Ba điều ước nguyện đầu năm Ðinh Hợi (Năm Sống Ðạo).
1. Ước nguyện người người ghi khắc vào tâm trí: Thiên Chúa là Tình Thương, Ðạo Chúa là Ðạo Yêu Thương, Sống đạo là Mến Chúa và Yêu Người. Mến Chúa đi đôi với yêu người. Yêu người như Chúa muốn là mến Chúa. Mến Chúa và yêu người, hai đối tượng xem ra tách biệt nhau, song cùng chung một tấm lòng, một cội rễ, một nguồn năng lực.
2. Ước nguyện nhà nhà ghi khắc vào tâm can: mến Chúa có nghĩa là không chỉ đi nhà thờ đọc kinh, lãnh bí tích, song còn là luôn tìm Ý Chúa qua học hỏi và cầu nguyện. Ý Chúa được bày tỏ qua Lời Chúa ghi trong Sách Thánh, Lời Chúa được triển khai qua giáo huấn của Giáo Hội, Lời Chúa nói qua những biến cố lịch sử, qua truyền thống văn hoá dân tộc, qua thực tế cuộc sống hôm nay. Mến Chúa còn là và nhất là Thực Thi Ý Chúa trong đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội.
Ý Chúa yêu thương cốt là con người được sống, sống dồi dào, sống xứng với phẩm giá con người. Mở đường và hỗ trợ cho người người được sống dồi dào, sống yêu thương, bình an và hạnh phúc thật, đó là làm vinh danh Chúa là Cha yêu thương.
3. Ước nguyện mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu, mọi cộng đồng xã hội, thâm tín rằng yêu người không chỉ là làm công tác xã hội từ thiện, cứu trợ nạn nhân thiên tai và nhân tai, nuôi dưỡng kẻ neo đơn, tật nguyền, bất hạnh, bị bỏ rơi. Yêu người còn là yêu tha nhân, yêu đồng bào, yêu dân tộc, yêu đất nước, nhất là vì đồng bào đang sống trong cảnh nghèo khổ, đất nuớc đang lâm cảnh túng thiếu, nghèo túng vật chất và tinh thần, nghèo túng kiến thức và đạo đức. Yêu Người, yêu nước như Chúa yêu là mở đường cho nhau và đồng hành với nhau đi đến sự sống dồi dào, sự sống xứng với phẩm giá con người.
Ðất nước Việt Nam ngày nay đang đổi mới và hoà nhập vào thế giới toàn cầu hoá. Trong bối cảnh mới đó, muốn cùng nhau đồng hành đi đến sự sống dồi dào mà không bị đè bẹp, muốn đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển toàn diện và vững bền, người Việt Nam hôm nay buộc phải đổi mới và tăng cường lòng yêu nước của mình:
- (1) đối với người sản xuất, yêu nước ngày nay là phải có lòng tự trọng và trung thực, không sản xuất hàng dỏm, hàng giả, thuốc dỏm, thuốc giả, bằng giả, "người học giả", song sản xuất hàng thật, thuốc thật, bằng thật, người học thật, sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng cao hơn;
- (2) đối với người tiêu thụ, yêu nước ngày nay là "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Lòng tự trọng và lòng tôn trọng tha nhân đòi hỏi không bài ngoại, nhưng cũng không sính ngoại đến độ để mình bị đè bẹp và bị tha hoá.
- (3) đối với người nắm giữ quyền lực, thế lực, tài lực trong xã hội, địa vị càng cao càng có trách nhiệm đi đầu và dẫn đầu lòng tự trọng và lòng yêu nước đổi mới nầy.
Ðó là kinh nghiệm của những dân tộc quanh cận Việt Nam trên lục địa Châu Á nầy. Ðó là bài học lịch sử hết sức quý giá từ những nước Á châu phát triển và đang phát triển đi trước Việt Nam.
