Trong các năm qua các người ta đang chứng kiến các vụ đàn áp bách hại các tín hữu Kitô gia tăng đó đây trên thế giới, đặc biệt là tại Irak trong vùng Trung Đông cũng như bên Ấn Độ và Pakistan.
Để lôi kéo sự chú ý của các chính quyền và tín hữu toàn thế giới, ngày mùng 4 tháng 7 tới đây, các hiệp hội và đảng phái chính trị Italia sẽ tổ chức ngày toàn quốc biểu tình để đòi hỏi tự do tôn giáo tại các nước hồi giáo, nơi các cuộc bách hại các Kitô hữu được tổ chức có hệ thống. Lời đề nghị ngày toàn quốc biểu tình đã do ông Magdi Allam, phó giám đốc nhật báo ”Người đưa tin chiều” đưa ra, và được đăng trên số ra ngày 13-6-2007. Ông Magdi Allam mạnh mẽ tố cáo trước dư luận Italia và quốc tế hiện tượng số Kitô hữu giảm sút một cách thê thảm trong các quốc gia hồi giáo, vì các cuộc bách hại có hệ thống chống lại họ từ phía các lực lượng hồi giáo cuồng tín.
Nhiều Nghị Sĩ và dân biểu Âu châu cầu mong ”các quốc gia A rập dấn thân nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền tự do phụng tự và quyền của các cá nhân và cộng đoàn tín hữu tự do tuyên xưng và diễn tả niềm tin tôn giáo của họ”. Một vài chính trị gia thuộc đảng ”Sức Mạnh Italia” tố cáo chính quyền tả phái là thảo luận trong quốc hội về việc làm sao bảo đảm tự do cho các tín hữu thuộc các tôn giáo khác sống tại Italia, trong khi Kitô hữu sống tại các nước A rập và hồi giáo bị đàn áp tàn bạo chưa từng thấy.
Hiệp hội ”A rập tự do dân chủ” được thành lập với mục đích trình bầy Hồi giáo với người Italia và giúp giới trẻ di cư thuộc thế hệ thứ hai có được một mô thức căn cước tích cực, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông Magdi Allam. Hiệp hội kêu gọi thiết lập một cây cầu giữa Tây Phương và Hồi giáo và nhấn mạnh rằng trong các quốc gia hồi giáo công dân hồi cũng có cuộc sống khó khăn và chịu rất nhiều hạn chế đối với các quyền tự do của họ.
Lời kêu gọi biểu tình chống lại nạn xuất hành và bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông và bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên thế giới viết: ”Sau khi tiếp nhận lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi hành động để chấm dứt các tình trạng nguy ngập, trong đó các cộng đoàn Kitô đang phải sống, chúng tôi đã quyết định tổ chức cuộc biểu tình cho tự do tôn giáo. Chúng tôi không thể tiếp tục im lặng chứng kiến các hành động dã man bắt buộc hàng triệu tín hữu Kitô tại các nước A rập, hồi giáo hay các nơi khác trên thế giới, phải trốn chạy khỏi nhà cửa ruộng vườn và quê hương của họ. Đồng thời chúng tôi tố cáo các hành động bạo lưc chống lại các giáo sĩ, tu sĩ và tín hữu Kitô đang phải trả giá cho sự dấn thân và lòng trung thành làm chứng cho lòng tin với chính mạng sống của họ”.
Lời kêu gọi đã được hàng chục chính trị gia thuộc mọi khuynh hướng, đặc biệt là các đảng hữu phái, hưởng ứng ký tên. Hiệp hội ”A rập tự do dân chủ” mới thành lập, cũng nhiệt liệt hưởng ứng và hứa đưa vào trong quy chế của mình việc bảo vệ các người bị Hồi giáo cuồng tín đen tối bách hại. Một vài dân biểu đã đề nghị đảng Liên Minh Bắc Italia yêu cầu Quốc Hội đưa vấn đề này ra thảo luận. Dân biểu Luca Volonté, phó chủ tịch nhóm Liên Minh Bắc Italia nói: ”Không thể chấp nhận được cảnh bất khoan nhượng đối với các tín hữu không hồi giáo lan dần như vết dầu loang với các vụ hành quyết mỗi ngày nhân danh lòng tin hồi giáo”.
