LÒNG TỰ TIN - HÀNH TRANG CHO NGÀN NĂM THỨ BA (Tiếp theo)
Chương ba : Kỹ thuật hóa giải tâm trạng thiếu tự tin
Rãi rác trong hai chương vừa qua, tôi đã sử dụng tư tưởng cấu trúc nhằm trình bày những bước đi cụ thể, từ dễ đến khó. Một cách nào đó, như người thợ sửa xe đạp, tôi đã tháo gỡ nội tâm thành từng bộ phận cơ bản. Và khi một bộ phận không có khả năng sinh hoạt một cách "xuôi chảy", vì thiếu dầu, thiếu mỡ hay bị "trục trặc" vì nằm không đúng chỗ, tôi đã giới thiệu một vài kỹ thuật hóa giải. Khi khác, tôi yêu cầu độc giả trở lại tìm kiếm và tôi luyện những kỹ thuật đã được trình bày trong những cuốn sách trước đây (14, 15).
Trong chương nầy, tôi chỉ xin trình bày ba kỹ thuật có quan hệ trực tiếp với phương thức hóa giải nghĩa là biết cách hành xử đứng đắn, khi chúng ta cảm thấy mình bị lung lay trong lãnh vực tự tin.
Sỡ dĩ tôi chọn lựa thể thức hành động như vậy, vì nhiều lý do sau đây:
Lý do thứ nhất : Tự tin là một tiến trình.
Không quán triệt điều nầy, chúng ta sẽ lầm tưởng: nhân loại được phân chia thành hai khối: khối người tự tin và khối người thiếu tự tin. Thực ra, tôi có thể rất thoải mái, trôi chảy, vững vàng trong lãnh vực tâm lý. Trái lại, trong vấn đề sử dụng máy vi tính, tôi sẽ vụng về, dốt nát, đụng vào đâu là sai hỏng đến đó. Lý do căn bản là trong điều kiện và hoàn cảnh hiện thời, tôi không đặt vi tính thành mục tiêu ưu tiên số một. Cho nên tôi thiếu động cơ học tập, để trau dồi khả năng nầy.
Phải chăng Pascal đã nói: "Hãy cho tôi một đòn bẫy và một điểm tựa, tôi có thể dời núi lấp sông » ? Trong địa hạt Tự Tin, dòn bẫy là lối nhìn. Điểm tựa là năng động tình cảm, còn được gọi là động cơ thúc đẩy. Tuy nhiên, dù đòn bẩy và điểm tựa có sẵn, bao lâu cánh tay tôi chưa làm, thì chưa có gì xảy ra.
Chẳng hạn, vào thời vua Tự Đức, trong những hoàn cảnh đen tối nhất của Giang Sơn, anh tài đâu có khan hiếm, như "lá mùa thu". Không có Nguyễn Trường Tộ nầy, sẽ có biết bao nhiêu Nguyễn Trường Tộ khác. Nhưng vào thời ấy lòng người "rối ren". Và khi tâm "bị loạn", thì trí không còn thấy một cách quang minh. Cho nên triều đình lúc bấy giờ chỉ thu mình trong nếp sống bị động, không làm, ngồi chờ. Hoặc giả, làm thì làm lung tung, lộn xộn..
Trong hiện tại, chúng ta có rút tỉa được bài học của thời vua Tự Đức, để rồi trong mọi chương trình đổi mới, chúng ta đừng lặp lại sai lầm của các bậc đàn anh ?
Lý do thứ hai : Thực thể ngoài và trong.
Con người không là vật chất đơn thuần. Không là tâm linh vàng nguyên chất. Vừa có ngoài, vừa có trong. Tuy nhiên, tiến trình làm người đi từ trong ra ngoài "inside-out": Đó là con đường tiến bộ. Đảo ngược tiến trình để đi từ ngoài vào trong "outside-in", như xây cất rùm beng, mà thiếu lập trường và ý nghĩa, thiếu "chất liệu nội tâm" để làm người thực sự và trọn vẹn, chúng ta chỉ lặp đi lặp lại mãi hoài một kinh nghiệm đau thương quá khứ, chặt cây để trồng hai bên vệ đường, nhằm chứng minh cho chính khách đến thăm viếng là "chúng ta đang đi lên". Bao giờ chúng ta mới có gan khước từ "mặc áo giấy" nhằm khoe với thiên hạ "một cái gì hoàn toàn bên ngoài, bịa đặt, giả dối". Phải chăng chúng ta đuổi bắt những trình diễn bề ngoài", những bóng hình tạm bợ?
Lý do thứ ba : Làm người là mục đích tối hậu của lòng tự tin.
Tự tin là giá trị của một con người có "chất người". Cho nên, người tự tin thường xuyên kiểm chứng "tiến trình làm người" của mình, trong lời ăn, tiếng nói, việc làm hằng ngày. Một cách đặc biệt, trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người vời người, chọn lựa của họ là làm người và tạo cho kẻ khác điều kiện thuận lợi và tốt hảo để làm người.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, theo lối nói của E. Berne (16), người tự tin không bao giờ khoác bộ mặt cha chú hay là đóng vai trò Cha Mẹ độc tài và bao cấp quá khích. Họ không đã phá, mạ lị, chưởi bới, chỉ trích phê bình, tố cáo. Trong lối nhìn, họ không "vạch lá, tìm sâu". Thay vì chỉ ghi nhận những khía cạnh tiêu cực, khuyết điểm, sai hỏng, họ tìm cách khám phá yếu tố xây dựng, đóng góp, tích cực trong mọi người, mọi biến cố và mọi hoàn cảnh. Đối với tha nhân - bất phân lớn bé, nam nữ, xa gần - thái độ của họ là soi sáng, nâng đỡ, hướng dẫn và cũng cố.
Thêm vào đó, họ tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, rút tỉa những bài học với những ai có kinh nghiệm.
Đối với người ngang hàng, họ đồng hành và chia sẽ, biết lắng nghe nhưng đồng thời cũng có khả năng diễn tả, khẳng quyết ý kiến hoặc lập trường của mình.
Nói tóm lại, con người tự tin tìm cách bắc nhịp cầu, xây dựng quan hệ với mọi người, thay vì la ó, chưởi bới, đập phá, phản loạn, như chúng ta đang chứng kiến, trong nhịp sống xô bồ, hỗn loạn của giời trẻ, trong các thành phố công nghiệp, trên khắp mặt địa cầu.
Dựa vào những yếu tố vừa được trình bày trên đây và trước đây, trong hai chương I và II, chúng ta cần đánh giá tiến trình tự tin, theo những chuẩn mực sau đây:
Một : Tôi "biết" tôi không? Căn cước và giá trị đích thực của tôi là gì ?
Trên bình diện căn cước hoặc tư cách làm người, tôi luôn luôn có giá trị. Và giá trị ấy không ai cất khỏi tôi, ngoài tôi ra.
Dù thành công hay thất bại, tôi vẫn làm người có giá trị nội tại.
Dù ở vào môi trường nào, giá trị làm người của tôi vẫn không mai một. Một ông vua không hơn một người phu quét đuờng, trên bình diện thành nhân. Phải chăng đó là xác tín của tôi?
Hai : Tôi có "khả lực" không?
Khả lực liên hệ đến vấn đề học tập và kinh nghiệm. Cho nên, trước một công việc, tôi có thể tự đánh giá, bằng một trong hai kết quả sau đây:
Trong mỗi hành động, chính mục đích tối hậu "Làm người" điều hướng đời tôi. Một cách đặc biệt, mọi phương tiện được sử dụng phải hòa hợp với cứu cánh. Tôi không thể làm người, nếu chính tôi không tôn trọng bản chất làm người của kẻ khác và tạo cho họ mọi điều kiện để làm người giống như tôi và với tôi!
Khi bàn về kỹ thuật "Hóa giải", chúng ta chỉ đề cập những cách làm sau đây :
KỸ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI MỘT : Biết trở lui về trước.
Trong mọi nỗ lực học tập, nhằm tôi luyện và trang bị cho mình về cách biết làm một cách thuần thục và nhuần nhuyễn, tác giả L.S. Vygotsky đã phân biệt ba vùng học tập khác nhau (17) :
Vùng thứ nhất là vùng tự lập.
Vùng nầy bao gồm tất cả những hoạt động mà chúng ta đã có khả năng thực thi một cách dễ dàng khéo léo, thuần thục và tự nhiên. Kỹ năng hay là "cách làm" đã trở thành "xương thịt, máu huyết" của chúng ta, được hội nhập một cách nhuần nhuyễn đến độ ba thực thể nội tâm là lý trí, tình cảm và cơ thể hòa nhập vào nhau. Không còn những tình trạng giằng co, gò ép như: muốn mà không làm, hiểu phải làm gì nhưng châu thân còn vụng về chưa đạt mức độ "xuôi chảy, thoáng thoát và thảnh thơi", như chúng ta đã khảo sát trước đây.
Về mặt kiến thức, đây là vùng "xác tín, rõ ràng minh bạch, hiển nhiên". Đây là những kiến thức, do chính tôi trực tiếp kiểm chứng.
Với những kiến thức và kỹ năng như vậy, con người tự nhiên toát ra ngoài lòng tự tin. Tự tin đã có mặt ở bình diện bản chất và tư cách làm người, còn được gọi là căn cước.
Vùng thứ hai là vùng xa lạ.
