TÔI ĐI TÌM TÔI



Thay lời mở

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập sách nhỏ "Tôi đi tìm Tôi", một cuốn sách của tu sĩ Joseph Phạm Dũng, một người đang phục vụ cho những anh chị em cai nghiện ma túy tại Saigòn, thuộc nhóm Phục Sinh do LM Nguyễn Ngọc Sơn khởi xướng.

Sau thời gian dài làm việc trực tiếp hay gián tiếp với bệnh nhân lạm dụng thuốc, không ai có thể phủ nhận những khó khăn cũng như đương đầu nhiều vấn đề quá phức tạp. Việc cai nghiện không chỉ nằm trong phạm vi cắt cơn hay hậu cai, nhưng còn tập trung vào mục đích làm sao thay đổi bệnh nhân từ đời sống nội tâm lẫn con người bên ngoài. Hầu hết các trung tâm cai nghiện - hậu cai hiện nay chỉ tập trung chữa trị bên ngòai hay vỏ bọc qua lao động, điều chỉnh hành vi … mà chưa đặt nặng vấn đề tư vấn và đời sống tinh thần, chính vì thế khi bệnh nhân trở về hòa nhập với xã hội, tỉ lệ tái nghiện rất cao.

Những bệnh nhân lạm dụng thuốc đều có khuất mắc tiềm ẩn từ trong quá khứ hay những cú sốc gặp phải khi sống và đương đầu với xã hội, số khác lại gặp vấn đề trong môi trường sống và sự giáo dục từ gia đình … Tất cả định hình con người bệnh nhân chai lì với thế giới bên ngoài nhưng yếu đuối con người bên trong; quan niệm chứng tỏ con người bản lĩnh nhưng “thùng rỗng kêu to”; đứng trước sự thách thức hay nói khích của bạn bè lại không dám từ chối vì sợ mất mát một gì đó …

Con người là một tổng thể về tinh thần lẫn cơ cấu vật chất, do đó không thể đặt nặng việc chữa trị vào một hướng nhưng cần đi vào chữa trị tổng thể. Bài viết này chỉ góp thêm một chút nhỏ nào đó nhằm hoàn thiện dần chương trình chữa trị bệnh nhân lạm dụng thuốc. Chính vì thế chắc chắn có nhiều thiếu sót cũng như bản thân người viết không có chuyên môn.

Tuy bài viết tập trung vào đối tượng lạm dụng thuốc, nhưng những gợi ý chung đều có thể sử dụng nhằm khám phá bản thân cũng như điều chỉnh hành vi vô thức. Bài viết gồm các phần sau :

Tôi đi tìm tôi : Kiến thức chung cùng ví dụ nhỏ gợi ý được sắp xếp theo từng bậc nhằm khai mở dần cõi vô thức. Từng bước thay đổi hành vi - bản năng tự nhiên, tập quán không tốt, thúc đẩy ý chí vững mạnh, nâng đỡ đời sống siêu nhiên … đối tượng từ đó thống nhất và hoàn thiện đời sống bản thân.

Phần bổ túc : Kĩ năng chung dành cho người hướng dẫn.

Nội dung cuốn sách được viết dành cho người hướng dẫn (NHD), trong vai trò tổ chức sinh hoạt và tham vấn, sử dụng trong tình hình hiện nay. Tùy thuộc vào hoàn cảnh và buổi tham vấn, NHD sẽ từng bước đưa vào giờ sinh hoạt chung các chủ đề của phần đầu. Kết thúc chương trình hậu cai, nên trao cho đối tượng nội dung toàn bộ phần này để đúc kết và giúp đối tượng nhận định kết qủa về sự thay đổi bản thân. Nếu điều kiện môi trường hậu cai chưa có NHD, phần 1 có thể trực tiếp cho đối tượng.

Phần bổ túc được soạn dành riêng cho NHD, chính vì thế sẽ có nhiều trở ngại và nguy hiểm khi đối tượng không có nền tảng chung đọc và áp dụng cách máy móc.


TÔI ĐI TÌM TÔI



CẢM XÚC

Cảm xúc theo tiếng Latin e-movere, năng lực hay sức lực tiềm tàng. Chính vì thế cảm xúc có chiều sâu thẳm hơn cảm động hay những rung động thoáng qua. Cảm xúc phát khởi từ óc giữa, vượt ra ngoài biên giới óc não để rung động tất cả cơ thể con người. Tập trung lắng nghe cảm xúc bản thân sẽ khám phá nhiều điều thú vị và mâu thuẫn trong con người nội tâm.

