Đức Mẹ Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Liệu có một sự liên kết nào chăng giữa Đức Mẹ Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội? Từ lúc hiện ra và từ cái nhìn thoáng qua của Hình Ảnh Phi Thường (Miraculous Image) trên áo khoác (tilma) của Thánh Juan Diego, những người Công Giáo, những người Tây Ban Nha và những người dân da đỏ Bắc Mỹ (Thổ Dân), những người Mỹ và những người Châu Âu, đều tin rằng có một sự liên hệ giữa Đức Mẹ Vô Nhiễm và Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe.
Thế nhưng, mãi đến cuối “thời đại văn minh ánh sáng” của thế kỷ thứ 18, thì những tiếng nói lanh lảnh bắt đầu vang lên, hòng tìm mọi cách để chối bỏ sự liên hệ trên. Rõ ràng là, những “tiếng nói” này vẫn thường giống với tiếng nói của những ai ngờ vực hay cố chối bỏ tính chất lịch sử và bản chất siêu nhiên của những lần hiện ra. Những lý lẽ biện luận mà họ vẫn thường hay dùng và những kết luận mà họ suy diễn ra, hoàn toàn giống hệt với những kết luận của những người theo chủ nghĩa tân thời (modernists), tức những người có thể chối bỏ đi tính chất lịch sử có thực, thế nhưng vẫn tin, với tư cách là những người Công Giáo, vào giá trị mang tính “biểu trưng” của các tín điều về Đức Mẹ như là Mẹ của Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh.
Do thế, vẫn thường xảy ra tình trạng là những kẻ nào tấn công vào những sự thật của Đức Tin, đã vô tình lôi kéo sự chú ý của những người có niềm tin, vào tầm quan trọng của những sự kiện vốn dễ dàng được khám phá ra, dẫu rằng vẫn thường hay bị bỏ qua, để lý giải cho niềm tin truyền thống này. Thì trong trường hợp này, vai trò của các cha/thầy Dòng Phanxicô là quan trọng trong việc quả quyết về sự liên kết đó, như được tiền định bởi chính Đức Mẹ. Sự liên hệ đó đã được giải thích qua rất nhiều thế kỷ, giờ đây tùy thuộc vào ảnh hưởng của Dòng Phanxicô tại Tây Ban Nha và Tân Thế Giới (New World).
Hai trăm năm sau ngày Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe, niềm tin tưởng vào sự liên kết giữa Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm rất ư là hiển nhiên, và rành rành ra đó trong rất nhiều cuộc thảo luận về “Người Phụ Nữ mặc áo mặt trời” (Woman clothed with the sun), hình ảnh này cũng chẳng khác gì với Hình Ảnh Phi Thường của Mẹ Thiên Chúa xuất hiện trên áo khoác của Thánh Juan Diego. Vào năm 1531, cũng chính từ những chuyện ấy mà những người Công Giáo nhìn nhận ra Người Phụ Nữ trong sách Khải Huyền, Người Phụ Nữ đè bẹp đầu của con rắn (như trong Sách Sáng Thế Ký, Chương 3, Câu 5), với Mẹ của Thiên Chúa. Đấng Đồng Cứu Chuộc và Nữ Vương, dưới tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Sự nhìn nhận rộng rãi và tầm quan trọng của tước hiệu đó chính là kết quả về vai trò của Dòng Phanxicô. Chính vị thần học gia của Dòng Phanxicô là Chân Phước John Duns Scotus (1266?-1308), người đã đưa ra được tính thần học cổ điển của tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội. Kể từ đó trở đi, những nhà truyền giáo và thuyết giảng của Dòng Phanxicô, được hướng dẫn bởi sự sáng suốt sâu sắc này của vị Chân Phước, đã đóng góp một cách có hiệu quả về việc chấp nhận “luận cứ” (thesis) của vị Chân Phước này trong khắp cả Giáo Hội. Một ví dụ điển hình của kiểu “vay mượn về sự uyên thâm của Dòng Phanxicô” mà không cần phải đề cập gì tới Dòng Phanxicô, được tìm thấy trong các bài viết của Miguel Sanchez, người Mêhicô nhưng gốc lại là Achentina (1594-1674) (Miguel Sanchez là người truyền giáo đầu tiên về sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe - ND). Miễn là có người ý thức và chấp nhận những giả định trong “luận cứ” của Dòng Phanxicô về Sự Vô Nhiễm, thì đoạn tham khảo có trong Sách Khải Huyền phản chiếu lại đúng hệt như những gì xuất hiện trên chiếc áo khoác, rằng: Mẹ Chính là Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Hơn nữa, gần đây, những người bảo vệ truyền thống đã đưa ra trở lại những tranh cãi dựa trên những từ ngữ mà Đức Mẹ vẫn thường hay sử dụng để tự nhận dạng ra Mẹ cho Juan Bernardino (một trong hai người nông dân được Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe vào năm 1531. ND). Chính vì thế, mà tác giả Helen Behrens (một nhà nhân chủng học Bắc Mỹ, người vào năm 1945 đã khám phá ra những gì đã đọc được từ cặp mắt của các thổ dân qua bức tranh về Mẹ của Một Thiên Chúa Thật vào tháng 12 năm 1531 - ND) đã phổ cập hóa quan điểm cho rằng, bằng việc Đức Mẹ tự nhận dạng ra Mẹ, chứ không phải bằng tên theo tiếng Tây Ban Nha là Guadalupe, nhưng bằng một từ ngữ trong tiếng Nahuatl là Quetzalcóatl, tức có nghĩa là: Ta là người đã đạp đầu con rắn (vốn đòi hỏi sự hy sinh của con người). Đối với lổ tai của những người Tây Ban Nha, từ được nói ra bởi Juan Bernardino cũng có phát âm giống như chữ Guadalupe, nghĩa là nó có nguồn gốc liên hệ với ngôi đền tại Tây Ban Nha và tên rất phổ biến của một ngôi đền khác có tại nước Mêhicô.