Vùng nầy hoàn toàn ở ngoài tầm hiểu biết và học tập của chúng ta. Mặc dù dùng ý chí tối đa, chúng ta không thể nào thành tựu mục tiêu. Bao lâu thực tại còn ở trong vùng nầy, thực tại thoát ra ngoài mọi khả năng tưởng tượng của chúng ta. Nói khác đi, thực tại còn ở trong tình trạng vô hình, vô tượng và vô thanh.
Bị ép buộc hoặc xô đẩy đi vào vùng nầy, chúng ta mất chân đứng, bị lạc đường. Mất khả năng tự định hướng. Cho nên tâm trạng trở nên bất ổn, thiếu tự tin.
Vùng thứ ba : Vùng học tập
Vùng nầy ở giữa vùng một và vùng ba. Đây cũng là vùng xa lạ như vùng thứ ba. Nhưng tôi không ở một mình. Có người khác đang cầm tay hướng dẫn tôi đi từng bước vững chắc. Nhờ sự hiện diện ấy, tôi có khả năng biến lạ thành quen.
Theo ngôn ngữ của bác sĩ tâm thần D. Winnicott (18), tôi không có khả năng sống một mình, trong vùng xa lạ nầy. Tôi cần có người làm trung gian, giúp tôi bắc nhịp cầu từ cái đã biết rồi, đến cái chưa biết.
Và người trung gian mẫu tượng - nghĩa là có khả năng làm mẫu khuôn cho mọi người trung gian khác - là người mẹ. Nếu vì một lý do gì đó trong cuộc đời, người mẹ không có mặt trong nội tâm của đứa con, hay là không có ai thay thế, đóng vai trò người mẹ, đứa con ấy gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh vực học tập. Và nhất là học tập làm người, vì thiếu tự tin.
Trong lăng kính ấy, thiếu tự tin bắt nguồn từ khởi điểm thiếu mẹ. Không có mẹ trong cuộc đời. Không có mẹ trong tâm tưởng. Cho nên tôi không có mẹ làm nơi nương tựa, làm bàn đạp để tiến thân. Để mạo hiểm trên mọi nẻo đường làm người.
Tiếp nối công trình nghiên cứu của D. Winnicott, các nhà tâm lý khác còn ghi nhận thêm ba yếu tố bổ túc trong vai trò người mẹ :
Tâm lý ngày nay nhằm nuôi dưỡng lòng tự tin, đề nghị chúng ta "bám trụ" vững chắc vào giá trị siêu việt của chính mình.
Chúng ta bám trụ bằng hai hình thức quán tưởng:
Những câu nói ấy khẳng quyết về giá trị của cuộc sống làm người. Chúng ta sử dụng chúng nó, để đối trị những lời nói dèm pha, công kích, hạ bệ và đã phá, do kẻ khác tung vãi.
Trên đây tôi đã nêu lên vai trò của những bài hát, có công năng tạo nên những thành quả chú niệm như vậy, đối với lòng tự tin của giới trẻ:
« Lo băng bó vết thương còn lỡ lói
« Gieo an lạc vào lòng ai mòn mõi »...
Thì lúc bấy giờ, chính môi trường sẽ trở lại làm ô nhiễm cuộc đời của chúng ta, với bao nhiêu điệp khúc chia rẽ, kỳ thị, bạo động và hận thù... đáng được nhai đi nhai lại trong các kênh đài phát thanh và truyền hình.
CẤU TRÚC CỦA NÃO BỘ
Chính cấu trúc của não bộ - còn được gọi là hệ thần kinh trung ương - cho phép các nhà tâm lý sáng tạo những phương thức tác động như thế, trong hai địa hạt sư phạm và trị liệu (19).
Cấu trúc chiều ngang
Xét về cấu trúc chiều ngang, não bộ gồm có hai phần: phần mặt và phần trái. Mỗi phần có nhiệm vụ thực hiện một trách vụ khác biệt.
Não bộ phần trái mang tên là não bộ suy luận, phân tích. Não bộ nầy « chia ra để đối trị và kiểm soát ». Thực tại bị tháo ra từng mãnh. Cho nên, chúng ta không còn có một lối nhìn toàn diện về thực tại muôn màu sắc. Thực tại trở thành vấn đề cần giải quyết, khắc phục. Cuối cùng với não bộ phía trái, chúng ta có một lối nhìn nhị nguyên nghĩa là phân biệt rõ ràng trắng đen, xấu tốt, đúng sai.
Hệ quả là chúng ta đề cao một bên và loại trừ một bên. Chúng ta lựa chọn cái tốt và bỏ rơi cái mà chúng ta gọi là xấu. Chúng ta hoan hô phía đúng và đả đảo phía sai.
Thế giới càng ngày càng đi vào con đường duy lý cực đoan nầy trong mọi sinh hoạt. Một cách đặc biệt, để có thể sản xuất cho nhiều, cho nhanh, mỗi người thợ chỉ tiếp xúc một phần rất nhỏ của thực tại. Trong ngành may công nghiệp, một người thợ chỉ may một cái túi áo suốt ngày, từ ngày nầy qua ngày khác, và không biết những bộ phận khác như cổ áo, thân áo... Hệ quả là con người trong thế giới công nghiệp, trở thành máy móc. Không còn sáng tạo, không còn là tác giả của một công trình có đầu có đuôi, có ý nghĩa. Đời sống làm người bị khô cằn, mất hết ý nghĩa.
Não bộ phần mặt được gọi là não bộ phụ nữ có phần vụ tổng hợp liên kết những thành phần lại với nhau.
Hẳn thực, phụ nữ có phần vụ sanh con, nghĩa là đặt nặng, coi trọng ý nghĩa làm người.
Thay vì đề cao suy luận, người phụ nữ lưu tâm đến đời sống tình cảm và xúc động. Mơ mộng tưởng tượng được phát huy trong những ngành nghề trang trí, họa sĩ, tạo hình, đòi hỏi tiếp xúc, trao đổi...đó là những môi trường được chọn lựa, khi người phụ nữ dấn thân vào con đường nghề nghiệp.
Trong tinh thần và ý nghĩa nầy, để "băng bó bao nhiêu vết thương lở lói" của con người, để "gieo vãi hạt mầm an lạc" trong nội tâm căng thẳng, xung đột...tâm lý đã sử dụng những phương thức sinh hoạt của não bộ phần mặt.
Hai kỹ thuật "tạo hình" và "chú niệm", mà tôi đã trình bày trên đây, dựa vào sinh hoạt tưởng tượng và sáng tạo ý nghĩa, nhằm thiết lập cán cân thăng bằng cho con người quá thiên về não bộ duy lý phía trái, trong thế giới ngày hôm nay.
Cấu trúc chiều dọc
Trong quá trình tiến hóa từ con vật độc bào (chỉ có một tế bào duy nhất) đến con người, não bộ đã đi qua ba giai đoạn (20) :
Giai đoạn thứ nhất là não bộ phản xạ
Vì vấn đề sống còn trong cuộc đời, đa số sinh vật chỉ cần phản ứng rất nhanh: lại gần để kiếm ăn hay là chạy trốn vì nguy hiểm.
Giai đoạn thứ hai là não bộ tình cảm
Não bộ hệ viền (Limbic) đặc trách phần vụ chọn lựa quyết định trong đời sống.
Để đơn gian hóa vấn đề, chúng ta chỉ lưu tâm đến hai thành tố rất quan trọng của hệ viền.
Thành tố thứ nhất mang tên là Đồi thị (Thalamus).
Mọi tin tức từ khắp nơi trên cơ thể đều tập trung về đây.
Từ đây, tin tức được chọn lọc để tiếp tục gửi đi bằng hai con đường khác nhau: con đường khẩn trương và con đường suy luận.
Thành tố thứ hai mang tên là Hạnh nhân (Amygdala).
Con đường khẩn trương phát xuất từ Đồi thị và kết thúc ở Hạnh-nhân. Tại nơi đây, sau khi nhận tin tức khẩn trương, nếu cần phản ứng gấp, Hạnh nhân phát ra mệnh lệnh cấp bách.
Khi có mệnh lệnh cấp bách phát đi, như tiếng còi báo động, mọi cấu trúc khác phải bị tê liệt, ngưng hoạt động, để nhường chỗ cho lệnh cấp bách.
Thông thường những mệnh lệnh đó tạo nên tình trạng tràn ngập của tình cảm, xúc động. Lúc bấy giờ cơ hồ những vụ cướp chính chuyền, lật đổ chính phủ, não bộ các thùy (lobes) nhất là Thùy Trán (frontal) không còn hoạt động để điều hướng cơ thể.
Giai đoạn thứ ba là não bộ suy luận tư duy, tổng hợp.
Tân võ não (Néo cortex) bao gồm các thùy (lobes) tạo nên não bộ suy luận, tư duy và tổng hợp.
Thông thường, nếu không có những những hiện tượng tràn ngập, tin tức về đời sống tình cảm và xúc động được tiếp tục gửi lên não bộ phần mặt, nhất là những xúc động và tình cảm tiêu cực, để được khảo sát, đánh giá. Sau hết, mệnh lệnh cuối cùng được phát đi từ Thùy Trán (Frontal) thuộc não bộ phần trái. Bổn phận của cơ thể, nhất là những quan có liên hệ, lúc bấy giờ là tiếp nhận mệnh lệnh để chấp hành.
