DI THẢO SỐ 19: PHẢI TẠM THỜI DỰA VÀO PHÁP (*)
(25 tháng 7 năm Tự Đức 19, tức 3 tháng 9 năm 1866)
Kính bẩm.
Trộm nghĩ người mà khéo lo toan biết được thời cơ sẽ đến mà không thể dừng được, thì thuận theo thế mà khai thông, để tránh cái hại xảy ra, như việc Hán Cao Tổ chịu phong ở Ba Thục vậy. Biết cái thế không thể giữ được cả thì đành bỏ chỗ tầm thường để giữ lấy chỗ quan trọng, như việc Lâm Hồi bỏ số vải đáng giá nghìn vàng vậy. Thấy nước không thể giữ vẹn được thì bỏ nơi biên cương mà giữ nơi cơ bản, như Thạch Tấn bỏ Lư Long, Bình Vương bỏ Kỳ Phong vậy. Cũng có cái phải để đó mà không vội tranh, nhờ vào đó mà chống loạn, như Tống nhờ để lại nước Liêu mà dẹp yên được các nước vậy. Cho nên người hiểu biết thấy thời cơ sắp đến, biết sự thế sắp thành thì đoán trước từ ngoài xa vạn dặm không cho nó vào trong phạm vi nước mình, đẩy lùi nó đến tận mấy đời sau để nó khỏi ngăn trở mưu cơ của mình. Chia tách ra bắt nó phải thuận đi theo bên trái để ta được chuyên tâm mưu tính theo đường phải, dẫn dắt khiến nó vướng mắc kẻ địch ở ngoài để ta được thung dung lo tính việc bên trong.
Cho nên nói rằng người hiểu biết là phải biết xoay chuyển, chứ không cố định một chỗ. Bởi vậy người hiểu biết là phải xem việc đời xưa mà mưu việc đời nay, không dùng những mưu đã dùng mà dùng những gì có thể lập ra mưu, không theo những khuôn phép đã thành mà theo những gì minh có thể lập ra khuôn phép. Cho nên gặp được nhiều cơ hội, đổi chỗ mà thành công chứ không chấp nhặt ở một chỗ. Xưa Khổng Minh không tranh đất Kinh Châu chuyên hòa với nước Ngô để lo đánh Bắc Nguỵ. Nếu như đánh được Hán thì không chỉ riêng gì Kinh Châu là của mình mà thôi. Nam Tống nếu không hòa với Kim thì nghiệp vua cũng khó mà yên được. Nếu như chịu bồi dưỡng sức lực cho lính và cho dân, biết như thế là đủ rồi để tự bảo vệ, không cần phải đánh dẹp để đến nỗi suyu nhược thì giòng Trường Giang hiểm trở kia cũng đủ để hòa với Nguyên rồi. Người bình luận trách Khổng Minh không báo thù chủ trước, Nam Tống không rửa thẹn cho tiền nhân. Như thế là chưa biết hết nỗi khổ tâm của người đương thời. Võ Đế mở đường cho Tây Nam đi là để chặt đứt cánh tay Hung Nô ý cho rằng nếu Bắc Địch không chết thì Hán triều không yên, lo xa đến thế.
Thế mà người bình luận lại đi trách Võ Đế, thật cũng đáng cười vậy thay! Bình Vương bỏ Kỳ Phong cho Tần, để Tần phải đương đầu với Tây Nhung, như thế mới có thể kéo dài triều Đông Chu đến 400 năm. Anh Cát Lợi bỏ Hợp Chủng Quốc cho Tây phương cùng được lợi ở Tây Châu, như thế mới thoát khỏi sự vướng mắc để một mình bao chiếm Ấn Độ. Nếu Bình Vương cứ tranh mãi cố đô thì cương vực nhà Chu chưa chắc đã giữ được; người Anh nếu không chịu bỏ hầm vàng đó để dụ người khác vào tranh nhau lấy thì Ấn Độ là nơi ngọc lụa khó một mình chiếm trọn được. Xưa Y Pha Nho (tức nước Tây Ban Nha) bị Hồi Hồi chiếm đóng 180 năm, tộc này cường thịnh có đến vài mươi vạn người, đến khi Y Pha Nho vùng dậy phục quốc, đuổi người Hồi về tận duyên hải miền Nam, nay ở đấy thành sào huyệt của bọn trộm cướp mà Y Pha Nho cũng nhân đó suy yếu một cách nhanh chóng. Nước Áo Đại Lợi xưa bị nước Hung Gia Lợi chiếm cứ một nửa, dân Áo cùng sống chung lẫn với dân Hung, cho nên sau này Hung biến thành Áo và hợp thành một, nước Áo nhân đó ngày càng lớn mạnh.