Thế ý nghĩa của từ Quetzalcóatl trong “luận cứ” của Dòng Phanxicô đã gây ra sự chú ý sôi nổi của các sinh viên chuyên về nền văn hóa Nahuatl và Aztec (tức nghiên cứu về ngôn ngữ xưa cổ được dùng tại thung lũng nước Mêhicô trong suốt thời gian xâm lược của người Tây Ban Nha - ND). Đôi lúc có những trao đổi hăng say, tập trung vào việc tìm hiểu đâu là điểm phụ thứ hai có liên quan đến chủ đề của chúng ta, vốn làm sao lãng đi đóng góp chính yếu của Helen Behrens, vì lẽ, Bà gọi sự chú ý của cộng đồng nói tiếng Anh chỉ là sự chú ý vào một số dữ kiện thật mà thôi.
Trước tiên, Đức Mẹ Guadalupe tại nước Mêhicô thật sự đúng là Đức Mẹ Vô Nhiễm, thật sự là “Đồng Trinh Trọn Vẹn” (Perfect Virginity) đối với thổ dân Nican Mopohua. Trong việc mang lại sự hoán cãi của các quốc gia đến với Chúa Giêsu, theo một vài nghĩa thật, thì Mẹ đúng là người đã đạp đầu của quân thù chống lại Chúa Cứu Thế và công cuộc cứu rỗi của chúng ta, dưới bất kỳ hình thức phản kháng nào của kẻ thù. Mẹ, chính là Mẹ Nhân Ái, bởi vì Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm, đã can dự vào lịch sử để đảm bảo cho việc hoán cải, thánh hóa và cứu chuộc của tất cả mọi dân tộc.
Kế đến, Quetzalcóatl, từ ngữ được Juan Bernardino sử dụng, cho dẫu nó có nghĩa như thế nào trong tiếng Nahuatl của thổ dân đi chăng nữa, thì khi được phát âm lên, nó cũng giống y hệt như Guadalupe trong tiếng Tây Ban Nha! Thế nhưng, để nói rằng có sự liên hệ giữa Đức Mẹ Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm, nếu chỉ dựa vào sự hiểu lầm của từ Guadalupe không thôi, thì đó là một sự sai lầm nghiêm trọng. Vì lẽ, nó đã không chú ý đến vai trò Dòng Phanxicô tại cả hai đền thờ Guadalupe.
Vào cuối thế kỷ 15, các tu sĩ Dòng Phanxicô đã đặt trong đền thờ của Đức Mẹ Guadalupe tại Extramadura một bức tượng của Đức Mẹ Vô Nhiễm, và chẳng bao lâu bức tượng đó đã trở thành một biểu tượng thờ kính rất phổ biến tại đất nước Mêhicô. Cũng có bằng chứng rõ ràng cho thấy, cũng chính bức tượng vốn đã được các nhà truyền giáo giới thiệu cho các thổ dân tại Mêhicô, và có lẽ đã có một bản sao của bức tượng, đã được thờ kính trong vùng Tepeyac phụ cận.
Giờ đây, điểm giống nhau giữa việc thuật họa (depiction) về Sự Vô Nhiễm trong bức tượng, được các tiểu anh-em hèn mọn đặt trong cung thánh của đền thờ Extamadura và Hình Ảnh trên áo khoác, thì thật là giống nhau y hệt, quá giống đến nỗi mà có người từ vùng Extramadura, tức người phiên dịch tiếng Tây Ban Nha tại Tòa Giám Mục, cũng nghe phát âm giống như Guadalupe, thì rõ ràng là nó có liên hệ đến Hình Ảnh của bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Tây Ban Nha.