Trong các năm từ 2000 đến 2005 đã có 162 linh mục tu sĩ nam nữ bị sát hại: 73 vị tại Phi châu, 54 vị tại châu Mỹ Latinh, 27 vị tại Á châu, 6 vị tại Âu châu, và 2 vị tại Đại Dương châu. Quốc gia có nhiều thừa sai bị sát hại nhất tại Phi châu là Cộng Hòa Congo cựu Zair với 15 vị tiếp đến là Uganda với 13 vị. Trong khi tại châu Mỹ Latinh Colombia là nước có nhiều thừa sai bị sát hại nhất 25 vị, tiếp đến là Brasil 7 vị. Tại Á châu nước có nhiều thừa sai bị giết nhất là Ấn Độ 15 vị, tiếp đến là Pakistan 5 vị. Chỉ nội trong năm 2006 vừa qua đã có thêm 24 linh mục tu sĩ nam nữ khác bị giết.
Mới nhất là vụ xảy ra hôm Chúa Nhật 3-6-2007: Linh Mục Ragheed Ganni và 3 Phó tế Irak công giáo Canđê đã bị sát hại tại Mosul bên Irak.
Năm 2003 cha Ragheed mãn chương trình học tại Roma và trở về Irak làm việc. Cha hy vọng đất nước Irak sẽ có tương lai tươi sáng hơn, sau khi chế độ của Saddam Hussein sụp đổ, nhân dân tham gia bầu cử quốc hội và lựa chọn tân chính phủ. Nhưng tình hình Irak đã ngày càng tồi tệ thêm dẫn đến cảnh nội chiến giữa hai hệ phái Shiít và Sunnít. Kitô hữu bắt đầu bị sách nhiễu, bách hại và hiện nay bị cưỡng bách chạy trốn.
Bên cạnh các vụ sát hại là các vụ bắt cóc tống tiền. Điển hình như vụ Linh Mục Hani Abdel Ahad, cũng thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê bị bắt cóc ngày 6-6-2007. Nhưng rất may cha đã được trả tự do chiều 17-6-2007. Cha Hani 33 tuổi, là cha sở giáo xứ Khôn Ngoan trong thủ đô Baghdad, đã bị bắt cóc cùng với 5 chủng sinh, khi cha đến thăm tiểu chủng viện. Các chủng sinh đã được trả tự do ngày hôm sau, nhưng toán bắt cóc đã cho Đức Thượng Phụ Emmanuel III Delly biết họ đòi một số tiền chuộc rất lớn. Cha Hani là Linh Mục thứ 8 bị bắt cóc tại Baghdad. Tại Irak hiện nay bắt cóc một Linh Mục hay sát hại linh mục đã trở thành dịch vụ làm tiền của các nhóm tội phạm vũ trang.
Các vụ bắt cóc tống tiền và hành hung các thừa sai cũng rất thường xảy ra đặc biệt tại bên Ấn Độ và Phi Luật Tân. Ngày 7-6-2007 một nhóm người trẻ thuộc phong trào quốc gia qúa khích Ấn Độ gồm 50 người đã đột nhập gia cư của mục sư Laxmi Narayan Gowda, tại Hessarghatta, cách thành phố Karnataka, thủ phủ bang này 30 cây số. Họ đe dọa và cảnh cáo nếu mục sư không rời bỏ vùng này thì họ sẽ giết mục sư. Sau đó họ bắt đầu đánh đập mục vụ và bắt ông về Bangalore và buộc mục sư diễn hành trần truồng trên đường phố Bangalore. Họ còn tính thiêu sống mục sư nữa. Hiện nay mục sư đang phải điều trị trong nhà thương vì các vết đánh và đốt trên da thịt. Trước khi theo Kitô giáo và trở thành mục sư, Laxmi Gowda đã là thành viên của phong trào ”đào tạo dân quân cuồng tín Ấn giáo” ”Rahtriya Swayamsevak Sangh”. Theo lời kể của người chứng kiến vụ hành hung, chính sự kiện ông Laxmi theo Kitô giáo và trở thành mục sư đã khiến cho nhóm người nói trên nổi giận tấn công bạo hành mục sư.
