Chắc chắn là Chúa Thánh Thần
Đức Hồng Y Franz Konig, nguyên Tổng Giám Mục Vienna, Áo, một trong những kiến trúc sư của Công đồng Vatican II có bài sau đây trên tập san Công Giáo của Anh, The Tablet, về Công Đồng này
Gioan XXIII là và tự gọi mình là một người chân chất, con cái nông dân, ấy thế nhưng lại là người đã ra hiệu lệnh cho công đồng. Ngài đã bật khởi điều được chứng nghiệm là giai đoạn quan yếu trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma. Chính ngài đã khởi động việc biến đổi Giáo hội từ một cơ cấu tĩnh tụ, độc đoán chỉ biết nói độc thoại qua một Giáo hội năng động, huynh đệ, cổ vũ đối thoại. Là con người của đối thoại, ngài đã tái nhấn mạnh tầm quan trọng của nó cả với thế giới lẫn ngay bên trong Hội Thánh.
Tháng Giêng 1959, lúc ngài còn đang suy tính có nên triệu tập công đồng hay không, xem ra có lúc ngài cũng âu lo về chính cái can đảm của mình. Ngay sau khi công bố là mình sẽ triệu tập một công đồng, ngài có tâm sự với tôi trong một buổi tiếp kiến riêng cách thế ý niệm triệu tập ấy đã xuất hiện như thế nào trong tuần bát nhật Cầu Nguyện Cho Việc Hiếp Nhất Kitô hữu trong tháng Giêng 1959: “Ý nghĩ đầu tiên của tôi là: dám quỉ đang cám dỗ mình lắm. Một công đồng trong lúc này xem ra là một công việc quá lớn và phức tạp. Nhưng ý tưởng ấy cứ lởn vởn suốt tuần lễ khi tôi cầu nguyện. Càng ngày ý tưởng ấy càng trở nên thúc bách và rõ ràng hơn trong đầu óc tôi. Cuối cùng tôi nhủ mình,’không thể nào là ma quỉ được, mà chắc chắn là Chúa Thánh Thần đang linh hứng mình đây’”.
Ðó quả là cú sét đánh thình lình ngay đối với chúng tôi là những người vốn nghĩ rằng cải cách là điều tất yếu. Tôi nhớ lúc ấy tôi nghĩ rằng “một công đồng chung thì làm chi đây? Liệu chỉ bàn đến việc cải tổ nội bộ Giáo hội, hay còn vươn xa tới những vấn đề liên quan đến toàn thể nhân loại? Liệu các giám mục hoàn cầu có bao giờ đạt được nhất trí hay chăng?”
Bạn hãy nhớ Giáo hội như thế nào trước công đồng. Trong một cuộc viếng thăm Âu Châu trong thập niên 1930, lúc tôi còn là một cha phó, tôi rất thích thú trước những Giáo Hội Kitô giáo và những niềm tin khác nhau. Không như nước Áo, nơi hầu hết mọi người đều là Công giáo, ở đây ta gặp nào là Anh giáo, Baptist, Methodist, Cải Cách, Quakers. Tôi trú ngụ tại nhà một cha sở Công giáo miền Nam Nước Anh nơi tôi thấy gần đấy có một tu viện các nữ tu Anh giáo. Khi tôi ngỏ với chủ nhà tôi muốn đi thăm các nữ tu kia, thì phản ứng tức thời của ngài là: “Ðâu được, đâu được. Cha phải thận trọng một chút chứ. Làm gì có đối thoại trong thánh thiện”. Tôi buồn mà nghĩ “Thôi vậy. Nhưng tại sao?”. Phản ứng của vị linh mục quả là đặc trưng.