Trong truyền thống của Dòng Phanxicô, Đức Mẹ chính là Mẹ Vô Nhiễm, Nữ Vương của Các Thiên Thần, mà một phần nhỏ chính là ngôi nhà nguyện mà Các Thiên Thần vẫn thường ngự xuống và bay lên, như thể đang đợi chờ vị Nữ Hoàng của Các Thiên Thần và các hành khách của vị Nữ Hoàng đó “những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu,” (trích Sách Khải Huyền, Chương 12, Câu 17). Đây cũng là nơi mà Thánh Phanxicô hiểu rõ được ơn gọi của Ngài, rồi từ đó thành lập ra Dòng của Ngài và cũng là nơi mà Ngài qua đời.
Chính vì thế, khi vị Giám Mục nhân lành ngắm những bông hồng rơi tràn trên sàn nhà, thì đó không những là một dấu chỉ mà vị Giám Mục có thể tin Thánh Juan Diego, nhưng đó cũng còn là một lời đáp trả cho lời nguyện cầu riêng của vị Giám Mục về một dấu hiệu bảo chứng cho sự thành công trong công cuộc truyền giáo và sự hòa ước giữa hai dân tộc. Khi vị Giám Mục thấy được Hình Ảnh của Đức Mẹ được hổ trợ bởi một thiên thần ngay dưới chân Mẹ trên áo khoác của Thánh Juan Diego, vị Giám Mục đã nhận ra ngay cách thức mà Dòng Phanxicô mô tả về Đức Mẹ Vô Nhiễm như là Nữ Vương của các Thiên Thần. Sự liên hệ giữa Đức Mẹ Guadalupe tại Mêhicô, Đức Mẹ Guadalupe tại Tây Ban Nha và Đức Mẹ Vô Nhiễm là quá rõ. Trọng tâm của Sứ Điệp Đức Mẹ Vô Nhiễm cứ mỗi lần Đức Mẹ thật sự hiện ra kễ từ dạo đó, vì lẽ Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm, phụ thuộc vào sự can thiệp bằng tình mẫu tử của Mẹ như là Người San Sẽ Lòng Nhân Từ và Ơn Huệ của Thiên Chúa (Dispenstrix of God’s Mercy and Grace).
Chính Mẹ là Người mà các Thiên Thần chờ đợi, các Thiên Thần đều được tôn kính tại cả hai đền thờ này. Sự liên kết giữa Đức Mẹ tại Guadalupe, ở Mêhicô và Đức Mẹ Vô Nhiễm được rõ ràng nhìn nhận ngay lặp tức, không chỉ tại đất nước Mêhicô, mà cả toàn thể Âu Châu. Càng ngày càng có nhiều phép lạ được biết đến từ Đức Mẹ Vô Nhiễm, cũng được phản ánh tương tự như vậy trên chiếc áo khoác của Thánh Juan Diego. Với chiến thắng mang tính quyết định của đạo quân Kitô Giáo trước những đạo quân Hồi Giáo dũng mãnh hơn tại Lepanto, khiến cho toàn thể Châu Âu không thể nào trở thành Hồi Giáo, chính là nhờ bản sao của Bức Tượng, và kể từ đó mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trở thành một mầu nhiệm trung tâm trong việc cải cách lại Công Giáo. Mẹ chính là Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu (Auxiliatrix Christianorum).
Thì đây chính là truyền thống. Để cố tình xuyên tạc sự thật hiển nhiên này, những người có tính hoài nghi đã tìm cách diễn dịch Người Phụ Nữ trong Sách Khải Huyền, cũng giống như người phụ nữ mà Miguel Sanchez, một nhà bình luận viên của thế kỷ thứ 17, gốc Achentina, đã từng đề cập tới, chỉ vì lòng yêu nước, chứ không phải bằng việc muốn tìm hiểu kỹ về sự thật này. Những lời chứng cho việc tin tưởng vào Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được phản ánh qua Hình Ảnh trên áo khoác của Thánh Juan Diego. Không có một dấu chỉ nào cho rấy rằng Miguel Sanchez hay Thánh Juan Diego hay chính Đức Mẹ tiên đoán về một lối diễn dịch theo kiểu thần học giải phóng về Đức Mẹ Đồng Trinh. Tất cả những bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Vai trò về lòng mộ đạo của Dòng Phanxicô có liên quan đến nguồn gốc của Guadalupe là điều hoàn toàn dễ hiểu vì lẽ Dòng Phanxicô có sự ảnh hưởng tại cả hai quốc gia: Tây Ban Nha và Mêhicô, một ảnh hưởng rõ ràng và gần như hướng trọn vẹn về mầu nhiệm “Vô Nhiễm, Đồng Trinh.” Vào những lần mà Đức Mẹ hiện ra, thì Dòng Phanxicô được mọi người biết đến như là Dòng “chỉ chuyên rao giảng về sự Vô Nhiễm, Đồng Trinh” của Đức Mẹ. Đức Mẹ hiện ra tại thành phố Tepeyac, đã dùng các giáo sĩ Dòng Phanxicô và truyền thống sùng kính lâu đời của Dòng vào sự Vô Nhiễm của Đức Mẹ. Người trước tiên phải kể đến trong số đó chính là Đức Giám Mục Zumárraga, người hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng một ngôi thánh đường đầu tiên tại nơi mà Đức Mẹ đã chỉ định. Chính linh hướng của Dòng Phanxicô cộng với thời gian cấp bách lúc đó, được sự cỗ võ và thúc ép của Christopher Columbus, một thành viên của Dòng Ba Phan Sinh, trong những cuộc viễn chinh của Ông ta. Ông rất quen thuộc với Sách Khải Huyền, đặc biệt là Chương 12, “một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân.” Cũng đoạn Thánh Kinh tương tự, đã đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật mô tả tranh bằng hình tượng (iconography) của chiếc áo khoác. Ở đó, Đức Mẹ che phủ lấy mặt trời, ám chỉ rằng Mẹ cao trọng hơn cả thần mặt trời mà những người Aztec thờ phụng. Dưới chân Mẹ chính là mặt trăng, và các ngôi sao trên áo của Mẹ, vốn đặt Mẹ lên phía trên và vượt xa cả mặt đất được tạo dựng nên.
