong trái tâm hồn.
Nếu qua kinh nghiệm sâu thẳm nội tâm cảm nhận ra gặp được Chúa Giesu, trong cầu nguyện, nơi thiên nhiên, nơi thánh đường, nơi thánh địa hành hương, là cảm nhận được có sức mạnh niềm vui phấn khởi trào dâng trong tâm hồn cùng lan ra nơi cơ thể.
Tin mừng của Chúa Giesu mang đến trần gian là tin mừng tình yêu, ơn tha thứ cứu độ. Nên khi nghe tin mừng như thế, ta cảm thấy an vui. Và qua đó có thể cảm nhận ra: Chúa Giesu Kito ở bên cạnh đời sống mình trên con đường lữ hành trần gian với bao thử thách cùng thăng trầm lên xuống.
Và như thế con người chúng ta có thể tin vào Chúa, dù không nhìn thấy, không nghe, không đụng chạm sờ vào Ngài được. Nhưng con mắt tâm hồn nội tâm giúp dẫn đưa đi vào con đường niềm tin vào Chúa
Chúa Giesu phục sinh nói với ông Toma ngày xưa, và cũng với con người chúng ta ngày nay: Hạnh phúc cho người không thấy mà tin!
Xưa nay khi nói hay nghĩ đến Thánh Tông đồ Toma, chúng ta thường đơn giản nhớ biệt danh riêng thêm cho ngài: Ông Thánh Toma yếu lòng tin!
Nhưng Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. đã có suy tư tích cực về vị Tông đồ này: “ Trường hợp đời sống hoài nghi của Tông đồ Toma vẽ ra cho chúng ta ít nhất ba điểm quan trọng:
Thứ nhất, Ông an ủi chúng ta trong hoàn cảnh không có sự bảo đảm chắc chắn.
Thứ hai, Ông chỉ cho chúng ta nhận ra mỗi sự hoài nghi về những điều gì không có bảo đảm chắc chắn có thể dẫn đưa đến ánh sáng.
Và sau cùng lời của Chúa Giesu nói với Ông Toma nhắc nhở chúng ta đến ý nghĩa sâu thật của đức tin, và giúp chúng ta can đảm, tiếp tục sống trung thành tin yêu làm chứng cho Chúa, dù có những khó khăn trên con đường đời sống.”
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long
Trong đời sống dân gian nhiều khi nói với nhau: Ai tin vào điều đó, thì đó là chuyện riêng của họ, hay tin vào điều đó, có mà bán cả lúa giống! Một cung cách thái độ hồ nghi, hay chối bỏ.
Nhưng cũng có câu nói khác: Người nào tin, sống có hạnh phúc! Một câu nói đầy lòng tin tưởng.
Đâu là hình ảnh nếp sống niềm tin có hạnh phúc?
Sống có hạnh phúc là điều tốt đẹp, là lối sống tích cực thành công. Và như thế ai cũng đều mong muốn đạt được trong đời sống. Nhưng có thật sự và đơn giản hễ sống có đức tin, là sống có hạnh phúc?
Con người thường hay đòi có bằng chứng cụ thể mắt xem, tai nghe, mũi ngửi, cảm nghiệm, tay đụng chạm vào mới có thể tin.
Nhà văn hào Wolfgang Goethe trong vở kịch Faust có suy tư: Tin mừng tôi đã nghe, nhưng còn thiếu niềm tin nơi tôi !
Phúc âm Chúa Giesu phục sinh thuật lại cảnh Ông Tông đồ Toma nghe anh em tông đồ kể lại đã nhìn thấy Chúa sống lại, nhưng ông không tin. Ông còn như thách thức đòi phải có bằng chứng mắt thấy, tai nghe, tay đụng chạm vào chính Chúa Giesu mới có thể tin Chúa Giesu đã sống lại thật: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin.” ( Ga 20, 19-31).
Trong đời sống khi ta thoáng nhìn thấy chỉ hình tấm so co la, mà ta ưa thích ăn, tự nhiên nước miếng trong miệng từ từ chảy ra rồi, cho dù chưa có để nhai nuốt nơi miệng. Chỉ mới nhìn thấy hình ảnh tấm Sô-co-la thôi, là đã có vị giác kích thích thơm ngon ngọt về nó rồi ngay nơi đầu lưỡi. Sự thể này có là do kinh nghiệm đã có (về Sô-cô-la…).