Bệnh nhân tìm đến ma túy thường đều gặp nhiều hoàn cảnh về mâu thuẫn gia đình, tình cảm, công việc làm, hay còn có những trường hợp vô tình do tò mò, thách thức bạn bè nhằm thể hiện bản tính anh hùng … Sa ngã đó đều hệ tại ở suy nghĩ và cảm xúc bản thân mâu thuẫn nhau, hay do đè nén cảm xúc để rồi như quả bom bùng nổ, khống chế thể hiện cảm xúc làm chai lì dần đi bản tính, tiếng nói của lương tâm. Không làm chủ được bản thân nên dễ chiều theo những quyến rũ bên ngoài nhằm thỏa mãn khoái cảm bên trong.

Theo nền tảng nhà phân tâm học Sigmund Freud, ông khám phá tâm hồn con người có ba tầng : ý thức (những hành động có điều kiện đều do tầng này điều khiển, con người cùng với nhận thức điều khiển hành động của mình), tiềm thức (trung tâm lưu trữ tất cả thông tin, tầng này ẩn dưới tầng ý thức, do đó khi gặp điều kiện kích thích đủ thông tin sẽ nổi lên phần ý thức), vô thức (nhà kho ẩn chứa kí ức, xúc cảm, hành động… tầng này điều khiển hành động vô thức con người, nơi điều chướng mắt chôn kín trong tâm hồn). Ông cũng cho rằng tầng ý thức và tiềm thức cùng mối tương quan không quan trọng bởi vì tầng vô thức ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc và thể hiện hành vi cảm xúc con người.

Thống kê nghiên cứu chung cho thấy 90% sự thúc đẩy hành vi thể hiện cảm xúc con người được điều hành bởi tầng vô thức. Là nơi chôn sâu những gì không muốn trải dài qua kinh nghiệm cuộc đời, chính vì thế con người không nhận thức, không dám nhớ, nhưng tất cả đó ảnh hưởng hầu hết mọi hành động bản thân. Nếu nói cảm xúc là trung tính không tốt cũng không xấu, thì việc thể hiện cảm xúc đó nơi mỗi người sẽ là yếu tố để đánh giá.

Bệnh nhân không nhận thức được tại sao bản thân nóng giận thất thường, buồn chẳng hiểu vì sao tôi buồn … Đặc biệt khi đã sử dụng ma túy, người bệnh rất dễ dàng bị kích thích bởi một yếu tố nhỏ nào đó đánh động và không làm chủ được bản thân. Tất cả những hành vi cảm xúc đó đều do cõi vô thức tạo hình. Chính vì thế việc cai nghiện không chỉ để ý đến khoảng thời gian bắt đầu sử dụng ma túy, nhưng sâu hơn là cần tìm đến nguồn gốc nhằm điều chỉnh tổng thể.

Một ví dụ nhỏ để hiểu rõ hơn cảm xúc từ cõi vô thức. Người anh trong gia đình khi còn baby dễ thường ganh tị và giận dỗi với người em nhỏ hơn vì hắn cướp mommy khỏi tôi. Tôi sẽ tìm cách dành lại tất cả sự chú ý và tình cảm trước khi hắn dành hết. Như vậy sự phẫn nộ đó sẽ tồn tại thời gian dài và nằm sâu trong vô thức, nuôi dưỡng và phát sinh lòng hận thù. Sự giận dữ từ đó dễ tuôn trào bởi một lí do không vừa ý, tình trạng “giận cá, chém thớt” cũng dễ dàng xảy ra nếu cảm xúc bị đè nén quá lâu … Trong trường hợp này, người anh đó sẽ không nhận thức được nguồn gốc ác cảm bản thân kéo dài trong suốt cuộc đời và ảnh hưởng hầu hết mọi hành vi bản thân như dễ dàng nóng giận khi không được vừa ý, bảo vệ bản thân trước khó khăn, tìm mọi cách dành sự chú ý nơi người khác...