Đức Mẹ Guadalupe không phải là một sự giải thích về Đức Mẹ Vô Nhiễm. Mà đúng hơn, đó chính là một sự khẳng định thiêng liêng trên cở sở của việc Mẹ chính là trung gian của tình mẫu tử phổ quát như là Đức Mẹ Vô Nhiễm, và điều này chính là sự hiểu biết quan trọng, chính yếu về công cuộc rao giảng Phúc Âm thành công tại Mêhicô và tại nhiều quốc gia khác, cũng như cho khắp mọi dân tộc trên khắp trái đất. Do vậy, chẳng phải là một sự tình cờ hay ngẩu nhiên nào mà cứ trong mỗi lần Đức Mẹ thật sự hiện ra kể từ năm 1531, theo một cách nào đó, thì hai chủ đề về sự suy gẫm Đức Mẹ và sự suy gẫm về Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, luôn lúc nào cũng đi chung với nhau. Hay nói cách khác, sự hiện ra của Đức Nữ Đồng Trinh Vẹn Toàn (Perfect Virgin) tuyên bố về những hồng ân diệu kỳ và vinh hiển trong một thế giới bị bao phủ bởi tội lỗi tăm tối, bởi sự thờ phượng sai lầm, xuyên tạc bao gồm sự hy sinh mạng sống con người, và sự nô dịch của hàng xóm láng giềng thông qua sự tích lũy, góp nhặt bất chính của những kẻ giàu có.
Cũng tương tự như vậy, ngày hôm nay phần lớn các linh hồn đang phải chịu sự nô lệ của sự sùng bái nhục giục. Thay vì phải phụng tự Người Con của Đức Trinh Nữ như Đức Mẹ Guadalupe đã yêu cầu, họ lại hy sinh con cái và sự sinh sản của họ cho những đòi hỏi của nhục vọng và sự tham lam. Quả là rất cần thiết và cấp bách, để biết hướng nhìn lên và lắng nghe Đức Mẹ Tepeyac, Mẹ của Sự Sống và biết chú ý (heed) đến những yêu cầu của Mẹ, hòng xây dựng nên một đền thờ cho Chúa Thánh Thần trong chính tâm hồn của họ, trong việc bắt chước đến sự trong sạch, khó nghèo, và khiêm tốn của Đức Mẹ Vô Nhiễm Đồng Trinh.
Có như vậy thì Đức Mẹ Guadalupe, sẽ không còn trở thành một biểu tượng mang tính thần thoại thuần tuý nữa, như là những kẻ có tên tuổi, lên tiếng chống lại sự hiện ra, như họ đã từng nhận định như vậy, và bác bỏ trong các cuốn sách của họ. Trên tất cả, Đức Mẹ Guadalupe chính là Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Vẹn Toàn, là Người Mẹ nhân ái của chúng ta, là mẩu gương để chúng ta bắt chước, là một người Mẹ sống động, thấy trước được những nhu cầu của chúng ta khi Mẹ can dự vào lịch sử của chúng ta, vì công cuộc cứu chuộc chúng ta, và vì sự phồn vinh của những người lữ hành trên trái đất này. Vì là Người Mẹ của tất cả, Mẹ đã chủ động nói theo cách mà cả hai quốc gia, Thổ Dân và Tây Ban Nha, có thể hiểu cùng một mầu nhiệm tại Extramadura và tại Tepeyac-Đức Mẹ Vô Nhiễm trong vai trò duy nhất của Mẹ là Mẹ của tất cả muôn dân, muôn nước. Trước khi đưa ra những câu hỏi có liên quan đến văn hóa, chính trị, kinh tế, vân vân, thì cần phải có sự hiệp nhất của Đức Tin vào chính Người Con của Mẹ. Điều này chỉ có thể diễn ra được khi Mẹ được khiêm tốn nhìn nhận để trở thành Mẹ của Thiên Chúa, như là tại nước Mêhicô, khi cả hai quốc gia này cùng lập ra một đền thờ để tôn vinh Mẹ. Mặc dầu điều này không được nhìn nhận, vẫn còn có nhiều cuộc xung đột và cách mạng diễn ra luôn. Đặc tính nguyên thủy của Đạo Công Giáo, của triết học chính trị và văn hóa Công Giáo, chính là Đức Nữ Đồng Trinh Vô Nhiễm Vẹn Toàn.