Tuy nhiên, hiện còn có một vụ bắt cóc mới khác đang lôi kéo sự chú ý của dư luận thế giới. Đó là vụ Linh Mục Giancarlo Bossi, thừa sai thuộc hội truyền giáo nước ngoài Milano, viết tắt là PIME, bị bắt cóc ngày mùng 10-6-2007 gần giáo xứ Payao, trên đảo Mindanao, miền nam Phi Luật Tân.
Trong những ngày qua Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã lên tiếng kêu gọi các người bắt cóc trả tự do cho cha. Sultan Maguid Maruhom, thành viên tổ chức phi chính quyền đối thoại liên tôn có tên gọi là ”Diễn đàn liên tôn Hòa Bình và Liên Đới”, đã định nghĩa ”việc bắt cóc vị linh mục 57 tuổi là một hành động chống lại luân lý của Hồi giáo. Chúng tôi yêu cầu các thủ phạm trả tự do cho cha Bossi”. Được biết trong vùng này đã xảy ra nhiều vụ bắt cóc tống tiền các thừa sai Italia, nước ngoài và cả Phi Luật Tân nữa.
Tín hữu họ đạo Payao và Ipil cũng như nhiều họ đạo khác vùng Zamboanga đã tổ chức các buổi canh thức cầu nguyện cho cha Bossi. Tham dự các buổi canh thức cầu nguyện có các tín hữu công giáo, tin lành cũng như hồi giáo. Linh mục Bossi rất được dân chúng thương mến, vì cuộc sống chứng tá yêu thương qúy trọng và các dấn thân trợ giúp cha dành để cho mọi người không phân biệt ai. Sau khi thụ phong linh mục hồi năm 1978, cha Giancarlo Bossi học tiếng và sang truyền giáo tại Phi Luật Tân. Cha đến sống vài tháng trong khu xóm ổ chuột khổng lồ Tondo của thủ đô Manila. Tiếp đến cha làm việc tại nhiều nơi khác như: Kumaarang, Siay, Payao, Sibuco, Paranaque, Bayog rồi Payao. Tại khắp nơi cha đều sống chứng tá cho tình yêu thương dành để cho những người bé nhỏ nghèo hèn nhất. Sự kiện cha nói thành thạo hai thổ ngữ khiến cho công tác phục vụ của cha lôi cuốn dân chúng và gây được ảnh hưởng rất tích cực.
Hôm 18-6-2007 cha Gianni Sandalo, bề trên miền Phi Luật Tân, cho biết đã có tin tức của cha Bossi. Cha Bossi còn sống và khỏe mạnh, nhưng không ai biết nhóm bắt cóc cha có tên là gì.
Cho tới nay Quốc Hội Âu châu đã không làm gì nhiều để bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Trong thực tế Quốc Hội đã chỉ đưa ra các nghị quyết, lời tuyên bố và các tường trình liên quan tới các quyền con người. Sau 7 năm ban hành, Hiến Pháp Liên Hiệp Âu châu vẫn chưa được thừa nhận. Khoản 10 của Hiến Pháp xác định việc bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Văn phòng bảo vệ các quyền căn bản của con người chưa bắt đầu hoạt động, vì còn chờ sự xác định quyền hạn giữa Quốc Hội và Hội đồng Bộ trưởng của Liên Hiệp. Hồi tháng 5 vừa qua tại Strasbourg các dân biểu đã chấp thuận một tài liệu dự trù bắt buộc tôn trọng tự do tôn giáo trong đường lối cộng tác chính trị kinh tế giữa Liên Hiệp Âu châu và các nước A rập. Nhưng cho tới nay, Quốc Hội Âu châu đã tỏ ra rất yếu kém trong việc bảo vệ quyền tư do của các tín hữu Kitô sống trong các nước A rập và hồi giáo. Vì thế ngày toàn quốc Italia biểu tình bảo vệ quyền tự do tôn giáo mùng 4 tháng 7 tới đây cũng nhằm mục đích yêu cầu Quốc Hội Âu châu dấn thân hơn nữa trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô sống trong các quốc gia a rập và hồi giáo.