Hai đằng lợi hại đều có chứng cớ ở sự đuổi hay không đuổi. Sự thế trong thiên hạ thay đổi không ngừng, được mất bất thường, nhưng nhìn chung lại chỉ ở hai chỗ: Một là, nếu mình đủ sức rồi thì hãy tự củng cố, không gây sự với người khác để tổn thất lực lượng; hai là sức mình chưa đủ tự vệ thì nên khéo mượn sức của người khác để dùng cho mình. Cho nên, thuyền lớn thì phải dùng mái chèo 7 thước mới có thể qua được hồ vượt được biển, lấy nước làm chỗ dựa. Thánh vương sở dĩ có tài là biết dựa vào cái thế thiên hạ để làm thế. Ngày nay nước ta đang bị ở vào cái thế xung đột, Đông Tây tranh đoạt lẫn nhau, nên có hai cái lợi (1) là ở Nam thì Gia Định, ở Bắc thì Tứ Tuyên; nhưng lại có ba cái hại (2) là Bắc thì Vân Nam, Nam thì nước địch, Trung thì có bọn bất mãn chạy Đông chạy Tây rồi lại tụ tập về lại một chỗ là như thế. Hiện nay ta chưa vội dùng thuật tung hoành để lập cái thế con rết trăm chân được nên phải tuỳ thời giao thiệp thân mật với người Tây để tạm mượn thế lực của họ, để chống lại ba cái hại trên, để thu cái lợi bên phía Tây để dần dần lo kế sau này hoặc là khi gặp việc gì thì có thể cứu đỡ.
Chú thích
(*) Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 119-121.
Bài này được viết lúc Nguyễn Trường Tộ đang ở Huế.
(1) Hai cái lợi: Nam thì Gia Định, bắc thì Tứ Tuyên. Gia Định và bốn tỉnh phía Bắc là vùng đất giàu có.
(2) Ba cái hại: Ở Bắc Vân Nam (Trung Quốc, Tàu phỉ), ở Nam địch quốc (Pháp xâm lược); ở Trung, những kẻ mưu phế lập.
Nguồn: www.dunglac.net
(25 tháng 7 năm Tự Đức 19, tức 3 tháng 9 năm 1866)
Kính bẩm.
Trộm nghĩ người mà khéo lo toan biết được thời cơ sẽ đến mà không thể dừng được, thì thuận theo thế mà khai thông, để tránh cái hại xảy ra, như việc Hán Cao Tổ chịu phong ở Ba Thục vậy. Biết cái thế không thể giữ được cả thì đành bỏ chỗ tầm thường để giữ lấy chỗ quan trọng, như việc Lâm Hồi bỏ số vải đáng giá nghìn vàng vậy. Thấy nước không thể giữ vẹn được thì bỏ nơi biên cương mà giữ nơi cơ bản, như Thạch Tấn bỏ Lư Long, Bình Vương bỏ Kỳ Phong vậy. Cũng có cái phải để đó mà không vội tranh, nhờ vào đó mà chống loạn, như Tống nhờ để lại nước Liêu mà dẹp yên được các nước vậy. Cho nên người hiểu biết thấy thời cơ sắp đến, biết sự thế sắp thành thì đoán trước từ ngoài xa vạn dặm không cho nó vào trong phạm vi nước mình, đẩy lùi nó đến tận mấy đời sau để nó khỏi ngăn trở mưu cơ của mình. Chia tách ra bắt nó phải thuận đi theo bên trái để ta được chuyên tâm mưu tính theo đường phải, dẫn dắt khiến nó vướng mắc kẻ địch ở ngoài để ta được thung dung lo tính việc bên trong.
