XUÂN MẬU TÝ (2008) DÂN SAIGON XIN CHỮ NÀO ?
SAIGÒN -- Thú xin (xài) chữ, chơi chữ trong ngày Tết là một nét văn hoá truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở Việt nam và một số nước khác. Năm nay, các chữ Phúc Lộc Thọ phải nhường ngôi cho chữ NHẪN tại Saigòn.
Tại Nhà Văn hoá Thanh niên, tại đền thờ Đức Thánh Trần Saigon, nguời xin chữ đa số xin chữ NHẪN viết bằng quốc ngữ. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn năm nay, các nhà Bút Pháp quốc ngữ viết những chữ “rồng bay phượng múa" rất đẹp. Một bước tiến trong bút pháp thể hiện rất rõ trong chữ CHA, MẸ, NHẪN.
Nóí riêng về chữ NHẪN, Hán tự cấu tạo: trên chữ nhận, dưới chữ tâm. Chữ trên chỉ cách phát âm, chữ dưới chỉ ý nghĩa.
Trong sách Giáo Khoa thư có kể câu truyện: gia đình ông Dương Diên Nghệ chín đời còn sống hoà hợp vói nhau dưới một mái nhà. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi. Ông dâng lên vua một trăm chữ NHẪN. Vua xem, hiểu ý, thưởng cho ông. Mọi thành phần trong gia đình đều sống bằng cái “tâm” tốt đẹp, đạo đức, và chấp nhận nhau bằng “tình của cái tâm” (tôn trọng, nhẫn nhục, chấp nhận nhau ), có xích mích họ lấy “thuốc tâm” hàn gắn lại.
Tính gia trưởng, tính giai cấp trong gia đình thời xưa thật nặng nề, cha mẹ buộc con cái đã lập gia đình ở với cha mẹ một thời gian, rồi chính cha mẹ thấy cần phải “ra riêng” cho con cái vừa là nhu cầu phát triển của xã hội, vừa là dư luận của làng nước như một định luật. Gia đình của Ông Dương Diên Nghệ có đời sống hài hoà vượt trên hai thứ ràng buộc trên. Dĩ nhiên, đây là hiện tượng có một không hai nên nhà vua mới hỏi.
Dân chơi chữ trong dịp Tết Nguyên đán Mẫu Tý nầy ở Saigon ưa chuộng chữ NHẪN (tám mươi phần trăm đối với chữ khác) có thể phản ảnh một số mặt:
Về phương diện gia đình: hơn 11.000 gia đình ly hôn (ly dị) ở Sagon và hậu quả để lại cảnh “nhà tan cửa nát” cho con cái, cho cha mẹ và chính đôi vợ chồng ly hôn cũng cảm thấy ê chề, mất hạnh phúc.
Nơi công sở, tư sở, chủ và thợ, Ban Điều hành và nhân viên v.v bị nứt ran, gây đỗ vỡ chỉ thiệt hai cho người dươi quyền.
Những người làm công việc tiếp thị phải vui vẻ, kiên nhẫn đói với khách hàng là "thượng đế”.
Nhà nông phải kiên nhẫn tìm tòi giống mới, người nuôi hải sản chưa hiểu về kỹ thuật phải kiên nhẫn chờ đợi.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường, cả nhưng ngừoi xã hội rất càn như bác sỹ, dược sỹ, giáo sư, chuyên ngành cũng phải kiên nhẫn xin việc và chờ đợi.
Cái người đứng chờ đợi lâu nhất, kiên nhẫn nhất là Thiên Chúa. Cả hai ngàn năm nay, Thiên Chúa chờ đợi dân Do thái nhạn biết Thiên Chúa Ngôi làm người là Đức Mesia mà dân Do Thái hằng ngày mong đợi. Thiên Chúa đang chờ mọi người nhận biết Ngài.
Những người đang tin vào Chúa, Chúa mong đợi họ hiệp nhất nên một. Chúa lập Hội thánh thực sự là Bí tich cứu độ (theo nghĩa tổng quát) và mong cho phương tiện cứu độ nầy thực hiệu quả cho nhân loại.
Chúa mong đợi mọi Kitô hữu nhất là người Công giáo thực sự là môn đệ của Chúa. Vâng, Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi chúng ta.