(Avvenire 14-6-2007)
Để lôi kéo sự chú ý của các chính quyền và tín hữu toàn thế giới, ngày mùng 4 tháng 7 tới đây, các hiệp hội và đảng phái chính trị Italia sẽ tổ chức ngày toàn quốc biểu tình để đòi hỏi tự do tôn giáo tại các nước hồi giáo, nơi các cuộc bách hại các Kitô hữu được tổ chức có hệ thống. Lời đề nghị ngày toàn quốc biểu tình đã do ông Magdi Allam, phó giám đốc nhật báo ”Người đưa tin chiều” đưa ra, và được đăng trên số ra ngày 13-6-2007. Ông Magdi Allam mạnh mẽ tố cáo trước dư luận Italia và quốc tế hiện tượng số Kitô hữu giảm sút một cách thê thảm trong các quốc gia hồi giáo, vì các cuộc bách hại có hệ thống chống lại họ từ phía các lực lượng hồi giáo cuồng tín.
Nhiều Nghị Sĩ và dân biểu Âu châu cầu mong ”các quốc gia A rập dấn thân nhiều hơn trong việc bảo vệ quyền tự do phụng tự và quyền của các cá nhân và cộng đoàn tín hữu tự do tuyên xưng và diễn tả niềm tin tôn giáo của họ”. Một vài chính trị gia thuộc đảng ”Sức Mạnh Italia” tố cáo chính quyền tả phái là thảo luận trong quốc hội về việc làm sao bảo đảm tự do cho các tín hữu thuộc các tôn giáo khác sống tại Italia, trong khi Kitô hữu sống tại các nước A rập và hồi giáo bị đàn áp tàn bạo chưa từng thấy.
Hiệp hội ”A rập tự do dân chủ” được thành lập với mục đích trình bầy Hồi giáo với người Italia và giúp giới trẻ di cư thuộc thế hệ thứ hai có được một mô thức căn cước tích cực, đã hưởng ứng lời kêu gọi của ông Magdi Allam. Hiệp hội kêu gọi thiết lập một cây cầu giữa Tây Phương và Hồi giáo và nhấn mạnh rằng trong các quốc gia hồi giáo công dân hồi cũng có cuộc sống khó khăn và chịu rất nhiều hạn chế đối với các quyền tự do của họ.
Lời kêu gọi biểu tình chống lại nạn xuất hành và bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông và bảo vệ quyền tự do tôn giáo trên thế giới viết: ”Sau khi tiếp nhận lời Đức Thánh Cha Biển Đức XVI kêu gọi hành động để chấm dứt các tình trạng nguy ngập, trong đó các cộng đoàn Kitô đang phải sống, chúng tôi đã quyết định tổ chức cuộc biểu tình cho tự do tôn giáo. Chúng tôi không thể tiếp tục im lặng chứng kiến các hành động dã man bắt buộc hàng triệu tín hữu Kitô tại các nước A rập, hồi giáo hay các nơi khác trên thế giới, phải trốn chạy khỏi nhà cửa ruộng vườn và quê hương của họ. Đồng thời chúng tôi tố cáo các hành động bạo lưc chống lại các giáo sĩ, tu sĩ và tín hữu Kitô đang phải trả giá cho sự dấn thân và lòng trung thành làm chứng cho lòng tin với chính mạng sống của họ”.
Lời kêu gọi đã được hàng chục chính trị gia thuộc mọi khuynh hướng, đặc biệt là các đảng hữu phái, hưởng ứng ký tên. Hiệp hội ”A rập tự do dân chủ” mới thành lập, cũng nhiệt liệt hưởng ứng và hứa đưa vào trong quy chế của mình việc bảo vệ các người bị Hồi giáo cuồng tín đen tối bách hại. Một vài dân biểu đã đề nghị đảng Liên Minh Bắc Italia yêu cầu Quốc Hội đưa vấn đề này ra thảo luận. Dân biểu Luca Volonté, phó chủ tịch nhóm Liên Minh Bắc Italia nói: ”Không thể chấp nhận được cảnh bất khoan nhượng đối với các tín hữu không hồi giáo lan dần như vết dầu loang với các vụ hành quyết mỗi ngày nhân danh lòng tin hồi giáo”.
