Vị Giáo Hoàng Fatima (Phần 1)

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Nhà Báo Renzo Allegri

Nhà Báo Renzo Allegri và Cuốn Sách của Ông
ROME (Zenit.org).- Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã sống sót sau lần Ngài bị ám sát vào năm 1981, và Ngài nói rằng “bàn tay từ mẫu” đã cứu Ngài.

Một ¼ thế kỷ sau sau khi Ngài bị tấn công, nhà báo và cũng là nhà viết văn Renzo Allegri đã tái tạo sự kiện trên trong một cuốn sách có nhan đề “Vị Giáo Hoàng Fatima” (Il Papa di Fatima) được xuất bản bởi nhà sách Mondadori thuộc Ý Quốc.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Zenit, nhà báo Allegri giải thích về sự liên hệ giữa Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị và Fatima.

Hỏi (H): Thưa Ông, tại sao Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là vị Giáo Hoàng Fatima?

Nhà Báo Allegri (T): Thưa, trước hết là bởi vì chính Ngài đã tự nhận ra chính mình trong “vị Giám Mục mặc phẩm phục màu trắng” mà ba đứa trẻ: Lucia, Francisco và Jacinta, “đã nhìn thấy” trong lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima vào ngày 17 tháng 7 năm 1917 khi Đức Bà tiết lộ cho ba trẻ rằng điều này sẽ được gọi là bí mật của Fatima.

Và cũng là do vì, sau khi ý thức được sự kiện mầu nhiệm đó, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã kiên quyết sống với những lời thỉnh nguyện và mong ước lồng trong các thông điệp đến từ Fatima.

Ngài tự giao cho mình sứ vụ quan trọng này, và dâng chính mình Ngài như là nạn nhân cho công cuộc cứu rỗi của thế giới, để cổ võ một “chiến dịch” cầu nguyện trên khắp thế giới, đặc biệt là trong số những người trẻ, và đã nhận được những kết quả mang tính lịch sử mà tất cả chúng ta ai cũng đều biết đó là: sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản ở các nước về phía Đông, việc trả lại sự tự do tôn giáo tại những quốc gia này, và có lẽ, Ngài cũng còn đóng góp vào việc tránh khỏi một cuộc xung đột vũ khí hạt nhân lớn nhất, theo các nhà sử học, vốn lúc đó rất có tiềm năng xảy ra ở cuối chân trời.

Mối quan hệ giữa Fatima và Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, theo ý kiến của tôi, rất là vĩ đại và sẽ vẫn còn được khám phá ra thêm nữa mãi cho đến ngày nay.

(H): Thưa Ông, trong cuốn sách của Ông, Ông nêu ra rằng, mặc dầu Karol Wojtyla rất ít được biết đến, Padre Pio đã nhận thức được rằng Ngài sẽ trở nên một người rất quan trọng. Ông cũng biết rất rõ về đời sống của Thánh Padre Pio; thì liệu Ông có thể giải thích điều mà Ông ám chỉ về vị Thánh Pietrelcina là có ý nghĩa gì?

(T): Thưa, trong phần tiểu sử của các vị Thánh, điều vẫn thường hay xảy ra rằng tất cả các Ngài đều có những “phương cách” giao tiếp rất chính xác và mạnh mẽ, thoát khỏi sự điều khiển của lý lẽ. Hiện tượng này cũng còn được kiểm chứng giữa Padre Pio và Karol Wojtyla, và có hai tình tiết rất ư là cụ thể, có liên hệ lồng vào nhau, vốn được biểu lộ ra.

Vào năm 1948, vị linh mục trẻ tuổi có tên là Karol Wojtyla, khi đó còn là một sinh viên tại Rôma đã lắng nghe cuộc nói chuyện của Cha Padre Pio và muốn gặp gỡ Cha Padre Pio. Vị linh mục trẻ du lịch đến San Giovanni Rotondo trong suốt kỳ nghĩ hè Phục Sinh và đã ở lại đó trong một tuần lễ.

