Trên toàn quốc Úc Đại Lợi, ngày Chúa Nhật 26 Thường Niên 30/9/2007 đã được chọn là ngày Công Lý Xã Hội. Hội Đồng Giám Mục Úc đã xuất bản một tập sách nhỏ gởi đến anh chị em tín hữu nhân dịp này. Tập sách dày 16 trang khổ A4 với tựa đề “Who is my neighbour? Australia 's role as global citizen” (Ai là anh em của tôi. Vai trò của Úc Châu như một công dân toàn cầu), đã trình bày các suy tư của các Đức Giám Mục Úc Châu trước các vấn nạn có tính chất toàn cầu liên quan đến công lý, phát triển và hòa bình.
Trong lời mở đầu, Đức Cha Christoper A. Saunders, Giám Mục Broome, chủ tịch Hội Đồng Công Lý Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Úc đã mời gọi anh chị em tín hữu suy tư về những thách đố dường như không thể vượt qua nổi của chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, đói kém và dịch bệnh đang diễn ra trên thế giới.
Ngài viết: “Như nhà thông luật trẻ người đã hỏi Đức Giêsu trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta có lẽ cũng tự hỏi chính mình ‘Ai là người anh em của tôi’. Trong tư cách những cá nhân cũng như toàn thể đất nước, chúng ta được mời gọi để suy tư về lời giải đáp của Chúa Giêsu trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành”.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc nhận định rằng: “Người Kitô hữu chúng ta chấp nhận thách đố yêu thương người anh em của chúng ta, và như nhà thông luật trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thường băn khoăn muốn biết người anh em của chúng ta là ai (Lc 10:29-37). Chúng ta thường muốn giới hạn phạm vi quan tâm của mình, và có lẽ những nhu cầu của những ai không gần gũi chúng ta dường như quá phức tạp và xa xôi. Chúng ta thường phân biệt giữa gia đình, người thân, chòm xóm và phần còn lại của nhân loại”.
Các Đức Giám Mục khẳng định: “Như trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng mọi người đều là anh em của chúng ta và chúng ta phải đối xử với họ như anh em của chúng ta”.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đã nêu bật những chủ đề như: Hãy biến thế giới này thành một ngôi nhà trong đó mọi người được chào đón; Hãy phát triển thế giới chúng ta đang sống; Hãy hành động trong tình liên đới; Làm sao sống với hiện tượng toàn cầu hóa; Hãy trở thành một công dân tốt của thế giới. Đặc biệt, các Đức Giám Mục Úc đã dành nhiều đoạn để bàn về nghĩa vụ trợ giúp phát triển, viện trợ nước ngoài và vấn đề công lý trong trao đổi mậu dịcvh thế giới.
Trong một cố gắng minh định rõ lập trường của Giáo Hội Công Giáo và cụ thể của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu về vấn đề liên minh quân sự với Hoa Kỳ và các vụ can thiệp quân sự ở nước ngoài, Hội Đồng Giám Mục đã nêu rõ quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề quyền tự vệ chính đáng. Liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, các ngài viết: “Hội Đồng Giám Mục chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề về thẩm quyền luân lý của bất cứ việc sử dụng vũ lực ngăn chặn, đơn phương để lật đổ chính quyền Iraq.” Các ngài cảnh cáo rằng “Việc cho phép những việc sử dụng quân sự đánh phủ đầu hay ngăn chặn để lật đổ những chính quyền gây quan ngại hay thù địch sẽ tạo nên những tiền lệ hỗn loạn về luân lý và pháp luật”.
Hội Đồng Giám Mục Úc cũng bày tỏ những phàn nàn về hoạt động của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các ngài cũng cảnh cáo rằng tình hình chắc chắn sẽ xấu đi hơn nhiều nếu không có các tổ chức này. Vấn đề đặt ra là cần phải cải tổ các tổ chức này để chúng hoạt động đúng chức năng, hiệu quả và góp phần thăng tiến hòa bình và công lý trên thế giới.
Các Đức Giám Mục Úc cũng nêu bật những quan ngại của các ngài về những thay đổi bất thường về thời tiết cũng như nhu cầu cần phải có một chính sách năng lượng đúng đắn. Về vấn đề di trú, các Đức Giám Mục khẳng định rằng “Quan tâm về người tị nạn cần dẫn chúng ta đến việc tái khẳng định và nêu bật những nhân quyền đã được nhìn nhận cách phổ quát, và kêu gọi sao cho những những quyền này của người tị nạn được bảo đảm nhìn nhận một cách hiệu quả”. Các Đức Giám Mục đã phàn nàn là năm 2006, những người tị nạn Tây Papua đã bị ngăn chặn đặt chân đến đất Úc dù họ đã lánh nạn trực tiếp từ quê hương đến Úc mà không qua một nước thứ ba nào.
Trong phần kết luận, các Đức Giám Mục đã đề ra những việc cụ thể bao gồm việc khích lệ anh chị em giáo dân học hỏi các tài liệu xã hội Công Giáo, ủng hộ truyền thống Công Giáo trong việc chống lại những lạm dụng liên quan quyền tự vệ, ủng hộ Liên Hiệp Quốc trong các cố gắng trợ giúp các quốc gia nghèo khó, sử dụng hợp lý và có trách nhiệm nguồn năng lượng thiên nhiên, trợ giúp người tị nạn và di dân…Đặc biệt, các Đức Giám Mục khuyến khích việc kết nghĩa giữa một giáo xứ Công Giáo tại Úc với một giáo xứ trong vùng Á Châu và Thái Bình Dương.