Ai cũng đều có kinh nghiệm về mọi hoàn cảnh đời sống từ khi còn nhỏ tuổi. Như cha mẹ nào cũng ôm con mình, xoa dịu an ủi, khi chúng khóc. Nên chúng chỉ chạy cần đến với cha mẹ để được an ủi xoa dịu. Khi cha mẹ hay ông bà, cô bác, dì …cười với em bé, em có kinh nghiệm cảm nhận được niềm vui vẻ và nhoẻn miệng cười lại. Kinh nghiệm đời sống này khắc ghi vào đời sống của em bé.
Ông Tông đồ Toma cũng vậy. Ông phải có kinh nghiệm về Chúa Giesu qua mắt nhìn thấy, nghe ngài nói cùng đối thoại với, tay đụng chạm tới. Kinh nghiệm này dẫn đưa ông đến niềm tin vào Chúa Giesu phục sinh.
Còn con người chúng ta thì sao? Chúng ta có thể nhìn thấy Chúa Giesu bằng mắt mình, tai nghe được lời Ngài nói, tay đụng chạm sờ vào Ngài được không?
Không, con người chúng ta không có thể làm được như Ông Toma ngày xưa đã làm được. Vậy làm sao chúng ta có thể tin vào Chúa Giesu Kito ở giữa chúng ta hằng cùng đồng hành với?
Nếu muốn tin, con người chúng ta lệ thuộc vào yếu tố khác: vào con mắt tâm hồn. Vào kinh nghiệm, cảm nghiệm nội tâm sâu thẳm trong trái tâm hồn.
Nếu qua kinh nghiệm sâu thẳm nội tâm cảm nhận ra gặp được Chúa Giesu, trong cầu nguyện, nơi thiên nhiên, nơi thánh đường, nơi thánh địa hành hương, là cảm nhận được có sức mạnh niềm vui phấn khởi trào dâng trong tâm hồn cùng lan ra nơi cơ thể.
Tin mừng của Chúa Giesu mang đến trần gian là tin mừng tình yêu, ơn tha thứ cứu độ. Nên khi nghe tin mừng như thế, ta cảm thấy an vui. Và qua đó có thể cảm nhận ra: Chúa Giesu Kito ở bên cạnh đời sống mình trên con đường lữ hành trần gian với bao thử thách cùng thăng trầm lên xuống.
Và như thế con người chúng ta có thể tin vào Chúa, dù không nhìn thấy, không nghe, không đụng chạm sờ vào Ngài được. Nhưng con mắt tâm hồn nội tâm giúp dẫn đưa đi vào con đường niềm tin vào Chúa
Chúa Giesu phục sinh nói với ông Toma ngày xưa, và cũng với con người chúng ta ngày nay: Hạnh phúc cho người không thấy mà tin!
Xưa nay khi nói hay nghĩ đến Thánh Tông đồ Toma, chúng ta thường đơn giản nhớ biệt danh riêng thêm cho ngài: Ông Thánh Toma yếu lòng tin!
Nhưng Đức cố giáo hoàng Benedicto 16. đã có suy tư tích cực về vị Tông đồ này: “ Trường hợp đời sống hoài nghi của Tông đồ Toma vẽ ra cho chúng ta ít nhất ba điểm quan trọng:
Thứ nhất, Ông an ủi chúng ta trong hoàn cảnh không có sự bảo đảm chắc chắn.
Thứ hai, Ông chỉ cho chúng ta nhận ra mỗi sự hoài nghi về những điều gì không có bảo đảm chắc chắn có thể dẫn đưa đến ánh sáng.
Và sau cùng lời của Chúa Giesu nói với Ông Toma nhắc nhở chúng ta đến ý nghĩa sâu thật của đức tin, và giúp chúng ta can đảm, tiếp tục sống trung thành tin yêu làm chứng cho Chúa, dù có những khó khăn trên con đường đời sống.”
Lm. Daminh Nguyễn Ngọc Long