Lúc đó, chẳng có ai biết gì cả về việc họ cùng nói với nhau chuyện gì. Trông có vẽ như Thánh Pietrelcina “đã nhìn thấy” Wojtyla vận trang phục như là của Giáo Hoàng—với những giọt máu trên cổ áo tu màu trắng. Lời tiên báo này sau đó được lan truyền đi một cách nhanh chóng sau khi Wojjtyla được bầu chọn làm Giáo Hoàng, và chẳng có ai phải xác nhận về điều đó cả.

Tuy nhiên, điều không thể từ chối chính là việc gặp gỡ với Cha Padre Pio đã làm cho Wojtyla vô cùng sung sướng và từ đó gợi lên một sự kính trọng lớn của Wojtyla dành cho Cha Padre Pio.

Vào năm 1962, Wojtyla trở lại Ý trong tư cách là Giám Mục để tham dự vào Công Đồng Chung Vaticăn II. Tại Rôma, Ngài đã nhận được một tin khủng khiếp rằng một người cộng sự của Ngài là Wanda Poltawska, một nữ bác sĩ và cũng là một nữ chuyên gia về tâm thần học, đã bị một khối ưu rất lớn và trầm trọng.

Các vị bác sĩ liền quyết định thực hiện ca mổ mặc cho Cô ta mặc dầu Cô chẳng còn có chút hy vọng gì cả về khả năng sống sót của mình [Nếu Quý Vị xem cuốn phim nói về Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị do hãng truyền hình CBS thực hiện, thì Quý Vị sẽ thấy rõ cảnh này – ND]. Wojtyla liền viết một lá thư ngay lập tức để gởi đến cho Cha Padre Pio và yêu cầu Cha Padre Pio cầu nguyện cho Poltawska. Trong những năm đó, Cha Padre Pio, đang gặp phải những lời tố cáo hết sức trầm trọng và gay gắt.

Tòa Thánh đã ra sắc lệnh nghiêm khắc kỉ luật Cha Padre Pio, và cấm tất cả các vị linh mục Dòng cũng như triều đến tiếp xúc với Cha Padre Pio. Vị Giám Mục trẻ tuổi Wojtyla chắc chắn là biết về hoàn cảnh này, thế nhưng Ngài chẳng hề chú ý gì cả, vì những lý do gì đó mà chúng ta không rõ.

Wojtyla gởi một lá thư khẩn bằng tay đến cho Cha Padre Pio thông qua Angelo Battisti, một nhân viên của Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, và cũng là cộng sự của Cha Padre Pio. Chính Battisti đã kể cho tôi nghe về câu chuyện đó, và trao cho tôi một bản sao của lá thư mà Cha Padre Pio bảo Battisti đọc cho Ngài nghe, và vào đoạn cuối thư, sau một thời gian im lặng, Cha Padre Pio liền nói: “Angelo này, làm sao mà Cha có thể từ chối với điều yêu cầu này được.”

Biết rằng từng ngôn từ của Cha Padre Pio đều có vẻ nhiệm mầu và có ảnh hưởng rất cụ thể trong hiện thực, Battisti rất ngạc nhiên bởi lời nói đó. Ông mới liền tự hỏi: “Không biết Wojtyla này là ai cơ chứ?” Ông mới liền hỏi mọi thông tin về Wojtyla thế nhưng trong Vaticăn chẳng ai biết về Wojtyla cả, ngoại trừ những người Ba Lan vì họ biết Ngài là một vị Giám Mục rất trẻ tuổi.

Mười một ngày sau đó, Battisti được yêu cầu mang một lá thư khác nữa từ vị Giám Mục trẻ Wojtyla đến cho Cha Padre Pio.

