LÒNG TỰ TIN - HÀNH TRANG CHO NGÀN NĂM THỨ BA
NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐƯỜNG : Quan hệ giữa Biết và Tin
Thông thường trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, khi chúng ta tin vào ai, chúng ta sẵn sàng giao phó cho họ của cải, tiền tài hay là những công việc quan trọng... Chúng ta không ngại ngùng bộc lộ chia sẽ những tâm sự thầm kín, những trải nghiệm quí hóa về cuộc đời. Tin như vậy có nghĩa là yêu thương và coi trọng, như chúng ta có thể quan sát và ghi nhận trong những quan hệ vợ chồng, cha con, bạn bè tri kỹ... và khi hai người đã tin nhau thực sự và trọn vẹn như vậy, một cách nào đó họ đã đồng hóa với nhau. Họ giao sinh với nhau.
Chính vì vậy, để khỏi tin một cách mù quáng, vào một người, một kiến thức, một chân lý hay một giáo điều... lý trí hoặc tư cách "làm người" đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu một số dữ kiện khai đạo, dẫn đường, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho lòng tin của chúng ta. Nói cách khác, để có thể tin mà không bị mê hoặc hay là trở thành ấu trĩ và lệ thuộc, điều kiện tiên quyết là thái độ kiểm chứng hay là rà soát lại những tin tức, trên sáu bình diện khác nhau có liên hệ đến lòng tin của chúng ta:
Một : Ai?
Người mà tôi tin có căn cước hoặc lý lịch như thế nào?
Hai : Để làm gì? Tại sao?
Cái gì là quan trọng, đâu là giá trị đang thúc đẩy lòng tin của tôi? Tôi tin vì mục đích gì?
Ba : Cách nào?
Tôi tin bằng cách nào? Đâu là phương thức và đường hướng tôi cần đeo đuổi khi tin? Cái gì sẽ xảy đến nếu tôi không tin? Tôi được gì và mất gì?
Bốn : Điều gì?
Khi tin, tôi có những hành vi cụ thể nào?
Năm : Môi trường và điều kiện?
Tôi tin khi nào, ở đâu, bao lâu, với điều kiện nào?
Sáu : Quan hệ thế nào giữa người tôi tin và bao nhiêu người khác? Ngoài tôi ra, còn có những ai tin vào người ấy?
Mặc dù với bao nhiêu tìm kiếm, học hỏi một cách nghiêm túc và sáng suốt như vậy, chúng ta cần phân biệt rõ ràng: Tin không phải là biết. Để biết, chúng ta phải thường xuyên kiểm chứng và đánh giá những sự kiện khách quan, mắt có thể thấy, tai có thể nghe, tay chân có thể tiếp xúc và cảm nhận. Tin, trái lại là phó thác, buông xả, chấp nhận mình không thể kiểm soát một trăm phần trăm. Trong lăng kính và ý nghĩa nầy, khi tin chúng ta tin vào một người. Thậm chí khi chúng ta tin một điều gì, một cách mặc nhiên hoặc minh nhiên, chúng ta tìm nơi nương tựa vào một người có tư cách và giá trị đã làm chứng về điều ấy. Người ấy có thẩm quyền, có uy tín. Người ấy không bị lừa gạt và không đánh lừa chúng ta. Thêm vào đó người ấy trung thực, không nói một đường làm một nẽo.
Trong thực tế, tuy dù khác biệt nhau về bản chất và giá trị, hai động tác "Tin" và "biết" phải nương tựa vào nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau và cũng cố cho nhau. Tin mà không đặt cơ sở trên hiểu biết, như trên đây tôi đã nhấn mạnh, đó là mê tín, dị đoan. Đó là lòng tin mê muội, mù quáng xuất phát từ dục vọng hoặc tình trạng ấu trĩ. Trái lại, cho dù ở trong lãnh vực khoa học khách quan chính xác, chúng ta vẫn còn có nhiều lãnh vực tranh tối, tranh sáng. Vẫn có bao nhiêu câu hỏi chưa được khai sáng. Trong nhiều chủ thuyết tự hào là khoa học, như hệ thống Mác-Lê, có bao nhiêu định đề hoặc tiền đề được coi là hiển nhiên không cần chứng minh. Nhưng thực ra đó là những giả định, giả thuyết mà chúng ta phải chấp nhận, như điều kiện tiên quyết, như chân lý ban đầu. Như cửa ngõ cần thiết để đi vào bên trong một tòa nhà cần thăm viếng, hoặc cư ngụ.
Phải chăng, yêu xã hội chủ nghĩa có thể đồng hòa với yêu đất nước, yêu quê hương và dân tộc?
Dựa vào đâu tôi có thể xác tín: giai cấp vô sản phải chuyên chính, độc tài nghĩa là có quyền tiêu diệt những giai cấp khác không chịu đầu hàng, đầu thú? Nếu đó là lý luận "lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng", đâu là nét khác biệt giữa chế độ độc tài với một tôn giáo bảo căn cực đoan? Phải chăng cả hai đều hô hào "thánh chiến" nhằm diệt trừ đối phương bị đồng hóa với "loại côn đồ vô đạo và vô luân"?
Trên cơ sở nào tôi có thể rêu rao, rĩ rã: tôn giáo tôi đạt 80%, là thuần túy dân tộc và văn hoá? Và cho dù 80% thực sự, một đoàn lũ gào thét, hô hào, la ó… có chứng minh được gì! Chân lý của một người vẫn là chân lý, đang khi sai lạc của hàng triệu người vẫn là sai lạc, từ trong căn đế của nó mà thôi!
Bao nhiêu phân tích chi ly và cặn kẽ ấy nhằm chứng minh và nhấn mạnh rằng: Tin không thể thiếu vắng trong cuộc đời làm người và nhất là trong quan hệ giữa người với người, cũng như trong địa hạt hoạt động và dấn thân.
Trọng mỗi quyết định và chọn lựa hằng ngày, con người không bao giờ biết chắc chắn một trăm phần trăm là "mình có lý, có lẽ phải và đi đúng đường". Những ai ngồi chờ cho đến khi có đầy đủ mọi lý lẽ, mới bắt tay vào việc... người ấy sẽ hẹn nay hẹn mai, bất định, tê liệt và bất động. Nói cách khác, tin cho phép hoặc thúc đẩy hành động. Tin không đóng khung trong địa hạt tình cảm. Tin không quanh quẩn, vòng vo trong một lối nhìn, một kiến giải hay một quan niệm hoàn toàn trừu tượng và lý thuyết. Tin đi đôi với hành động. Nghĩa là phải kết thúc và được diễn tả bằng việc làm cụ thể, hằng ngày.
Nói cách khác một cách rõ ràng và khúc chiết hơn, động tác "Tin" - cho dù thuộc bình diện nào: tin vào một người, tin vào Thần Phật, tin vào Thượng Đế... tin vào một chủ thuyết vô thần hoặc hữu thần - là một tiến trình phát triển liên tục, từ trong ra ngoài và bao gồm bốn yếu tố then chốt :
Bốn yếu tố, mà chúng ta vừa xác định, phải có mặt trong bối cảnh tư duy, khi chúng ta muốn khảo sát vấn đề Tự tin và vai trò của nó trong cuộc sống làm người. Hẵn thực, đây cũng là một loại lòng tin, như chúng ta vừa nói tới. Nhưng đặc biệt trong lãnh vực nầy, chủ thể và đối tượng của lòng tin là một người duy nhất: Tôi Tin vào tôi.
Tuy nhiên, đàng sau mệnh đề có vẽ đơn sơ, dễ hiểu ấy, nếu biết đào bới, chúng ta sẽ khai quật lên bao nhiêu câu hỏi phức tạp và phiền toái:
Thứ nhất : Đành rằng, Tin vào mình là chìa khoá vàng có khả năng mở ra mọi kho tàng, vốn liếng cho phép tôi thành tựu cuộc đời. Nhưng kho tàng, vốn liếng ấy là gì ? Có mặt hay không? Dựa vào những tiêu điểm nào, tôi vừa biết và vừa tin là tôi có sẵn những gia tài và gia sản ấy ? Nói cách khác, "Tin vào mình" có nghĩa là gì? Đâu là những động tác cụ thể diễn tả và bộc lộ ra ngoài lòng Tự Tin của tôi. Đó là nội dung của chương I với tựa đề "Tôi Tin Tôi".
Thứ hai : Cái gì sẽ xảy ra, đâu là những mất mát, thiệt thòi khi tôi không tin vào tôi? Thắc mắc nầy sẽ được khai mở trong chương hai: "Những triệu chứng của con người thiếu tự tin".
Thứ ba : Đâu là "Những kỹ thuật hóa giải" nhằm thay đổi tâm trạng thiếu tự tin ? Nội dung nầy sẽ được thảo luận trong chương ba.
Thứ bốn : Phải chăng "phòng bệnh" có ích lợi và hữu hiệu hơn "chữa bệnh" ?
Để phác họa một kế hoạch hướng lai, nhằm đào tạo những con người "Tự Tin", trong chương bốn với tựa đề "Hướng về tương lai", chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu và giải đáp nhiều vấn đề giáo dục:
Vậy, hỡi người độc giả, bạn chọn lựa "con đường nào", nếu bạn tin chắc rằng: "Bản sắc của con người làm bằng chất liệu Tình Thương và Lòng Tha Thứ" ?
CHƯƠNG MỘT : Lòng Tự Tin « Tôi tin tôi »
Để lãnh hội đầu đuôi gốc ngọn của lòng Tự tin, chúng ta hãy khởi đầu tìm hiểu và hình dung bộ máy tâm linh của con người, còn mang tên là nội tâm hay là cấu trúc tâm linh. Đây là một tổng thể, theo lối giải thích của P. Senge, bao gồm nhiều yếu tố giao thoa và tác động lẫn nhau (1). Mỗi thành tố vừa làm Nhân phát sinh ra quả. Và một khi đã xuất hiện, thành hình, Quả ấy trở lại gây ảnh hưởng hay là tài bồi, tưới tẩm cho Nhân. Rút cuộc, trong tiến trình phát triển và biến chế thường xuyên, liên tục, thành tố nào là quả, thành tố nào là nhân? Mẹ nuôi con hay là con nuôi mẹ? Nói cho đúng, thành tố nào cũng vừa là nhân, vừa là quả. Vừa là mẹ vừa là con, tùy phương diện, địa hạt và giai đoạn đi tới, lớn lên.
Thể theo cách trình bày của Tâm lý đương đại, "Cấu trúc Tâm Linh" bao gồm năm thành tố chính yếu:
Môi trường là tất cả thực tại còn được gọi là ngoại cảnh đang có mặt và bao quanh bản thân và con người của chúng ta. Thực tại ấy bao gồm những sự vật, hiện tượng, biến cố và bao nhiêu người khác cùng chung sống và tiếp xúc với chúng ta. Ngoài ra, thực tại cũng là những phản ứng sinh lý hóa, như nhức đầu, tim đập, áp huyết cao, ăn uống khó tiêu... đang có mặt trong cơ thể của chúng ta.
Thực tại phức tạp và muôn màu sắc ấy được nội tâm tiếp thu vào bên trong lãnh vực hoạt động của mình, qua năm cánh cửa giác quan là thị, thính, xúc, khướu và vị. Nói tóm lại, đó là những điều mắt thấy tai nghe, và những gì chúng ta đụng chạm, tiếp xúc với làn da, miệng lưỡi và lỗ mũi.
1.2- Thành tố thứ hai : năm cánh cửa giác quan (2)
Phần vụ của các giác quan là chuyển biến thực tại bao la, khách quan thành hình ảnh, âm thanh và xúc cảm. Con bò được tiếp thu vào nội tâm không còn là con bò bằng xương bằng thịt, đang cạp cỏ trong cánh đồng trước nhà tôi. Nhưng đó là con bò làm bằng hình ảnh, âm thanh và xúc cảm, phản ảnh một phần nào con bò trong thực tại và thực tế.
Trong khi tiếp thu, các giác quan phải làm công việc giản lược, thu gọn hay là đơn giản hóa thực tại bằng ba cơ chế hay là ba phương thức hoạt động khác nhau.
1.2.1- Cơ chế một : Tổng quát hóa
Khi nói rằng "bò chỉ ăn cỏ" tôi đã vô tình hay hữu ý loại bỏ ra ngoài những chi tiết vụn vặt, cụ thể, ngoại lệ, khác thường...Khi tổng quát hóa, các giác quan chỉ lưu tâm đến tính qui luật như : bò khi nào, ở chỗ nào... cũng luôn luôn có đặc điểm "ăn cỏ". Đồng thời, với cơ chế tổng quát hóa này, các giác quan sẽ phải loại bỏ những nét riêng tư, đặc thù, những trường hợp lẻ tẻ.