Xuân Ðinh Hợi 2007
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục
1. Ước nguyện người người ghi khắc vào tâm trí: Thiên Chúa là Tình Thương, Ðạo Chúa là Ðạo Yêu Thương, Sống đạo là Mến Chúa và Yêu Người. Mến Chúa đi đôi với yêu người. Yêu người như Chúa muốn là mến Chúa. Mến Chúa và yêu người, hai đối tượng xem ra tách biệt nhau, song cùng chung một tấm lòng, một cội rễ, một nguồn năng lực.
2. Ước nguyện nhà nhà ghi khắc vào tâm can: mến Chúa có nghĩa là không chỉ đi nhà thờ đọc kinh, lãnh bí tích, song còn là luôn tìm Ý Chúa qua học hỏi và cầu nguyện. Ý Chúa được bày tỏ qua Lời Chúa ghi trong Sách Thánh, Lời Chúa được triển khai qua giáo huấn của Giáo Hội, Lời Chúa nói qua những biến cố lịch sử, qua truyền thống văn hoá dân tộc, qua thực tế cuộc sống hôm nay. Mến Chúa còn là và nhất là Thực Thi Ý Chúa trong đời sống gia đình, cộng đoàn và xã hội.
Ý Chúa yêu thương cốt là con người được sống, sống dồi dào, sống xứng với phẩm giá con người. Mở đường và hỗ trợ cho người người được sống dồi dào, sống yêu thương, bình an và hạnh phúc thật, đó là làm vinh danh Chúa là Cha yêu thương.
3. Ước nguyện mọi gia đình, mọi cộng đoàn tín hữu, mọi cộng đồng xã hội, thâm tín rằng yêu người không chỉ là làm công tác xã hội từ thiện, cứu trợ nạn nhân thiên tai và nhân tai, nuôi dưỡng kẻ neo đơn, tật nguyền, bất hạnh, bị bỏ rơi. Yêu người còn là yêu tha nhân, yêu đồng bào, yêu dân tộc, yêu đất nước, nhất là vì đồng bào đang sống trong cảnh nghèo khổ, đất nuớc đang lâm cảnh túng thiếu, nghèo túng vật chất và tinh thần, nghèo túng kiến thức và đạo đức. Yêu Người, yêu nước như Chúa yêu là mở đường cho nhau và đồng hành với nhau đi đến sự sống dồi dào, sự sống xứng với phẩm giá con người.
Ðất nước Việt Nam ngày nay đang đổi mới và hoà nhập vào thế giới toàn cầu hoá. Trong bối cảnh mới đó, muốn cùng nhau đồng hành đi đến sự sống dồi dào mà không bị đè bẹp, muốn đất nước Việt Nam tồn tại và phát triển toàn diện và vững bền, người Việt Nam hôm nay buộc phải đổi mới và tăng cường lòng yêu nước của mình:
- (1) đối với người sản xuất, yêu nước ngày nay là phải có lòng tự trọng và trung thực, không sản xuất hàng dỏm, hàng giả, thuốc dỏm, thuốc giả, bằng giả, "người học giả", song sản xuất hàng thật, thuốc thật, bằng thật, người học thật, sản phẩm làm ra ngày càng có chất lượng cao hơn;
- (2) đối với người tiêu thụ, yêu nước ngày nay là "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam". Lòng tự trọng và lòng tôn trọng tha nhân đòi hỏi không bài ngoại, nhưng cũng không sính ngoại đến độ để mình bị đè bẹp và bị tha hoá.
- (3) đối với người nắm giữ quyền lực, thế lực, tài lực trong xã hội, địa vị càng cao càng có trách nhiệm đi đầu và dẫn đầu lòng tự trọng và lòng yêu nước đổi mới nầy.
Ðó là kinh nghiệm của những dân tộc quanh cận Việt Nam trên lục địa Châu Á nầy. Ðó là bài học lịch sử hết sức quý giá từ những nước Á châu phát triển và đang phát triển đi trước Việt Nam.
Xuân Ðinh Hợi 2007
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám Mục