Trong lời mở đầu, Đức Cha Christoper A. Saunders, Giám Mục Broome, chủ tịch Hội Đồng Công Lý Xã Hội của Hội Đồng Giám Mục Úc đã mời gọi anh chị em tín hữu suy tư về những thách đố dường như không thể vượt qua nổi của chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, đói kém và dịch bệnh đang diễn ra trên thế giới.
Ngài viết: “Như nhà thông luật trẻ người đã hỏi Đức Giêsu trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta có lẽ cũng tự hỏi chính mình ‘Ai là người anh em của tôi’. Trong tư cách những cá nhân cũng như toàn thể đất nước, chúng ta được mời gọi để suy tư về lời giải đáp của Chúa Giêsu trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành”.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc nhận định rằng: “Người Kitô hữu chúng ta chấp nhận thách đố yêu thương người anh em của chúng ta, và như nhà thông luật trong Phúc Âm Thánh Luca, chúng ta thường băn khoăn muốn biết người anh em của chúng ta là ai (Lc 10:29-37). Chúng ta thường muốn giới hạn phạm vi quan tâm của mình, và có lẽ những nhu cầu của những ai không gần gũi chúng ta dường như quá phức tạp và xa xôi. Chúng ta thường phân biệt giữa gia đình, người thân, chòm xóm và phần còn lại của nhân loại”.
Các Đức Giám Mục khẳng định: “Như trong dụ ngôn người Samaritanô nhân lành, Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng mọi người đều là anh em của chúng ta và chúng ta phải đối xử với họ như anh em của chúng ta”.
Tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu đã nêu bật những chủ đề như: Hãy biến thế giới này thành một ngôi nhà trong đó mọi người được chào đón; Hãy phát triển thế giới chúng ta đang sống; Hãy hành động trong tình liên đới; Làm sao sống với hiện tượng toàn cầu hóa; Hãy trở thành một công dân tốt của thế giới. Đặc biệt, các Đức Giám Mục Úc đã dành nhiều đoạn để bàn về nghĩa vụ trợ giúp phát triển, viện trợ nước ngoài và vấn đề công lý trong trao đổi mậu dịcvh thế giới.
Trong một cố gắng minh định rõ lập trường của Giáo Hội Công Giáo và cụ thể của Hội Đồng Giám Mục Úc Châu về vấn đề liên minh quân sự với Hoa Kỳ và các vụ can thiệp quân sự ở nước ngoài, Hội Đồng Giám Mục đã nêu rõ quan điểm của Giáo Hội Công Giáo về vấn đề quyền tự vệ chính đáng. Liên quan đến cuộc chiến tại Iraq, các ngài viết: “Hội Đồng Giám Mục chúng tôi tiếp tục đặt vấn đề về thẩm quyền luân lý của bất cứ việc sử dụng vũ lực ngăn chặn, đơn phương để lật đổ chính quyền Iraq.” Các ngài cảnh cáo rằng “Việc cho phép những việc sử dụng quân sự đánh phủ đầu hay ngăn chặn để lật đổ những chính quyền gây quan ngại hay thù địch sẽ tạo nên những tiền lệ hỗn loạn về luân lý và pháp luật”.
Hội Đồng Giám Mục Úc cũng bày tỏ những phàn nàn về hoạt động của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức tài chính quốc tế. Tuy nhiên, các ngài cũng cảnh cáo rằng tình hình chắc chắn sẽ xấu đi hơn nhiều nếu không có các tổ chức này. Vấn đề đặt ra là cần phải cải tổ các tổ chức này để chúng hoạt động đúng chức năng, hiệu quả và góp phần thăng tiến hòa bình và công lý trên thế giới.
Các Đức Giám Mục Úc cũng nêu bật những quan ngại của các ngài về những thay đổi bất thường về thời tiết cũng như nhu cầu cần phải có một chính sách năng lượng đúng đắn. Về vấn đề di trú, các Đức Giám Mục khẳng định rằng “Quan tâm về người tị nạn cần dẫn chúng ta đến việc tái khẳng định và nêu bật những nhân quyền đã được nhìn nhận cách phổ quát, và kêu gọi sao cho những những quyền này của người tị nạn được bảo đảm nhìn nhận một cách hiệu quả”. Các Đức Giám Mục đã phàn nàn là năm 2006, những người tị nạn Tây Papua đã bị ngăn chặn đặt chân đến đất Úc dù họ đã lánh nạn trực tiếp từ quê hương đến Úc mà không qua một nước thứ ba nào.
Trong phần kết luận, các Đức Giám Mục đã đề ra những việc cụ thể bao gồm việc khích lệ anh chị em giáo dân học hỏi các tài liệu xã hội Công Giáo, ủng hộ truyền thống Công Giáo trong việc chống lại những lạm dụng liên quan quyền tự vệ, ủng hộ Liên Hiệp Quốc trong các cố gắng trợ giúp các quốc gia nghèo khó, sử dụng hợp lý và có trách nhiệm nguồn năng lượng thiên nhiên, trợ giúp người tị nạn và di dân…Đặc biệt, các Đức Giám Mục khuyến khích việc kết nghĩa giữa một giáo xứ Công Giáo tại Úc với một giáo xứ trong vùng Á Châu và Thái Bình Dương.