Và trong lá thư này, vị Giám Mục của Ba Lan cám ơn Cha Padre Pio vì Poltawska “đã bất thình lình được chữa lành một cách nhiệm mầu trước khi bước vào phòng mổ.” Thì những sự kiện cụ thể này là hoàn toàn chắc chắn và điều đó cho thấy rằng Cha Padre Pio, cũng như trong rất nhiều dịp khác, đã “trực cảm” (intuited) những kế hoạch của Thiên Chúa dành cho Wojtyla với độ chính xác không hề sai tí nào.

(H): Thưa Ông, làm thế nào mà phần ba về bí mật của Fatima lại được lồng vào trong lịch sử của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị?

(T) Thưa, theo một cách rất nhiệm mầu, cũng như vẫn thường xảy ra với những sự kiện có liên quan đến Chúa Thánh Thần. Theo lý thuyết, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã hình thành nên một phần của “bí mật” đó kể từ khi Ngài được chào đời. Sứ vụ được trao phó cho Ngài trước khi Ngài được sinh ra, và lịch sử về sự hiện diện của Ngài cứ thể mà tự do phát triển theo đúng với những thiết kế của Thiên Chúa.

Thế nhưng, đúng ra có lẽ là vì Ngài chỉ ý thức rõ hơn về sứ vụ của Ngài sau vụ tấn công vào năm 1981. Chúng ta không có các bằng chứng khoa học và những văn kiện rõ ràng cho thấy có sự liên hệ giữa Wojtyla và bí mật tại Fatima—chỉ sự nhận thức của chính Đức Cố Thánh Cha mà thôi, sau khi vụ tấn công diễn ra, nhằm phản ánh đúng với những gì đã xảy ra và được đọc trong bản văn của Nữ Tu Lucia về phần thứ ba của mầu nhiệm nổi tiếng này, nhìn nhận chính Ngài có liên quan đến bí mật ấy.

Nữ Tu Lucia viết rằng, trong suốt thời gian Đức Mẹ hiện ra vào ngày 13 tháng 7 năm 1917, Chị, Francisco và Jacinta đã nhìn thấy một vị Giám Mục bận phẩm phục màu trắng, người – nửa run run, không thể bước đi nữa, vì sự đau đớn và khổ cực, chéo xuống cùng với các Đức Giám Mục, các linh mục, các nam nữ tu sĩ Dòng khác, một thành phố lớn đang bị thiêu hũy, đang cầu nguyện cho các linh hồn của những người quá cố mà Ngài tìm thấy trên đường, và Ngài leo lên một ngọn núi hiểm trở, mà ngay trên đỉnh cao nhất của nó chính là một cây thánh giá và ở dưới chân núi chính là nơi mà Ngài bị giết.

Qua ánh sáng của những gì đã xảy ra, Wojtyla xác tín rằng viễn ảnh này có những đặc điểm giống như một lời tiên tri đích thực. Và, qua dòng thời gian, xác tín của Ngài lại được cũng cố thêm mãi cho đến lúc nó trở thành hiện thực chắc chắn.

Thật là hợp lý khi nghĩ rằng từ Nữ Tu Lucia, Ngài đã có đủ những thông tin khác và mọi lời minh bạch mà trong chúng ta không có ai biết được. Vào năm 2000, tức mười chín năm sau vụ ám sát, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị rất minh chắc về xác tín của Ngài và Ngài muốn bày tỏ nó ra cho toàn thể thế giới biết được.

Và điều đó đã trở thành hiện thực tại Fatima, vào cuối thánh lễ phong Chân Phước cho Francisco và Jacinta thông qua bài diễn văn của Đức Hồng Y Angelo Sodano, vị Quốc Vu Khanh Tòa Thánh, trước hơn một triệu khách hành hương, và hàng trăm triệu tín hữu theo dõi trực tiếp qua truyền hình.

Và cũng với sự kiên quyết của Wojtyla trong việc công khai hóa về niềm xác tín của Ngài thì đó cũng chính là lý lẽ nói lên tầm quan trọng trọn vẹn của sự kiện.

(Còn Tiếp…)