Thời gian giúp một số anh em hậu cai, tôi càng phát hiện ra nhiều cách thể hiện cảm xúc nhưng các em không nhận thức được. Th, mặc dù bề ngoài em rất hăng say vui vẻ, nhưng có điểm gì đó khiến em không thật sự là em trong tất cả mối giao tiếp. Đặc biệt khi có phụ huynh lên thăm, em như muốn trông mong một gì đó ấm áp, một chia sẻ … Ngồi riêng nói chuyện tôi mới khám phá con người bên trong của em. Th đánh mất hình ảnh tốt đẹp về người cha trong gia đình trong độ tuổi đang trưởng thành, điều đó thúc đẩy em chạy đi tìm nơi người khác. Em đi tìm một nửa của mình nhưng cũng chính vì thế rơi vào ma túy trong mối quan hệ với vũ nữ. Em nghĩ rằng cha đã buông thả thì bản thân tôi cũng chẳng cần giữ những lời dạy dỗ. Em phản ứng ngược lại hoàn toàn với những gì đã nhận được từ sự giáo dục gia đình.

Cuộc sống quá phức tạp để một tâm hồn đang nở rộ có thể hiểu và có cái nhìn trưởng thành. Một ác cảm, một phản ứng ngược của tuổi thanh niên, sự buông thả vì mất niềm tin … em chạy vào vỏ ốc riêng của bản thân để tìm cho mình an ủi, một thế giới riêng.

Chân nhận và phân định cảm xúc bản thân do đó cần thực tập mỗi ngày để trở thành tập quán. Đối tượng cần cố gắng nhận thức bản thân trong quá trình phân định cảm giác, lí trí, động cơ cảm xúc, con đường dẫn đến những quyết định và thể hiện qua hành động. Một vài gợi ý phổ biến trong quá trình nhận thức :

  • 1. Cảm nhận bản thân hàng ngày đón nhận hàng ngàn thông tin (qua giác quan nhìn, nghe, đụng chạm, nếm, ngửi …). Một phần của quá trình nhận thức bản thân là nhận biết và phân biệt tất cả thông tin đó.
  • 2. Tổ chức những thông tin cảm nhận đó vào tầng ý thức. Cố gắng hiểu rõ bản tính cá nhân tại sao có hành vi như thế.
  • 3. Qua việc ý thức đánh giá kết quả của cảm xúc. Lối suy nghĩ cũng như lí trí bản thân điều khiển con đường thể hiện cảm xúc bản thân, do đó cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc … nói lên suy nghĩ, hành vi bản thân. Cảm xúc không tốt cũng không xấu, nhưng lối suy nghĩ cũng như cách thể hiện sẽ đánh giá kết qủa của cảm xúc đó.
  • 4. Hành vi bản thân đều có lí do riêng, nhưng đa số ẩn trong tầng vô thức, việc giải thích cảm xúc và hành vi sẽ vén dần bức màn vô thức.
  • 5. Mỗi người có quyết định thể hiện hành vi cảm xúc khác nhau. Có người dùng lí trí điều khiển hay đè nén, có người phản ứng trực tiếp hành vi đó, lại có người thể hiện qua kinh nghiệm riêng của bản thân. Hãy kiểm tra tôi thể hiện hành vi cảm xúc đó thế nào.
  • 6. Cuối cùng, tôi chọn cách thể hiện nội tâm (cảm xúc, vô thức) thế nào. Tôi thể hiện sự chống đối trong nội tâm; bày tỏ ra mặt hay gián tiếp qua hành động - nói bóng gió …
Có cái nhìn chung và phân biệt được cách thể hiện hành vi cảm xúc là bước đầu giúp đối tượng từng bước khai thác con người nội tâm. Từ đó tùy theo cách thể hiện của mỗi người sẽ điều chỉnh cũng như làm chủ bản thân.

CẢM XÚC, ÔI CẢM XÚC

J. R. Davitz thống kê có khoảng 142 cảm xúc, trong danh sách đó có những cảm xúc gần giống nhau, nhưng một phần trong số đó thể hiện sự khác biệt tinh tế. Những cảm xúc chính yếu là :

  • 1. Vui mừng
  • 2. Sợ hãi
  • 3. Ngạc nhiên
  • 4. Dễ tính
  • 5. Buồn
  • 6. Căm phẫn
  • 7. Giận dữ
  • 8. Lo xa
Những cảm xúc đó đồng thời xảy ra sẽ phát sinh cảm xúc khác.