Tất cả những cấu trúc rất phức tạp và chuyên môn của não bộ của con người, được các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện và mô tả, cho phép chúng ta kết luận rằng trí thông minh không được đồng hóa với công việc phân tích và suy luận mà thôi. Trí thông minh thực sự, cần được phát huy trong mọi đời sống, phải là trí thông minh coi trọng tình cảm. Mọi quyết định "làm người" phải vừa có tình vừa có lý. Mất một trong hai, con người trở nên bán thân bất toại. Không còn là con người toàn diện, quân bình.
Trong lăng kính ấy, những gì chúng ta tạo nên bằng tưởng tượng cũng có tác dụng ngang bằng những gì chúng ta tạo nên thực sự bằng tay chân...
Tạo nên những hình ảnh đầy tự tin cũng là một phương thức sáng tạo cuộc đời.
Dành ra một thời khắc biểu để thấy mình, nhìn mình, nhắc nhỡ mình tự tin cũng quan trọng như một thành tựu thực sự, hiện thực. Hơn ai hết, tác giả M. Maltz (21) đã trình bày những kỹ thuật "tạo hình" như vậy trong tác phẩm của mình, nhằm giúp chúng ta nâng cao và nâng cấp lòng tự tin.
Tạo hình như vậy là trở lại thời kỳ trong đó chúng ta đầy tự tin, có khả năng sống hạnh phúc, bén nhạy, để học tập mọi điều một cách nhanh chóng.
Sỡ dĩ như vậy là nhờ có Mẹ thương và chúng ta thương Mẹ.
Vậy khi nào chúng ta thương và được thương, chúng ta đạt cao điểm của lòng tự tin, để có thể "Biến đời thành phép lạ".
KỸ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI HAI là Bắc nhịp cầu với những lúc tràn đầy sinh lực hay là gọi quá khứ trở về với những năng động mà chính chúng ta đã thực sự chứng nghiệm.
Để nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Kỹ thuật "làm sống lại quá khứ", chúng ta bắt đầu bằng cách ghi nhận những nhận xét thông thường sau đây:
Một : Dù thiếu tự tin đến độ nào chăng nữa, trong suốt cuộc sống từ lúc sinh ra làm người đến hôm nay, chúng ta đã có cơ hội kinh qua một vài kinh nghiệm hạnh phúc, sung mãn, đầy lòng tự tin.
Theo tâm lý học, nếu có cơ năng đánh thức và nhớ lại một vài kinh nghiệm như vậy, với những yếu tố hình ảnh, âm thanh và xúc cảm, chúng ta sẽ có khả năng gọi lòng tự tin trở về trong giây phút hiện tại, qua con đường tưởng tượng, hình dung...
Trong thực tế bao nhiêu người đang khổ đau, trầm cảm tê liệt, chỉ vì một lời nói đã làm sống lại vết thương trầm trọng thuộc quá khứ! Hằng ngày, rất nhiều người "mất ăn mất ngủ" chỉ vì một hoài niệm thương đau, đang trở về, khi một hình ảnh rất nhỏ nhặt, không đâu...như một mái tóc thề, một nụ cười má núm đồng tiền, làm sống lạ quan hệ tình cảm. Cơ hồ khi rút một sợi giây leo, tôi có khả năng làm náo động cả một khu rừng hoài niệm...
Hai: Nhiều bà mẹ đã rất đảm đang một cách tự nhiên trong công việc nuôi con. Bổng nhiên một đứa con khuyết tật ra đời. Nó thổi bùng lên những cơn bão tố kinh hoàng trong cuộc đời của bà mẹ. Nó xé toang ra một vết thương rất nhỏ nhặt...Với cảm trạng "bất hạnh" ấy, những gì trước đây bà đã làm đuợc một cách thông minh và hồn nhiên, bây giờ bà không còn biết phải bắt đầu từ đâu... thậm chí dỗ dành con, líu lo, vui chơi, trao đổi với con., sung sướng ngắm nhìn con. Há miệng ra khi đút cơm cho con, để nó cũng bắt chước há miệng...
Ba: Thể theo những khám phá mới nhất của Tâm lý học, một biến cố, một kinh nghiệm đã xảy ra đâu đó trong quá khứ. Kinh ngiệm ấy vẫn còn tồn tại dưới ba hình thức: hình ảnh, âm thanh và xúc cảm. Tôi chỉ cần có khả năng tiếp cận một yếu tố trong ba loại yếu tố ấy, tôi sẽ có thể làm sống lại toàn bộ kinh nghiệm. Y khoa ngày nay chỉ cần có một tế bào để chế tạo lại toàn diện con người. Công an chỉ lượm được một sợi tóc, là có thể tìm ra ai là thủ phạm.
Bốn: Kỹ thuật "bắc nhịp cầu" với một kinh nghiệm tràn đầy sinh lực để hóa giải một khó khăn trong hiện tại, đặt nền tảng trên nhận xét số ba trên đây.
Chúng ta cũng có thể tiếp cận một biến cố hồ hỡi, hạnh phúc, hân hoan đã có mặt trong cuộc đời, để nuôi dưỡng lòng tự tin của mình, trước khi lên đường đối đầu với một trở ngại.
Năm: Trước đây, nhân cơ hội nói đến kỹ thuật khóa neo và mở neo, chúng ta cũng sử dụng một phương pháp tương tự, trang bị mình để sẵn sàng đối diện với bất kỳ một hoàn cảnh nào trong tương lai. Chúng ta chuẩn bị một kho tàng và chúng ta có sẵn một chìa khóa để mở kho tàng ấy bất cứ lúc nào, khi cần đến.
Hẵn thực trong hiện tại, mỗi lần tràn đầy sinh lực và lòng tự tin lên cao, chúng ta cột chặt hoặc liên kết kinh nghiệm năng động ấy với một cây neo. Cây neo có thể là một cau hát hay la một hình ảnh.
Thế rồi trong một hoàn cảnh nào đó, khi chúng ta nhận thấy bầu trời của tâm hồn đang có những đám mây đen báo hiệu một cơn bão tố sắp bùng nổ, chúng ta thở vào một buồng phổi đầy khí mát và xướng lên câu hát để nhắc nhỡ mình:
Các bà mẹ già Việt Nam không cần học tâm lý, đã sử dụng kỹ thuật nầy. Hẳn thực, để nhắc mình nhớ một chuyện gì, các bà có thói quen dùng khăn quàng thắt lại thành một chiếc nút tròn. Đi đâu, các bà đem nó theo bên mình như một chiếc bùa hộ mạng. Nhờ đó, các bà nhớ mồn một mình phải làm những gì. Có bà khác, mỗi lần đi buôn bán hoặc du hành xa, phải mang theo nhiều hành lý. Trước khi đi, bà đếm số và nhắc đi nhắc lại một cách lớn tiếng và cố ý. Rồi những khi lên xe hoặc xuống thuyền, bà nhắc lại to tiếng con số hộ mạng. Nhờ đó bà không bao giờ quên, sót một gói hành lý nào.
Con số hoặc nút khăn là những "cây neo" của các bà mẹ Việt Nam.
KỶ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI BA : Chủ động thay vì bị động
« Mặc ai nói ngã nói nghiêng,
« Tôi đây đứng vững như kiềng ba chân!*
Câu ca dao nầy lột trần ý nghĩa của kỹ thuật hóa giải loại ba.
Hôm ấy, theo bài thơ dụ ngôn của La Fontaine, hai cha con người nông dân đem lừa lên tỉnh bán lấy tiền.
Trên đoạn đường thứ nhất, người cha dắt lừa đi trước, đứa con đi sau. Người khách đi đường dị nghị:
- "Người đâu mà dại khờ! Của bọc thân. Ai đời: thân bọc của!".
Trên đoạn đường thứ hai, sau khi nghe lời bình phẩm, người cha bảo con lên ngồi trên lưng lừa. Một khách bộ hành khác mở lời nhận xét:
- "Ở đời phải biết tôn ti đẳng cấp một chút, mới biết sống!"
Trên đoạn đường thứ ba, người cha bảo con ra trước dắt lừa. Còn ông, lần nầy ông cỡi lên lưng lừa.
Lại có người cất tiếng phát biểu:
- "Nầy ông nhà quê kia, hành hạ con như thế, lúc về già ai sẽ nuôi ông?"
Trên đoạn đường thứ tư, cả hai cha con đều ngồi trên lưng lừa. Con lừa quằn lưng chịu đựng, nhưng vẫn bước tới.
Thêm một lời bình phẩm nổi lên, trong đám người đi ngược chiều:
- "Đầu óc ở đâu mà không biết tính toán. Lên đến tỉnh, con lừa có khá lắm là còn sống với da bọc xương. Cho cũng chẳng ai thèm. Đừng nói chuyện mua bán!".
Lần nầy hai cha con nhìn nhau và cùng nhau quyết định: hãy bỏ ra ngoài tai những dư luận xầm xì của kẻ khác.
Thực ra để sống cuộc đời làm người, nghe tất cả mọi dư luận, sẽ tạo cho mình nhiều khó khăn. Trái lại, không nghe, bịt tai, chúng ta sẽ đánh mất nhiều cơ hội để học hỏi.
Vậy con người tự tin phải hành động như thế nào?
Để trả lời một cách đứng đắn cho câu hỏi nầy, chúng ta nên trở lại vấn đề Thuyên Giải mà tôi đã khảo sát, với nhiều yếu tố bổ túc lẫn nhau trong chương Một :
Một : Ý kiến của người khác không gói ghém toàn diện chân lý. Cũng không hoàn toàn sai trái một trăm phần trăm (22).