Trong các năm từ 2000 đến 2005 đã có 162 linh mục tu sĩ nam nữ bị sát hại: 73 vị tại Phi châu, 54 vị tại châu Mỹ Latinh, 27 vị tại Á châu, 6 vị tại Âu châu, và 2 vị tại Đại Dương châu. Quốc gia có nhiều thừa sai bị sát hại nhất tại Phi châu là Cộng Hòa Congo cựu Zair với 15 vị tiếp đến là Uganda với 13 vị. Trong khi tại châu Mỹ Latinh Colombia là nước có nhiều thừa sai bị sát hại nhất 25 vị, tiếp đến là Brasil 7 vị. Tại Á châu nước có nhiều thừa sai bị giết nhất là Ấn Độ 15 vị, tiếp đến là Pakistan 5 vị. Chỉ nội trong năm 2006 vừa qua đã có thêm 24 linh mục tu sĩ nam nữ khác bị giết.
Mới nhất là vụ xảy ra hôm Chúa Nhật 3-6-2007: Linh Mục Ragheed Ganni và 3 Phó tế Irak công giáo Canđê đã bị sát hại tại Mosul bên Irak.
Năm 2003 cha Ragheed mãn chương trình học tại Roma và trở về Irak làm việc. Cha hy vọng đất nước Irak sẽ có tương lai tươi sáng hơn, sau khi chế độ của Saddam Hussein sụp đổ, nhân dân tham gia bầu cử quốc hội và lựa chọn tân chính phủ. Nhưng tình hình Irak đã ngày càng tồi tệ thêm dẫn đến cảnh nội chiến giữa hai hệ phái Shiít và Sunnít. Kitô hữu bắt đầu bị sách nhiễu, bách hại và hiện nay bị cưỡng bách chạy trốn.
Bên cạnh các vụ sát hại là các vụ bắt cóc tống tiền. Điển hình như vụ Linh Mục Hani Abdel Ahad, cũng thuộc Giáo Hội Công Giáo Canđê bị bắt cóc ngày 6-6-2007. Nhưng rất may cha đã được trả tự do chiều 17-6-2007. Cha Hani 33 tuổi, là cha sở giáo xứ Khôn Ngoan trong thủ đô Baghdad, đã bị bắt cóc cùng với 5 chủng sinh, khi cha đến thăm tiểu chủng viện. Các chủng sinh đã được trả tự do ngày hôm sau, nhưng toán bắt cóc đã cho Đức Thượng Phụ Emmanuel III Delly biết họ đòi một số tiền chuộc rất lớn. Cha Hani là Linh Mục thứ 8 bị bắt cóc tại Baghdad. Tại Irak hiện nay bắt cóc một Linh Mục hay sát hại linh mục đã trở thành dịch vụ làm tiền của các nhóm tội phạm vũ trang.
Các vụ bắt cóc tống tiền và hành hung các thừa sai cũng rất thường xảy ra đặc biệt tại bên Ấn Độ và Phi Luật Tân. Ngày 7-6-2007 một nhóm người trẻ thuộc phong trào quốc gia qúa khích Ấn Độ gồm 50 người đã đột nhập gia cư của mục sư Laxmi Narayan Gowda, tại Hessarghatta, cách thành phố Karnataka, thủ phủ bang này 30 cây số. Họ đe dọa và cảnh cáo nếu mục sư không rời bỏ vùng này thì họ sẽ giết mục sư. Sau đó họ bắt đầu đánh đập mục vụ và bắt ông về Bangalore và buộc mục sư diễn hành trần truồng trên đường phố Bangalore. Họ còn tính thiêu sống mục sư nữa. Hiện nay mục sư đang phải điều trị trong nhà thương vì các vết đánh và đốt trên da thịt. Trước khi theo Kitô giáo và trở thành mục sư, Laxmi Gowda đã là thành viên của phong trào ”đào tạo dân quân cuồng tín Ấn giáo” ”Rahtriya Swayamsevak Sangh”. Theo lời kể của người chứng kiến vụ hành hung, chính sự kiện ông Laxmi theo Kitô giáo và trở thành mục sư đã khiến cho nhóm người nói trên nổi giận tấn công bạo hành mục sư.