Sau này, trong các cuộc kinh lý với tư cách giám mục, tôi nhanh chóng ý thức được là nhiều người Công giáo thấy khó chấp nhận được việc người ta tố cáo các người không Công giáo và ước mong có sự thay đổi trong quan điểm của Giáo hội về đại kết. Nhiều người trong số họ kết hôn với người không Công giáo hay làm việc chung với họ trong những lãnh vực quan tâm chung. Dù lúc đó đã có phong trào đại kết khá mạnh bên ngoài Giáo Hội Công Giáo La-Mã, những người Công giáo chúng ta vẫn không được khích lệ tham gia và không được phép tham dự những buổi gặp gỡ hay thảo luận đại kết bàn về chủ đề này. Lúc ấy chúng ta ở trong pháo đài, mà các cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng kín mít. Thế giớ ở ngoài kia, còn chúng ta ở trong này, trong khi giả thiết mình phải ra ngoài, đem sứ điệp Phúc âm đến với mọi dân tộc. Dù đôi lúc thất vọng lắc đầu, ta vẫn cứ chấp nhận hiện trạng với tất cả những thể lệ và qui định kia. Và tuyệt đối không biết làm cách nào để phá đổ các bức tường ngăn cách.
Sau khi công đồng được loan báo không lâu, tôi nghe mỗi giám mục tham dự được mang theo một thần học gia làm cố vấn. Tôi lập tức gọi Karl Rahner của Dòng Tên, người mà tôi rất quen biết, và yêu cầu ông tháp tùng tôi đi Rôma. Tôi biết rõ Rahner rất xác tín rằng sứ mệnh ta là phải đi vào trần gian để loan báo sứ điệp Phúc âm, chứ không khóa chặt đức tin bên trong khung cửa đóng kín. Ấy thế mà Rahner lại không chịu, ông ấy bảo tôi, “Ðức hồng y nghĩ gì kỳ vậy, Rôma vốn có ác cảm nhiều đối với con và các trước tác của con kia mà. Ðức hồng y cứ tưởng tượng mà coi họ sẽ nói gì khi con xuất hiện như một thần học gia của công đồng!”. Và thế là ông ta từ chối quách. Tôi xin ông ta nghĩ lại và cho ông hay tôi sẽ điện thoại lại sau. Khi tôi điện lại, Rahner cho hay: “Thôi được, vì danh Chúa, nhưng đức hồng y phải chịu trách nhiệm đấy nhé! Ai mà biết chuyện gì sẽ xẩy ra khi Ottaviani thấy bản mặt con!”
Chính tôi cũng cần phải hiểu rõ về đức hồng y Ottaviani, vị đứng đầu Thánh Bộ Tín Lý mà hồi ấy còn gọi là "Holy Office" từ hồi đức Piô XII. Tôi nhớ có lần vô tình gặp ngài lúc đức Piô XII cho phép cử hành thánh lễ ban chiều. Ngài đến với tôi và nói: “Ðức cha nói gì bây giờ? Người ta có thể cử hành thánh lễ ban chiều. Há người ta lại không cười rộ khi đức cha loan báo thánh lễ ban chiều hay sao?” Phải một thời gian tôi mới hiểu đức hồng y muốn nói gì, nhưng đó là lối phản ứng tiêu biểu của Ottaviani. Sự việc phải có một trật tự cố định mà ta không bao giờ nên thay đổi – "Semper idem" (luôn luôn một thứ) dù sao vốn là khẩu hiệu của ngài. Ngài cho rằng thay đổi là điều không những không thể quan niệm được, mà còn tức cười nữa.
Bởi thế kể cũng đáng quan ngại trước phản ứng của Ottaviani về việc tôi đem Rahner theo. Chính vì thế, sau đó, khi đến thăm Rôma, tôi thông báo cách riêng với ngài. Ngài vừa lắc đầu vừa lẩm bẩm “Rahner ấy hả, làm sao ổn được?” Ngài đâu có phản đối, chỉ lo ngại thôi. Sau khi công đồng khai mạc không lâu, tôi thấy đức hồng y Ottaviani và Rahner đi dạo nhiều vòng với nhau tại đền thờ thánh Phêrô, nói chuyện với nhau một cách hết sức chăm chú. Ottaviani chống thay đổi, nhưng ngài mềm dẻo hơn cánh tay mặt của ngài rất nhiều, đó là cha Tromp cũng Dòng Tên, người hoàn toàn xác tín rằng ý niệm Giáo hội như Nhiệm thể đức Kitô là tột điểm của thần học mà sau đó, không còn gì có thể là mới mẻ hết.