Hai : Chúng ta không thể nghe theo hay là phủ nhận toàn bộ những ý kiến của kẻ khác. Trong những nhận xét của họ, dù thế nào chăng nữa, cũng có ít nhất một vài mầm móng hay là chủng tử của sự thật.
Ba : Tự vệ, biện minh, khuớc từ hay là thay đổi hoàn toàn lập trường và lối nhìn một cách vội vã...đều là những phản ứng tình cảm, phát xuất từ tâm trạng thiếu tự tin và bất ổn.
Bốn : Thay vì phản ứng, con người tự tin luôn luôn cố gắng chủ động, sáng tạo, nghĩa là quyết định hành động với tư cách là một chủ thể. Đó là ý nghĩa chủ yếu của kỹ thuật hóa giải lời chỉ trích, phê bình, hạ bệ do kẻ khác mang đến từ ngoài...
Nội dung của kỹ thuật với nhiều giai đoạn
Sau khi một người đưa ra lời phê bình, chỉ trích, tố cáo...điều chúng ta cần thực hiện gồm có (23) :
Bước một: Lắng nghe, tìm hiểu, ghi nhận ý kiến của kẻ khác:
- "mầy là thằng cha vô ơn".
Bước hai: Phản ảnh hay là làm tiếng vọng khách quan.
- "Nếu tôi không nghe lầm, chính ông bà đã nói: tôi vô ơn".
Nếu họ từ chối, để cho họ nói lại.
Nếu họ đồng ý với tiếng vọng, chúng ta mới tiếp tục.
Bước ba: Tìm hiểu ý nghĩa của lời nói:
"Thế thì xin ông bà giải thích thêm: Vô ơn nghĩa là gì? Trong hoàn cảnh nào? Tôi đã nói, làm gì cụ thể?"
Trong giai đoạn nầy, chúng ta không cướp lời, bao lâu họ còn nói.
Nếu họ dừng lại, chúng ta chỉ phản ảnh: bằng cách nầy hay cách khác, dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng ta nói lại cho họ nghe ý kiến của họ.
Trong đa số trường hợp, giai đoạn nầy kéo dài cho đến khi người phát biểu được thõa mãn, vì được lắng nghe. Và chính họ sẽ dần dần thay đổi ý kiến. Nhiều lúc họ có lời lẽ tố cáo. Nhưng thực ra, họ đau khổ, bất an. Họ có nhiều vấn đề. Chúng ta chỉ là cơ hội, giúp cho họ ý thức về mình.
Chấp nhận "làm bia đỡ đạn" như vậy là một quà tặng có khả năng trị liệu, hàn gắn vết thương. Can đảm làm như vậy có nghĩa là : "Ngày ngày cưu mang Đất Trời cao cả!"
Bước bốn: Sau khi hiểu rõ ý kiến kẻ khác, với những tương đương cụ thể về lời nói và việc làm, chúng ta đi qua giai đoạn hướng lai:
"Bây giờ tôi hiểu: Ông bà gọi tôi là vô ơn, vì tôi đã không đến thăm ông bà được. Hôm ấy vợ tôi vào bệnh viện.
Vậy ông bà cho phép tôi lại thăm vào ngày nào, trong tuần tới?
Trong giai đoạn hướng lai chúng ta đề nghị, giải thích gọn ghẽ hay là yêu cầu kẻ khác cho biết ý kiến.
Theo ý nghĩa của Kỹ thuật nầy, khi lắng nghe lời chỉ trích và vọng lại cách khách quan, chúng ta đã giải quyết một phần lớn của vấn đề.
Trong đa số trường hợp, sỡ dĩ họ chỉ trích, tố cáo, vì họ lo sợ, bất ổn, có vấn đề. Họ cần chúng ta lắng nghe, để giải tỏa cho họ. Họ tố cáo, vì họ cần có quan hệ với chúng ta. Nhưng họ làm điều ấy một cách vụng về, tiêu cực...
Tất cả vấn đề còn lại là chúng ta có đơn phương tự nguyện làm người « vô điều kiện" không?
« Từng bước đi đường Quê Hương diệu vợi,
« Quyết ấn mạnh dấu chân con người mới! ».
Hồi năm 1974, tôi ở nhà trọ, tầng một, khu Ông Tạ.
Đi dạy học về, tôi thường gặp hai đứa con gái lên 4 và lên 6 của ông bà chủ nhà, chơi đùa gần chỗ tôi dựng xe Honda.
Lần nào tôi cũng dừng lại đôi ba phút để âu yếm ngắm nhìn các em chơi.
Sau một tháng trời, đứa bé gái lên bốn tỏ ra có thiện cảm đặc biệt đối với tôi. Cha mẹ của bé rất vui tươi, cho phép con chạy ra đón chào và đứng nhìn tôi, mỗi lần tôi về nhà.
Một hôm bé muốn chuyện trò, trao đổi, tạo quan hệ. Bé hớn hở chạy ra và la lớn:
"Ông Xành ăn cứt gà!"
Bà mẹ hoảng hốt chạy ra đưa tay bụm miệng con lại và xin lỗi. Tôi mĩm cười, nói đôi lời giải thích cho bà mẹ: "Bé quí tôi lắm mới cố gắng nói được một câu dài 5 tiếng như vậy".
Hẵn thực, bé có gì, bé cho điều ấy. Đó là "cây nhà lá vườn" của bé!
Sau 30 năm, tôi vẫn còn sung sướng mĩm cười, khi nghe lại câu nói ấy bên tai và hình dung lại khuôn mặt rạng rỡ của em bé đang còn nhìn và mỉm cười với tôi.
Vậy tôi đâu có "buồn lòng", khi "bị cho ăn cứt gà" như vậy! Bởi vì lúc ấy, tôi đầy tràn lòng tự tin và tình yêu thương trong nội tâm.
BỊ CHÚ
14) Triết, Tập san Triết học và tư tưởng số 1+ 2 San Jose, CA 95173 - 0363 tháng 6.1996 và 9.1997.
15) Nguyễn Văn Thành - Đối Thoại, quê hương tình người - TN 1999. - Em là quê Hương - TN 1997.
16) Berne E - Sđd.
17) Vygotsky L.S - Pensée et langage. ESF, Paris 1985.
18) Winnicott - Processus de Maturation chez l'enfent - P.BP, Paris 1972.
19) Portelance C. - Relation d'aide - Cram, Québéc 1992 tr. 31.
20) Goleman D. - L'intelligence Émotionnelle - R. Laffont, Paris 1997. Tome I tr. 29.
21) Maltz M. - Psycho - cybernetics - PH, NY 1960
22) Steiner C. - L'A.B.C des Emotions - Inler Ed. Paris 1998 tr. 122.
23) Nguyễn Văn Thành - Lắng Nghe - TN 1999
(Còn tiếp )
Chương ba : Kỹ thuật hóa giải tâm trạng thiếu tự tin
Rãi rác trong hai chương vừa qua, tôi đã sử dụng tư tưởng cấu trúc nhằm trình bày những bước đi cụ thể, từ dễ đến khó. Một cách nào đó, như người thợ sửa xe đạp, tôi đã tháo gỡ nội tâm thành từng bộ phận cơ bản. Và khi một bộ phận không có khả năng sinh hoạt một cách "xuôi chảy", vì thiếu dầu, thiếu mỡ hay bị "trục trặc" vì nằm không đúng chỗ, tôi đã giới thiệu một vài kỹ thuật hóa giải. Khi khác, tôi yêu cầu độc giả trở lại tìm kiếm và tôi luyện những kỹ thuật đã được trình bày trong những cuốn sách trước đây (14, 15).
Trong chương nầy, tôi chỉ xin trình bày ba kỹ thuật có quan hệ trực tiếp với phương thức hóa giải nghĩa là biết cách hành xử đứng đắn, khi chúng ta cảm thấy mình bị lung lay trong lãnh vực tự tin.
Sỡ dĩ tôi chọn lựa thể thức hành động như vậy, vì nhiều lý do sau đây:
Lý do thứ nhất : Tự tin là một tiến trình.
Không quán triệt điều nầy, chúng ta sẽ lầm tưởng: nhân loại được phân chia thành hai khối: khối người tự tin và khối người thiếu tự tin. Thực ra, tôi có thể rất thoải mái, trôi chảy, vững vàng trong lãnh vực tâm lý. Trái lại, trong vấn đề sử dụng máy vi tính, tôi sẽ vụng về, dốt nát, đụng vào đâu là sai hỏng đến đó. Lý do căn bản là trong điều kiện và hoàn cảnh hiện thời, tôi không đặt vi tính thành mục tiêu ưu tiên số một. Cho nên tôi thiếu động cơ học tập, để trau dồi khả năng nầy.
Phải chăng Pascal đã nói: "Hãy cho tôi một đòn bẫy và một điểm tựa, tôi có thể dời núi lấp sông » ? Trong địa hạt Tự Tin, dòn bẫy là lối nhìn. Điểm tựa là năng động tình cảm, còn được gọi là động cơ thúc đẩy. Tuy nhiên, dù đòn bẩy và điểm tựa có sẵn, bao lâu cánh tay tôi chưa làm, thì chưa có gì xảy ra.
