Sự tha thứ sau biến cố 9/11 (Phần 1)

Lược trích bài phỏng vấn với vị linh mục tuyên úy qua việc ngài cố vấn cho các bà con, thân nhân của các nạn nhân

ROME (Zenit.org).- Có thể nói được điều gì đối với một người phụ nữ, người đã mất đi người chồng, là người cha của các con bà trong một cuộc khủng bố tấn công như vụ 11 tháng 9 năm 2001 vừa qua?

Thì đây là một dạng câu hỏi mà Cha Alfonso Aguilar thuộc Liên Đoàn Chúa Kitô (Legionary of Christ) tự hỏi chính ngài vì ngài là một trong những vị linh mục tuyên úy của Hội Chữ Thập Đỏ, có nhiệm vụ hổ trợ bà con, thân nhân của những nạn nhân sau các cuộc tấn công tại New York.

Trong bài phỏng vấn với hãng tin Zenit, Cha Aguilar, hiện cũng đang là giáo sư triết học tại trường Đại Học Giáo Hoàng Regina Apostolorum, tiết lộ về những gì mà ngài đã chứng kiến sau vụ hủy diệt Trung Tâm Thương Mại Thế Giới.

Hỏi (H): Thưa Cha, Cha có thể mô tả về những thân nhân, bà con của các nạn nhân được không?

Thưa (T): Thưa, liên quan đến mặt tín ngưỡng của họ, đa phần họ là những người Kitô Giáo, mà theo ấn tượng của tôi, hơn phân nữa trong số họ là những người Công Giáo. Thành thật mà nói, Kinh Lạy Cha có thể được đọc lên để cùng cầu nguyện và tất cả mọi người cùng nhau đọc một đoạn trong sách Thánh Kinh để an ủi nhau.

Còn liên quan đến mặt tuổi tác, thì tất cả đều là những người trưởng thành cả, khoảng chừng 30 đến 40 tuổi, chủ yếu là những người phụ nữ. Tôi cũng đã gặp một số các bậc phụ huynh, những người đã mất con, cũng như những người đã đính hôn, chẳng hạn như Cô Elizabeth, 28 tuổi, đã đính hôn được 5 năm rồi, và chuẩn bị kết hôn trong vòng 3 tháng nữa.

Tôi thậm chí cũng đã gặp được rất nhiều người vợ trẻ, như Chị Linda Thorpe, người đang bồng bế đứa con đầu lòng của Chị, và hai người bạn của Chị, những người cũng vừa mới lập gia đình. Cả ba người phụ nữ này rất tự hào về những đức tính và việc tham gia vào các công tác xã hội của những người chồng của họ. Trong bức ảnh mà họ cho tôi thấy, cả ba người đàn ông đang vui vẻ cụm ly trong một nhà hàng. Ai có thể tưởng tượng được rằng chỉ trong vòng vài tuần, cả ba đều đang cùng nhau diện đối trước Đấng Tạo Dựng?

(H): Thưa Cha, một linh mục tuyên úy nên nói gì và làm gì cho những ai đã phải gánh chịu sự đớn đau khi họ mất đi người thân yêu của họ trong một thảm họa vĩ đại như biến cố 9/11?

(T): Thưa, trong những tấn thảm kịch như vậy, vị linh mục tuyên úy không cần phải nói hay làm nhiều. Vị ấy chỉ cần an ủi và đưa ra niềm hy vọng bằng sự hiện diện kết đoàn với những thân nhân, bà con của các nạn nhân hơn là bằng những lời nói hay ngôn từ.

Vị linh mục hỏi mỗi gia đình nếu họ cần điều gì, vị ấy đưa ra một số lời an ủi, mời họ tham gia vào một buổi cầu nguyện đơn giản, như việc đọc Kinh Lạy Cha chẳng hạn. Dĩ nhiên, vì tâm trạng bức xúc của họ, nên họ chưa sẳn sàng cho những bài giảng hay những buổi cầu nguyện lâu và dài.

Như tôi đã cảm nhận được, phần lớn, cho dẫu họ là những người có niềm tin hay không, họ đều cảm thấy được thoải mái và bình tâm trước sự hiện diện của một vị linh mục vào những giờ phút như vậy. Không ai có thể biết được những ảnh hưởng về mặt tâm lý và tinh thần về hành động khuyên nhủ của vị linh mục, đối với những tâm hồn đau khổ, đó là như thế nào.

Những ngày sau đó, các viên chức của Hội Chữ Thập Đỏ có gởi cho tôi một lá thư và một chứng chỉ công nhận, về ảnh hưởng của việc có sự hiện diện của vị linh mục.

(H): Thưa Cha, các thân nhân của những nạn nhân phản ứng như thế nào đối với những cuộc tấn công? Có phải họ giận dữ với Thiên Chúa và với những người khủng bố? Liệu họ còn có niềm hy vọng hay là họ đã quá tuyệt vọng rồi?