“Đây là Mẹ Con” khi Chúa Giêsu nói với Thánh Gioan (trong Phúc Âm Gioan, Chương 19, Câu 26). Thì đối với tất cả “những môn đệ dấu yêu” của Ngài, không lẽ Ngài không thể nói trước chiếc áo khoác của Thánh Juan Diego rằng: Đây là Người Đàn Bà của Sự Khải Hoàn, tức Đức Mẹ Vô Nhiễm sao? Chúng ta càng nắm bắt và sống nhiều về mầu nhiệm này bao nhiêu, cũng như hiểu biết về nền tảng của lòng trắc ẩn của Đức Trinh Nữ và sự can thiệp bằng tình mẫu tử của Mẹ bao nhiêu, thì chúng ta càng hiểu rõ về Mẹ và công trình của Người Con của Mẹ và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, và việc chúng ta cùng chia sẽ cuộc sống với Người Con ấy bấy nhiêu. Thực lòng mà nói, phúc cho những ai biết gìn giữ lấy Người Mẹ Vô Nhiễm của chính mình, và như khi Người Con nói, hãy dắt Mẹ về nhà mình, bằng chính việc sùng kính vào những mầu nhiệm của Mẹ, và bằng chính sự thánh hiến trọn vẹn cho Đức Nữ Đồng Trinh.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết trên được tìm thấy trên trang web: Mẹ của Các Dân Tộc (Mother of All Peoples) (http://motherofallpeoples.com). Tác giả của bài viết chính là Linh Mục Peter Damian Fehlner, F.I. - Cha là thành viên của Dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm (Franciscans of the Immaculate), và là giảng viên thuyết trình cấp quốc tế về học thuyết Maria. Cha cũng thường hay xuất hiện trên đài truyền hình Công Giáo, EWTN, và là cựu tổng biên tập của tạp chí Maria Quốc Tế, được thành lập bởi Thánh Maximilian Kolbe. Bài báo này lần đầu tiên được xuất hiện trong Cuốn Sách về Guadalupe, Viện Hàn Lâm Đức Mẹ Vô Nhiễm (Academy of the Immaculate) vào năm 1997.
Đức Mẹ Vô Nhiễm |
Thế nhưng, mãi đến cuối “thời đại văn minh ánh sáng” của thế kỷ thứ 18, thì những tiếng nói lanh lảnh bắt đầu vang lên, hòng tìm mọi cách để chối bỏ sự liên hệ trên. Rõ ràng là, những “tiếng nói” này vẫn thường giống với tiếng nói của những ai ngờ vực hay cố chối bỏ tính chất lịch sử và bản chất siêu nhiên của những lần hiện ra. Những lý lẽ biện luận mà họ vẫn thường hay dùng và những kết luận mà họ suy diễn ra, hoàn toàn giống hệt với những kết luận của những người theo chủ nghĩa tân thời (modernists), tức những người có thể chối bỏ đi tính chất lịch sử có thực, thế nhưng vẫn tin, với tư cách là những người Công Giáo, vào giá trị mang tính “biểu trưng” của các tín điều về Đức Mẹ như là Mẹ của Thiên Chúa và trọn đời đồng trinh.
Do thế, vẫn thường xảy ra tình trạng là những kẻ nào tấn công vào những sự thật của Đức Tin, đã vô tình lôi kéo sự chú ý của những người có niềm tin, vào tầm quan trọng của những sự kiện vốn dễ dàng được khám phá ra, dẫu rằng vẫn thường hay bị bỏ qua, để lý giải cho niềm tin truyền thống này. Thì trong trường hợp này, vai trò của các cha/thầy Dòng Phanxicô là quan trọng trong việc quả quyết về sự liên kết đó, như được tiền định bởi chính Đức Mẹ. Sự liên hệ đó đã được giải thích qua rất nhiều thế kỷ, giờ đây tùy thuộc vào ảnh hưởng của Dòng Phanxicô tại Tây Ban Nha và Tân Thế Giới (New World).