Chẳng hạn, vào thời vua Tự Đức, trong những hoàn cảnh đen tối nhất của Giang Sơn, anh tài đâu có khan hiếm, như "lá mùa thu". Không có Nguyễn Trường Tộ nầy, sẽ có biết bao nhiêu Nguyễn Trường Tộ khác. Nhưng vào thời ấy lòng người "rối ren". Và khi tâm "bị loạn", thì trí không còn thấy một cách quang minh. Cho nên triều đình lúc bấy giờ chỉ thu mình trong nếp sống bị động, không làm, ngồi chờ. Hoặc giả, làm thì làm lung tung, lộn xộn..
Trong hiện tại, chúng ta có rút tỉa được bài học của thời vua Tự Đức, để rồi trong mọi chương trình đổi mới, chúng ta đừng lặp lại sai lầm của các bậc đàn anh ?
Lý do thứ hai : Thực thể ngoài và trong.
Con người không là vật chất đơn thuần. Không là tâm linh vàng nguyên chất. Vừa có ngoài, vừa có trong. Tuy nhiên, tiến trình làm người đi từ trong ra ngoài "inside-out": Đó là con đường tiến bộ. Đảo ngược tiến trình để đi từ ngoài vào trong "outside-in", như xây cất rùm beng, mà thiếu lập trường và ý nghĩa, thiếu "chất liệu nội tâm" để làm người thực sự và trọn vẹn, chúng ta chỉ lặp đi lặp lại mãi hoài một kinh nghiệm đau thương quá khứ, chặt cây để trồng hai bên vệ đường, nhằm chứng minh cho chính khách đến thăm viếng là "chúng ta đang đi lên". Bao giờ chúng ta mới có gan khước từ "mặc áo giấy" nhằm khoe với thiên hạ "một cái gì hoàn toàn bên ngoài, bịa đặt, giả dối". Phải chăng chúng ta đuổi bắt những trình diễn bề ngoài", những bóng hình tạm bợ?
Lý do thứ ba : Làm người là mục đích tối hậu của lòng tự tin.
Tự tin là giá trị của một con người có "chất người". Cho nên, người tự tin thường xuyên kiểm chứng "tiến trình làm người" của mình, trong lời ăn, tiếng nói, việc làm hằng ngày. Một cách đặc biệt, trong mọi quan hệ tiếp xúc và trao đổi giữa người vời người, chọn lựa của họ là làm người và tạo cho kẻ khác điều kiện thuận lợi và tốt hảo để làm người.
Trong tinh thần và lăng kính ấy, theo lối nói của E. Berne (16), người tự tin không bao giờ khoác bộ mặt cha chú hay là đóng vai trò Cha Mẹ độc tài và bao cấp quá khích. Họ không đã phá, mạ lị, chưởi bới, chỉ trích phê bình, tố cáo. Trong lối nhìn, họ không "vạch lá, tìm sâu". Thay vì chỉ ghi nhận những khía cạnh tiêu cực, khuyết điểm, sai hỏng, họ tìm cách khám phá yếu tố xây dựng, đóng góp, tích cực trong mọi người, mọi biến cố và mọi hoàn cảnh. Đối với tha nhân - bất phân lớn bé, nam nữ, xa gần - thái độ của họ là soi sáng, nâng đỡ, hướng dẫn và cũng cố.
Thêm vào đó, họ tận dụng mọi cơ hội để học hỏi, rút tỉa những bài học với những ai có kinh nghiệm.
Đối với người ngang hàng, họ đồng hành và chia sẽ, biết lắng nghe nhưng đồng thời cũng có khả năng diễn tả, khẳng quyết ý kiến hoặc lập trường của mình.
Nói tóm lại, con người tự tin tìm cách bắc nhịp cầu, xây dựng quan hệ với mọi người, thay vì la ó, chưởi bới, đập phá, phản loạn, như chúng ta đang chứng kiến, trong nhịp sống xô bồ, hỗn loạn của giời trẻ, trong các thành phố công nghiệp, trên khắp mặt địa cầu.
*** *** ***
Dựa vào những yếu tố vừa được trình bày trên đây và trước đây, trong hai chương I và II, chúng ta cần đánh giá tiến trình tự tin, theo những chuẩn mực sau đây:
Một : Tôi "biết" tôi không? Căn cước và giá trị đích thực của tôi là gì ?
Trên bình diện căn cước hoặc tư cách làm người, tôi luôn luôn có giá trị. Và giá trị ấy không ai cất khỏi tôi, ngoài tôi ra.
Dù thành công hay thất bại, tôi vẫn làm người có giá trị nội tại.
Dù ở vào môi trường nào, giá trị làm người của tôi vẫn không mai một. Một ông vua không hơn một người phu quét đuờng, trên bình diện thành nhân. Phải chăng đó là xác tín của tôi?
Hai : Tôi có "khả lực" không?
Khả lực liên hệ đến vấn đề học tập và kinh nghiệm. Cho nên, trước một công việc, tôi có thể tự đánh giá, bằng một trong hai kết quả sau đây:
- Tôi biết làm : Trong trường hợp nầy, tôi bổ túc kiện toàn.
- Tôi chưa biết làm : Trong trường hợp nầy tôi học tập, tôi luyện và từng bưóc đi lên. Một đàng tôi xác định mục tiêu hoạt động, khám phá động cơ thúc đẩy tôi. Đàng khác tôi tìm ra con đường hay là phương pháp dể từ từ thực hiện mục tiêu gần và xa.
Trong mỗi hành động, chính mục đích tối hậu "Làm người" điều hướng đời tôi. Một cách đặc biệt, mọi phương tiện được sử dụng phải hòa hợp với cứu cánh. Tôi không thể làm người, nếu chính tôi không tôn trọng bản chất làm người của kẻ khác và tạo cho họ mọi điều kiện để làm người giống như tôi và với tôi!
*** *** ***
Khi bàn về kỹ thuật "Hóa giải", chúng ta chỉ đề cập những cách làm sau đây :
- Tôi học tập thế nào?
- Tôi tìm động cơ thúc đẩy ở chỗ nào?
- Tôi chủ động hay bị động trước lời chỉ trích, phê bình tiêu cực của kẻ khác?
- Nói cách khác, tôi đáp ứng thế nào trước bao nhiêu điều kiện tê liệt phát xuất từ môi trường?
KỸ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI MỘT : Biết trở lui về trước.
Trong mọi nỗ lực học tập, nhằm tôi luyện và trang bị cho mình về cách biết làm một cách thuần thục và nhuần nhuyễn, tác giả L.S. Vygotsky đã phân biệt ba vùng học tập khác nhau (17) :
Vùng thứ nhất là vùng tự lập.
Vùng nầy bao gồm tất cả những hoạt động mà chúng ta đã có khả năng thực thi một cách dễ dàng khéo léo, thuần thục và tự nhiên. Kỹ năng hay là "cách làm" đã trở thành "xương thịt, máu huyết" của chúng ta, được hội nhập một cách nhuần nhuyễn đến độ ba thực thể nội tâm là lý trí, tình cảm và cơ thể hòa nhập vào nhau. Không còn những tình trạng giằng co, gò ép như: muốn mà không làm, hiểu phải làm gì nhưng châu thân còn vụng về chưa đạt mức độ "xuôi chảy, thoáng thoát và thảnh thơi", như chúng ta đã khảo sát trước đây.
Về mặt kiến thức, đây là vùng "xác tín, rõ ràng minh bạch, hiển nhiên". Đây là những kiến thức, do chính tôi trực tiếp kiểm chứng.
Với những kiến thức và kỹ năng như vậy, con người tự nhiên toát ra ngoài lòng tự tin. Tự tin đã có mặt ở bình diện bản chất và tư cách làm người, còn được gọi là căn cước.
Vùng thứ hai là vùng xa lạ.
Vùng nầy hoàn toàn ở ngoài tầm hiểu biết và học tập của chúng ta. Mặc dù dùng ý chí tối đa, chúng ta không thể nào thành tựu mục tiêu. Bao lâu thực tại còn ở trong vùng nầy, thực tại thoát ra ngoài mọi khả năng tưởng tượng của chúng ta. Nói khác đi, thực tại còn ở trong tình trạng vô hình, vô tượng và vô thanh.
Bị ép buộc hoặc xô đẩy đi vào vùng nầy, chúng ta mất chân đứng, bị lạc đường. Mất khả năng tự định hướng. Cho nên tâm trạng trở nên bất ổn, thiếu tự tin.
Vùng thứ ba : Vùng học tập
Vùng nầy ở giữa vùng một và vùng ba. Đây cũng là vùng xa lạ như vùng thứ ba. Nhưng tôi không ở một mình. Có người khác đang cầm tay hướng dẫn tôi đi từng bước vững chắc. Nhờ sự hiện diện ấy, tôi có khả năng biến lạ thành quen.
Theo ngôn ngữ của bác sĩ tâm thần D. Winnicott (18), tôi không có khả năng sống một mình, trong vùng xa lạ nầy. Tôi cần có người làm trung gian, giúp tôi bắc nhịp cầu từ cái đã biết rồi, đến cái chưa biết.
Và người trung gian mẫu tượng - nghĩa là có khả năng làm mẫu khuôn cho mọi người trung gian khác - là người mẹ. Nếu vì một lý do gì đó trong cuộc đời, người mẹ không có mặt trong nội tâm của đứa con, hay là không có ai thay thế, đóng vai trò người mẹ, đứa con ấy gặp rất nhiều khó khăn trong lãnh vực học tập. Và nhất là học tập làm người, vì thiếu tự tin.