(T): Thưa, tôi tiếp cận họ trong sự e dè. Tôi nghĩ rằng phần nhiều trong số họ sẽ từ chối việc có được một lời khuyên, một lời an ủi về tâm linh, và rằng sẽ có một số nổi giận (rave) và nguyền rủa (rant) Thiên Chúa và những kẻ đã giết hại thân nhân của họ. May mắn thay, không hẳn là như vậy.

Phần lớn đón nhận những vị linh mục tuyên úy với một tâm linh thánh thiện và tôi chưa bao giờ nghe họ than phiền gì cả về bất kỳ ai. Mọi người chấp nhận những nổi khổ đau cùng cực của họ với một sự cam chịu, nhẫn nhục (resignation) khá thường. Tôi tin rằng có một hồng ân đặc biệt từ Thiên Chúa, cho phép họ có thể chịu đựng với lòng kiên nhẫn mà không hề cay cú (bitterness).

Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa ban ân huệ của Ngài xuống cho những ai tuyệt vọng như những người như vậy. Hơn nữa, mọi người đều hy vọng rằng thân nhân hay bạn hữu của họ vẫn có thể còn sống. Ngày trước đó, 5 người đã được cứu thoát từ đống đổ nát. Rũi thay, mấy ngày sau đó, đã không còn ai sống sót, được tìm thấy.

Từ đó, tôi mới học được rằng, mặc cho tất cả mọi sự, tình yêu cao cả dành cho một người sẽ không để cho ngọn lửa hy vọng bị dập tắt đi. Ai nấy cũng đều nghĩ rằng, những gì không thể, cũng đều có thể trở thành hiện thực.

(H): Thưa Cha, những tên khủng bố Hồi Giáo tấn công vào Hoa Kỳ, Madrid (thủ đô nước Tây Ban Nha), Israel và Irắc, tức chỉ đề cập đến những trường hợp kinh khủng mà thôi, và họ đã giết người không một chút suy nghĩ, không một lòng mảy mai hay thương hại gì cả. Thì làm thế nào mà chúng ta có thể kiếm tìm được công lý, mà không tránh khỏi việc rơi vào sự thù hận? Thái độ của một người Kitô hữu, những người đã phải đau khổ vì những tên khủng bố này, phải nên như thế nào, thưa Cha?

(T): Thưa, họ cũng nên có thái độ giống như Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã bị kết án, đã bị tra tấn, hành hình và đóng đanh vào thập giá một cách bất công bởi những người, thừa biết rõ là Ngài vô tội, thế nhưng họ vẫn không một chút thương hại đối với Người. Thế thì Thiên Chúa phản ứng như thế nào? Về tâm nội, Ngài đã chuẩn bị để tha thứ cho họ tất cả. Đó là lý do tại sao mà Ngài cầu nguyện: “Lạy Cha, xin tha tội cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”

Tuy nhiên, sự tha thứ nhưng không và vô điều kiện của Chúa Kitô không thể nào hữu ích cho linh hồn của những kẻ bất công trừ khi người đó biết nhìn nhận tội lỗi của mình, biết ăn năn, và dốc lòng chừa.

Chúng ta cũng nên lứu ý rằng trong lời đề nghị để tha thứ nhưng không, Chúa Giêsu không những ám chỉ đến những kẻ hành quyết Ngài mà còn khẩn cầu cho họ cả đến với Thiên Chúa Cha. Mặt khác, khi tên trộm lành đáp ứng được những điều kiện để được tha thứ, biết thú và chừa tội của mình, Chúa Giêsu đã hứa cho anh ta biết được rằng anh ta đã được tha thứ: “Thật, Ta bảo thật với ngươi, hôm nay ngươi sẽ cùng ngự với Ta trên Nước Thiêng Đàng.”

Chính vì thế, chúng ta phải tha thứ cho tất cả mọi người từ tận đáy thẳm con tim của chúng ta, và sự thứ tha đó phải là vô điều kiện, phải nhưng không, nhất là về mặt bề ngoài họ đã biết ăn năn và thay đổi cách cư xữ của họ.

Tuy nhiên, công lý không được xem xét đến, mà không có sự tha thứ, như trong trường hợp của tên trộm lành mà chúng ta đã biết qua. Thậm chí, sau khi đã tha tội cho anh ta, Chúa Giêsu vẫn không giải thoát anh khỏi cây thập giá, điều đó có nghĩa, đó là hình phạt “tương xứng” vì những gì anh ta đã sai phạm. Chính vì thế, về mặt tâm nội, chúng ta phải tha thứ cho tất cả mọi người, trong khi đó, chúng ta vẫn có quyền đòi hỏi công lý phải được thực hiện.



Tưởng Niệm Biến Cố 9/11 tại Tòa Bạch Ốc