Hội Thảo về Thánh Kinh nhân dịp 40 năm ra đời của Văn Kiện Dei Verbum
Tuần tới, Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Cổ Võ Đại Kết Kitô Giáo sẽ đứng ra tổ chức một buổi Hội Thảo Chính về Kinh Thánh, nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự ra đời của Văn Kiện về Kinh Thánh của Công Đồng Chung Vatican II có tên là Dei Verbum.
Vào hôm thứ năm, vị Hồng Y Chủ Tịch của Hội Đồng là Đức Hồng Y Walter Kasper; Đức Giám Mục Vincenzo Paglia của Giáo Phận Terni, Chủ Tịch của Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo, và một số người đứng ra tổ chức khác, đã giới thiệu qua về buổi Hội Thảo này trong một cuộc họp báo tại Vaticăn. Hơn 100 Đức Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới, theo dự trù sẽ đến tham dự buổi Hội Thảo, với các diễn thuyết viên chính là Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, Tổng Giám Mục về hưu của TGP Milan; một học giả xuất chúng về Thánh Kinh; Đức Hồng Y Kasper; và Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan của TGP Abuja thuộc nước Nigeria.
Vì được tổ chức bởi Hội Đồng của Đức Hồng Y Kasper, nên buổi Hội Thảo cũng sẽ có sự tham dự rất đông đảo các thành phần nổi tiếng như những đại diện của các Thượng Phụ Constantinople, Alexandria, Nga Sô, Serbia, Rumani, Athen và các Giáo Hội Đông Phương khác; cũng như các nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Anh Giáo, Hiệp Hội Tin Lành Luther Thế Giới, Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới và các giáo phái cũng như phong trào đại kết khác.
Như Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh: “Kinh Thánh chính là điểm mấu chốt của tiến trình đại kết. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Lời của Chúa chính là ưu tiên hàng đầu trong việc hiểu về Giáo Hội một cách đúng đắn hơn.”
Đức Giám Mục Paglia trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây của một tổ chức Thánh Kinh của Ý Quốc cho thấy rằng có đến 80% người Công Giáo (tức những ai đi tham dự Thánh Lễ ít nhất là một lần trong tuần) tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha chỉ tiếp cận với Thánh Kinh trong Thánh Lễ mà thôi; và chỉ có 3% người Công Giáo đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Sự kiện bất thường này ngày càng dẫn đến việc chẳng hiểu biết gì cả; chẳng hạn như: chỉ có 40% người Công Giáo tin rằng Thánh Phaolô đã viết ra một trong 4 cuốn sách Phúc Âm; và 26% cho rằng Thánh Phêrô cũng thế. Đức Giám Mục cũng nói thêm rằng mỗi một người Công Giáo nên có một cuốn sách Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của riêng họ, mà Giáo Hội phải có trách nhiệm đưa cho họ. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm, vì lẽ, sách Kinh Thánh cho tới giờ đã được dịch ra trọn vẹn hay từng phần ra 2,300 ngôn ngữ khác nhau rồi; nghĩa là còn khoảng thêm 1,000 ngôn ngữ nữa, phần lớn nằm ở phía nam của quả địa cầu, là vùng chưa có một bản dịch Kinh Thánh nào.
Trong phần tóm tắt về 40 năm ra đời của Văn Kiện Dei Verbum, Đức Hồng Y Kasper ca ngợi khuynh hướng tiến về “việc phối hợp dịch thuật sách Thánh Kinh ra nhiều ngôn ngữ khác nhau” bao gồm những học giả về Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành, cũng như những nhà thần học và ngôn ngữ học. Ngài nói Ngài muốn các tham dự viên của buổi Hội Thảo “cùng nhau nghiên cứu về tiến trình hợp tác đại kết” trong lãnh vực dịch thuật Kinh Thánh.
Trong suốt phần Hỏi và Trả Lời, một nhà báo nhắc cho Đức Hồng Y Kasper rằng: một văn kiện cho ra đời vào tháng 5 năm 2001 của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích có tên Liturgiam Authenticam, cũng đã thể hiện sự quan tâm về những nổi lực phối hợp dịch thuật như vậy của những học giả có tín ngưỡng khác nhau.