Trong lăng kính ấy, thiếu tự tin bắt nguồn từ khởi điểm thiếu mẹ. Không có mẹ trong cuộc đời. Không có mẹ trong tâm tưởng. Cho nên tôi không có mẹ làm nơi nương tựa, làm bàn đạp để tiến thân. Để mạo hiểm trên mọi nẻo đường làm người.
Tiếp nối công trình nghiên cứu của D. Winnicott, các nhà tâm lý khác còn ghi nhận thêm ba yếu tố bổ túc trong vai trò người mẹ :
- Từ chín tháng trở lên, một đứa bé phải bắt đầu học tập chấp nhận, một cách an ổn sự vắng mặt ngắn hạn của người mẹ. Vì nhu cầu sinh sống, mẹ ra đi, từ biệt mình. Nhưng trong tâm tưởng của đứa con, thế nào mẹ cũng sẽ trở về, như mẹ đã báo trước.
Hơn nữa mẹ ra đi, nhưng có những người có quan hệ xa và gần với mẹ, như ba, anh chị em, bạn bè người láng giềng, cô giáo vườn trẻ... vẫn tiếp tục thương mình, lo lắng chăm sóc mình. Quan hệ mẹ con không khai trừ loại thải nhưng loại quan hệ muôn màu muôn sắc, thuộc hệ chiều dọc và chiều ngang. - Từ hai tuổi trở lên, đứa bé bắt đầu học tập bập bẹ tiếng nói của loài người. Mẹ là người đầu tiên dạy cho mình học tập về thực tại, trong đó có những qui luật, những cấm đoán của người cha. Mẹ trùng tuyên, nhắc đi, nhắc lại cho mình ghi lòng tạc dạ những nguyên tắc làm người, nhất là khi người cha vắng mặt.
Khi thực tại, cho dù nghiêm khắc, hạn chế, làm tổn thương, được mẹ trình bày và giải thích, thực tại sẽ luôn luôn khoác hai bộ mặt bổ túc kiện toàn cho nhau: Bộ mặt thực tế và bộ mặt vui thích. Nhờ đó, con người tự tin luôn luôn có khả năng khám phá những năng động, thậm chí trong những hoàn cảnh đen tối, bế tắc làm tê liệt sức sống của nhiều người khác. - Từ bốn tuổi trở lên, mẹ cho dù mắng phạt, la rầy, từ chối... vẫn là mẹ. Mẹ không bao giờ trở thành "dì ghẻ" hay là "bà phù thủy" trong cuộc đời của mình. Thêm vào đó, mẹ đã có mặt trong nội tâm. Mẹ không biến tan. Mẹ tồn tại trong cuộc đời, cho dù mẹ qua đời. Nhờ hình ảnh của mẹ trở thành bất diệt, đứa con được vững vàng, kiên cố, không mong manh, dễ vỡ về mặt xúc động và tình cảm. Mặc dù người đời trắng đen lật lọng, dèm pha, trù ẻo, tôi vẫn là tôi. Tôi là người được thương và có khả năng thương "vô điều kiện". Không một ai, không một biến cố nào có thể dập tắt ngọn lửa yêu thương ấy, đã có mặt trong bản chất và căn cước của tôi. Tôi đã nhận rất nhiều. Cho nên tôi có khả năng cho.
Tâm lý ngày nay nhằm nuôi dưỡng lòng tự tin, đề nghị chúng ta "bám trụ" vững chắc vào giá trị siêu việt của chính mình.
Chúng ta bám trụ bằng hai hình thức quán tưởng:
- Thứ nhất là thinh lặng đi vào bên trong nội tâm thấy mình như một ngọn đèn cháy, một đóa hoa nở, một cây cổ thụ đang vươn lên, một đại dương bao la... Từ ngày nầy qua ngày khác, theo một thời khắc biểu được ấn định, chúng ta làm cho lòng mình thấm đậm hình ảnh mà chúng ta đã chọn lựa. Nhờ đó, giữa những cơn sóng gió của cuộc đòi, chúng ta vẫn có khả năng "tươi nở" như nụ hoa, cháy sáng như ngọn đèn...hùng vĩ như biển cả, mênh mông sâu thẳm như bầu trời.
- Thứ hai là sử dụng những câu chú niệm năng động. Chúng ta lặp đi lặp lại, để cho mình thấm nhuần những câu nói diễn tả bản chất và giá trị của mình, do mình sáng tạo và chọn lựa.
Những câu nói ấy khẳng quyết về giá trị của cuộc sống làm người. Chúng ta sử dụng chúng nó, để đối trị những lời nói dèm pha, công kích, hạ bệ và đã phá, do kẻ khác tung vãi.
Trên đây tôi đã nêu lên vai trò của những bài hát, có công năng tạo nên những thành quả chú niệm như vậy, đối với lòng tự tin của giới trẻ:
- "Em trọng đại vì em là tất cả"
- "Em là điệu nhạc làm nên bản hoan ca"
- "Giấc mơ chưa tròn, vấn đề còn đo đây, cuộc sống thiếu sum vầy...Mặt trời em vẫn sáng!"
- "Em là hạt nước hay Đại dương? Cả hai làm một tình thương nối liền".
- " Xin Trời đổ mưa!
Cho núi sông em trở về lòng biển cả,
Hân hoan ngày hội, họp mặt khắp muôn người
Tình nghĩa anh em lên đường từ mọi ngã".
« Lo băng bó vết thương còn lỡ lói
« Gieo an lạc vào lòng ai mòn mõi »...
Thì lúc bấy giờ, chính môi trường sẽ trở lại làm ô nhiễm cuộc đời của chúng ta, với bao nhiêu điệp khúc chia rẽ, kỳ thị, bạo động và hận thù... đáng được nhai đi nhai lại trong các kênh đài phát thanh và truyền hình.
CẤU TRÚC CỦA NÃO BỘ
Chính cấu trúc của não bộ - còn được gọi là hệ thần kinh trung ương - cho phép các nhà tâm lý sáng tạo những phương thức tác động như thế, trong hai địa hạt sư phạm và trị liệu (19).
Cấu trúc chiều ngang
Xét về cấu trúc chiều ngang, não bộ gồm có hai phần: phần mặt và phần trái. Mỗi phần có nhiệm vụ thực hiện một trách vụ khác biệt.
Não bộ phần trái mang tên là não bộ suy luận, phân tích. Não bộ nầy « chia ra để đối trị và kiểm soát ». Thực tại bị tháo ra từng mãnh. Cho nên, chúng ta không còn có một lối nhìn toàn diện về thực tại muôn màu sắc. Thực tại trở thành vấn đề cần giải quyết, khắc phục. Cuối cùng với não bộ phía trái, chúng ta có một lối nhìn nhị nguyên nghĩa là phân biệt rõ ràng trắng đen, xấu tốt, đúng sai.
Hệ quả là chúng ta đề cao một bên và loại trừ một bên. Chúng ta lựa chọn cái tốt và bỏ rơi cái mà chúng ta gọi là xấu. Chúng ta hoan hô phía đúng và đả đảo phía sai.
Thế giới càng ngày càng đi vào con đường duy lý cực đoan nầy trong mọi sinh hoạt. Một cách đặc biệt, để có thể sản xuất cho nhiều, cho nhanh, mỗi người thợ chỉ tiếp xúc một phần rất nhỏ của thực tại. Trong ngành may công nghiệp, một người thợ chỉ may một cái túi áo suốt ngày, từ ngày nầy qua ngày khác, và không biết những bộ phận khác như cổ áo, thân áo... Hệ quả là con người trong thế giới công nghiệp, trở thành máy móc. Không còn sáng tạo, không còn là tác giả của một công trình có đầu có đuôi, có ý nghĩa. Đời sống làm người bị khô cằn, mất hết ý nghĩa.
Não bộ phần mặt được gọi là não bộ phụ nữ có phần vụ tổng hợp liên kết những thành phần lại với nhau.
Hẳn thực, phụ nữ có phần vụ sanh con, nghĩa là đặt nặng, coi trọng ý nghĩa làm người.
Thay vì đề cao suy luận, người phụ nữ lưu tâm đến đời sống tình cảm và xúc động. Mơ mộng tưởng tượng được phát huy trong những ngành nghề trang trí, họa sĩ, tạo hình, đòi hỏi tiếp xúc, trao đổi...đó là những môi trường được chọn lựa, khi người phụ nữ dấn thân vào con đường nghề nghiệp.
Trong tinh thần và ý nghĩa nầy, để "băng bó bao nhiêu vết thương lở lói" của con người, để "gieo vãi hạt mầm an lạc" trong nội tâm căng thẳng, xung đột...tâm lý đã sử dụng những phương thức sinh hoạt của não bộ phần mặt.
Hai kỹ thuật "tạo hình" và "chú niệm", mà tôi đã trình bày trên đây, dựa vào sinh hoạt tưởng tượng và sáng tạo ý nghĩa, nhằm thiết lập cán cân thăng bằng cho con người quá thiên về não bộ duy lý phía trái, trong thế giới ngày hôm nay.
*** *** ***
Cấu trúc chiều dọc
Trong quá trình tiến hóa từ con vật độc bào (chỉ có một tế bào duy nhất) đến con người, não bộ đã đi qua ba giai đoạn (20) :
Giai đoạn thứ nhất là não bộ phản xạ
Vì vấn đề sống còn trong cuộc đời, đa số sinh vật chỉ cần phản ứng rất nhanh: lại gần để kiếm ăn hay là chạy trốn vì nguy hiểm.