1.2.2- Cơ chế hai : Thanh lọc
Khi mô tả "Con bò bốn chân" tôi đã chọn lựa tiêu chuẩn cách thức vận động và di chuyển của bò. Ngoài ra tôi không thể lưu tâm đến những tiêu chuẩn khác như : chiều dài bao nhiêu ? Khi bò ngủ, chân nó được xếp đặt như thế nào ? Chân bò khác chân người thế nào...
Khi dùng cơ chế thanh lọc, các giác quan làm công việc xếp đặt, chọn lựa, nghĩa là trả lời cho câu hỏi: "Bây giờ, yếu tố nào là quan trọng nhất? Cái gì là ưu tiên số một, tôi không thể bỏ sót hoặc lãng quên ? Những yếu tố còn lại chỉ là điều phụ thuộc, không cần được chú ý và ghi nhận.
1.2.3- Cơ chế ba : xuyên tạc, bóp méo còn được gọi là chủ quan hóa
Khi nhìn bò, một họa sĩ sẽ lưu tâm đặc biệt đến màu sắc và hình dạng. Một nhạc sĩ sẽ phân biệt nhiều âm thanh trầm bổng khi bò rống. Một trẻ em sẽ phát biểu ý kiến của mình : nó thích vuốt ve lưng bò và sợ cặp sừng của bò...
Với cơ chế chủ quan hóa, tôi bộc lộ quan điểm, tâm tình riêng tư của tôi, khi tôi nói về bò.
Câu chuyện do đức Bụt kể, về năm người mù đi xem voi lột trần được ý nghĩa của cơ chế xuyên tạc nầy: phải chăng con voi giống chiếc gậy, tâm phản hay cột nhà...? Cách so sánh nào cũng đúng. Nhưng không một cách nào đúng hoàn toàn một trăm phần trăm, so với thực tại khách quan, toàn diện, bên ngoài của con voi.
Chừng ấy nhận xét cho chúng ta thấy rõ : "Ý nghĩa không bao giờ có tính chất toàn bích và toàn diện, cũng như nằm sẵn ở đâu đó trong thực tại". Ý nghĩa của thực tại chỉ xuất hiện cho một người, khi thực tại được người ấy "thuyên giải" nghĩa là lột trần, khám phá ý nghĩa. Một từ chuyên môn khác hay là thuật ngữ thường được dùng là kiến giải. Hẵn thực, khi kiến giải một thực tại, tôi khẳng định và qui định về ý nghĩa mà thực tại ấy cung ứng cho tôi. Một người khác chưa hẵn khám phá và ghi nhận cùng một ý nghĩa giống như tôi, về thực tại ấy.
Nói tóm lại, không có sẵn trong thực tại một ý nghĩa duy nhất, rõ ràng tách bạch trắng ra trắng hoặc đen ra đen cho mọi người đang cùng đứng nhìn một thực tại ấy. Ý nghĩa chỉ được khai mở từ từ, tùy thể thức kiến giải của mỗi người.
1.3- Thành tố thứ ba : Kiến giải
Như tôi vừa trình bày, Cấu trúc tâm linh còn được gọi là thể thức sinh hoạt nội tâm, gồm có hai cửa ngõ: cửa vào và cửa ra. Từ chuyên môn bằng tiếng Anh được dùng trong địa hạt vi tính là Input và Output.
Về cửa vào, chúng ta đã khảo sát chức năng và thể thức hoạt động của năm giác quan.
Về cửa ra, chúng ta có hai con đường diễn tả và bộc lộ nội tâm: ngôn ngữ là lối diễn tả chính xác có lời và ngôn ngữ « không lời và tương tự » là tác phong hoặc hành vi.
Tâm lý của con người, ngoài trừ cửa ra va cửa vào, còn có hai nội dung sinh hoạt khác nhau: sinh hoạt thứ nhất là phần kiến giải. Sinh hoạt thứ hai sẽ được phân tích trong số 1.4. Đó là phần cảm trạng còn được gọi là thời tiết của nội tâm, bao gồm những xúc động và tình cảm của con người.
Trong số 1.3 nầy chúng ta sẽ lần lượt phân tích một cách chi tiết thế nào là kiến giải, hay là thuyên giải.
Định nghĩa kiến giải hay là thuyên giải
Kiến giải là một tiến trình sinh hoạt tâm linh nhằm chế tạo lại một mô hình hay là mẫu thức về thực tại đang được tiếp thu vào trong nội tâm, từ những vật tư hình ảnh, âm thanh… do năm giác quan cung ứng.
Tiếng Anh được dùng là mental processing. Đây là giai đoạn thứ hai sau Input và đứng trước Output, như trước đây tôi đã nói đến.
Mô hình về thực tại được chế tạo lại trong nội tâm, mang rất nhiều danh xưng và tên gọi khác nhau: bản đồ tâm lý, hình ảnh nội tâm, lối nhìn, cách nhận thức, quan điểm và kiến giải... sở dĩ có rất nhiều tên gọi như vậy, vì tên nào cũng mang trong mình những giới hạn và khuyết điểm. Không một danh xưng nào có khả năng chuyên chở mọi khía cạnh hoặc sắc độ của sinh hoạt tâm linh nầy.
Tuy nhiên, để định nghĩa "một phần nào" kiến giải là gì, chúng ta cần phân biệt rõ ràng những giai đoạn chúng ta cần kinh qua, khi đứng trước một thực tại hay một vấn đề cần tìm hiểu:
Giai đoạn thứ nhất: Tôi nêu lên những dữ kiện chính xác về thực tại: mắt tôi thấy, tai tôi nghe, tay chân tôi tiếp xúc va chạm một vài khía cạnh cụ thể của thực tại. Đây là giai đoạn quan sát và ghi nhận.
Giai đoạn thứ hai: Đây là giai đoạn thuyên giải (3). Từ những dữ kiện do chính tôi quan sát, ghi nhận, tôi hiểu biết thế nào về thực tại? Thực tại được quan sát có ý nghĩa nào đối với tôi? Khi diễn tả kiến giải của mình chúng ta có thể sử dụng những lối nói như sau:
Ở đây, trong giai đoạn nầy, tôi diễn tả những phản ứng chủ quan được nẩy sinh và xuất hiện trong nội tâm, sau khi tôi có kiến giải về thực tại. Thực tại khách quan bên ngoài, theo tâm lý học, không bao giờ là nguyên nhân chính thức và trực tiếp phát sinh những phản ứng xúc động và tình cảm. Đó chỉ là những yếu tố phát hỏa, châm ngòi mà thôi. Tiếng Pháp phân biệt một cách rất rõ ràng : cause là nguyên nhân, élément déclencheur là yếu tố châm ngòi, là cơ hội dẫn khởi. Tâm lý phật học phân biệt "nhân" là hạt mầm sinh ra cây, duyên chỉ là những điều kiện thuận lợi, giúp cho cây lớn lên như nước, khí, mặt trời... Theo tâm lý học ngày nay, lối nhìn chủ quan là nguyên nhân của xúc động.
Về mặt ngôn ngữ diễn tả, chúng ta cần sử dụng kỹ thuật « ngôi thứ nhất », theo cách đề nghị của tác giả T. Gordon, để đảm nhận tính chủ quan của đời sống xúc động (4) :
Thể thức diễn tả:
Nhận xét một : Thực tại khách quan là một hiện thể bao la, gồm có rất nhiều yếu tố và phương diện khác nhau. Trái lại, những dữ kiện khách quan do tôi quan sát và ghi nhận, chỉ diễn tả một phần rất nhỏ của thực tại ấy, tùy vị trí đứng nhìn hay là tùy những nhu cầu hiện tại và bao nhiêu giới hạn cá biệt của tôi.
Một người khác, cũng đứng nhìn thực tại ấy, từ vị trí của họ, có thể trình bày ba trường hợp khác nhau, so với trường hợp của tôi:
Trong lăng kính ấy, khi một người có ý kiến khác tôi, chưa hẵn họ chống đối hoặc khai trừ tôi. Trái lại, họ có thể bổ túc và làm cho tôi phong phú. Theo lời người xưa, "nhất tự vi sư". Hẵn thực khi mang đến cho tôi chỉ một "chữ", một tin tức, một ý kiến, người ấy đã là vị thầy, dạy cho tôi một bài học làm người.
Nhận xét thứ hai : Chính tôi là tác giả của đời tôi. Tôi là nguyên nhân tạo nên hạnh phúc cho đời tôi. Nói cách khác, chính tôi làm cho tôi thấy mình có phước hay là bất hạnh. Hẳn thực, trong thực tại bên ngoài, cũng như trong lề lối hành xử và tác phong của người khác, vừa có trắng vừa có đen. Vừa có quặng sản, vừa có vàng nguyên chất ở một tỷ lệ nào đó. Vừa có tích cực, vừa có tiêu cực... Ai có toàn quyền chọn lựa và quyết định về tình trang hạnh phúc hoặc khổ đau cho tôi, nếu không phải là tôi? Chính tôi chủ động về lối nhìn, về cách thuyên giải.
Nói một cách rõ ràng và dứt khoát, chính tôi là chủ thể, chủ nhân của đời tôi. Tôi chủ động về lối nhìn của tôi. Cho nên, cũng chính tôi thấy mình "bất lực, làm nạn nhân". Rốt cuộc, ai có thể chuyển hóa tình trạng ấy, nếu không phải chính tôi?
Nhận xét thứ ba : Tâm linh có chất lượng lành mạnh và sáng suốt khi nào tâm linh ấy biết phân định một cách rành mạch những yếu tố khác biệt sau đây:
Nếu chưa biết, chúng ta tìm kiếm, học hỏi, kiểm chứng, thực nghiệm.
Nếu chưa chứng nghiệm được một cách trực tiếp, chúng ta dựa vào một người hay một vị thầy. Và khi làm vậy, chúng ta còn ở trong địa hạt "Tin", vì chưa có khả năng tự mình khám phá để hiểu biết một cách tự lập.
Sau hết, để kẻ khác có thể tin vào những điều chúng ta diễn tả và trình bày, chúng ta phải "nói có sách, mách có chứng", bằng cách trưng dẫn rõ ràng: ai nói, nói ở đâu, nói khi nào và nói gì ? Cũng vậy, khi tin, chúng ta cần xác định nơi nương tựa của chúng ta : chúng ta đang dựa vào ai để bổ túc những gì chúng ta chưa có, chưa biết, và chưa có khả năng chứng nghiệm một cách trực tiếp. Không làm vậy, chúng ta chỉ ba hoa chích choè, nói láo ăn tiền... hay là nhai đi nhai lại một cách vô thức, máy móc và sáo cưỡng.
Khi bản thân mình không phải là nơi nương tựa vững chắc, tôi sẽ tìm nơi nương tựa khác, ở ngoài bản thân và con người của tôi. Lúc bấy giờ, tôi chỉ sống trong tình trạng lệ thuộc. Đó là mầm mống của lòng thiếu tự tin.
1.4- Thành tố thứ bốn : Xúc động và tình cảm
Trên đây khi bàn về kiến giải, tôi đã đưa ra những điểm then chốt liên hệ đến xúc động và tình cảm như sau :
Một : Tình cảm và xúc động là những phản ứng hoàn toàn chủ quan.
Hai : Vì là phản ứng, tình cảm và xúc động thay đổi thường xuyên như thời tiết và khí hậu.
Ba : Nguyên nhân phát sinh xúc động và tình cảm không phải là thực tại bên ngoài. Không phải là tha nhân. Nhưng chính tôi là tác giả. Nói đúng hơn, chính lối nhìn của tôi là nguồn gốc phát sinh những xúc động và tình cảm đang hiện hình trong nội tâm của tôi.
Bốn : Lối nhìn, kiến giải là thể thức tôi thuyên giải thực tại, bằng cách "đăt tên" cho thực tại, theo lối nói của P. Freire (6). Thuyên giải còn có nghĩa là tìm ra, khám phá cho thực tại một ý nghĩa.
Năm : Ý nghĩa, phát xuất từ động tác thuyên giải, không hoàn toàn do chủ thể nắn đúc hoặc tưởng tượng ra. Giữa ý nghĩa và thực tại khách quan bên ngoài, có những liên hệ không nhiều thì ít, không gần thì xa. Ý nghĩa được manh nha một phần nào trong thực tại. Chính chủ thể làm công việc khám phá, khi thuyên giải, bằng cách tưới tẩm cho hạt mầm có mặt trong thực tại, có điều kiện và khả năng đâm chồi nẩy lộc, sinh hoa kết trái.