Mồng hai Tết Mậu Tý (2008)
SAIGÒN -- Thú xin (xài) chữ, chơi chữ trong ngày Tết là một nét văn hoá truyền thống trong ngày Tết cổ truyền ở Việt nam và một số nước khác. Năm nay, các chữ Phúc Lộc Thọ phải nhường ngôi cho chữ NHẪN tại Saigòn.
Tại Nhà Văn hoá Thanh niên, tại đền thờ Đức Thánh Trần Saigon, nguời xin chữ đa số xin chữ NHẪN viết bằng quốc ngữ. Tại Hội Hoa Xuân Tao đàn năm nay, các nhà Bút Pháp quốc ngữ viết những chữ “rồng bay phượng múa" rất đẹp. Một bước tiến trong bút pháp thể hiện rất rõ trong chữ CHA, MẸ, NHẪN.
Nóí riêng về chữ NHẪN, Hán tự cấu tạo: trên chữ nhận, dưới chữ tâm. Chữ trên chỉ cách phát âm, chữ dưới chỉ ý nghĩa.
Trong sách Giáo Khoa thư có kể câu truyện: gia đình ông Dương Diên Nghệ chín đời còn sống hoà hợp vói nhau dưới một mái nhà. Nhà vua lấy làm lạ, hỏi. Ông dâng lên vua một trăm chữ NHẪN. Vua xem, hiểu ý, thưởng cho ông. Mọi thành phần trong gia đình đều sống bằng cái “tâm” tốt đẹp, đạo đức, và chấp nhận nhau bằng “tình của cái tâm” (tôn trọng, nhẫn nhục, chấp nhận nhau ), có xích mích họ lấy “thuốc tâm” hàn gắn lại.
Tính gia trưởng, tính giai cấp trong gia đình thời xưa thật nặng nề, cha mẹ buộc con cái đã lập gia đình ở với cha mẹ một thời gian, rồi chính cha mẹ thấy cần phải “ra riêng” cho con cái vừa là nhu cầu phát triển của xã hội, vừa là dư luận của làng nước như một định luật. Gia đình của Ông Dương Diên Nghệ có đời sống hài hoà vượt trên hai thứ ràng buộc trên. Dĩ nhiên, đây là hiện tượng có một không hai nên nhà vua mới hỏi.
Dân chơi chữ trong dịp Tết Nguyên đán Mẫu Tý nầy ở Saigon ưa chuộng chữ NHẪN (tám mươi phần trăm đối với chữ khác) có thể phản ảnh một số mặt:
Về phương diện gia đình: hơn 11.000 gia đình ly hôn (ly dị) ở Sagon và hậu quả để lại cảnh “nhà tan cửa nát” cho con cái, cho cha mẹ và chính đôi vợ chồng ly hôn cũng cảm thấy ê chề, mất hạnh phúc.
Nơi công sở, tư sở, chủ và thợ, Ban Điều hành và nhân viên v.v bị nứt ran, gây đỗ vỡ chỉ thiệt hai cho người dươi quyền.
Những người làm công việc tiếp thị phải vui vẻ, kiên nhẫn đói với khách hàng là "thượng đế”.
Nhà nông phải kiên nhẫn tìm tòi giống mới, người nuôi hải sản chưa hiểu về kỹ thuật phải kiên nhẫn chờ đợi.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường, cả nhưng ngừoi xã hội rất càn như bác sỹ, dược sỹ, giáo sư, chuyên ngành cũng phải kiên nhẫn xin việc và chờ đợi.
Cái người đứng chờ đợi lâu nhất, kiên nhẫn nhất là Thiên Chúa. Cả hai ngàn năm nay, Thiên Chúa chờ đợi dân Do thái nhạn biết Thiên Chúa Ngôi làm người là Đức Mesia mà dân Do Thái hằng ngày mong đợi. Thiên Chúa đang chờ mọi người nhận biết Ngài.
Những người đang tin vào Chúa, Chúa mong đợi họ hiệp nhất nên một. Chúa lập Hội thánh thực sự là Bí tich cứu độ (theo nghĩa tổng quát) và mong cho phương tiện cứu độ nầy thực hiệu quả cho nhân loại.
Chúa mong đợi mọi Kitô hữu nhất là người Công giáo thực sự là môn đệ của Chúa. Vâng, Chúa đang kiên nhẫn chờ đợi chúng ta.
Mồng hai Tết Mậu Tý (2008)