Văn Kiện chỉ ra rằng: “Cần phải có sự cẩn trọng để tránh việc dùng từ hay cung cách khiến người tín hữu Công Giáo nhầm lẫn với cử chỉ của lời nói của các cộng đồng không phải là Công Giáo hay của các tôn giáo khác, do đó, một yếu tố như vậy sẽ không tạo ra sự nhầm lẫn hay cảm thấy khó chịu.” Rồi nhà báo đó mới hỏi Ngài là: làm thế nào mà chúng ta có thể hòa giải, Đức Hồng Y Kasper vẫn thể hiện quan điểm tích cực của Ngài về việc phối hợp dịch thuật, như được cảnh báo bởi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Francis Arinze, người Nigeria.
Đức Hồng Kasper cũng cho biết rằng: “Ngài đã viết cho Đức Hồng Y Arinze đề nghị cả hai cùng gặp để bàn thảo về điều này. Vẫn còn có những khác biệt, nhưng cả hai chúng tôi vẫn chưa có dịp thảo luận về điểm này. Có lẽ, sau buổi Hội Thảo, chúng tôi sẽ nói về chuyện này. Và trong bất kỳ trường hợp nào đi nữa, thì Văn Kiện Dei Verbum chỉ ra một đường hướng về việc nổ lực đại kết. Vì nó nói lên sự hợp tác đa phương trong vấn đề dịch thuật và diễn giải Kinh Thánh. Chúng ta có thể cùng làm việc với nhauy để tìm ra một giải pháp.”
Một nhà báo khác cũng đã hỏi Đức Hồng Y Kasper về đánh giá của Ngài trong các mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo, đặc biệt là trong việc di dời tổng hành dinh của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp từ thành phố L’viv sang thành phố Kiev của Ukraine. Đức Hồng Kasper nói: “Cho đến bây giờ, mọi chuyện vẫn tốt đẹp và chưa có một phản ứng mạnh mẽ hay dữ dội nào cả. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với Giáo Hội Chính Thống Nga. Mối quan hệ đó đang trên con đường tiến triển tốt đẹp.”
Tuần tới, Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách việc Cổ Võ Đại Kết Kitô Giáo sẽ đứng ra tổ chức một buổi Hội Thảo Chính về Kinh Thánh, nhân dịp kỷ niệm 40 năm sự ra đời của Văn Kiện về Kinh Thánh của Công Đồng Chung Vatican II có tên là Dei Verbum.
Vào hôm thứ năm, vị Hồng Y Chủ Tịch của Hội Đồng là Đức Hồng Y Walter Kasper; Đức Giám Mục Vincenzo Paglia của Giáo Phận Terni, Chủ Tịch của Liên Đoàn Thánh Kinh Công Giáo, và một số người đứng ra tổ chức khác, đã giới thiệu qua về buổi Hội Thảo này trong một cuộc họp báo tại Vaticăn. Hơn 100 Đức Giám Mục từ khắp nơi trên thế giới, theo dự trù sẽ đến tham dự buổi Hội Thảo, với các diễn thuyết viên chính là Đức Hồng Y Carlo Maria Martini, Tổng Giám Mục về hưu của TGP Milan; một học giả xuất chúng về Thánh Kinh; Đức Hồng Y Kasper; và Đức Tổng Giám Mục John Onaiyekan của TGP Abuja thuộc nước Nigeria.
Vì được tổ chức bởi Hội Đồng của Đức Hồng Y Kasper, nên buổi Hội Thảo cũng sẽ có sự tham dự rất đông đảo các thành phần nổi tiếng như những đại diện của các Thượng Phụ Constantinople, Alexandria, Nga Sô, Serbia, Rumani, Athen và các Giáo Hội Đông Phương khác; cũng như các nhà lãnh đạo của Hiệp Hội Anh Giáo, Hiệp Hội Tin Lành Luther Thế Giới, Liên Hiệp Tin Lành Thế Giới và các giáo phái cũng như phong trào đại kết khác.
Như Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh: “Kinh Thánh chính là điểm mấu chốt của tiến trình đại kết. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, Lời của Chúa chính là ưu tiên hàng đầu trong việc hiểu về Giáo Hội một cách đúng đắn hơn.”