Sáu : Lối nhìn lắm lúc còn ở trong tình trạng mập mờ và hỗn độn. Theo lối nói của Phân tâm học, đó là những ý tưởng mộng mơ, chập chờn. Từ ngữ được sử dụng trong tiếng Pháp là Phantame có nghĩa là một ý tưởng chưa được thành hình một cách rõ ràng trong nội tâm. Ý tưởng ấy đang còn ở trong tình huống vừa thực vừa hư.
Bảy : Khi lối nhìn chưa có những cơ sở chính xác, khách quan, lối nhìn ấy mang tên là những tin tưởng chủ quan.
Tám : Lối nhìn - tuy dù còn ở trong tình trạng mơ tưởng hoặc tin tưởng - đã có thể là nguyên nhân phát sinh những xức động và hành động. Chính vì vậy, theo tâm lý ngày nay, tin tưởng đóng một vai trò rất quan trọng trong lãnh vực sinh hoạt của con người. Hẳn thực, chúng ta "Tin" làm sao, thì chúng ta sẽ khuôn đúc thực tại bên ngoài, theo đúng những kích thước đã được cưu mang trong nội tâm của chúng ta.
Chín : Giữa lối nhìn và xúc động có những quan hệ nhân quả qua lại hai chiều. Dựa vào xúc động, chúng ta có thể thay đổi lối nhìn. Đồng thời, khi dựa vào lối nhìn, chúng ta có thể thay đổi xúc động.
Tất cả những phương thức và đường hướng hóa giải xúc động và tình cảm đều phát xuất từ nguyên tắc cơ bản nầy.
Cách Hóa giải xúc động và tình cảm
Chín nhận xét vừa được trình bày trên đây đã nói lên tầm quan trọng của xúc động và tình cảm trong đời sống làm người. Động cơ thúc đẩy con người vươn lên, vượt tầm, thực hiện những kỳ công trọng đại đều xuất phát từ lãnh vực nầy của nội tâm. Và đàng khác, bao nhiêu trở ngại khả dĩ bẻ gẫy, làm chùn chân mọi ý chí, hoài bão, lý tưởng, làm tê liệt mọi chương trình phục vụ và thăng tiến con người cũng đặt sào huyệt tại nơi đây. Thiên Đàng, Niết Bàn bắt nguồn từ nơi đây; và địa ngục đọa đày, trầm luân cũng phát xuất từ khởi điểm nầy.
Để đánh giá hoặc phân định ai đầy tự tin, chúng ta chỉ cần khảo sát đời sống xúc động tình cảm của người ấy. Nếu họ làm chủ được mình, trong địa hạt nầy, bằng cách hóa giải những xúc động tê liệt, phá hoại và biết vận dụng tối đa những tình cảm năng động xây dựng, thì những người ấy có thể lắng nghe và đón nhận làm phần tư hữu của mình, lời thơ sau đây của thi sĩ Kipling (7) :
Tác giả thứ nhất là D. Goleman (8)
Trong hai tập sách có giá trị và tầm vóc hoàn vũ, nhà tâm lý nầy đã liệt kê năm khả năng của con người biết hóa giải đời sống và xúc động.
Khả năng thứ nhất: Ý thức sáng suốt và đầy đủ về đời sống tình cảm và xúc động của chính mình. Ý thức có nghĩa là biết xác định điểm xuất phát, đánh giá cường độ và tầm ảnh hưởng. Một cách đặc biệt, ý thức là biết đặt tên, gọi tên và đồng thời khám phá nhu cầu hiện tại của mình, đang ẩn núp ở bên dưới mỗi xúc động và tình cảm.
Khả năng thứ hai : Làm chủ, đối với những xúc động và tình cảm tiêu cực, phá hoại như giận dữ, lo âu, tuyệt vọng...
Làm chủ có nghĩa là biết ngăn chận, đề phòng, chuyển biến, tránh tối đa những tình trạng tràn ngập, ngụp lặn, tê liệt do xúc động và tình cảm quá mãnh liệt áp đặt và gây nên cho chúng ta. Trái lại, khi xúc động và tình cảm "tức nước vỡ bờ", khống chế tư duy, chúng ta sẽ đánh mất bản thân mình. Chúng ta trở thành nạn nhân của dục vọng.
Khả năng thứ ba: Vận dụng, điều động những tình cảm năng động, tích cực, để động viên chính mình trong vấn đề thực hiện những mục tiêu của đời sống.
Khả năng thứ bốn : Đồng cảm với người khác, tìm hiểu nhu cầu tình cảm của họ, để tiếp xúc nâng đỡ và soi sáng con đường làm người của họ.
Khả năng thứ năm : Phát huy quan hệ hài hòa, tốt đẹp và xây dựng, trong mọi hoàn cảnh tiếp xúc, chung sống và cộng tác với người đồng bào, đồng loại.
Theo ngôn ngữ của D. Goleman, năm khả năng vừa được liệt kê, tạo nên một loại "Thông minh coi trọng tình cảm". Yếu tố nầy đang thiếu vắng trầm trọng trong xã hội quá duy lý ngày nay. Càng duy lý, xã hội càng trầm luân và gặp nhiều vấn đề ở mọi địa hạt. Trí thông minh coi trọng tình cảm phải chăng là nhu cầu cấp thiết của con người, trong thời đại mới thuộc Nghìn Năm Thứ Ba ?
Tác giả thứ hai là Cameron Bandler (9)
Trong cuốn sách mang tựa đề "Làm con tin của đời sống tình cảm và xúc động" tác giả nầy trình bày rất nhiều kỹ thuật hóa giải, với từng bước đi lên rất cụ thể. Nét đặc biệt của những phương pháp hóa giả nầy được trình bày và thu tóm trong hai kỹ thuật then chốt sau đây:
Phương pháp hóa giải thứ nhất là « Mẫu hóa »
Tình cảm và xúc động được tháo gỡ ra từng bộ phận, cơ hồ chúng ta tháo gỡ ra một chiếc xe đạp, để lau chùi hoặc sửa chữa. Khi lắp ráp lại chúng ta nhận thấy "tổng thể" chỉ được cấu thành bằng một số "thành tố" rất hạn định. Khi sửa chữa, chúng ta chỉ cần thay đổi một hoặc hai bộ phận mà thôi, chiếc xe đã lên cấp một cách rõ rệt.
"Tổng thể" của một xúc động cũng được cấu thành bằng một số "thành tố" hạn định. Khi khám phá và liệt kê những thành tố ấy, chúng ta làm công việc mang tên là mẫu hóa, có nghĩa là tìm ra "bộ sườn".
Và khi đã rõ ràng về "mẫu thức" hay là "bộ sườn" của một xúc động, chúng ta chỉ cần tác động trên một vài thành tố, chúng ta sẽ có khả năng biến chuyển toàn diện chất lượng của cả "Tổng thể".
Để minh họa phương pháp mẫu hóa nầy, chúng ta hãy lấy thí dụ lòng tự tin.
Mẫu thức hay là bộ sườn của lòng tự tin bao gồm sáu yếu tố:
Ai là cha mẹ?
Quê hương có ý nghĩa gì cho cuộc đời của tôi ?
Nếu chưa trả lời được cho mình và không đi tìm câu trả lời, cho một trong sáu điểm trên đây, lòng tự tin của tôi còn ở trong tình trạng bấp bênh, mơ hồ và vô hiệu.
Trái lại, khi trả lời được một cách trung thực và đầy xác tín, cho sáu loại câu hỏi trên đây, chúng ta sẽ thuộc loại người có lòng tự tin, trên con đường tiến thân của mình.
Phương pháp hóa giải thứ hai: "Nhổ neo và khóa neo"
Một chiếc thuyền, khi được neo lại, sẽ không trôi dạt bấp bênh, theo sóng gió.
Khi nhổ neo, chúng ta có thể chèo thuyền đi nơi khác.
Trong cuộc đời làm người, cũng có những cây neo tâm lý tương tự như vậy.
Chính Pavlov đã thực hiện một cuộc thí nghiệm như sau:
Giai đoạn một : Ông giam đói một con chó.
Giai đoạn hai : Ông mang đến một miếng thịt bò tươi đặt trước mặt chó và đồng thời rung một cái chuông nhỏ.
Thấy miếng thịt, con chó đói thèm ăn, nhưng vì chưa ăn được, nó chảy nước bọt.
Giai đọan thứ ba : Ông lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong nhiều ngày, hai giai đoạn thí nghiệm trên đây.
Sau độ hơn một tuần hay 10 ngày, Pavlov chỉ cần rung chuông mà thôi, không cần mang ra miếng thịt, con chó đói đã chảy nước bọt. Sỡ dĩ như vậy vì tiếng chuông đã được neo chặt vào miếng thịt, cho nên có khả năng tác động hoàn toàn giống như miếng thịt.
Phương pháp "Chương trình sinh hoạt thần ngữ" sử dụng lại ý kiến của thí nghiệm nầy, một là để làm sống lại những xúc động tích cực như hăng say, sung sướng, bình thản. Hai là để giải trừ những tình cảm tê liệt như buồn chán, lo âu... Tất cả vấn đề là tìm ra một cây neo tâm lý vững mạnh và đơn sơ, thích hợp với hoàn cảnh của cuộc sống. Từ đó, chúng ta tìm cách cột chặt cây neo vào một xúc động.
Bản thân tôi đã và đang thường xuyên sử dụng những bài hát và câu thơ tạo năng lực và hùng khí. Sau đây là vài ba ví dụ:
Tôi ngày ngày cột vào những câu thơ, câu hát ấy, cả một tình người bao la trong sáng, hướng thượng.
Nhờ đó vào những lúc đen tối, tuyệt vọng chán nãn, vì lòng người độc ác, thiếu bao dung, hẹp hòi, phê phán, xua đuổi...tôi nhỏ nhẹ nhắc nhở lại cho mình:
- "Ánh mắt em là cả một bầu trời!"...
Nhờ chú niệm vào những vần thơ vắn gọn ấy, tôi bám chặt vào cây neo. Đồng thời tôi giải trừ được những cỏ lùng, đã do ai gieo vào ruộng đồng của tôi, trong một lúc mà tôi không hay biết...
Kết quả là nhờ bao nhiêu câu hát, câu thơ ấy, tôi vẫn bám chặt vào con đường làm người, đ1ng như lời nói của Thisĩ Kipling : "Thành nhân là một thành quả thật vuông tròn!"
Cũng nhờ phương pháp "khóa neo" như thế, tôi có sức vươn lên, mặc dù cuộc sống lắm lúc " nặng như chì" và "đen như con kiến đen giữa đêm đen, nằm cô đơn trên tảng đá đen".
Không học tập và tôi luyện cho mình, cách hóa giải như vậy, làm sao tôi có thể khẳng định về con đường làm người của mình :
1.5- Thành tố thứ năm : ngôn ngữ và hành động để bộc lộ nội tâm
Nội tâm được so sánh như một "lò luyện thép". Ở đây, thực tại bên ngoài được nung đốt, thanh lọc và chuyển biến, để cuối cùng trở thành hai thực thể: Kiến giải về thực tại và phản ứng nội tâm là tình cảm và xúc động.
Vào giai đoạn thứ năm, nội tâm được bộc lộ ra bên ngoài, trở lại tác động trên môi trường và ngoại cảnh bằng hai phương tiện: Ngôn ngữ và tác phong.
Dựa vào hai sinh hoạt nầy, chúng ta cũng có thể đánh giá chất lượng và cấp độ tự tin của một chủ thể:
Thứ nhất : người ấy có ý kiến rõ ràng và khúc chiết không? Lời nói có diễn tả minh bạch và trọn vẹn quan điểm và lập trường không?
Thứ hai : xúc động có được diễn tả ra ngoài một cách dễ dàng, trung thực, thanh thoát, thoải mái không? Hay là bị cầm giữ, dồn nén, ngụy trang?
Nói cách khác, chủ thể có khả năng bộc lộ một cách thích ứng những nhu cầu tình cảm cơ bản cũng như những nguyện vọng và yêu cầu của mình không? Thích ứng có nghĩa là đúng lúc, đúng độ, đúng cách và đúng đối tượng.
Thứ ba : khi diễn ta kiến giải cũng như khi bộc lộ cảm trạng của mình, chủ thể phát biểu đã tạo nên xung đột, tranh chấp hay là phát huy quan hệ và bồi dưỡng hòa khí?