Rahner giúp tôi duyệt qua nhiều dự thảo và đề nghị được gửi cho tôi trong giai đoạn chuẩn bị công đồng và thường hay phê phán rất mạnh. Có lần ông bảo tôi: “Các tác giả bản văn này hiển nhiên không bao giờ cảm nghiệm được nỗi đau khổ của một nhà vô thần hay một người không Kitô giáo đang bị dằn vặt vì muốn tin mà lại nghĩ mình không tin đuợc”. Lần khác, Rahner nhận xét: “Những dự thảo này là những luận án công phu của các giáo sĩ vốn đang lẫn lộn giữa sự tự tin với sự vững mạnh của đức tin. Họ đơn thuần không cập nhật hóa hoàn cảnh hiện nay”. Dĩ nhiên, cũng có những bản văn được Rahner chấp nhận.
Tôi được yêu cầu tham gia Ủy Ban Chuẩn Bị, gồm phần lớn thành viên giám mục, có nhiệm vụ chuẩn bị các đề tài thảo luận tại công đồng. Tôi nhanh chóng để ý thấy một số khá lớn các giám mục của Rôma, với quan điểm rất cổ truyền, cương quyết ngăn chặn bất cứ bước tiến nào. Các vị ấy không hề quan tâm chi đến "aggiornamento" của đức Gioan XXIII, vì họ coi đó như nguy cơ cho đức tin. Sau khi thấy mọi cố gắng nhằm ngăn không cho đức giáo hoàng triệu tập công đồng đã vô hiệu, khuynh hướng của Ủy Ban Chuẩn bị là mạnh mẽ dẹp bỏ công đồng. Nhưng đó không phải là điều tôi và các hồng y Frings (Cologne), Dopfner (Munich), Alfrink (Utrecht) và Suenens (Mechelen-Brussels) mong muốn.
Tôi không bao giờ quên được ngày khai mạc công đồng. Là tổng giám mục tương đối trẻ của Vienna, tôi diễn hành cùng với hai ngàn rưỡi các giám mục khác dọc theo Scala Regia hướng về phía cổng đền thờ thánh Phêrô. Ðức giáo hoàng được kiệu vào vương cung thánh đường, nhưng sau đó ngài bước xuống khỏi ngai khiêng và cùng cuốc bộ giữa hai hàng giám mục. Ngài không đội mũ ba tầng (tiara) của giáo hoàng, mà chỉ đội chiếc mũ tế (mitre) tầm thường. Và rồi bài diễn văn dẫn đường của ngài trong đó ngài khuyên các giám mục đừng lắng nghe “những nhà tiên báo điềm dữ”, nhưng hãy đối phó với những vấn đề thời đại một cách hân hoan, không sợ sệt. Tôi lướt mắt nhìn quanh và thấy mọi căng thẳng và hoài nghi đã nhường buớc cho ngạc nhiên vui mừng.
Ðối với tâm trí tôi, Vatican II đã khởi động 4 thúc đẩy có tính tiên phong, đầy sáng tạo và lâu dài. Trước nhất, công đồng xác định tính chất phổ quát của Giáo hội. Trong các phiên họp của công đồng, và nhất là trong các buổi thảo luận giữa các phiên họp, ta có thể thấy các giám mục đủ mọi mầu da và quốc tịch hăng say tranh luận bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Số lượng lớn lao các quốc tịch và văn hoá khác nhau ấy đã thay đổi ý thức ta. Giáo hội quả đã cởi bỏ sắc phục Âu Châu, mà rất nhiều người trong chúng ta vốn quen thuộc với, và không ít người còn đồng hóa cả với chính Giáo hội nữa, và đã ý thức được rằng mình đúng là một Giáo hội hoàn cầu. Ðó chính là lý do tại sao tiếng Latinh đã không còn là ngôn ngữ phổ quát của phụng vụ nữa, mà ngôn ngữ địa phương đã được đưa vào.