Hai trăm năm sau ngày Đức Mẹ hiện ra tại Guadalupe, niềm tin tưởng vào sự liên kết giữa Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm rất ư là hiển nhiên, và rành rành ra đó trong rất nhiều cuộc thảo luận về “Người Phụ Nữ mặc áo mặt trời” (Woman clothed with the sun), hình ảnh này cũng chẳng khác gì với Hình Ảnh Phi Thường của Mẹ Thiên Chúa xuất hiện trên áo khoác của Thánh Juan Diego. Vào năm 1531, cũng chính từ những chuyện ấy mà những người Công Giáo nhìn nhận ra Người Phụ Nữ trong sách Khải Huyền, Người Phụ Nữ đè bẹp đầu của con rắn (như trong Sách Sáng Thế Ký, Chương 3, Câu 5), với Mẹ của Thiên Chúa. Đấng Đồng Cứu Chuộc và Nữ Vương, dưới tước hiệu Vô Nhiễm Nguyên Tội.
Đức Mẹ Guadalupe |
Thế ý nghĩa của từ Quetzalcóatl trong “luận cứ” của Dòng Phanxicô đã gây ra sự chú ý sôi nổi của các sinh viên chuyên về nền văn hóa Nahuatl và Aztec (tức nghiên cứu về ngôn ngữ xưa cổ được dùng tại thung lũng nước Mêhicô trong suốt thời gian xâm lược của người Tây Ban Nha - ND). Đôi lúc có những trao đổi hăng say, tập trung vào việc tìm hiểu đâu là điểm phụ thứ hai có liên quan đến chủ đề của chúng ta, vốn làm sao lãng đi đóng góp chính yếu của Helen Behrens, vì lẽ, Bà gọi sự chú ý của cộng đồng nói tiếng Anh chỉ là sự chú ý vào một số dữ kiện thật mà thôi.
Trước tiên, Đức Mẹ Guadalupe tại nước Mêhicô thật sự đúng là Đức Mẹ Vô Nhiễm, thật sự là “Đồng Trinh Trọn Vẹn” (Perfect Virginity) đối với thổ dân Nican Mopohua. Trong việc mang lại sự hoán cãi của các quốc gia đến với Chúa Giêsu, theo một vài nghĩa thật, thì Mẹ đúng là người đã đạp đầu của quân thù chống lại Chúa Cứu Thế và công cuộc cứu rỗi của chúng ta, dưới bất kỳ hình thức phản kháng nào của kẻ thù. Mẹ, chính là Mẹ Nhân Ái, bởi vì Mẹ là Mẹ Vô Nhiễm, đã can dự vào lịch sử để đảm bảo cho việc hoán cải, thánh hóa và cứu chuộc của tất cả mọi dân tộc.
Kế đến, Quetzalcóatl, từ ngữ được Juan Bernardino sử dụng, cho dẫu nó có nghĩa như thế nào trong tiếng Nahuatl của thổ dân đi chăng nữa, thì khi được phát âm lên, nó cũng giống y hệt như Guadalupe trong tiếng Tây Ban Nha! Thế nhưng, để nói rằng có sự liên hệ giữa Đức Mẹ Guadalupe và Đức Mẹ Vô Nhiễm, nếu chỉ dựa vào sự hiểu lầm của từ Guadalupe không thôi, thì đó là một sự sai lầm nghiêm trọng. Vì lẽ, nó đã không chú ý đến vai trò Dòng Phanxicô tại cả hai đền thờ Guadalupe.
Vào cuối thế kỷ 15, các tu sĩ Dòng Phanxicô đã đặt trong đền thờ của Đức Mẹ Guadalupe tại Extramadura một bức tượng của Đức Mẹ Vô Nhiễm, và chẳng bao lâu bức tượng đó đã trở thành một biểu tượng thờ kính rất phổ biến tại đất nước Mêhicô. Cũng có bằng chứng rõ ràng cho thấy, cũng chính bức tượng vốn đã được các nhà truyền giáo giới thiệu cho các thổ dân tại Mêhicô, và có lẽ đã có một bản sao của bức tượng, đã được thờ kính trong vùng Tepeyac phụ cận.
Giờ đây, điểm giống nhau giữa việc thuật họa (depiction) về Sự Vô Nhiễm trong bức tượng, được các tiểu anh-em hèn mọn đặt trong cung thánh của đền thờ Extamadura và Hình Ảnh trên áo khoác, thì thật là giống nhau y hệt, quá giống đến nỗi mà có người từ vùng Extramadura, tức người phiên dịch tiếng Tây Ban Nha tại Tòa Giám Mục, cũng nghe phát âm giống như Guadalupe, thì rõ ràng là nó có liên hệ đến Hình Ảnh của bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Tây Ban Nha.
Trong truyền thống của Dòng Phanxicô, Đức Mẹ chính là Mẹ Vô Nhiễm, Nữ Vương của Các Thiên Thần, mà một phần nhỏ chính là ngôi nhà nguyện mà Các Thiên Thần vẫn thường ngự xuống và bay lên, như thể đang đợi chờ vị Nữ Hoàng của Các Thiên Thần và các hành khách của vị Nữ Hoàng đó “những người còn lại trong dòng dõi bà, là những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu,” (trích Sách Khải Huyền, Chương 12, Câu 17). Đây cũng là nơi mà Thánh Phanxicô hiểu rõ được ơn gọi của Ngài, rồi từ đó thành lập ra Dòng của Ngài và cũng là nơi mà Ngài qua đời.