Hai tác giả D. Goleman và B. Sommer đã sỡ hữu hóa một tiêu chuẩn do M. Csikszentmihalyi (đọc là síc-xê-mi-hai) đề xuất để đánh giá con người tự tin (10). Đó là tư cách có tên gọi là Flow trong tiếng Anh. Flow có nghĩa là trôi chảy dễ dàng, xuôi thuận, thoáng thoát, tự nhiên. Không bị trục trặc. Không căng thẳng gò bó. Không gồng mình lên, như con nhái muốn sánh mình vời con bò. Không che đậy, giấu diếm dưới những lớp áo quần chói chang láng bóng. Flow là tư cách của trời xanh, của biển cả. Lại gần con người có tư cách nầy, chúng ta cảm thấy mình cao cả, trọng đại nhưng vẫn còn muốn vươn lên. Không bị nhận chìm, đè bẹp. Tư cách Flow có mặt nơi một trẻ thơ. Nơi con người hạnh phúc. Nơi một nhà trượt tuyết vô địch đang bay lượn nhẹ nhàng qua nhựng sườn tuyết trùng trùng, điệp điệp. Nói tóm lại, Flow là nước chảy xuôi dòng. Nhận vào để nuôi dưỡng mình và cho ra để phong phú hóa người tiếp xúc với mình. Là tình yêu vô điều kiện, không có gợn mây lo sợ, đề phòng, so đo hơn thiệt. Không tố cáo, kết án. Trước lỗi lầm chỉ có liếc nhìn đầy tha thứ! Như nước, con người tự tin chỉ nối kết và bắc nhịp cầu. Lời nói của họ không bao giờ là tên bay, đạn nổ.
1.6- Thành tố thứ sáu: Quá khứ là kho tàng chứ không phải là vết thương hay vết nhơ trong lý lịch
"Hóa giải quá khứ" phải chăng là kỹ năng to lớn của người tự tin? Nhưng quá khứ tôi muốn nói ở đây là gì, nó tác động ở đâu, cách nào trên nội tâm của con người?
Bao lâu một dân tộc chưa hóa giải được toàn bộ quá khứ của mình bằng cách đối diện và nhận diện những bộ mặt gian manh những bàn tay đẫm máu, những ý đồ thực dân, diệt chủng, những thủ đọan thanh toán, diệt trừ người anh em... cái vô thức, vô minh ấy vẫn còn là cái ung thư nhức nhói chờ ngày xuất hiện trở lại.
Bao lâu một tập thể còn có mặt ngoài mặt trong, còn sợ "vạch áo cho người xem lưng", tập thể ấy đang kéo lê lết một gánh nặng vô hình cản trở con đường tiến thân và lớn mạnh.
Đối với từng mỗi cá nhân cũng vậy, quá khứ như mặt trăng gồm có hai mặt: mặt sáng và mặt tối. Mặt tối ám ảnh, kích thích, đeo đuổi chúng ta.
Theo thánh Phao-lô "Hồng ân cứu độ" chỉ tràn trề khi mặt tối được thú nhận: nghĩa là đảm nhận, chấp nhận, đối diện, nhìn thẳng mặt. Theo tâm lý học, được "cứu độ" có nghĩa là được giải thoát, giải phóng, giải tỏa. Không bị kẹt, không bị ối động, không bị ung thối, không bị ô nhiễm hoặc đầu độc vì một vết thương không được chữa lành.
Một số người học thiền chưa đến nơi đến chốn, thường eo xèo, nhễ nhãi rằng:
"Quá khứ đã qua rồi!
Tương lai thì chưa tới!
Chỉ có giây phút hiện tại là thực!"
Không, quá khứ không đi qua. Theo duy thức học - một loại tâm lý học Phật giáo - quá khứ đang còn có mặt trong cung lòng của kho lẫm, mang tên là tàng thức hay là A-lại-gia- thức. Đó là từ tương đương với Vô thức của Phân tâm học. Quá khứ rơi rụng và đang được chất chứa trong kho tàng vô thức, dưới hình thức chủng tử hay là hạt mầm.
Những lối nói "kho lẫm", "kho tàng" chỉ là hình ảnh, hình tượng. Thực ra nội tâm không phải là một nơi chốn vật chất có nhiều phòng ốc khác nhau. Nội tâm như chúng ta đã quãng diễn sâu rộng, là lối nhìn và xúc động.
Khi thực tại đi vào nội tâm, nội tâm không phải là "vườn hoang, nhà trống". Nội tâm đã có một quá trình kinh nghiệm, một quá khứ. Cho nên khi thuyên giải thực tại, nội tâm không thể không chịu ảnh hưởng của quá khứ. Nhưng quá khứ ấy là mẹ hiền nâng đỡ đùm bọc, soi sáng, hướng dẫn. Quá khứ cũng có thể là bà dì ghẻ, như trong câu chuyện tấm cám:
Bà luôn luôn xoi mói, hằn học, hành hạ, tố cáo, chưởi bới, không cho phép đứa con ghẻ ngoi đầu lên.
Trong đời sống thực tế, tôi không cần có cha ghẻ hay mẹ ghẻ. Trong mỗi người cha mẹ của chúng ta, như tôi đã triển khai và trình bày trong cuốn "Đối Thoại, quê hương tình người", luôn luôn có hai bộ mặt Cha Mẹ Hiền và Cha Mẹ Ghẻ (11).
Nếu trong quá khứ, nhất là trong vòng năm sáu năm đầu đời, tôi đã có kinh nghiệm với " Cha Mẹ Hiền ", tôi sẽ học lại kinh nghiệm "Hiền" với con cái của tôi, với những người tôi tiếp xúc hằng ngày trong môi trường xã hội. Trái lại, nếu tôi đã sống kinh nghiệm "Ghẻ" với cha mẹ, tôi sẽ tái diễn bộ mặt "Ghẻ", với con cái và bạn bè xa gần, trong cuộc sống thường ngày của tôi.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, hoá giải quá khứ là thấy, biết, ý thức về nhiều bộ mặt khác nhau trong chính mình: vừa Hiền vừa Ghẻ và sáng suốt chọn lựa bộ mặt Hiền trong mọi tiếp xúc và trao đổi ới anh chị em đồng bào, đồng loại :
Không phải chọn một lần là đủ.
Nhưng là ngày ngày chọn lại. Ngày ngày quyết định lại.
Và cho phép người anh chị em mình cũng có khả năng làm lại cuộc đời, "trở lại" với bộ mặt Hiền của mình.
Hóa giải như vậy cũng mang một tên khác là Tha Thứ.
Và chúng ta không chỉ thứ tha một lần. Nhưng triệu lần mỗi ngày. Thứ tha cho mình, để có thể thứ tha cho người khác.
Phải chăng đó là "phép lạ" mà mỗi người có thể làm, trong đời sống hằng ngày?
Bạn tin mình làm được như vậy không?
Nếu có, đó là Tự Tin.
Nếu không, đó là thiếu tự tin.
Chỉ thế thôi, không có gì quanh co khó hiểu !
Lausanne, Thụy Sĩ
(Còn tiếp)
BÍ CHÚ :
NỘI DUNG
- Lời Mở Đường : Quan hệ giữa Biết và Tin
- Chương Một : Lòng Tự Tin ( Tôi Tin vào Tôi )
- Chương Hai : Thiếu Tự Tin, những Triệu chứng
- Chương Ba : Kỹ Thuật Hóa Giải Tâm Trạng Thiếu Tự Tin
- Chương Bốn : Hướng về Tương Lai
- Kết Luận : Con Đường Nào ?
LỜI MỞ ĐƯỜNG : Quan hệ giữa Biết và Tin
Thông thường trong cuộc sống giao tiếp hằng ngày, khi chúng ta tin vào ai, chúng ta sẵn sàng giao phó cho họ của cải, tiền tài hay là những công việc quan trọng... Chúng ta không ngại ngùng bộc lộ chia sẽ những tâm sự thầm kín, những trải nghiệm quí hóa về cuộc đời. Tin như vậy có nghĩa là yêu thương và coi trọng, như chúng ta có thể quan sát và ghi nhận trong những quan hệ vợ chồng, cha con, bạn bè tri kỹ... và khi hai người đã tin nhau thực sự và trọn vẹn như vậy, một cách nào đó họ đã đồng hóa với nhau. Họ giao sinh với nhau.
"Mình với ta tuy hai là một.
Ta với mình sao một mà hai!"
Ngoài cặp song đôi "Tin và Yêu" luôn luôn đối đãi, giao thoa chằng chịt với nhau, chúng ta còn ghi nhận một quan hệ thứ hai không thể vắng mặt: Đó là Tin và biết. Hẵn thực, khi chưa biết gì cả mà tin; hay là nhắm mắt mà tin... đó là thái độ của những người sống trong mê tín và dục vọng.Ta với mình sao một mà hai!"
Chính vì vậy, để khỏi tin một cách mù quáng, vào một người, một kiến thức, một chân lý hay một giáo điều... lý trí hoặc tư cách "làm người" đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu tìm hiểu một số dữ kiện khai đạo, dẫn đường, nhằm tạo cơ sở vững chắc cho lòng tin của chúng ta. Nói cách khác, để có thể tin mà không bị mê hoặc hay là trở thành ấu trĩ và lệ thuộc, điều kiện tiên quyết là thái độ kiểm chứng hay là rà soát lại những tin tức, trên sáu bình diện khác nhau có liên hệ đến lòng tin của chúng ta:
Một : Ai?
Người mà tôi tin có căn cước hoặc lý lịch như thế nào?
Hai : Để làm gì? Tại sao?
Cái gì là quan trọng, đâu là giá trị đang thúc đẩy lòng tin của tôi? Tôi tin vì mục đích gì?
Ba : Cách nào?
Tôi tin bằng cách nào? Đâu là phương thức và đường hướng tôi cần đeo đuổi khi tin? Cái gì sẽ xảy đến nếu tôi không tin? Tôi được gì và mất gì?
Bốn : Điều gì?
Khi tin, tôi có những hành vi cụ thể nào?
Năm : Môi trường và điều kiện?
Tôi tin khi nào, ở đâu, bao lâu, với điều kiện nào?
Sáu : Quan hệ thế nào giữa người tôi tin và bao nhiêu người khác? Ngoài tôi ra, còn có những ai tin vào người ấy?
Mặc dù với bao nhiêu tìm kiếm, học hỏi một cách nghiêm túc và sáng suốt như vậy, chúng ta cần phân biệt rõ ràng: Tin không phải là biết. Để biết, chúng ta phải thường xuyên kiểm chứng và đánh giá những sự kiện khách quan, mắt có thể thấy, tai có thể nghe, tay chân có thể tiếp xúc và cảm nhận. Tin, trái lại là phó thác, buông xả, chấp nhận mình không thể kiểm soát một trăm phần trăm. Trong lăng kính và ý nghĩa nầy, khi tin chúng ta tin vào một người. Thậm chí khi chúng ta tin một điều gì, một cách mặc nhiên hoặc minh nhiên, chúng ta tìm nơi nương tựa vào một người có tư cách và giá trị đã làm chứng về điều ấy. Người ấy có thẩm quyền, có uy tín. Người ấy không bị lừa gạt và không đánh lừa chúng ta. Thêm vào đó người ấy trung thực, không nói một đường làm một nẽo.
Trong thực tế, tuy dù khác biệt nhau về bản chất và giá trị, hai động tác "Tin" và "biết" phải nương tựa vào nhau, nuôi dưỡng lẫn nhau và cũng cố cho nhau. Tin mà không đặt cơ sở trên hiểu biết, như trên đây tôi đã nhấn mạnh, đó là mê tín, dị đoan. Đó là lòng tin mê muội, mù quáng xuất phát từ dục vọng hoặc tình trạng ấu trĩ. Trái lại, cho dù ở trong lãnh vực khoa học khách quan chính xác, chúng ta vẫn còn có nhiều lãnh vực tranh tối, tranh sáng. Vẫn có bao nhiêu câu hỏi chưa được khai sáng. Trong nhiều chủ thuyết tự hào là khoa học, như hệ thống Mác-Lê, có bao nhiêu định đề hoặc tiền đề được coi là hiển nhiên không cần chứng minh. Nhưng thực ra đó là những giả định, giả thuyết mà chúng ta phải chấp nhận, như điều kiện tiên quyết, như chân lý ban đầu. Như cửa ngõ cần thiết để đi vào bên trong một tòa nhà cần thăm viếng, hoặc cư ngụ.