Tiến bộ thứ hai là việc công đồng ủng hộ phong trào đại kết. Ðức Gioan XXIII đã sống nhiều năm tại Thổ Nhĩ Kỳ và Bun Ga Ri và đã có những tiếp xúc tốt với các Giáo hội Chính thống và Cựu Phương Ðông. Quyết định đầu tiên trong việc mời các quan sát viên không Công giáo đến dự công đồng là của chính ngài. Sau Phục sinh 1960 không lâu, ngài đưa ra một bước có tính biểu thị và rất ý nghĩa. Ðó là việc thành lập Văn Phòng Hiệp Nhất Kitô Giáo, một cơ quan tuy nhỏ nhưng có thẩm quyền cao, để xử lý các vấn đề đại kết, và cử nhiệm Hồng Y Bea, một học giả Kinh thánh thời danh, lúc đó đang là viện trưởng Viện Kinh Thánh tại Rôma, làm chủ tịch.
Vai trò của Hồng y Bea tại công đồng không thể nào đánh giá cao cho đủ. Ngài và Văn Phòng của ngài đảm nhiệm việc mời và chăm sóc các quan sát viên là những vị không hề thụ động chút nào, như danh xưng gợi ý, trái lại đã đóng một vai trò ngày càng có ảnh hưởng hơn. Phần lớn các vị này là các Kitô hữu không Công giáo. Họ có những tiếp xúc thẳng với các hồng y là những người ngồi đối diện ngay với họ trong đền thờ thánh Phêrô, và mặc dù không được lên tiếng trong các phiên họp chính thức, họ vẫn tích cực tham dự nhiều buổi thảo luận cũng như hội nghị nhóm thường xẩy ra trong những lúc nghỉ uống cà phê hay sau những buổi tranh luận chính thức. Khởi đầu, chỉ có vào khoảng 40 quan sát viên, nhưng vào cuối công đồng, con số ấy lên tới 100. Sự hiện diện của họ lập tức tạo nên một ảnh hưởng tích cực trên bầu khí đại kết và vai trò của họ cứ thế lên cao cùng với đà tiến triển của công đồng. Họ trở nên quen biết nhiều nghị phụ, nhiều tài liệu của công đồng được chuyền qua tay họ và ý kiến của họ được tìm kiếm và trân trọng. Họ cũng có khả năng điều chỉnh nhiều hiểu lầm và đóng góp nhiều khía cạnh mới mẻ, và ý kiến của họ đã đi vào khá nhiều sắc lệnh của công đồng.
Ðó quả là đại kết bằng hành động, và đó là thành tích đầu hết và trên hết của Hồng y Bea. Tôi có dịp thảo luận với một số quan sát viên và chúng tôi thường thấy mình nhất trí với nhau về những vấn đề căn bản của đức tin, mặc dù cách lên công thức cũng như cách phát biểu lúc đó có khác nhau. Ngay sau Kỳ họp đầu tiên năm 1963, Lucas Vischer, một thành viên thuộc giáo hội Luthêrô của Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, người mà tôi thường đàm đạo, đã so sánh điều đang xẩy ra tại công đồng như một cuộc “vỡ đê”. Oscar Cullman, giáo sư Thệ phản về Tân Ước tại Basle và Paris, người mà tôi rất biết, cũng đồng ý như thế. Sau khi công đồng kết thúc, ông nói: “Các mong đợi của chúng tôi, ngoại trừ rất ít trường hợp mà những trường hợp này thực ra cũng không có gì là thất vọng, đã được thỏa đáng, đôi khi còn quá cả mong ước nữa”.