Giai đoạn thứ hai là não bộ tình cảm
Não bộ hệ viền (Limbic) đặc trách phần vụ chọn lựa quyết định trong đời sống.
Để đơn gian hóa vấn đề, chúng ta chỉ lưu tâm đến hai thành tố rất quan trọng của hệ viền.
Thành tố thứ nhất mang tên là Đồi thị (Thalamus).
Mọi tin tức từ khắp nơi trên cơ thể đều tập trung về đây.
Từ đây, tin tức được chọn lọc để tiếp tục gửi đi bằng hai con đường khác nhau: con đường khẩn trương và con đường suy luận.
Thành tố thứ hai mang tên là Hạnh nhân (Amygdala).
Con đường khẩn trương phát xuất từ Đồi thị và kết thúc ở Hạnh-nhân. Tại nơi đây, sau khi nhận tin tức khẩn trương, nếu cần phản ứng gấp, Hạnh nhân phát ra mệnh lệnh cấp bách.
Khi có mệnh lệnh cấp bách phát đi, như tiếng còi báo động, mọi cấu trúc khác phải bị tê liệt, ngưng hoạt động, để nhường chỗ cho lệnh cấp bách.
Thông thường những mệnh lệnh đó tạo nên tình trạng tràn ngập của tình cảm, xúc động. Lúc bấy giờ cơ hồ những vụ cướp chính chuyền, lật đổ chính phủ, não bộ các thùy (lobes) nhất là Thùy Trán (frontal) không còn hoạt động để điều hướng cơ thể.
Giai đoạn thứ ba là não bộ suy luận tư duy, tổng hợp.
Tân võ não (Néo cortex) bao gồm các thùy (lobes) tạo nên não bộ suy luận, tư duy và tổng hợp.
Thông thường, nếu không có những những hiện tượng tràn ngập, tin tức về đời sống tình cảm và xúc động được tiếp tục gửi lên não bộ phần mặt, nhất là những xúc động và tình cảm tiêu cực, để được khảo sát, đánh giá. Sau hết, mệnh lệnh cuối cùng được phát đi từ Thùy Trán (Frontal) thuộc não bộ phần trái. Bổn phận của cơ thể, nhất là những quan có liên hệ, lúc bấy giờ là tiếp nhận mệnh lệnh để chấp hành.
*** *** ***
Tất cả những cấu trúc rất phức tạp và chuyên môn của não bộ của con người, được các nhà khoa học nghiên cứu, phát hiện và mô tả, cho phép chúng ta kết luận rằng trí thông minh không được đồng hóa với công việc phân tích và suy luận mà thôi. Trí thông minh thực sự, cần được phát huy trong mọi đời sống, phải là trí thông minh coi trọng tình cảm. Mọi quyết định "làm người" phải vừa có tình vừa có lý. Mất một trong hai, con người trở nên bán thân bất toại. Không còn là con người toàn diện, quân bình.
Trong lăng kính ấy, những gì chúng ta tạo nên bằng tưởng tượng cũng có tác dụng ngang bằng những gì chúng ta tạo nên thực sự bằng tay chân...
Tạo nên những hình ảnh đầy tự tin cũng là một phương thức sáng tạo cuộc đời.
Dành ra một thời khắc biểu để thấy mình, nhìn mình, nhắc nhỡ mình tự tin cũng quan trọng như một thành tựu thực sự, hiện thực. Hơn ai hết, tác giả M. Maltz (21) đã trình bày những kỹ thuật "tạo hình" như vậy trong tác phẩm của mình, nhằm giúp chúng ta nâng cao và nâng cấp lòng tự tin.
Tạo hình như vậy là trở lại thời kỳ trong đó chúng ta đầy tự tin, có khả năng sống hạnh phúc, bén nhạy, để học tập mọi điều một cách nhanh chóng.
Sỡ dĩ như vậy là nhờ có Mẹ thương và chúng ta thương Mẹ.
Vậy khi nào chúng ta thương và được thương, chúng ta đạt cao điểm của lòng tự tin, để có thể "Biến đời thành phép lạ".
KỸ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI HAI là Bắc nhịp cầu với những lúc tràn đầy sinh lực hay là gọi quá khứ trở về với những năng động mà chính chúng ta đã thực sự chứng nghiệm.
Để nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Kỹ thuật "làm sống lại quá khứ", chúng ta bắt đầu bằng cách ghi nhận những nhận xét thông thường sau đây:
Một : Dù thiếu tự tin đến độ nào chăng nữa, trong suốt cuộc sống từ lúc sinh ra làm người đến hôm nay, chúng ta đã có cơ hội kinh qua một vài kinh nghiệm hạnh phúc, sung mãn, đầy lòng tự tin.
Theo tâm lý học, nếu có cơ năng đánh thức và nhớ lại một vài kinh nghiệm như vậy, với những yếu tố hình ảnh, âm thanh và xúc cảm, chúng ta sẽ có khả năng gọi lòng tự tin trở về trong giây phút hiện tại, qua con đường tưởng tượng, hình dung...
Trong thực tế bao nhiêu người đang khổ đau, trầm cảm tê liệt, chỉ vì một lời nói đã làm sống lại vết thương trầm trọng thuộc quá khứ! Hằng ngày, rất nhiều người "mất ăn mất ngủ" chỉ vì một hoài niệm thương đau, đang trở về, khi một hình ảnh rất nhỏ nhặt, không đâu...như một mái tóc thề, một nụ cười má núm đồng tiền, làm sống lạ quan hệ tình cảm. Cơ hồ khi rút một sợi giây leo, tôi có khả năng làm náo động cả một khu rừng hoài niệm...
Hai: Nhiều bà mẹ đã rất đảm đang một cách tự nhiên trong công việc nuôi con. Bổng nhiên một đứa con khuyết tật ra đời. Nó thổi bùng lên những cơn bão tố kinh hoàng trong cuộc đời của bà mẹ. Nó xé toang ra một vết thương rất nhỏ nhặt...Với cảm trạng "bất hạnh" ấy, những gì trước đây bà đã làm đuợc một cách thông minh và hồn nhiên, bây giờ bà không còn biết phải bắt đầu từ đâu... thậm chí dỗ dành con, líu lo, vui chơi, trao đổi với con., sung sướng ngắm nhìn con. Há miệng ra khi đút cơm cho con, để nó cũng bắt chước há miệng...
Ba: Thể theo những khám phá mới nhất của Tâm lý học, một biến cố, một kinh nghiệm đã xảy ra đâu đó trong quá khứ. Kinh ngiệm ấy vẫn còn tồn tại dưới ba hình thức: hình ảnh, âm thanh và xúc cảm. Tôi chỉ cần có khả năng tiếp cận một yếu tố trong ba loại yếu tố ấy, tôi sẽ có thể làm sống lại toàn bộ kinh nghiệm. Y khoa ngày nay chỉ cần có một tế bào để chế tạo lại toàn diện con người. Công an chỉ lượm được một sợi tóc, là có thể tìm ra ai là thủ phạm.
Bốn: Kỹ thuật "bắc nhịp cầu" với một kinh nghiệm tràn đầy sinh lực để hóa giải một khó khăn trong hiện tại, đặt nền tảng trên nhận xét số ba trên đây.
Chúng ta cũng có thể tiếp cận một biến cố hồ hỡi, hạnh phúc, hân hoan đã có mặt trong cuộc đời, để nuôi dưỡng lòng tự tin của mình, trước khi lên đường đối đầu với một trở ngại.
Năm: Trước đây, nhân cơ hội nói đến kỹ thuật khóa neo và mở neo, chúng ta cũng sử dụng một phương pháp tương tự, trang bị mình để sẵn sàng đối diện với bất kỳ một hoàn cảnh nào trong tương lai. Chúng ta chuẩn bị một kho tàng và chúng ta có sẵn một chìa khóa để mở kho tàng ấy bất cứ lúc nào, khi cần đến.
Hẵn thực trong hiện tại, mỗi lần tràn đầy sinh lực và lòng tự tin lên cao, chúng ta cột chặt hoặc liên kết kinh nghiệm năng động ấy với một cây neo. Cây neo có thể là một cau hát hay la một hình ảnh.
Thế rồi trong một hoàn cảnh nào đó, khi chúng ta nhận thấy bầu trời của tâm hồn đang có những đám mây đen báo hiệu một cơn bão tố sắp bùng nổ, chúng ta thở vào một buồng phổi đầy khí mát và xướng lên câu hát để nhắc nhỡ mình:
Các bà mẹ già Việt Nam không cần học tâm lý, đã sử dụng kỹ thuật nầy. Hẳn thực, để nhắc mình nhớ một chuyện gì, các bà có thói quen dùng khăn quàng thắt lại thành một chiếc nút tròn. Đi đâu, các bà đem nó theo bên mình như một chiếc bùa hộ mạng. Nhờ đó, các bà nhớ mồn một mình phải làm những gì. Có bà khác, mỗi lần đi buôn bán hoặc du hành xa, phải mang theo nhiều hành lý. Trước khi đi, bà đếm số và nhắc đi nhắc lại một cách lớn tiếng và cố ý. Rồi những khi lên xe hoặc xuống thuyền, bà nhắc lại to tiếng con số hộ mạng. Nhờ đó bà không bao giờ quên, sót một gói hành lý nào.
Con số hoặc nút khăn là những "cây neo" của các bà mẹ Việt Nam.