Phải chăng, yêu xã hội chủ nghĩa có thể đồng hòa với yêu đất nước, yêu quê hương và dân tộc?
Dựa vào đâu tôi có thể xác tín: giai cấp vô sản phải chuyên chính, độc tài nghĩa là có quyền tiêu diệt những giai cấp khác không chịu đầu hàng, đầu thú? Nếu đó là lý luận "lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng", đâu là nét khác biệt giữa chế độ độc tài với một tôn giáo bảo căn cực đoan? Phải chăng cả hai đều hô hào "thánh chiến" nhằm diệt trừ đối phương bị đồng hóa với "loại côn đồ vô đạo và vô luân"?
Trên cơ sở nào tôi có thể rêu rao, rĩ rã: tôn giáo tôi đạt 80%, là thuần túy dân tộc và văn hoá? Và cho dù 80% thực sự, một đoàn lũ gào thét, hô hào, la ó… có chứng minh được gì! Chân lý của một người vẫn là chân lý, đang khi sai lạc của hàng triệu người vẫn là sai lạc, từ trong căn đế của nó mà thôi!
Bao nhiêu phân tích chi ly và cặn kẽ ấy nhằm chứng minh và nhấn mạnh rằng: Tin không thể thiếu vắng trong cuộc đời làm người và nhất là trong quan hệ giữa người với người, cũng như trong địa hạt hoạt động và dấn thân.
Trọng mỗi quyết định và chọn lựa hằng ngày, con người không bao giờ biết chắc chắn một trăm phần trăm là "mình có lý, có lẽ phải và đi đúng đường". Những ai ngồi chờ cho đến khi có đầy đủ mọi lý lẽ, mới bắt tay vào việc... người ấy sẽ hẹn nay hẹn mai, bất định, tê liệt và bất động. Nói cách khác, tin cho phép hoặc thúc đẩy hành động. Tin không đóng khung trong địa hạt tình cảm. Tin không quanh quẩn, vòng vo trong một lối nhìn, một kiến giải hay một quan niệm hoàn toàn trừu tượng và lý thuyết. Tin đi đôi với hành động. Nghĩa là phải kết thúc và được diễn tả bằng việc làm cụ thể, hằng ngày.
Nói cách khác một cách rõ ràng và khúc chiết hơn, động tác "Tin" - cho dù thuộc bình diện nào: tin vào một người, tin vào Thần Phật, tin vào Thượng Đế... tin vào một chủ thuyết vô thần hoặc hữu thần - là một tiến trình phát triển liên tục, từ trong ra ngoài và bao gồm bốn yếu tố then chốt :
- Một là lối nhìn hay là kiến giải.
- Hai là yêu thương hoặc coi trọng.
- Ba là quyết định và hành động.
- Bốn là đánh giá hoặc kiểm chứng lối nhìn lúc ban đầu, bằng cách dựa vào những thành quả cụ thể của hành động.
*** ******
Bốn yếu tố, mà chúng ta vừa xác định, phải có mặt trong bối cảnh tư duy, khi chúng ta muốn khảo sát vấn đề Tự tin và vai trò của nó trong cuộc sống làm người. Hẵn thực, đây cũng là một loại lòng tin, như chúng ta vừa nói tới. Nhưng đặc biệt trong lãnh vực nầy, chủ thể và đối tượng của lòng tin là một người duy nhất: Tôi Tin vào tôi.
Tuy nhiên, đàng sau mệnh đề có vẽ đơn sơ, dễ hiểu ấy, nếu biết đào bới, chúng ta sẽ khai quật lên bao nhiêu câu hỏi phức tạp và phiền toái:
Thứ nhất : Đành rằng, Tin vào mình là chìa khoá vàng có khả năng mở ra mọi kho tàng, vốn liếng cho phép tôi thành tựu cuộc đời. Nhưng kho tàng, vốn liếng ấy là gì ? Có mặt hay không? Dựa vào những tiêu điểm nào, tôi vừa biết và vừa tin là tôi có sẵn những gia tài và gia sản ấy ? Nói cách khác, "Tin vào mình" có nghĩa là gì? Đâu là những động tác cụ thể diễn tả và bộc lộ ra ngoài lòng Tự Tin của tôi. Đó là nội dung của chương I với tựa đề "Tôi Tin Tôi".
Thứ hai : Cái gì sẽ xảy ra, đâu là những mất mát, thiệt thòi khi tôi không tin vào tôi? Thắc mắc nầy sẽ được khai mở trong chương hai: "Những triệu chứng của con người thiếu tự tin".
Thứ ba : Đâu là "Những kỹ thuật hóa giải" nhằm thay đổi tâm trạng thiếu tự tin ? Nội dung nầy sẽ được thảo luận trong chương ba.
Thứ bốn : Phải chăng "phòng bệnh" có ích lợi và hữu hiệu hơn "chữa bệnh" ?
Để phác họa một kế hoạch hướng lai, nhằm đào tạo những con người "Tự Tin", trong chương bốn với tựa đề "Hướng về tương lai", chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu và giải đáp nhiều vấn đề giáo dục:
- Nguyên nhân sâu xa nào đưa đến tình trạng tâm lý: "Thiếu tự tin"?
- Làm sao để học lại một lối nhìn tích cực?
- Làm sao biết nghe với vành tai xôn xao, đầy kính trọng?
- Làm sao ăn nói môt cách khách quan và tránh những giọng điệu cha chú, khã dĩ làm thui chột lòng tự tin của người khác, nhất là của các em bé ở tuổi lớn khôn và phát triển?
Vậy, hỡi người độc giả, bạn chọn lựa "con đường nào", nếu bạn tin chắc rằng: "Bản sắc của con người làm bằng chất liệu Tình Thương và Lòng Tha Thứ" ?
CHƯƠNG MỘT : Lòng Tự Tin « Tôi tin tôi »
Để lãnh hội đầu đuôi gốc ngọn của lòng Tự tin, chúng ta hãy khởi đầu tìm hiểu và hình dung bộ máy tâm linh của con người, còn mang tên là nội tâm hay là cấu trúc tâm linh. Đây là một tổng thể, theo lối giải thích của P. Senge, bao gồm nhiều yếu tố giao thoa và tác động lẫn nhau (1). Mỗi thành tố vừa làm Nhân phát sinh ra quả. Và một khi đã xuất hiện, thành hình, Quả ấy trở lại gây ảnh hưởng hay là tài bồi, tưới tẩm cho Nhân. Rút cuộc, trong tiến trình phát triển và biến chế thường xuyên, liên tục, thành tố nào là quả, thành tố nào là nhân? Mẹ nuôi con hay là con nuôi mẹ? Nói cho đúng, thành tố nào cũng vừa là nhân, vừa là quả. Vừa là mẹ vừa là con, tùy phương diện, địa hạt và giai đoạn đi tới, lớn lên.
Thể theo cách trình bày của Tâm lý đương đại, "Cấu trúc Tâm Linh" bao gồm năm thành tố chính yếu:
- Thành Tố thứ nhất là Môi trường sinh hoạt của con người..
- Thành tố thứ hai là năm giác quan, còn mang tên là Cửa Vào..
- Thành Tố thứ ba là Tư Duy, có phần vụ là đề xuất kiến giải hay là thuyên giải, nghĩa là chuyển biến những tin tức, do môi trường cung cấp, thành những ý kiến, những lối nhìn, những quan điểm….
- Thành tố thứ bốn là những phản ứng xúc động của con người, trước những lối nhìn khác nhau, do Tư duy cung ứng..
- Thành tố thứ năm là Cửa ra, bao gồm những lời phát biểu hay là những thể thức hoạt động của con người, để thiết lập những quan hệ tiếp xúc và trao đổi với môi trường chung quanh, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.
*** *** ***
1.1- Thành tố thứ nhất : môi trường sinh sống Môi trường là tất cả thực tại còn được gọi là ngoại cảnh đang có mặt và bao quanh bản thân và con người của chúng ta. Thực tại ấy bao gồm những sự vật, hiện tượng, biến cố và bao nhiêu người khác cùng chung sống và tiếp xúc với chúng ta. Ngoài ra, thực tại cũng là những phản ứng sinh lý hóa, như nhức đầu, tim đập, áp huyết cao, ăn uống khó tiêu... đang có mặt trong cơ thể của chúng ta.
Thực tại phức tạp và muôn màu sắc ấy được nội tâm tiếp thu vào bên trong lãnh vực hoạt động của mình, qua năm cánh cửa giác quan là thị, thính, xúc, khướu và vị. Nói tóm lại, đó là những điều mắt thấy tai nghe, và những gì chúng ta đụng chạm, tiếp xúc với làn da, miệng lưỡi và lỗ mũi.
1.2- Thành tố thứ hai : năm cánh cửa giác quan (2)
Phần vụ của các giác quan là chuyển biến thực tại bao la, khách quan thành hình ảnh, âm thanh và xúc cảm. Con bò được tiếp thu vào nội tâm không còn là con bò bằng xương bằng thịt, đang cạp cỏ trong cánh đồng trước nhà tôi. Nhưng đó là con bò làm bằng hình ảnh, âm thanh và xúc cảm, phản ảnh một phần nào con bò trong thực tại và thực tế.
Trong khi tiếp thu, các giác quan phải làm công việc giản lược, thu gọn hay là đơn giản hóa thực tại bằng ba cơ chế hay là ba phương thức hoạt động khác nhau.
1.2.1- Cơ chế một : Tổng quát hóa
Khi nói rằng "bò chỉ ăn cỏ" tôi đã vô tình hay hữu ý loại bỏ ra ngoài những chi tiết vụn vặt, cụ thể, ngoại lệ, khác thường...Khi tổng quát hóa, các giác quan chỉ lưu tâm đến tính qui luật như : bò khi nào, ở chỗ nào... cũng luôn luôn có đặc điểm "ăn cỏ". Đồng thời, với cơ chế tổng quát hóa này, các giác quan sẽ phải loại bỏ những nét riêng tư, đặc thù, những trường hợp lẻ tẻ.
1.2.2- Cơ chế hai : Thanh lọc
Khi mô tả "Con bò bốn chân" tôi đã chọn lựa tiêu chuẩn cách thức vận động và di chuyển của bò. Ngoài ra tôi không thể lưu tâm đến những tiêu chuẩn khác như : chiều dài bao nhiêu ? Khi bò ngủ, chân nó được xếp đặt như thế nào ? Chân bò khác chân người thế nào...
Khi dùng cơ chế thanh lọc, các giác quan làm công việc xếp đặt, chọn lựa, nghĩa là trả lời cho câu hỏi: "Bây giờ, yếu tố nào là quan trọng nhất? Cái gì là ưu tiên số một, tôi không thể bỏ sót hoặc lãng quên ? Những yếu tố còn lại chỉ là điều phụ thuộc, không cần được chú ý và ghi nhận.
1.2.3- Cơ chế ba : xuyên tạc, bóp méo còn được gọi là chủ quan hóa
Khi nhìn bò, một họa sĩ sẽ lưu tâm đặc biệt đến màu sắc và hình dạng. Một nhạc sĩ sẽ phân biệt nhiều âm thanh trầm bổng khi bò rống. Một trẻ em sẽ phát biểu ý kiến của mình : nó thích vuốt ve lưng bò và sợ cặp sừng của bò...
Với cơ chế chủ quan hóa, tôi bộc lộ quan điểm, tâm tình riêng tư của tôi, khi tôi nói về bò.
Câu chuyện do đức Bụt kể, về năm người mù đi xem voi lột trần được ý nghĩa của cơ chế xuyên tạc nầy: phải chăng con voi giống chiếc gậy, tâm phản hay cột nhà...? Cách so sánh nào cũng đúng. Nhưng không một cách nào đúng hoàn toàn một trăm phần trăm, so với thực tại khách quan, toàn diện, bên ngoài của con voi.
Chừng ấy nhận xét cho chúng ta thấy rõ : "Ý nghĩa không bao giờ có tính chất toàn bích và toàn diện, cũng như nằm sẵn ở đâu đó trong thực tại". Ý nghĩa của thực tại chỉ xuất hiện cho một người, khi thực tại được người ấy "thuyên giải" nghĩa là lột trần, khám phá ý nghĩa. Một từ chuyên môn khác hay là thuật ngữ thường được dùng là kiến giải. Hẵn thực, khi kiến giải một thực tại, tôi khẳng định và qui định về ý nghĩa mà thực tại ấy cung ứng cho tôi. Một người khác chưa hẵn khám phá và ghi nhận cùng một ý nghĩa giống như tôi, về thực tại ấy.