Dĩ nhiên, những vị bảo thủ vẫn có chống đối. Họ đặc biệt lo ngại vì họ nghĩ đại kết đe dọa quyền tối thượng của đức giáo hoàng. Các vị bảo thủ này không phải là một nhóm cố định. Con số của họ trồi xụt tùy theo vấn đề đang bàn cãi.
Tiến bộ thứ ba là việc công đồng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tông đồ giáo dân. Trước Công đồng Vatican II, Giáo hội thường được quan niệm như một hệ thống với hai giai cấp: giáo phẩm là một và phía kia là giáo dân. Quan điểm này phần nào tương đồng với cấu trúc xã hội lúc ấy, một cấu trúc được dị biệt hóa một cách sắc nét giữa người cai trị và kẻ bị trị. Nhưng điều ấy đâu phải là cái nhìn của Phúc Âm. Vatican II công bố rõ ràng rằng Giáo hội là một hiệp thông. Mọi người đã chịu phép rửa đều là Dân Lữ Hành của Chúa và đều chia sẻ trách nhiệm đối với Giáo hội.
Thứ tư, tôi xin nói đến "Nostra Aetate", một tuyên ngôn ngắn nhất trong các tuyên ngôn của công đồng nhưng dưới mắt tôi, lại là một trong những tuyên ngôn quan trọng nhất, nếu không muốn nói là quan trọng hơn hết. Tuyên ngôn về liên hệ giữa Giáo hội và các tôn giáo không phải là Kitô giáo này khẳng định rằng Giáo hội “không loại bỏ bất cứ điều gì đúng và thánh thiện “ trong các tôn giáo khác và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại. Ba trang cuối cùng của "Nostra Aetate" là ba trang gây nhiều tranh luận hơn hết vì chúng liên quan đến tương quan giữa Giáo hội và Do Thái Giáo.
Tuyên ngôn ngắn nhất này có được là nhờ ba vị mà không có lòng quyết tâm, tận tụy và kiên nhẫn của các ngài thì không bao giờ có thể thành hình được. Ðó là chính đức Gioan XXIII, hồng y Bea và cha Johannes Osterreicher, một linh mục người Áo và là người từ Do thái giáo trở lại, từng trốn khỏi Áo trước Thế chiến II và di cư qua Mỹ. Ðức Gioan XXIII cương quyết chấm dứt các lời cáo buộc cho rằng Giáo hội chống Do-thái. Ngài từng đã làm rất nhiều để cứu giúp người Do-thái khi còn là sứ thần Tòa thánh tại Istanbul trong thập niên 1940. Sau khi được bầu không lâu, ngài yêu cầu hồng y Bea nghiên cứu xem có cách chi lồng vấn đề Do-thái vào công đồng hay không. Tôi được mời tham gia nhóm nhỏ này rất sớm, và nhờ thế cảm nghiệm được cách gần gũi nhiều khủng hoảng và nhiều bước thăng trầm của tuyên ngôn. Việc nó được thông qua quả gần như một phép lạ.
Những tin phao đồn về một tuyên ngôn đối với vấn đề Do-thái đang được đưa vào nghị trình bắt đầu được loan truyền ngay khi công đồng mới khai mạc. Chỉ nguyên sự kiện một vấn đề như thế được đưa ra thảo luận cũng đã lập tức gặp sức chống đối dữ dằn từ thế giới Ả-rập, từ các Giáo hội Ðông phương và từ một nhóm bảo thủ tuy rất nhỏ nhưng rất to tiếng các nghị phụ bao quanh tổng giám mục Lefèbre. Tôi hết sức thán phục đức Gioan XXIII, hồng y Bea và cha Osterreicher đã kiên trì dù gặp những chống đối, những mưu mô dữ dằn như thế và cả những hành tỏi trắng trợn nữa.