Đức Giám Mục Paglia trích dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây của một tổ chức Thánh Kinh của Ý Quốc cho thấy rằng có đến 80% người Công Giáo (tức những ai đi tham dự Thánh Lễ ít nhất là một lần trong tuần) tại Ý, Pháp và Tây Ban Nha chỉ tiếp cận với Thánh Kinh trong Thánh Lễ mà thôi; và chỉ có 3% người Công Giáo đọc Kinh Thánh mỗi ngày. Sự kiện bất thường này ngày càng dẫn đến việc chẳng hiểu biết gì cả; chẳng hạn như: chỉ có 40% người Công Giáo tin rằng Thánh Phaolô đã viết ra một trong 4 cuốn sách Phúc Âm; và 26% cho rằng Thánh Phêrô cũng thế. Đức Giám Mục cũng nói thêm rằng mỗi một người Công Giáo nên có một cuốn sách Thánh Kinh bằng ngôn ngữ của riêng họ, mà Giáo Hội phải có trách nhiệm đưa cho họ. Vẫn còn nhiều việc cần phải làm, vì lẽ, sách Kinh Thánh cho tới giờ đã được dịch ra trọn vẹn hay từng phần ra 2,300 ngôn ngữ khác nhau rồi; nghĩa là còn khoảng thêm 1,000 ngôn ngữ nữa, phần lớn nằm ở phía nam của quả địa cầu, là vùng chưa có một bản dịch Kinh Thánh nào.
Trong phần tóm tắt về 40 năm ra đời của Văn Kiện Dei Verbum, Đức Hồng Y Kasper ca ngợi khuynh hướng tiến về “việc phối hợp dịch thuật sách Thánh Kinh ra nhiều ngôn ngữ khác nhau” bao gồm những học giả về Thánh Kinh của Công Giáo và Tin Lành, cũng như những nhà thần học và ngôn ngữ học. Ngài nói Ngài muốn các tham dự viên của buổi Hội Thảo “cùng nhau nghiên cứu về tiến trình hợp tác đại kết” trong lãnh vực dịch thuật Kinh Thánh.
Trong suốt phần Hỏi và Trả Lời, một nhà báo nhắc cho Đức Hồng Y Kasper rằng: một văn kiện cho ra đời vào tháng 5 năm 2001 của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích có tên Liturgiam Authenticam, cũng đã thể hiện sự quan tâm về những nổi lực phối hợp dịch thuật như vậy của những học giả có tín ngưỡng khác nhau.
Văn Kiện chỉ ra rằng: “Cần phải có sự cẩn trọng để tránh việc dùng từ hay cung cách khiến người tín hữu Công Giáo nhầm lẫn với cử chỉ của lời nói của các cộng đồng không phải là Công Giáo hay của các tôn giáo khác, do đó, một yếu tố như vậy sẽ không tạo ra sự nhầm lẫn hay cảm thấy khó chịu.” Rồi nhà báo đó mới hỏi Ngài là: làm thế nào mà chúng ta có thể hòa giải, Đức Hồng Y Kasper vẫn thể hiện quan điểm tích cực của Ngài về việc phối hợp dịch thuật, như được cảnh báo bởi Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, dưới sự lãnh đạo của Đức Hồng Francis Arinze, người Nigeria.
Đức Hồng Kasper cũng cho biết rằng: “Ngài đã viết cho Đức Hồng Y Arinze đề nghị cả hai cùng gặp để bàn thảo về điều này. Vẫn còn có những khác biệt, nhưng cả hai chúng tôi vẫn chưa có dịp thảo luận về điểm này. Có lẽ, sau buổi Hội Thảo, chúng tôi sẽ nói về chuyện này. Và trong bất kỳ trường hợp nào đi nữa, thì Văn Kiện Dei Verbum chỉ ra một đường hướng về việc nổ lực đại kết. Vì nó nói lên sự hợp tác đa phương trong vấn đề dịch thuật và diễn giải Kinh Thánh. Chúng ta có thể cùng làm việc với nhauy để tìm ra một giải pháp.”
Một nhà báo khác cũng đã hỏi Đức Hồng Y Kasper về đánh giá của Ngài trong các mối quan hệ giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo, đặc biệt là trong việc di dời tổng hành dinh của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp từ thành phố L’viv sang thành phố Kiev của Ukraine. Đức Hồng Kasper nói: “Cho đến bây giờ, mọi chuyện vẫn tốt đẹp và chưa có một phản ứng mạnh mẽ hay dữ dội nào cả. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc với Giáo Hội Chính Thống Nga. Mối quan hệ đó đang trên con đường tiến triển tốt đẹp.”