Nói tóm lại, không có sẵn trong thực tại một ý nghĩa duy nhất, rõ ràng tách bạch trắng ra trắng hoặc đen ra đen cho mọi người đang cùng đứng nhìn một thực tại ấy. Ý nghĩa chỉ được khai mở từ từ, tùy thể thức kiến giải của mỗi người.
1.3- Thành tố thứ ba : Kiến giải
Như tôi vừa trình bày, Cấu trúc tâm linh còn được gọi là thể thức sinh hoạt nội tâm, gồm có hai cửa ngõ: cửa vào và cửa ra. Từ chuyên môn bằng tiếng Anh được dùng trong địa hạt vi tính là Input và Output.
Về cửa vào, chúng ta đã khảo sát chức năng và thể thức hoạt động của năm giác quan.
Về cửa ra, chúng ta có hai con đường diễn tả và bộc lộ nội tâm: ngôn ngữ là lối diễn tả chính xác có lời và ngôn ngữ « không lời và tương tự » là tác phong hoặc hành vi.
Tâm lý của con người, ngoài trừ cửa ra va cửa vào, còn có hai nội dung sinh hoạt khác nhau: sinh hoạt thứ nhất là phần kiến giải. Sinh hoạt thứ hai sẽ được phân tích trong số 1.4. Đó là phần cảm trạng còn được gọi là thời tiết của nội tâm, bao gồm những xúc động và tình cảm của con người.
Trong số 1.3 nầy chúng ta sẽ lần lượt phân tích một cách chi tiết thế nào là kiến giải, hay là thuyên giải.
Định nghĩa kiến giải hay là thuyên giải
Kiến giải là một tiến trình sinh hoạt tâm linh nhằm chế tạo lại một mô hình hay là mẫu thức về thực tại đang được tiếp thu vào trong nội tâm, từ những vật tư hình ảnh, âm thanh… do năm giác quan cung ứng.
Tiếng Anh được dùng là mental processing. Đây là giai đoạn thứ hai sau Input và đứng trước Output, như trước đây tôi đã nói đến.
Mô hình về thực tại được chế tạo lại trong nội tâm, mang rất nhiều danh xưng và tên gọi khác nhau: bản đồ tâm lý, hình ảnh nội tâm, lối nhìn, cách nhận thức, quan điểm và kiến giải... sở dĩ có rất nhiều tên gọi như vậy, vì tên nào cũng mang trong mình những giới hạn và khuyết điểm. Không một danh xưng nào có khả năng chuyên chở mọi khía cạnh hoặc sắc độ của sinh hoạt tâm linh nầy.
Tuy nhiên, để định nghĩa "một phần nào" kiến giải là gì, chúng ta cần phân biệt rõ ràng những giai đoạn chúng ta cần kinh qua, khi đứng trước một thực tại hay một vấn đề cần tìm hiểu:
Giai đoạn thứ nhất: Tôi nêu lên những dữ kiện chính xác về thực tại: mắt tôi thấy, tai tôi nghe, tay chân tôi tiếp xúc va chạm một vài khía cạnh cụ thể của thực tại. Đây là giai đoạn quan sát và ghi nhận.
Giai đoạn thứ hai: Đây là giai đoạn thuyên giải (3). Từ những dữ kiện do chính tôi quan sát, ghi nhận, tôi hiểu biết thế nào về thực tại? Thực tại được quan sát có ý nghĩa nào đối với tôi? Khi diễn tả kiến giải của mình chúng ta có thể sử dụng những lối nói như sau:
- Sau đây là cách nhìn của tôi...
- Ý kiến của tôi về sự kiện ấy là...
- Dựa vào những điều chính tôi quan sát, tôi có cách giải thích sau đây...
- Về điều mà tôi đã ghi nhận và quan sát, quan điểm cá nhân của tôi là...
Ở đây, trong giai đoạn nầy, tôi diễn tả những phản ứng chủ quan được nẩy sinh và xuất hiện trong nội tâm, sau khi tôi có kiến giải về thực tại. Thực tại khách quan bên ngoài, theo tâm lý học, không bao giờ là nguyên nhân chính thức và trực tiếp phát sinh những phản ứng xúc động và tình cảm. Đó chỉ là những yếu tố phát hỏa, châm ngòi mà thôi. Tiếng Pháp phân biệt một cách rất rõ ràng : cause là nguyên nhân, élément déclencheur là yếu tố châm ngòi, là cơ hội dẫn khởi. Tâm lý phật học phân biệt "nhân" là hạt mầm sinh ra cây, duyên chỉ là những điều kiện thuận lợi, giúp cho cây lớn lên như nước, khí, mặt trời... Theo tâm lý học ngày nay, lối nhìn chủ quan là nguyên nhân của xúc động.
Về mặt ngôn ngữ diễn tả, chúng ta cần sử dụng kỹ thuật « ngôi thứ nhất », theo cách đề nghị của tác giả T. Gordon, để đảm nhận tính chủ quan của đời sống xúc động (4) :
- Sau khi nghe...tôi cảm thấy bực bội, lo sợ...
- Khi thấy điều ấy, tôi có phản ứng hồi hộp ngột thở...
Thể thức diễn tả:
- Vậy bây giờ nguyện vọng của tôi là...
- Trong hoàn cảnh nầy, nhu cầu thiết yếu của tôi là...
- Tôi yêu cầu... Xin hãy làm...
- Xin cho tôi rõ : tôi cần có thái độ hoặc tác phong nào để tôi biết phải làm những gì...
*** *** ***
Xuyên qua những khảo sát và phân tích về các giai đoạn của kiến giải, chúng ta cần ghi nhận những điểm then chốt sau đây:Nhận xét một : Thực tại khách quan là một hiện thể bao la, gồm có rất nhiều yếu tố và phương diện khác nhau. Trái lại, những dữ kiện khách quan do tôi quan sát và ghi nhận, chỉ diễn tả một phần rất nhỏ của thực tại ấy, tùy vị trí đứng nhìn hay là tùy những nhu cầu hiện tại và bao nhiêu giới hạn cá biệt của tôi.
Một người khác, cũng đứng nhìn thực tại ấy, từ vị trí của họ, có thể trình bày ba trường hợp khác nhau, so với trường hợp của tôi:
- Họ nhìn hoàn toàn giống tôi.
- Họ nhìn hoàn toàn khác tôi.
- Giữa họ và tôi, vừa có những nét tương đồng, vừa có những yếu tố dị biệt.
Trong lăng kính ấy, khi một người có ý kiến khác tôi, chưa hẵn họ chống đối hoặc khai trừ tôi. Trái lại, họ có thể bổ túc và làm cho tôi phong phú. Theo lời người xưa, "nhất tự vi sư". Hẵn thực khi mang đến cho tôi chỉ một "chữ", một tin tức, một ý kiến, người ấy đã là vị thầy, dạy cho tôi một bài học làm người.
Nhận xét thứ hai : Chính tôi là tác giả của đời tôi. Tôi là nguyên nhân tạo nên hạnh phúc cho đời tôi. Nói cách khác, chính tôi làm cho tôi thấy mình có phước hay là bất hạnh. Hẳn thực, trong thực tại bên ngoài, cũng như trong lề lối hành xử và tác phong của người khác, vừa có trắng vừa có đen. Vừa có quặng sản, vừa có vàng nguyên chất ở một tỷ lệ nào đó. Vừa có tích cực, vừa có tiêu cực... Ai có toàn quyền chọn lựa và quyết định về tình trang hạnh phúc hoặc khổ đau cho tôi, nếu không phải là tôi? Chính tôi chủ động về lối nhìn, về cách thuyên giải.
Nói một cách rõ ràng và dứt khoát, chính tôi là chủ thể, chủ nhân của đời tôi. Tôi chủ động về lối nhìn của tôi. Cho nên, cũng chính tôi thấy mình "bất lực, làm nạn nhân". Rốt cuộc, ai có thể chuyển hóa tình trạng ấy, nếu không phải chính tôi?
Nhận xét thứ ba : Tâm linh có chất lượng lành mạnh và sáng suốt khi nào tâm linh ấy biết phân định một cách rành mạch những yếu tố khác biệt sau đây:
- Đâu là sự kiện khách quan mà những người khác có thể ghi nhận, nếu họ đứng ở vị trí giống như tôi?
- Đâu là lối nhìn của tôi, do tôi chủ động? Nếu tôi chủ động tạo nên và xây dựng một điều, tôi cũng có thể chủ động thay đổi, hóa giải điều ấy. Theo P. Ricoeur, nếu chính tôi biết lắp ráp, thì chính tôi cũng có khả năng tháo gỡ. Nếu chính tôi thuyên giải, thì cũng chính tôi có khả năng giải trừ hay là từ chối cách thuyên giải một chiều của tôi (5)
- Hóa giải những phản ứng xúc động hoàn toàn chủ quan, xuất phát từ lối nhìn của chúng ta,
- Giải trừ những lời phê phán, đỗ lỗi, tố cáo nhằm qui định kẻ khác là nguyên nhân độc nhất, khi có những sai lạc và lầm lỗi xảy ra trong môi trường,
- Khám phá những nhu cầu cơ bản ở bên dưới mỗi xúc động và tình cảm của mình, cũng như của kẻ khác,
- Xác định thế nào là lời yêu cầu, thế nào là những đòi hỏi, khi chúng ta thiết lập những quan hệ hai chiều với người anh chị em,
- Phân biệt đâu là những khả năng và đâu là những hạn chế trong các chương trình và kế hoạch hành động của chúng ta.
- Bạn biết bạn Đang biết những gì?
- Bạn biết bạn Chưa biết những gì?
Nếu chưa biết, chúng ta tìm kiếm, học hỏi, kiểm chứng, thực nghiệm.
Nếu chưa chứng nghiệm được một cách trực tiếp, chúng ta dựa vào một người hay một vị thầy. Và khi làm vậy, chúng ta còn ở trong địa hạt "Tin", vì chưa có khả năng tự mình khám phá để hiểu biết một cách tự lập.
Sau hết, để kẻ khác có thể tin vào những điều chúng ta diễn tả và trình bày, chúng ta phải "nói có sách, mách có chứng", bằng cách trưng dẫn rõ ràng: ai nói, nói ở đâu, nói khi nào và nói gì ? Cũng vậy, khi tin, chúng ta cần xác định nơi nương tựa của chúng ta : chúng ta đang dựa vào ai để bổ túc những gì chúng ta chưa có, chưa biết, và chưa có khả năng chứng nghiệm một cách trực tiếp. Không làm vậy, chúng ta chỉ ba hoa chích choè, nói láo ăn tiền... hay là nhai đi nhai lại một cách vô thức, máy móc và sáo cưỡng.
*** *** ***
Nếu thiếu những phân định rõ ràng như vậy, chúng ta chưa "biết mình"; chưa có một ý thức sáng suốt về mình. Nói cách khác, chúng ta chưa "làm chủ" bản thân. Lối nhìn về mình còn rất mập mờ, hỗn độn. Cho nên, tôi chưa biết trả lời cho mình và cho người khác, về những câu hỏi thiết yếu có liên hệ đến bản sắc làm người :- Tôi là ai?
- Giá trị của tôi là gì?
- Tôi có khả năng nào?
Khi bản thân mình không phải là nơi nương tựa vững chắc, tôi sẽ tìm nơi nương tựa khác, ở ngoài bản thân và con người của tôi. Lúc bấy giờ, tôi chỉ sống trong tình trạng lệ thuộc. Đó là mầm mống của lòng thiếu tự tin.
1.4- Thành tố thứ bốn : Xúc động và tình cảm
Trên đây khi bàn về kiến giải, tôi đã đưa ra những điểm then chốt liên hệ đến xúc động và tình cảm như sau :
Một : Tình cảm và xúc động là những phản ứng hoàn toàn chủ quan.
Hai : Vì là phản ứng, tình cảm và xúc động thay đổi thường xuyên như thời tiết và khí hậu.
Ba : Nguyên nhân phát sinh xúc động và tình cảm không phải là thực tại bên ngoài. Không phải là tha nhân. Nhưng chính tôi là tác giả. Nói đúng hơn, chính lối nhìn của tôi là nguồn gốc phát sinh những xúc động và tình cảm đang hiện hình trong nội tâm của tôi.
Bốn : Lối nhìn, kiến giải là thể thức tôi thuyên giải thực tại, bằng cách "đăt tên" cho thực tại, theo lối nói của P. Freire (6). Thuyên giải còn có nghĩa là tìm ra, khám phá cho thực tại một ý nghĩa.