Cho đến tận ngày kết thúc công đồng, phong trào chống đối kia đã huy động giới truyền thông và khuyến khích nhiều cuộc phản kháng ngoại giao từ các quốc gia Ả-rập. Tôi nhận được hàng đống thư từ trong đó nhiều bức tác giả là Kitô hữu ở Trung Ðông, nài nỉ tôi ngăn cản đừng để một tuyên ngôn về vấn đề Do-thái ra đời. Một số các tiểu ấn phẩm lưu hành lúc đó có tính cách ác ý và mạ lỵ rõ rệt. Khi nhóm nhỏ nghị phụ vốn chống đối một tuyên ngôn như thế thấy rằng họ không thể ngăn chặn được nó, bèn cố gắng làm cho tuyên ngôn mất giá trị bằng cách liên tiếp ta thán về nó khiến dự thảo phải sửa đi sửa lại ít nhất cũng ba, bốn lần. Tuy nhiên, sau cùng, ngày 28 tháng 10 năm 1965, "Nostra Aetate" cũng được thông qua: với 2,221 phiếu ủng hộ, 88 phiếu chống và ba phiếu trắng. Phải mất bốn năm mới đạt được thỏa thuận cho mấy trăm chữ! Ðối với Karl Rahner, “cách dùng ngôn từ và sức năng động bên trong” của "Nostra Aetate" quả “độc đáo”.
Các thế hệ tương lai chắc chắn sẽ đánh giá đúng đắn hơn vai trò của đức Phaolô VI tại công đồng và việc lượng giá công trình của ngài chắc chắn sẽ càng ngày càng lớn mạnh. Ðối với tôi, ngài là vị tuẫn tử của Vatican II. Dù không triệu tập công đồng hay khởi đầu diễn trình canh tân, đức Phaolô VI đã tiếp tục công đồng cho đến lúc hoàn tất. Ðiều ấy không dễ, nhất là đối với một con người vốn không có cái duyên dáng chỉ cần một nụ cười cũng đủ khích lệ được lòng người như đức Gioan XXIII. Nhưng đức Phaolô VI có sự trì chí, kiên nhẫn và sức mạnh ý chí của một chiến sĩ quyết tiến. Ngài cũng có cái mạnh dạn phát sinh từ đức khiêm nhường sâu sắc để lùi bước và làm mình ra nhỏ mọn khi giáp mặt với nhiệm vụ to lớn. Công trình vĩ đại trong việc canh tân Giáo hội, đối với ta có lúc chập choạng, ngập ngừng, trở ngại và cản ngăn, có lẽ đã xụp đổ từ trong trứng nước nếu không có sự trì chí của ngài. Công đồng diễn tiến, dù với những bước nhỏ mọn, chập chững, và đôi khi như dừng hẳn lại, nhưng chưa bao giờ thay đổi hướng đi và không hề bao giờ mất đích. Ðức Phaolô VI đã tiếp lấy công trình vị tiền nhiệm bật khởi và diễn dịch nó thành hành động.
Tôi sẽ không bao giờ quên được nghi lễ đại kết long trọng diễn ra tại nhà thờ thánh Phêrô ngày 7 tháng 12 năm 1965 đánh dấu ngày kết thúc công đồng. Tôi là thành viên của một nhóm nhỏ nghị phụ có mặt trên bàn thờ cùng với đức Phaolô VI. Sau khi yêu cầu vị đại diện của tòa thượng phụ Constantinople đến đứng bên cạnh mình, ngài tuyên bố rằng Sắc chỉ Giáo hoàng năm 1054 từng gây ra cuộc Ly giáo Vĩ Ðại giữa Giáo hội bên Tây và bên Ðông nay được hủy bỏ. Tôi như còn văng vẳng bên tai tiếng vỗ tay bột phát như sấm nổ để chào đón lời công bố ấy. Ðối với tôi, việc làm nổi bật này cho ta thấy các thúc đẩy do công đồng đưa ra quả đã bắt đầu có hiệu quả. Diễn trình chủ yếu trong việc tiếp nhận, một diễn trình hết sức quan yếu đối với bất cứ công đồng nào của Giáo hội và là một diễn trình cần đến nhiều thế hệ, thực sự đã bắt đầu từ hôm đó. Và nó còn tiếp diễn ngày nay.
