28. ĐỒ ĐẠC TIÊU TAN
Có một thương nhân ở An Huy sống rất là tiết kiệm.
Một lần nọ ông ta mang theo bên mình một bình muối đậu đi Tô Châu để buôn bán, khi ăn cơm thì lấy đũa gắp ra, giới hạn mỗi bữa ăn là một hạt, nhiều nhất là hai hạt.
Có người đồng hương nhìn thấy ông ta và nói:
- “Ông vẫn còn ở trong mông muội sao, con trai ông làm tiệc rất lớn để mời khách, tiêu tiền như rác ấy !”
Thương nhân nổi giận đùng đùng, lập tức lấy tay bốc đậu trong bình ra, vừa bỏ vào miệng vừa hét lớn:
- “Được, dù là sạch ráo thì ta cũng đến phá cho tan gia bại sản mới thôi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 28:
Có những gia đình cha mẹ rất tiết kiệm trong ăn uống mua sắm chi tiêu để dành tiền cho con cái ăn học, phòng hờ những khi bệnh hoạn, mất mùa, nhưng con cái thì xài tiền như rác, không coi đồng tiền là của mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình đổ ra; nhưng ngược lại cũng có những con cái biết xót đồng tiền của cha mẹ, nên không đua đòi ăn diện như những người khác, đây là chuyện thật trăm phần trăm mà thời đại nào cũng có.
Con cái phung phá tiền của cha mẹ thì có nhiều lý do:
- Đua đòi theo bạn bè.
- Ăn nhậu tập làm người lớn.
- Cha mẹ cưng chiều quá mức.
- Biếng nhác học hành.
- Kết bè với người xấu bạn xấu...
Nhưng quan trọng hơn chính là cha mẹ không dạy dỗ con cái biết lao động và yêu quý đồng tiền do lao động mà có.
Ba mươi năm sống trong gia đình với thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a ở Na-gia-rét, Đức Chúa Giê-su đã nuôi sống mình bằng nghề thợ mộc nên Ngài rất tâm đắc sự nghèo khó: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”
Tiết kiệm là để dành khi trời hạn hán mất mùa hoặc bệnh hoạn để có mà dùng đến, và có khi giúp đỡ bố thí cho người nghèo, chứ không phải tiết kiệm để cho con cái tha hồ ăn chơi, đua đòi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có một thương nhân ở An Huy sống rất là tiết kiệm.
Một lần nọ ông ta mang theo bên mình một bình muối đậu đi Tô Châu để buôn bán, khi ăn cơm thì lấy đũa gắp ra, giới hạn mỗi bữa ăn là một hạt, nhiều nhất là hai hạt.
Có người đồng hương nhìn thấy ông ta và nói:
- “Ông vẫn còn ở trong mông muội sao, con trai ông làm tiệc rất lớn để mời khách, tiêu tiền như rác ấy !”
Thương nhân nổi giận đùng đùng, lập tức lấy tay bốc đậu trong bình ra, vừa bỏ vào miệng vừa hét lớn:
- “Được, dù là sạch ráo thì ta cũng đến phá cho tan gia bại sản mới thôi !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 28:
Có những gia đình cha mẹ rất tiết kiệm trong ăn uống mua sắm chi tiêu để dành tiền cho con cái ăn học, phòng hờ những khi bệnh hoạn, mất mùa, nhưng con cái thì xài tiền như rác, không coi đồng tiền là của mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình đổ ra; nhưng ngược lại cũng có những con cái biết xót đồng tiền của cha mẹ, nên không đua đòi ăn diện như những người khác, đây là chuyện thật trăm phần trăm mà thời đại nào cũng có.
Con cái phung phá tiền của cha mẹ thì có nhiều lý do:
- Đua đòi theo bạn bè.
- Ăn nhậu tập làm người lớn.
- Cha mẹ cưng chiều quá mức.
- Biếng nhác học hành.
- Kết bè với người xấu bạn xấu...
Nhưng quan trọng hơn chính là cha mẹ không dạy dỗ con cái biết lao động và yêu quý đồng tiền do lao động mà có.
Ba mươi năm sống trong gia đình với thánh cả Giu-se và Đức Mẹ Ma-ri-a ở Na-gia-rét, Đức Chúa Giê-su đã nuôi sống mình bằng nghề thợ mộc nên Ngài rất tâm đắc sự nghèo khó: “Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.”
Tiết kiệm là để dành khi trời hạn hán mất mùa hoặc bệnh hoạn để có mà dùng đến, và có khi giúp đỡ bố thí cho người nghèo, chứ không phải tiết kiệm để cho con cái tha hồ ăn chơi, đua đòi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info