Năm : Ý nghĩa, phát xuất từ động tác thuyên giải, không hoàn toàn do chủ thể nắn đúc hoặc tưởng tượng ra. Giữa ý nghĩa và thực tại khách quan bên ngoài, có những liên hệ không nhiều thì ít, không gần thì xa. Ý nghĩa được manh nha một phần nào trong thực tại. Chính chủ thể làm công việc khám phá, khi thuyên giải, bằng cách tưới tẩm cho hạt mầm có mặt trong thực tại, có điều kiện và khả năng đâm chồi nẩy lộc, sinh hoa kết trái.
Sáu : Lối nhìn lắm lúc còn ở trong tình trạng mập mờ và hỗn độn. Theo lối nói của Phân tâm học, đó là những ý tưởng mộng mơ, chập chờn. Từ ngữ được sử dụng trong tiếng Pháp là Phantame có nghĩa là một ý tưởng chưa được thành hình một cách rõ ràng trong nội tâm. Ý tưởng ấy đang còn ở trong tình huống vừa thực vừa hư.
Bảy : Khi lối nhìn chưa có những cơ sở chính xác, khách quan, lối nhìn ấy mang tên là những tin tưởng chủ quan.
Tám : Lối nhìn - tuy dù còn ở trong tình trạng mơ tưởng hoặc tin tưởng - đã có thể là nguyên nhân phát sinh những xức động và hành động. Chính vì vậy, theo tâm lý ngày nay, tin tưởng đóng một vai trò rất quan trọng trong lãnh vực sinh hoạt của con người. Hẳn thực, chúng ta "Tin" làm sao, thì chúng ta sẽ khuôn đúc thực tại bên ngoài, theo đúng những kích thước đã được cưu mang trong nội tâm của chúng ta.
Chín : Giữa lối nhìn và xúc động có những quan hệ nhân quả qua lại hai chiều. Dựa vào xúc động, chúng ta có thể thay đổi lối nhìn. Đồng thời, khi dựa vào lối nhìn, chúng ta có thể thay đổi xúc động.
Tất cả những phương thức và đường hướng hóa giải xúc động và tình cảm đều phát xuất từ nguyên tắc cơ bản nầy.
Cách Hóa giải xúc động và tình cảm
Chín nhận xét vừa được trình bày trên đây đã nói lên tầm quan trọng của xúc động và tình cảm trong đời sống làm người. Động cơ thúc đẩy con người vươn lên, vượt tầm, thực hiện những kỳ công trọng đại đều xuất phát từ lãnh vực nầy của nội tâm. Và đàng khác, bao nhiêu trở ngại khả dĩ bẻ gẫy, làm chùn chân mọi ý chí, hoài bão, lý tưởng, làm tê liệt mọi chương trình phục vụ và thăng tiến con người cũng đặt sào huyệt tại nơi đây. Thiên Đàng, Niết Bàn bắt nguồn từ nơi đây; và địa ngục đọa đày, trầm luân cũng phát xuất từ khởi điểm nầy.
Để đánh giá hoặc phân định ai đầy tự tin, chúng ta chỉ cần khảo sát đời sống xúc động tình cảm của người ấy. Nếu họ làm chủ được mình, trong địa hạt nầy, bằng cách hóa giải những xúc động tê liệt, phá hoại và biết vận dụng tối đa những tình cảm năng động xây dựng, thì những người ấy có thể lắng nghe và đón nhận làm phần tư hữu của mình, lời thơ sau đây của thi sĩ Kipling (7) :
" « Yours is the Earth and everything that's in it,
« And - which is more - you'll be a man, my son!""
« And - which is more - you'll be a man, my son!""
" « Khi con thực hiện được bao nhiêu điều trên đây…
« Trời đất trăng sao và tất cả vũ trụ sẽ thuộc về con,
« Nhưng một thành quả còn lớn lao và cao cả hơn tất cả càn khôn và vũ trụ, chính là điều : Con đang trở thành một Con Người đích thực và trọn vẹn »."
« Trời đất trăng sao và tất cả vũ trụ sẽ thuộc về con,
« Nhưng một thành quả còn lớn lao và cao cả hơn tất cả càn khôn và vũ trụ, chính là điều : Con đang trở thành một Con Người đích thực và trọn vẹn »."
*** *** ***
Trong khuôn khổ của cuốn sách về Tự Tin, tôi không thể chi li về mọi phương thức hóa giải xúc động và tình cảm. Tôi chỉ muốn giới thiệu tư tưởng của hai tác giả quan trọng sau đây : Tác giả thứ nhất là D. Goleman (8)
Trong hai tập sách có giá trị và tầm vóc hoàn vũ, nhà tâm lý nầy đã liệt kê năm khả năng của con người biết hóa giải đời sống và xúc động.
Khả năng thứ nhất: Ý thức sáng suốt và đầy đủ về đời sống tình cảm và xúc động của chính mình. Ý thức có nghĩa là biết xác định điểm xuất phát, đánh giá cường độ và tầm ảnh hưởng. Một cách đặc biệt, ý thức là biết đặt tên, gọi tên và đồng thời khám phá nhu cầu hiện tại của mình, đang ẩn núp ở bên dưới mỗi xúc động và tình cảm.
Khả năng thứ hai : Làm chủ, đối với những xúc động và tình cảm tiêu cực, phá hoại như giận dữ, lo âu, tuyệt vọng...
Làm chủ có nghĩa là biết ngăn chận, đề phòng, chuyển biến, tránh tối đa những tình trạng tràn ngập, ngụp lặn, tê liệt do xúc động và tình cảm quá mãnh liệt áp đặt và gây nên cho chúng ta. Trái lại, khi xúc động và tình cảm "tức nước vỡ bờ", khống chế tư duy, chúng ta sẽ đánh mất bản thân mình. Chúng ta trở thành nạn nhân của dục vọng.
Khả năng thứ ba: Vận dụng, điều động những tình cảm năng động, tích cực, để động viên chính mình trong vấn đề thực hiện những mục tiêu của đời sống.
Khả năng thứ bốn : Đồng cảm với người khác, tìm hiểu nhu cầu tình cảm của họ, để tiếp xúc nâng đỡ và soi sáng con đường làm người của họ.
Khả năng thứ năm : Phát huy quan hệ hài hòa, tốt đẹp và xây dựng, trong mọi hoàn cảnh tiếp xúc, chung sống và cộng tác với người đồng bào, đồng loại.
Theo ngôn ngữ của D. Goleman, năm khả năng vừa được liệt kê, tạo nên một loại "Thông minh coi trọng tình cảm". Yếu tố nầy đang thiếu vắng trầm trọng trong xã hội quá duy lý ngày nay. Càng duy lý, xã hội càng trầm luân và gặp nhiều vấn đề ở mọi địa hạt. Trí thông minh coi trọng tình cảm phải chăng là nhu cầu cấp thiết của con người, trong thời đại mới thuộc Nghìn Năm Thứ Ba ?
Tác giả thứ hai là Cameron Bandler (9)
Trong cuốn sách mang tựa đề "Làm con tin của đời sống tình cảm và xúc động" tác giả nầy trình bày rất nhiều kỹ thuật hóa giải, với từng bước đi lên rất cụ thể. Nét đặc biệt của những phương pháp hóa giả nầy được trình bày và thu tóm trong hai kỹ thuật then chốt sau đây:
Phương pháp hóa giải thứ nhất là « Mẫu hóa »
Tình cảm và xúc động được tháo gỡ ra từng bộ phận, cơ hồ chúng ta tháo gỡ ra một chiếc xe đạp, để lau chùi hoặc sửa chữa. Khi lắp ráp lại chúng ta nhận thấy "tổng thể" chỉ được cấu thành bằng một số "thành tố" rất hạn định. Khi sửa chữa, chúng ta chỉ cần thay đổi một hoặc hai bộ phận mà thôi, chiếc xe đã lên cấp một cách rõ rệt.
"Tổng thể" của một xúc động cũng được cấu thành bằng một số "thành tố" hạn định. Khi khám phá và liệt kê những thành tố ấy, chúng ta làm công việc mang tên là mẫu hóa, có nghĩa là tìm ra "bộ sườn".
Và khi đã rõ ràng về "mẫu thức" hay là "bộ sườn" của một xúc động, chúng ta chỉ cần tác động trên một vài thành tố, chúng ta sẽ có khả năng biến chuyển toàn diện chất lượng của cả "Tổng thể".
Để minh họa phương pháp mẫu hóa nầy, chúng ta hãy lấy thí dụ lòng tự tin.
Mẫu thức hay là bộ sườn của lòng tự tin bao gồm sáu yếu tố:
- Thành tố thứ nhất : Ý thức về mình, về căn cước : Tôi biết tôi là ai?
- Thành tố thứ hai : Mục đích và giá trị của tôi là gì? Lý tưởng của đời tôi ở đâu?
- Thành tố thứ ba là Khả năng. Tôi làm được gì? Thế nào?
- Thành tố thứ bốn là Tác phong. Bây giờ đây tôi làm gì cụ thể?
- Thành tố thứ năm là Môi trường sinh sống và hoạt động. Tôi hiện ở đâu? Nghề nghiệp của tôi là gì ? Tôi có thể đóng góp những gì, cho những người đang có mặt hai bên cạnh tôi ?
- Thành tố thứ sáu : Những quan hệ cơ bản của tôi là gì ?
Ai là cha mẹ?
Quê hương có ý nghĩa gì cho cuộc đời của tôi ?
Nếu chưa trả lời được cho mình và không đi tìm câu trả lời, cho một trong sáu điểm trên đây, lòng tự tin của tôi còn ở trong tình trạng bấp bênh, mơ hồ và vô hiệu.
Trái lại, khi trả lời được một cách trung thực và đầy xác tín, cho sáu loại câu hỏi trên đây, chúng ta sẽ thuộc loại người có lòng tự tin, trên con đường tiến thân của mình.
*** *** ***
Nhà đại văn hào người Nga L. Tolstoi đã "mẫu hóa" con người biết sống hạnh phúc, khi nhấn mạnh rằng : người ấy có khả năng trả lời một cách xác đáng, trước ba câu hỏi sau đây:- Ai là con người quan trọng nhất trong cuộc đời hiện tại của tôi ?
- Lúc nào là thời điễm quan trọng nhất, cần tôi nắm bắt và tận dụng?
- Hành động nào có tầm mức quan trọng nhất, cần được thực hiện lập tức, không thể trì hoản?
- Người quan trọng nhất chưa hẵn là cha mẹ, vợ chồng, con cái; Trời, Phật, Thiên Chúa... Nhưng đó là người đang ở trước mặt tôi. Người ấy là hình ảnh của Thiên Chúa, nếu tôi tin vào Ngài.
- Lúc quan trọng nhất chưa hẵn là ngày cưới hỏi, giờ lâm chung, lúc trúng số độc đắc. Nhưng đó là giờ phút hiện tại, ở đây và bây giờ.
- Công việc nào có tầm mức quan trọng nhất? Đi lễ Chùa, vào dòng tu? Cầu kinh, bố thí? Công việc quan trọng nhất là làm cho người đang ở trước mặt mình, được hạnh phúc, an bình và sung sướng.
Phương pháp hóa giải thứ hai: "Nhổ neo và khóa neo"
Một chiếc thuyền, khi được neo lại, sẽ không trôi dạt bấp bênh, theo sóng gió.
Khi nhổ neo, chúng ta có thể chèo thuyền đi nơi khác.
Trong cuộc đời làm người, cũng có những cây neo tâm lý tương tự như vậy.
Chính Pavlov đã thực hiện một cuộc thí nghiệm như sau:
Giai đoạn một : Ông giam đói một con chó.
Giai đoạn hai : Ông mang đến một miếng thịt bò tươi đặt trước mặt chó và đồng thời rung một cái chuông nhỏ.
Thấy miếng thịt, con chó đói thèm ăn, nhưng vì chưa ăn được, nó chảy nước bọt.
Giai đọan thứ ba : Ông lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong nhiều ngày, hai giai đoạn thí nghiệm trên đây.
Sau độ hơn một tuần hay 10 ngày, Pavlov chỉ cần rung chuông mà thôi, không cần mang ra miếng thịt, con chó đói đã chảy nước bọt. Sỡ dĩ như vậy vì tiếng chuông đã được neo chặt vào miếng thịt, cho nên có khả năng tác động hoàn toàn giống như miếng thịt.