  • Vui mừng + dễ tính = yêu
  • Lo xa + vui mừng = lạc quan
  • Căm phẫn + giận dữ = bất chấp, coi thường
  • Tán thành + sợ hãi = phục tùng
  • Sợ hãi + ngạc nhiên = kính sợ
  • Ngạc nhiên + buồn = thất vọng
  • Giận dữ + lo xa = hung hăng.
1. Vui mừng

  • Hạnh phúc
  • Tự chủ
  • Thỏa mãn
  • Hài lòng
  • Hào phóng
  • Sẵn lòng
  • Dễ mến
  • Bằng lòng
  • Sẵn sàng cộng tác
  • Đáng tin
  • Khoan dung
2. Sợ hãi

  • Nhút nhát
  • Dễ bảo
  • Rụt rè
  • Bối rối
  • Khiếp sợ
  • Trầm ngâm
  • E dè
  • Thận trọng
  • Lo âu
  • Vô lợi
  • E sợ
  • E dè
  • Ngượng
  • Quê
  • Cô độc
  • Bồn chồn
  • Bơ vơ
  • Lãnh đạm
  • Nhu mì
  • có lỗi
3. Ngạc nhiên

  • Kinh ngạc
  • Sửng sốt
  • Kinh sợ
  • Ghen
4. Dễ tính

  • Dễ thương
  • Thanh thản
  • Phấn khởi
  • Dễ tiếp thu
  • Bình tĩnh
  • Kiên nhẫn
  • Sẵn lòng
  • Trìu mến
  • Ngoan ngoãn
  • Nhút nhát
  • Hoang mang
5. Buồn

  • Âu sầu
  • Trống vắng
  • Hối hận
  • Tuyệt vọng
  • Chán nản
  • Lo lắng
  • Không hứng thú
  • Buồn phiền
  • Không hạnh phúc
  • Ảm đạm
  • Thất vọng
  • Cảnh giác
  • Do dự
  • Lưỡng lự
  • Khó chấp nhận
  • Tẻ nhạt
  • Thất vọng
  • Không dứt khoát
  • Nản chí
  • Lúng túng
  • Không rõ ràng
  • Ngơ ngác
  • Ngượng
  • Khó hiểu
  • Hai chiều
6. Căm phẫn

  • Thiếu thông cảm
  • Không nhạy cảm
  • Phẫn nộ
  • Khó chịu
  • Bực bội
  • Nổi loạn
  • Bực mình
  • Ám muội
  • Bất mãn
  • Ngang ngược
  • Đố kị
  • Cố chấp
  • Ngờ vực
  • Căm thù
  • Chua cay
  • Thiếu thiện cảm
  • Bướng bỉnh
  • Bất hợp tác
  • Khinh người
  • Đáng ghét
  • Phê phán
  • Tức tối
7. Giận dữ

  • Đối kháng
  • Nóng nảy
  • Căm ghét
  • Oán hận
  • Khinh bỉ
  • Vô tình
  • Cãi cọ
  • Chê bai
  • Cáu kỉnh
  • Ngang ngạnh
  • Hung hăng
  • Châm biếm
  • Nổi loạn
  • Bất phục
  • Khắt khe
  • Ích kỉ
  • Tham lam
  • Kinh hoảng
  • Bốc đồng
8. Lo xa

  • Táo bạo
  • Hi vọng
  • Liều lĩnh
  • Tò mò
  • Thiếu thận trọng
  • Tự mãn
  • Tọc mạch
  • Ham vui
  • Thích mạo hiểm
  • Say mê
  • Hòa đồng
  • Mong đợi
  • Hân hoan
  • Tự hào
  • Háo hức
  • Nhiệt tình
  • Quan tâm
  • Hài hước
  • Ân cần
  • Chu đáo
Cảm xúc đến rồi đi như quy luật tự nhiên của nó nên ít ai đoán biết những gì xảy ra cho bản thân trong tương lai. Nhưng nắm bắt nguồn cội, tôi sẽ tìm được cách thể hiện tốt nhất và làm chủ bản thân. Càng khám phá cảm xúc tôi sẽ khám phá nhiều uẩn khúc con người nội tâm và từng bước điều chỉnh để giái phóng mình khỏi những ràng buộc không tên.

  • 1. Lắng nghe cảm xúc bản thân, để cảm xúc đụng chạm tâm hồn.
  • 2. Đặt tên cho cảm xúc, tìm mối tương quan và con đường dẫn tôi đến cảm xúc đó.
  • 3. Thừa nhận chúng đang xảy ra trong tôi, tìm lí do tại sao tôi có rung động.
  • 4. Suy nghĩ về cảm xúc và làm sao để thể hiện ra hành vi một cách tốt nhất và có ích.


(còn tiếp)