Thánh Juan Diego |
Chính Mẹ là Người mà các Thiên Thần chờ đợi, các Thiên Thần đều được tôn kính tại cả hai đền thờ này. Sự liên kết giữa Đức Mẹ tại Guadalupe, ở Mêhicô và Đức Mẹ Vô Nhiễm được rõ ràng nhìn nhận ngay lặp tức, không chỉ tại đất nước Mêhicô, mà cả toàn thể Âu Châu. Càng ngày càng có nhiều phép lạ được biết đến từ Đức Mẹ Vô Nhiễm, cũng được phản ánh tương tự như vậy trên chiếc áo khoác của Thánh Juan Diego. Với chiến thắng mang tính quyết định của đạo quân Kitô Giáo trước những đạo quân Hồi Giáo dũng mãnh hơn tại Lepanto, khiến cho toàn thể Châu Âu không thể nào trở thành Hồi Giáo, chính là nhờ bản sao của Bức Tượng, và kể từ đó mầu nhiệm Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ trở thành một mầu nhiệm trung tâm trong việc cải cách lại Công Giáo. Mẹ chính là Đấng Phù Hộ Các Giáo Hữu (Auxiliatrix Christianorum).
Thì đây chính là truyền thống. Để cố tình xuyên tạc sự thật hiển nhiên này, những người có tính hoài nghi đã tìm cách diễn dịch Người Phụ Nữ trong Sách Khải Huyền, cũng giống như người phụ nữ mà Miguel Sanchez, một nhà bình luận viên của thế kỷ thứ 17, gốc Achentina, đã từng đề cập tới, chỉ vì lòng yêu nước, chứ không phải bằng việc muốn tìm hiểu kỹ về sự thật này. Những lời chứng cho việc tin tưởng vào Đức Mẹ Vô Nhiễm đã được phản ánh qua Hình Ảnh trên áo khoác của Thánh Juan Diego. Không có một dấu chỉ nào cho rấy rằng Miguel Sanchez hay Thánh Juan Diego hay chính Đức Mẹ tiên đoán về một lối diễn dịch theo kiểu thần học giải phóng về Đức Mẹ Đồng Trinh. Tất cả những bằng chứng cho thấy điều ngược lại.
Vai trò về lòng mộ đạo của Dòng Phanxicô có liên quan đến nguồn gốc của Guadalupe là điều hoàn toàn dễ hiểu vì lẽ Dòng Phanxicô có sự ảnh hưởng tại cả hai quốc gia: Tây Ban Nha và Mêhicô, một ảnh hưởng rõ ràng và gần như hướng trọn vẹn về mầu nhiệm “Vô Nhiễm, Đồng Trinh.” Vào những lần mà Đức Mẹ hiện ra, thì Dòng Phanxicô được mọi người biết đến như là Dòng “chỉ chuyên rao giảng về sự Vô Nhiễm, Đồng Trinh” của Đức Mẹ. Đức Mẹ hiện ra tại thành phố Tepeyac, đã dùng các giáo sĩ Dòng Phanxicô và truyền thống sùng kính lâu đời của Dòng vào sự Vô Nhiễm của Đức Mẹ. Người trước tiên phải kể đến trong số đó chính là Đức Giám Mục Zumárraga, người hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng một ngôi thánh đường đầu tiên tại nơi mà Đức Mẹ đã chỉ định. Chính linh hướng của Dòng Phanxicô cộng với thời gian cấp bách lúc đó, được sự cỗ võ và thúc ép của Christopher Columbus, một thành viên của Dòng Ba Phan Sinh, trong những cuộc viễn chinh của Ông ta. Ông rất quen thuộc với Sách Khải Huyền, đặc biệt là Chương 12, “một người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên trời: đó là một Con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bảy đầu và mười sừng, trên bảy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà. Bà đã sinh được một người con, một người con trai, người con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân.” Cũng đoạn Thánh Kinh tương tự, đã đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuật mô tả tranh bằng hình tượng (iconography) của chiếc áo khoác. Ở đó, Đức Mẹ che phủ lấy mặt trời, ám chỉ rằng Mẹ cao trọng hơn cả thần mặt trời mà những người Aztec thờ phụng. Dưới chân Mẹ chính là mặt trăng, và các ngôi sao trên áo của Mẹ, vốn đặt Mẹ lên phía trên và vượt xa cả mặt đất được tạo dựng nên.
