Bà Aung San Suu Kyi được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia
Bà Aung San Kyi, một nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ và đoạt giải Nobel đã bị lật đổ và tù đây, nay được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia, chung số phận với cựu Tổng thống Myanmar Win Myint từ cuộc cách mạng quân đội năm 2017.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một phát ngôn viên của quân đội cho các phóng viên nước ngoài hay vào ngày thứ Ba (16/4/2024) rằng: Chính quyền quân sự Myanmar cho hay bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia. Cựu tổng thống của chính phủ bị lật đổ Win Myint cũng nằm trong số các tù nhân lớn tuổi và ốm yếu được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại tư gia.
Hôm thứ Tư, chính quyền cũng ân xá cho hơn 3.000 tù nhân, trong đó có 28 người nước ngoài, để đánh dấu kỳ nghỉ Tết cổ truyền trong tuần này.
Ân xá cho hơn 3.000 tù nhân
Bà Suu Kyi, 78 tuổi, bị thụ án 27 năm quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw vì một loạt tội danh, bao gồm tội phản quốc, hối lộ và vi phạm luật viễn thông. Theo những người ủng hộ bà và các nhóm nhân quyền, những lời kết tội đó là bịa đặt vì lý do chính trị.
Bà Suu Kyi bị bắt khi quân đội đảo chánh chính phủ dân chủ do bà cầm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, cho rằng Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà đã gian lận bầu cử để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, một cáo buộc mà các nhà quan sát độc lập cho là vô căn cứ.
Tình trạng sức khỏe của bà Suu Kyi bị suy giảm trầm trọng
Trong những tháng qua, sức khỏe của Suu Kyi được cho là bị suy giảm nhiều. Người con trai út của bà là Kim Aris, quốc tịch Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng mẹ anh bị bệnh nặng và không thể ăn uống.
Con gái út của Tướng Aung San, một người được toàn dân mến chuộng như người cha của Dân tộc Myanmar là Suu Kyi, đã trải qua gần 15 năm cầm tù vì chính trị và bị quản thúc tại gia từ năm 1989 đến năm 2010. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước tới nền dân chủ vào những năm 2010.
Biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar
Lập trường cứng rắn chống lại sự cai trị của quân đội đã biến bà Aung Suu Kyi thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar và giúp bà giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1991.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là Cố vấn Nhà nước Myanmar (tương đương thủ tướng) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này vào năm 2015, bà đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia về việc Myanmar không hành động chống lại nạn diệt chủng người Do Thái và người Rohingya theo đạo Hồi ở Bang Rakhine, và việc bà từ chối thừa nhận rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ thảm sát. Năm 2019, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại Tòa án Quốc tế, nơi bà bảo vệ quân đội Myanmar trước cáo buộc diệt chủng đối với các dân tộc thiểu số này
Ba năm xung đột ở Myanmar
Việc giảm án cho bà Suu Kyi diễn ra trong bối cảnh quân đội đang bị chống đối nặng nề trước các cuộc kháng chiến của các nhóm ủng hộ dân chủ và các lực lượng du kích của các sắc tộc thiểu số hiện đang kiểm soát gần như toàn bộ biên giới của Myanmar với Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Một cuộc xung đột toàn quốc đã dấy lên, nhưng bị quân đội đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động nhằm vực lại chế độ dân chủ. Hơn 20.000 người bị bắt vì cáo buộc chính trị kể từ khi quân đội tiếp quản vẫn đang bị giam giữ ở Myanmar, hầu hết trong số họ chưa bị kết án hình sự.
Đức Thánh Cha không ngừng lặp lại lời kêu gọi cho Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Myanmar vào năm 2017, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở nước này. Vào buổi Truyền Tin ngày 28 tháng 1, ngài một lần nữa lên án bạo lực và cùng với các Giám mục Myanmar cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”. ĐTC nói: “Trong ba năm nay, tiếng kêu thương thảm thiết và tiếng bom đạn đã thay thế tiếng cười rực rỡ của người dân Myanmar.”