Tuy nhiên, hiện còn có một vụ bắt cóc mới khác đang lôi kéo sự chú ý của dư luận thế giới. Đó là vụ Linh Mục Giancarlo Bossi, thừa sai thuộc hội truyền giáo nước ngoài Milano, viết tắt là PIME, bị bắt cóc ngày mùng 10-6-2007 gần giáo xứ Payao, trên đảo Mindanao, miền nam Phi Luật Tân.
Trong những ngày qua Hội Đồng Giám Mục Phi Luật Tân và Đức Thánh Cha Biển Đức XVI cũng đã lên tiếng kêu gọi các người bắt cóc trả tự do cho cha. Sultan Maguid Maruhom, thành viên tổ chức phi chính quyền đối thoại liên tôn có tên gọi là ”Diễn đàn liên tôn Hòa Bình và Liên Đới”, đã định nghĩa ”việc bắt cóc vị linh mục 57 tuổi là một hành động chống lại luân lý của Hồi giáo. Chúng tôi yêu cầu các thủ phạm trả tự do cho cha Bossi”. Được biết trong vùng này đã xảy ra nhiều vụ bắt cóc tống tiền các thừa sai Italia, nước ngoài và cả Phi Luật Tân nữa.
Tín hữu họ đạo Payao và Ipil cũng như nhiều họ đạo khác vùng Zamboanga đã tổ chức các buổi canh thức cầu nguyện cho cha Bossi. Tham dự các buổi canh thức cầu nguyện có các tín hữu công giáo, tin lành cũng như hồi giáo. Linh mục Bossi rất được dân chúng thương mến, vì cuộc sống chứng tá yêu thương qúy trọng và các dấn thân trợ giúp cha dành để cho mọi người không phân biệt ai. Sau khi thụ phong linh mục hồi năm 1978, cha Giancarlo Bossi học tiếng và sang truyền giáo tại Phi Luật Tân. Cha đến sống vài tháng trong khu xóm ổ chuột khổng lồ Tondo của thủ đô Manila. Tiếp đến cha làm việc tại nhiều nơi khác như: Kumaarang, Siay, Payao, Sibuco, Paranaque, Bayog rồi Payao. Tại khắp nơi cha đều sống chứng tá cho tình yêu thương dành để cho những người bé nhỏ nghèo hèn nhất. Sự kiện cha nói thành thạo hai thổ ngữ khiến cho công tác phục vụ của cha lôi cuốn dân chúng và gây được ảnh hưởng rất tích cực.
Hôm 18-6-2007 cha Gianni Sandalo, bề trên miền Phi Luật Tân, cho biết đã có tin tức của cha Bossi. Cha Bossi còn sống và khỏe mạnh, nhưng không ai biết nhóm bắt cóc cha có tên là gì.
Cho tới nay Quốc Hội Âu châu đã không làm gì nhiều để bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Trong thực tế Quốc Hội đã chỉ đưa ra các nghị quyết, lời tuyên bố và các tường trình liên quan tới các quyền con người. Sau 7 năm ban hành, Hiến Pháp Liên Hiệp Âu châu vẫn chưa được thừa nhận. Khoản 10 của Hiến Pháp xác định việc bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Văn phòng bảo vệ các quyền căn bản của con người chưa bắt đầu hoạt động, vì còn chờ sự xác định quyền hạn giữa Quốc Hội và Hội đồng Bộ trưởng của Liên Hiệp. Hồi tháng 5 vừa qua tại Strasbourg các dân biểu đã chấp thuận một tài liệu dự trù bắt buộc tôn trọng tự do tôn giáo trong đường lối cộng tác chính trị kinh tế giữa Liên Hiệp Âu châu và các nước A rập. Nhưng cho tới nay, Quốc Hội Âu châu đã tỏ ra rất yếu kém trong việc bảo vệ quyền tư do của các tín hữu Kitô sống trong các nước A rập và hồi giáo. Vì thế ngày toàn quốc Italia biểu tình bảo vệ quyền tự do tôn giáo mùng 4 tháng 7 tới đây cũng nhằm mục đích yêu cầu Quốc Hội Âu châu dấn thân hơn nữa trong việc bảo vệ các tín hữu Kitô sống trong các quốc gia a rập và hồi giáo.
(Avvenire 14-6-2007)