Juan Bernardino |
Cũng tương tự như vậy, ngày hôm nay phần lớn các linh hồn đang phải chịu sự nô lệ của sự sùng bái nhục giục. Thay vì phải phụng tự Người Con của Đức Trinh Nữ như Đức Mẹ Guadalupe đã yêu cầu, họ lại hy sinh con cái và sự sinh sản của họ cho những đòi hỏi của nhục vọng và sự tham lam. Quả là rất cần thiết và cấp bách, để biết hướng nhìn lên và lắng nghe Đức Mẹ Tepeyac, Mẹ của Sự Sống và biết chú ý (heed) đến những yêu cầu của Mẹ, hòng xây dựng nên một đền thờ cho Chúa Thánh Thần trong chính tâm hồn của họ, trong việc bắt chước đến sự trong sạch, khó nghèo, và khiêm tốn của Đức Mẹ Vô Nhiễm Đồng Trinh.
Có như vậy thì Đức Mẹ Guadalupe, sẽ không còn trở thành một biểu tượng mang tính thần thoại thuần tuý nữa, như là những kẻ có tên tuổi, lên tiếng chống lại sự hiện ra, như họ đã từng nhận định như vậy, và bác bỏ trong các cuốn sách của họ. Trên tất cả, Đức Mẹ Guadalupe chính là Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Vẹn Toàn, là Người Mẹ nhân ái của chúng ta, là mẩu gương để chúng ta bắt chước, là một người Mẹ sống động, thấy trước được những nhu cầu của chúng ta khi Mẹ can dự vào lịch sử của chúng ta, vì công cuộc cứu chuộc chúng ta, và vì sự phồn vinh của những người lữ hành trên trái đất này. Vì là Người Mẹ của tất cả, Mẹ đã chủ động nói theo cách mà cả hai quốc gia, Thổ Dân và Tây Ban Nha, có thể hiểu cùng một mầu nhiệm tại Extramadura và tại Tepeyac-Đức Mẹ Vô Nhiễm trong vai trò duy nhất của Mẹ là Mẹ của tất cả muôn dân, muôn nước. Trước khi đưa ra những câu hỏi có liên quan đến văn hóa, chính trị, kinh tế, vân vân, thì cần phải có sự hiệp nhất của Đức Tin vào chính Người Con của Mẹ. Điều này chỉ có thể diễn ra được khi Mẹ được khiêm tốn nhìn nhận để trở thành Mẹ của Thiên Chúa, như là tại nước Mêhicô, khi cả hai quốc gia này cùng lập ra một đền thờ để tôn vinh Mẹ. Mặc dầu điều này không được nhìn nhận, vẫn còn có nhiều cuộc xung đột và cách mạng diễn ra luôn. Đặc tính nguyên thủy của Đạo Công Giáo, của triết học chính trị và văn hóa Công Giáo, chính là Đức Nữ Đồng Trinh Vô Nhiễm Vẹn Toàn.
“Đây là Mẹ Con” khi Chúa Giêsu nói với Thánh Gioan (trong Phúc Âm Gioan, Chương 19, Câu 26). Thì đối với tất cả “những môn đệ dấu yêu” của Ngài, không lẽ Ngài không thể nói trước chiếc áo khoác của Thánh Juan Diego rằng: Đây là Người Đàn Bà của Sự Khải Hoàn, tức Đức Mẹ Vô Nhiễm sao? Chúng ta càng nắm bắt và sống nhiều về mầu nhiệm này bao nhiêu, cũng như hiểu biết về nền tảng của lòng trắc ẩn của Đức Trinh Nữ và sự can thiệp bằng tình mẫu tử của Mẹ bao nhiêu, thì chúng ta càng hiểu rõ về Mẹ và công trình của Người Con của Mẹ và là Đấng Cứu Chuộc chúng ta, và việc chúng ta cùng chia sẽ cuộc sống với Người Con ấy bấy nhiêu. Thực lòng mà nói, phúc cho những ai biết gìn giữ lấy Người Mẹ Vô Nhiễm của chính mình, và như khi Người Con nói, hãy dắt Mẹ về nhà mình, bằng chính việc sùng kính vào những mầu nhiệm của Mẹ, và bằng chính sự thánh hiến trọn vẹn cho Đức Nữ Đồng Trinh.
Nguyên bản tiếng Anh của bài viết trên được tìm thấy trên trang web: Mẹ của Các Dân Tộc (Mother of All Peoples) (http://motherofallpeoples.com). Tác giả của bài viết chính là Linh Mục Peter Damian Fehlner, F.I. - Cha là thành viên của Dòng Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm (Franciscans of the Immaculate), và là giảng viên thuyết trình cấp quốc tế về học thuyết Maria. Cha cũng thường hay xuất hiện trên đài truyền hình Công Giáo, EWTN, và là cựu tổng biên tập của tạp chí Maria Quốc Tế, được thành lập bởi Thánh Maximilian Kolbe. Bài báo này lần đầu tiên được xuất hiện trong Cuốn Sách về Guadalupe, Viện Hàn Lâm Đức Mẹ Vô Nhiễm (Academy of the Immaculate) vào năm 1997.