Cho nên nói rằng người hiểu biết là phải biết xoay chuyển, chứ không cố định một chỗ. Bởi vậy người hiểu biết là phải xem việc đời xưa mà mưu việc đời nay, không dùng những mưu đã dùng mà dùng những gì có thể lập ra mưu, không theo những khuôn phép đã thành mà theo những gì minh có thể lập ra khuôn phép. Cho nên gặp được nhiều cơ hội, đổi chỗ mà thành công chứ không chấp nhặt ở một chỗ. Xưa Khổng Minh không tranh đất Kinh Châu chuyên hòa với nước Ngô để lo đánh Bắc Nguỵ. Nếu như đánh được Hán thì không chỉ riêng gì Kinh Châu là của mình mà thôi. Nam Tống nếu không hòa với Kim thì nghiệp vua cũng khó mà yên được. Nếu như chịu bồi dưỡng sức lực cho lính và cho dân, biết như thế là đủ rồi để tự bảo vệ, không cần phải đánh dẹp để đến nỗi suyu nhược thì giòng Trường Giang hiểm trở kia cũng đủ để hòa với Nguyên rồi. Người bình luận trách Khổng Minh không báo thù chủ trước, Nam Tống không rửa thẹn cho tiền nhân. Như thế là chưa biết hết nỗi khổ tâm của người đương thời. Võ Đế mở đường cho Tây Nam đi là để chặt đứt cánh tay Hung Nô ý cho rằng nếu Bắc Địch không chết thì Hán triều không yên, lo xa đến thế.
Thế mà người bình luận lại đi trách Võ Đế, thật cũng đáng cười vậy thay! Bình Vương bỏ Kỳ Phong cho Tần, để Tần phải đương đầu với Tây Nhung, như thế mới có thể kéo dài triều Đông Chu đến 400 năm. Anh Cát Lợi bỏ Hợp Chủng Quốc cho Tây phương cùng được lợi ở Tây Châu, như thế mới thoát khỏi sự vướng mắc để một mình bao chiếm Ấn Độ. Nếu Bình Vương cứ tranh mãi cố đô thì cương vực nhà Chu chưa chắc đã giữ được; người Anh nếu không chịu bỏ hầm vàng đó để dụ người khác vào tranh nhau lấy thì Ấn Độ là nơi ngọc lụa khó một mình chiếm trọn được. Xưa Y Pha Nho (tức nước Tây Ban Nha) bị Hồi Hồi chiếm đóng 180 năm, tộc này cường thịnh có đến vài mươi vạn người, đến khi Y Pha Nho vùng dậy phục quốc, đuổi người Hồi về tận duyên hải miền Nam, nay ở đấy thành sào huyệt của bọn trộm cướp mà Y Pha Nho cũng nhân đó suy yếu một cách nhanh chóng. Nước Áo Đại Lợi xưa bị nước Hung Gia Lợi chiếm cứ một nửa, dân Áo cùng sống chung lẫn với dân Hung, cho nên sau này Hung biến thành Áo và hợp thành một, nước Áo nhân đó ngày càng lớn mạnh.
Hai đằng lợi hại đều có chứng cớ ở sự đuổi hay không đuổi. Sự thế trong thiên hạ thay đổi không ngừng, được mất bất thường, nhưng nhìn chung lại chỉ ở hai chỗ: Một là, nếu mình đủ sức rồi thì hãy tự củng cố, không gây sự với người khác để tổn thất lực lượng; hai là sức mình chưa đủ tự vệ thì nên khéo mượn sức của người khác để dùng cho mình. Cho nên, thuyền lớn thì phải dùng mái chèo 7 thước mới có thể qua được hồ vượt được biển, lấy nước làm chỗ dựa. Thánh vương sở dĩ có tài là biết dựa vào cái thế thiên hạ để làm thế. Ngày nay nước ta đang bị ở vào cái thế xung đột, Đông Tây tranh đoạt lẫn nhau, nên có hai cái lợi (1) là ở Nam thì Gia Định, ở Bắc thì Tứ Tuyên; nhưng lại có ba cái hại (2) là Bắc thì Vân Nam, Nam thì nước địch, Trung thì có bọn bất mãn chạy Đông chạy Tây rồi lại tụ tập về lại một chỗ là như thế. Hiện nay ta chưa vội dùng thuật tung hoành để lập cái thế con rết trăm chân được nên phải tuỳ thời giao thiệp thân mật với người Tây để tạm mượn thế lực của họ, để chống lại ba cái hại trên, để thu cái lợi bên phía Tây để dần dần lo kế sau này hoặc là khi gặp việc gì thì có thể cứu đỡ.
Chú thích
(*) Nguyên văn chữ Hán: Hv 189/1 tờ 119-121.
Bài này được viết lúc Nguyễn Trường Tộ đang ở Huế.
(1) Hai cái lợi: Nam thì Gia Định, bắc thì Tứ Tuyên. Gia Định và bốn tỉnh phía Bắc là vùng đất giàu có.
(2) Ba cái hại: Ở Bắc Vân Nam (Trung Quốc, Tàu phỉ), ở Nam địch quốc (Pháp xâm lược); ở Trung, những kẻ mưu phế lập.
Nguồn: www.dunglac.net