*** *** ***
KỶ THUẬT HÓA GIẢI LOẠI BA : Chủ động thay vì bị động
« Mặc ai nói ngã nói nghiêng,
« Tôi đây đứng vững như kiềng ba chân!*
Câu ca dao nầy lột trần ý nghĩa của kỹ thuật hóa giải loại ba.
Hôm ấy, theo bài thơ dụ ngôn của La Fontaine, hai cha con người nông dân đem lừa lên tỉnh bán lấy tiền.
Trên đoạn đường thứ nhất, người cha dắt lừa đi trước, đứa con đi sau. Người khách đi đường dị nghị:
- "Người đâu mà dại khờ! Của bọc thân. Ai đời: thân bọc của!".
Trên đoạn đường thứ hai, sau khi nghe lời bình phẩm, người cha bảo con lên ngồi trên lưng lừa. Một khách bộ hành khác mở lời nhận xét:
- "Ở đời phải biết tôn ti đẳng cấp một chút, mới biết sống!"
Trên đoạn đường thứ ba, người cha bảo con ra trước dắt lừa. Còn ông, lần nầy ông cỡi lên lưng lừa.
Lại có người cất tiếng phát biểu:
- "Nầy ông nhà quê kia, hành hạ con như thế, lúc về già ai sẽ nuôi ông?"
Trên đoạn đường thứ tư, cả hai cha con đều ngồi trên lưng lừa. Con lừa quằn lưng chịu đựng, nhưng vẫn bước tới.
Thêm một lời bình phẩm nổi lên, trong đám người đi ngược chiều:
- "Đầu óc ở đâu mà không biết tính toán. Lên đến tỉnh, con lừa có khá lắm là còn sống với da bọc xương. Cho cũng chẳng ai thèm. Đừng nói chuyện mua bán!".
Lần nầy hai cha con nhìn nhau và cùng nhau quyết định: hãy bỏ ra ngoài tai những dư luận xầm xì của kẻ khác.
*** *** ***
Thực ra để sống cuộc đời làm người, nghe tất cả mọi dư luận, sẽ tạo cho mình nhiều khó khăn. Trái lại, không nghe, bịt tai, chúng ta sẽ đánh mất nhiều cơ hội để học hỏi.
Vậy con người tự tin phải hành động như thế nào?
Để trả lời một cách đứng đắn cho câu hỏi nầy, chúng ta nên trở lại vấn đề Thuyên Giải mà tôi đã khảo sát, với nhiều yếu tố bổ túc lẫn nhau trong chương Một :
Một : Ý kiến của người khác không gói ghém toàn diện chân lý. Cũng không hoàn toàn sai trái một trăm phần trăm (22).
Hai : Chúng ta không thể nghe theo hay là phủ nhận toàn bộ những ý kiến của kẻ khác. Trong những nhận xét của họ, dù thế nào chăng nữa, cũng có ít nhất một vài mầm móng hay là chủng tử của sự thật.
Ba : Tự vệ, biện minh, khuớc từ hay là thay đổi hoàn toàn lập trường và lối nhìn một cách vội vã...đều là những phản ứng tình cảm, phát xuất từ tâm trạng thiếu tự tin và bất ổn.
Bốn : Thay vì phản ứng, con người tự tin luôn luôn cố gắng chủ động, sáng tạo, nghĩa là quyết định hành động với tư cách là một chủ thể. Đó là ý nghĩa chủ yếu của kỹ thuật hóa giải lời chỉ trích, phê bình, hạ bệ do kẻ khác mang đến từ ngoài...
*** *** ***
Nội dung của kỹ thuật với nhiều giai đoạn
Sau khi một người đưa ra lời phê bình, chỉ trích, tố cáo...điều chúng ta cần thực hiện gồm có (23) :
Bước một: Lắng nghe, tìm hiểu, ghi nhận ý kiến của kẻ khác:
- "mầy là thằng cha vô ơn".
Bước hai: Phản ảnh hay là làm tiếng vọng khách quan.
- "Nếu tôi không nghe lầm, chính ông bà đã nói: tôi vô ơn".
Nếu họ từ chối, để cho họ nói lại.
Nếu họ đồng ý với tiếng vọng, chúng ta mới tiếp tục.
Bước ba: Tìm hiểu ý nghĩa của lời nói:
"Thế thì xin ông bà giải thích thêm: Vô ơn nghĩa là gì? Trong hoàn cảnh nào? Tôi đã nói, làm gì cụ thể?"
Trong giai đoạn nầy, chúng ta không cướp lời, bao lâu họ còn nói.
Nếu họ dừng lại, chúng ta chỉ phản ảnh: bằng cách nầy hay cách khác, dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng ta nói lại cho họ nghe ý kiến của họ.
Trong đa số trường hợp, giai đoạn nầy kéo dài cho đến khi người phát biểu được thõa mãn, vì được lắng nghe. Và chính họ sẽ dần dần thay đổi ý kiến. Nhiều lúc họ có lời lẽ tố cáo. Nhưng thực ra, họ đau khổ, bất an. Họ có nhiều vấn đề. Chúng ta chỉ là cơ hội, giúp cho họ ý thức về mình.
Chấp nhận "làm bia đỡ đạn" như vậy là một quà tặng có khả năng trị liệu, hàn gắn vết thương. Can đảm làm như vậy có nghĩa là : "Ngày ngày cưu mang Đất Trời cao cả!"
Bước bốn: Sau khi hiểu rõ ý kiến kẻ khác, với những tương đương cụ thể về lời nói và việc làm, chúng ta đi qua giai đoạn hướng lai:
"Bây giờ tôi hiểu: Ông bà gọi tôi là vô ơn, vì tôi đã không đến thăm ông bà được. Hôm ấy vợ tôi vào bệnh viện.
Vậy ông bà cho phép tôi lại thăm vào ngày nào, trong tuần tới?
Trong giai đoạn hướng lai chúng ta đề nghị, giải thích gọn ghẽ hay là yêu cầu kẻ khác cho biết ý kiến.
*** *** ***
Theo ý nghĩa của Kỹ thuật nầy, khi lắng nghe lời chỉ trích và vọng lại cách khách quan, chúng ta đã giải quyết một phần lớn của vấn đề.
Trong đa số trường hợp, sỡ dĩ họ chỉ trích, tố cáo, vì họ lo sợ, bất ổn, có vấn đề. Họ cần chúng ta lắng nghe, để giải tỏa cho họ. Họ tố cáo, vì họ cần có quan hệ với chúng ta. Nhưng họ làm điều ấy một cách vụng về, tiêu cực...
Tất cả vấn đề còn lại là chúng ta có đơn phương tự nguyện làm người « vô điều kiện" không?
« Từng bước đi đường Quê Hương diệu vợi,
« Quyết ấn mạnh dấu chân con người mới! ».
*** *** ***
Hồi năm 1974, tôi ở nhà trọ, tầng một, khu Ông Tạ.
Đi dạy học về, tôi thường gặp hai đứa con gái lên 4 và lên 6 của ông bà chủ nhà, chơi đùa gần chỗ tôi dựng xe Honda.
Lần nào tôi cũng dừng lại đôi ba phút để âu yếm ngắm nhìn các em chơi.
Sau một tháng trời, đứa bé gái lên bốn tỏ ra có thiện cảm đặc biệt đối với tôi. Cha mẹ của bé rất vui tươi, cho phép con chạy ra đón chào và đứng nhìn tôi, mỗi lần tôi về nhà.
Một hôm bé muốn chuyện trò, trao đổi, tạo quan hệ. Bé hớn hở chạy ra và la lớn:
"Ông Xành ăn cứt gà!"
Bà mẹ hoảng hốt chạy ra đưa tay bụm miệng con lại và xin lỗi. Tôi mĩm cười, nói đôi lời giải thích cho bà mẹ: "Bé quí tôi lắm mới cố gắng nói được một câu dài 5 tiếng như vậy".
Hẵn thực, bé có gì, bé cho điều ấy. Đó là "cây nhà lá vườn" của bé!
Sau 30 năm, tôi vẫn còn sung sướng mĩm cười, khi nghe lại câu nói ấy bên tai và hình dung lại khuôn mặt rạng rỡ của em bé đang còn nhìn và mỉm cười với tôi.
Vậy tôi đâu có "buồn lòng", khi "bị cho ăn cứt gà" như vậy! Bởi vì lúc ấy, tôi đầy tràn lòng tự tin và tình yêu thương trong nội tâm.
BỊ CHÚ
14) Triết, Tập san Triết học và tư tưởng số 1+ 2 San Jose, CA 95173 - 0363 tháng 6.1996 và 9.1997.
15) Nguyễn Văn Thành - Đối Thoại, quê hương tình người - TN 1999. - Em là quê Hương - TN 1997.
16) Berne E - Sđd.
17) Vygotsky L.S - Pensée et langage. ESF, Paris 1985.
18) Winnicott - Processus de Maturation chez l'enfent - P.BP, Paris 1972.
19) Portelance C. - Relation d'aide - Cram, Québéc 1992 tr. 31.
20) Goleman D. - L'intelligence Émotionnelle - R. Laffont, Paris 1997. Tome I tr. 29.
21) Maltz M. - Psycho - cybernetics - PH, NY 1960
22) Steiner C. - L'A.B.C des Emotions - Inler Ed. Paris 1998 tr. 122.
23) Nguyễn Văn Thành - Lắng Nghe - TN 1999
(Còn tiếp )