Phương pháp "Chương trình sinh hoạt thần ngữ" sử dụng lại ý kiến của thí nghiệm nầy, một là để làm sống lại những xúc động tích cực như hăng say, sung sướng, bình thản. Hai là để giải trừ những tình cảm tê liệt như buồn chán, lo âu... Tất cả vấn đề là tìm ra một cây neo tâm lý vững mạnh và đơn sơ, thích hợp với hoàn cảnh của cuộc sống. Từ đó, chúng ta tìm cách cột chặt cây neo vào một xúc động.
Bản thân tôi đã và đang thường xuyên sử dụng những bài hát và câu thơ tạo năng lực và hùng khí. Sau đây là vài ba ví dụ:
- « Em trọng đại vì em là tất cả »,
- « Đem rừng xanh phủ hết đất tang thương »,
- « Em là ché lúa đưa tin mùa gặt mới »,
- « Em là dòng suối gọi lòng người tắm gội ».
Tôi ngày ngày cột vào những câu thơ, câu hát ấy, cả một tình người bao la trong sáng, hướng thượng.
Nhờ đó vào những lúc đen tối, tuyệt vọng chán nãn, vì lòng người độc ác, thiếu bao dung, hẹp hòi, phê phán, xua đuổi...tôi nhỏ nhẹ nhắc nhở lại cho mình:
- "Ánh mắt em là cả một bầu trời!"...
Nhờ chú niệm vào những vần thơ vắn gọn ấy, tôi bám chặt vào cây neo. Đồng thời tôi giải trừ được những cỏ lùng, đã do ai gieo vào ruộng đồng của tôi, trong một lúc mà tôi không hay biết...
Kết quả là nhờ bao nhiêu câu hát, câu thơ ấy, tôi vẫn bám chặt vào con đường làm người, đ1ng như lời nói của Thisĩ Kipling : "Thành nhân là một thành quả thật vuông tròn!"
Cũng nhờ phương pháp "khóa neo" như thế, tôi có sức vươn lên, mặc dù cuộc sống lắm lúc " nặng như chì" và "đen như con kiến đen giữa đêm đen, nằm cô đơn trên tảng đá đen".
Không học tập và tôi luyện cho mình, cách hóa giải như vậy, làm sao tôi có thể khẳng định về con đường làm người của mình :
" Giữa bão tố, hồn đại dương vẫn lặng
"Ngày sương mù, lòng trời cao cứ nắng". "
"Ngày sương mù, lòng trời cao cứ nắng". "
*** *** ***
1.5- Thành tố thứ năm : ngôn ngữ và hành động để bộc lộ nội tâm
Nội tâm được so sánh như một "lò luyện thép". Ở đây, thực tại bên ngoài được nung đốt, thanh lọc và chuyển biến, để cuối cùng trở thành hai thực thể: Kiến giải về thực tại và phản ứng nội tâm là tình cảm và xúc động.
Vào giai đoạn thứ năm, nội tâm được bộc lộ ra bên ngoài, trở lại tác động trên môi trường và ngoại cảnh bằng hai phương tiện: Ngôn ngữ và tác phong.
Dựa vào hai sinh hoạt nầy, chúng ta cũng có thể đánh giá chất lượng và cấp độ tự tin của một chủ thể:
Thứ nhất : người ấy có ý kiến rõ ràng và khúc chiết không? Lời nói có diễn tả minh bạch và trọn vẹn quan điểm và lập trường không?
Thứ hai : xúc động có được diễn tả ra ngoài một cách dễ dàng, trung thực, thanh thoát, thoải mái không? Hay là bị cầm giữ, dồn nén, ngụy trang?
Nói cách khác, chủ thể có khả năng bộc lộ một cách thích ứng những nhu cầu tình cảm cơ bản cũng như những nguyện vọng và yêu cầu của mình không? Thích ứng có nghĩa là đúng lúc, đúng độ, đúng cách và đúng đối tượng.
Thứ ba : khi diễn ta kiến giải cũng như khi bộc lộ cảm trạng của mình, chủ thể phát biểu đã tạo nên xung đột, tranh chấp hay là phát huy quan hệ và bồi dưỡng hòa khí?
Hai tác giả D. Goleman và B. Sommer đã sỡ hữu hóa một tiêu chuẩn do M. Csikszentmihalyi (đọc là síc-xê-mi-hai) đề xuất để đánh giá con người tự tin (10). Đó là tư cách có tên gọi là Flow trong tiếng Anh. Flow có nghĩa là trôi chảy dễ dàng, xuôi thuận, thoáng thoát, tự nhiên. Không bị trục trặc. Không căng thẳng gò bó. Không gồng mình lên, như con nhái muốn sánh mình vời con bò. Không che đậy, giấu diếm dưới những lớp áo quần chói chang láng bóng. Flow là tư cách của trời xanh, của biển cả. Lại gần con người có tư cách nầy, chúng ta cảm thấy mình cao cả, trọng đại nhưng vẫn còn muốn vươn lên. Không bị nhận chìm, đè bẹp. Tư cách Flow có mặt nơi một trẻ thơ. Nơi con người hạnh phúc. Nơi một nhà trượt tuyết vô địch đang bay lượn nhẹ nhàng qua nhựng sườn tuyết trùng trùng, điệp điệp. Nói tóm lại, Flow là nước chảy xuôi dòng. Nhận vào để nuôi dưỡng mình và cho ra để phong phú hóa người tiếp xúc với mình. Là tình yêu vô điều kiện, không có gợn mây lo sợ, đề phòng, so đo hơn thiệt. Không tố cáo, kết án. Trước lỗi lầm chỉ có liếc nhìn đầy tha thứ! Như nước, con người tự tin chỉ nối kết và bắc nhịp cầu. Lời nói của họ không bao giờ là tên bay, đạn nổ.
1.6- Thành tố thứ sáu: Quá khứ là kho tàng chứ không phải là vết thương hay vết nhơ trong lý lịch
"Hóa giải quá khứ" phải chăng là kỹ năng to lớn của người tự tin? Nhưng quá khứ tôi muốn nói ở đây là gì, nó tác động ở đâu, cách nào trên nội tâm của con người?
Bao lâu một dân tộc chưa hóa giải được toàn bộ quá khứ của mình bằng cách đối diện và nhận diện những bộ mặt gian manh những bàn tay đẫm máu, những ý đồ thực dân, diệt chủng, những thủ đọan thanh toán, diệt trừ người anh em... cái vô thức, vô minh ấy vẫn còn là cái ung thư nhức nhói chờ ngày xuất hiện trở lại.
Bao lâu một tập thể còn có mặt ngoài mặt trong, còn sợ "vạch áo cho người xem lưng", tập thể ấy đang kéo lê lết một gánh nặng vô hình cản trở con đường tiến thân và lớn mạnh.
Đối với từng mỗi cá nhân cũng vậy, quá khứ như mặt trăng gồm có hai mặt: mặt sáng và mặt tối. Mặt tối ám ảnh, kích thích, đeo đuổi chúng ta.
Theo thánh Phao-lô "Hồng ân cứu độ" chỉ tràn trề khi mặt tối được thú nhận: nghĩa là đảm nhận, chấp nhận, đối diện, nhìn thẳng mặt. Theo tâm lý học, được "cứu độ" có nghĩa là được giải thoát, giải phóng, giải tỏa. Không bị kẹt, không bị ối động, không bị ung thối, không bị ô nhiễm hoặc đầu độc vì một vết thương không được chữa lành.
Một số người học thiền chưa đến nơi đến chốn, thường eo xèo, nhễ nhãi rằng:
"Quá khứ đã qua rồi!
Tương lai thì chưa tới!
Chỉ có giây phút hiện tại là thực!"
Không, quá khứ không đi qua. Theo duy thức học - một loại tâm lý học Phật giáo - quá khứ đang còn có mặt trong cung lòng của kho lẫm, mang tên là tàng thức hay là A-lại-gia- thức. Đó là từ tương đương với Vô thức của Phân tâm học. Quá khứ rơi rụng và đang được chất chứa trong kho tàng vô thức, dưới hình thức chủng tử hay là hạt mầm.
Những lối nói "kho lẫm", "kho tàng" chỉ là hình ảnh, hình tượng. Thực ra nội tâm không phải là một nơi chốn vật chất có nhiều phòng ốc khác nhau. Nội tâm như chúng ta đã quãng diễn sâu rộng, là lối nhìn và xúc động.
Khi thực tại đi vào nội tâm, nội tâm không phải là "vườn hoang, nhà trống". Nội tâm đã có một quá trình kinh nghiệm, một quá khứ. Cho nên khi thuyên giải thực tại, nội tâm không thể không chịu ảnh hưởng của quá khứ. Nhưng quá khứ ấy là mẹ hiền nâng đỡ đùm bọc, soi sáng, hướng dẫn. Quá khứ cũng có thể là bà dì ghẻ, như trong câu chuyện tấm cám:
Bà luôn luôn xoi mói, hằn học, hành hạ, tố cáo, chưởi bới, không cho phép đứa con ghẻ ngoi đầu lên.
Trong đời sống thực tế, tôi không cần có cha ghẻ hay mẹ ghẻ. Trong mỗi người cha mẹ của chúng ta, như tôi đã triển khai và trình bày trong cuốn "Đối Thoại, quê hương tình người", luôn luôn có hai bộ mặt Cha Mẹ Hiền và Cha Mẹ Ghẻ (11).
Nếu trong quá khứ, nhất là trong vòng năm sáu năm đầu đời, tôi đã có kinh nghiệm với " Cha Mẹ Hiền ", tôi sẽ học lại kinh nghiệm "Hiền" với con cái của tôi, với những người tôi tiếp xúc hằng ngày trong môi trường xã hội. Trái lại, nếu tôi đã sống kinh nghiệm "Ghẻ" với cha mẹ, tôi sẽ tái diễn bộ mặt "Ghẻ", với con cái và bạn bè xa gần, trong cuộc sống thường ngày của tôi.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, hoá giải quá khứ là thấy, biết, ý thức về nhiều bộ mặt khác nhau trong chính mình: vừa Hiền vừa Ghẻ và sáng suốt chọn lựa bộ mặt Hiền trong mọi tiếp xúc và trao đổi ới anh chị em đồng bào, đồng loại :
Không phải chọn một lần là đủ.
Nhưng là ngày ngày chọn lại. Ngày ngày quyết định lại.
Và cho phép người anh chị em mình cũng có khả năng làm lại cuộc đời, "trở lại" với bộ mặt Hiền của mình.
Hóa giải như vậy cũng mang một tên khác là Tha Thứ.
Và chúng ta không chỉ thứ tha một lần. Nhưng triệu lần mỗi ngày. Thứ tha cho mình, để có thể thứ tha cho người khác.
" « Nhật tân, nhật nhật tân,
« Hựu nhật tân! » "
Con người tự tin, dân tộc tự tin khi con người và dân tộc ấy có khả năng nhìn mình, biết mình. Từ đó can đảm và sáng suốt đối diện và nhận diện hai bộ mặt Sáng và Tối luôn luôn có mặt trong mình, không che dấu, không ém nhẹm, không làm ra vẽ. Cuối cùng, chúng ta quyết định chọn lựa con đường sáng, để rồi nắm tay nhau, nâng đỡ nhau và thúc dục nhau mà đi. Ai té ngã, toàn thể anh chị em nâng đỡ họ đứng dậy mà đi.« Hựu nhật tân! » "
Phải chăng đó là "phép lạ" mà mỗi người có thể làm, trong đời sống hằng ngày?
Bạn tin mình làm được như vậy không?
Nếu có, đó là Tự Tin.
Nếu không, đó là thiếu tự tin.
Chỉ thế thôi, không có gì quanh co khó hiểu !
Lausanne, Thụy Sĩ
(Còn tiếp)
BÍ CHÚ :
- 1) Senge P. - The 5th Discipline - Century, London 1992.
2) Nguyễn Văn Thành - Phát huy Nhân lực - Tình Người, Lausanne 1998.
3) Ricoeur P - De l 'Interprétation - Seuil, Paris 1965.
4) Gordon. T - Etre Parent, ca s'apprend - Marabout, Belgique 1995.
5) Ricoeur P. - De l'interprétation - Seuil, Paris 1965.
6) Freire P - Pedagogy of the oppressed - CP, N.Y 1994.
7) Kipling - IF - mille-et-une-nuits, Paris 1998.
8) Goleman D - Emotional Inelligence - Bantam, N.Y 1998 I và II.
9) Cameron-B. L - The Emotional Hostage - FP, CA 1986.
10) Sommer B. - Psycho - cybernetics 2000 - PH, U.S.A 1993 P. 333.
11) Nguyễn Văn Thành - Đối Thoại, quê hương Tình người - TN, Lausanne, 1999 tr. 67.