Bà Aung San Kyi, một nhà lãnh đạo của Đảng Liên minh Quốc gia Dân chủ và đoạt giải Nobel đã bị lật đổ và tù đây, nay được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia, chung số phận với cựu Tổng thống Myanmar Win Myint từ cuộc cách mạng quân đội năm 2017.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Theo một phát ngôn viên của quân đội cho các phóng viên nước ngoài hay vào ngày thứ Ba (16/4/2024) rằng: Chính quyền quân sự Myanmar cho hay bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại gia. Cựu tổng thống của chính phủ bị lật đổ Win Myint cũng nằm trong số các tù nhân lớn tuổi và ốm yếu được chuyển từ tù giam sang quản thúc tại tư gia.
Hôm thứ Tư, chính quyền cũng ân xá cho hơn 3.000 tù nhân, trong đó có 28 người nước ngoài, để đánh dấu kỳ nghỉ Tết cổ truyền trong tuần này.
Ân xá cho hơn 3.000 tù nhân
Bà Suu Kyi, 78 tuổi, bị thụ án 27 năm quản thúc tại gia ở thủ đô Naypyitaw vì một loạt tội danh, bao gồm tội phản quốc, hối lộ và vi phạm luật viễn thông. Theo những người ủng hộ bà và các nhóm nhân quyền, những lời kết tội đó là bịa đặt vì lý do chính trị.
Bà Suu Kyi bị bắt khi quân đội đảo chánh chính phủ dân chủ do bà cầm quyền vào ngày 1 tháng 2 năm 2021, cho rằng Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà đã gian lận bầu cử để giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2020, một cáo buộc mà các nhà quan sát độc lập cho là vô căn cứ.
Tình trạng sức khỏe của bà Suu Kyi bị suy giảm trầm trọng
Trong những tháng qua, sức khỏe của Suu Kyi được cho là bị suy giảm nhiều. Người con trai út của bà là Kim Aris, quốc tịch Anh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng mẹ anh bị bệnh nặng và không thể ăn uống.
Con gái út của Tướng Aung San, một người được toàn dân mến chuộng như người cha của Dân tộc Myanmar là Suu Kyi, đã trải qua gần 15 năm cầm tù vì chính trị và bị quản thúc tại gia từ năm 1989 đến năm 2010. Ông đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi của đất nước tới nền dân chủ vào những năm 2010.
Biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar
Lập trường cứng rắn chống lại sự cai trị của quân đội đã biến bà Aung Suu Kyi thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bất bạo động vì dân chủ ở Myanmar và giúp bà giành được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1991.
Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ đầu tiên với tư cách là Cố vấn Nhà nước Myanmar (tương đương thủ tướng) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên ở nước này vào năm 2015, bà đã vấp phải sự chỉ trích từ một số quốc gia về việc Myanmar không hành động chống lại nạn diệt chủng người Do Thái và người Rohingya theo đạo Hồi ở Bang Rakhine, và việc bà từ chối thừa nhận rằng quân đội Myanmar đã thực hiện các vụ thảm sát. Năm 2019, bà Aung San Suu Kyi xuất hiện tại Tòa án Quốc tế, nơi bà bảo vệ quân đội Myanmar trước cáo buộc diệt chủng đối với các dân tộc thiểu số này
Ba năm xung đột ở Myanmar
Việc giảm án cho bà Suu Kyi diễn ra trong bối cảnh quân đội đang bị chống đối nặng nề trước các cuộc kháng chiến của các nhóm ủng hộ dân chủ và các lực lượng du kích của các sắc tộc thiểu số hiện đang kiểm soát gần như toàn bộ biên giới của Myanmar với Thái Lan, Lào, Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh.
Một cuộc xung đột toàn quốc đã dấy lên, nhưng bị quân đội đàn áp các cuộc biểu tình bất bạo động nhằm vực lại chế độ dân chủ. Hơn 20.000 người bị bắt vì cáo buộc chính trị kể từ khi quân đội tiếp quản vẫn đang bị giam giữ ở Myanmar, hầu hết trong số họ chưa bị kết án hình sự.
Đức Thánh Cha không ngừng lặp lại lời kêu gọi cho Myanmar
Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã đến thăm Myanmar vào năm 2017, đã nhiều lần kêu gọi một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở nước này. Vào buổi Truyền Tin ngày 28 tháng 1, ngài một lần nữa lên án bạo lực và cùng với các Giám mục Myanmar cầu nguyện để “các vũ khí hủy diệt được biến thành công cụ phát triển nhân loại và công lý”. ĐTC nói: “Trong ba năm nay, tiếng kêu thương thảm thiết và tiếng bom đạn đã thay thế tiếng cười rực rỡ của người dân Myanmar.”