Đức Hồng Y Franz Konig, nguyên Tổng Giám Mục Vienna, Áo, một trong những kiến trúc sư của Công đồng Vatican II có bài sau đây trên tập san Công Giáo của Anh, The Tablet, về Công Đồng này
Gioan XXIII là và tự gọi mình là một người chân chất, con cái nông dân, ấy thế nhưng lại là người đã ra hiệu lệnh cho công đồng. Ngài đã bật khởi điều được chứng nghiệm là giai đoạn quan yếu trong lịch sử Giáo hội Công giáo Rôma. Chính ngài đã khởi động việc biến đổi Giáo hội từ một cơ cấu tĩnh tụ, độc đoán chỉ biết nói độc thoại qua một Giáo hội năng động, huynh đệ, cổ vũ đối thoại. Là con người của đối thoại, ngài đã tái nhấn mạnh tầm quan trọng của nó cả với thế giới lẫn ngay bên trong Hội Thánh.
Tháng Giêng 1959, lúc ngài còn đang suy tính có nên triệu tập công đồng hay không, xem ra có lúc ngài cũng âu lo về chính cái can đảm của mình. Ngay sau khi công bố là mình sẽ triệu tập một công đồng, ngài có tâm sự với tôi trong một buổi tiếp kiến riêng cách thế ý niệm triệu tập ấy đã xuất hiện như thế nào trong tuần bát nhật Cầu Nguyện Cho Việc Hiếp Nhất Kitô hữu trong tháng Giêng 1959: “Ý nghĩ đầu tiên của tôi là: dám quỉ đang cám dỗ mình lắm. Một công đồng trong lúc này xem ra là một công việc quá lớn và phức tạp. Nhưng ý tưởng ấy cứ lởn vởn suốt tuần lễ khi tôi cầu nguyện. Càng ngày ý tưởng ấy càng trở nên thúc bách và rõ ràng hơn trong đầu óc tôi. Cuối cùng tôi nhủ mình,’không thể nào là ma quỉ được, mà chắc chắn là Chúa Thánh Thần đang linh hứng mình đây’”.
Ðó quả là cú sét đánh thình lình ngay đối với chúng tôi là những người vốn nghĩ rằng cải cách là điều tất yếu. Tôi nhớ lúc ấy tôi nghĩ rằng “một công đồng chung thì làm chi đây? Liệu chỉ bàn đến việc cải tổ nội bộ Giáo hội, hay còn vươn xa tới những vấn đề liên quan đến toàn thể nhân loại? Liệu các giám mục hoàn cầu có bao giờ đạt được nhất trí hay chăng?”
Bạn hãy nhớ Giáo hội như thế nào trước công đồng. Trong một cuộc viếng thăm Âu Châu trong thập niên 1930, lúc tôi còn là một cha phó, tôi rất thích thú trước những Giáo Hội Kitô giáo và những niềm tin khác nhau. Không như nước Áo, nơi hầu hết mọi người đều là Công giáo, ở đây ta gặp nào là Anh giáo, Baptist, Methodist, Cải Cách, Quakers. Tôi trú ngụ tại nhà một cha sở Công giáo miền Nam Nước Anh nơi tôi thấy gần đấy có một tu viện các nữ tu Anh giáo. Khi tôi ngỏ với chủ nhà tôi muốn đi thăm các nữ tu kia, thì phản ứng tức thời của ngài là: “Ðâu được, đâu được. Cha phải thận trọng một chút chứ. Làm gì có đối thoại trong thánh thiện”. Tôi buồn mà nghĩ “Thôi vậy. Nhưng tại sao?”. Phản ứng của vị linh mục quả là đặc trưng.
Sau này, trong các cuộc kinh lý với tư cách giám mục, tôi nhanh chóng ý thức được là nhiều người Công giáo thấy khó chấp nhận được việc người ta tố cáo các người không Công giáo và ước mong có sự thay đổi trong quan điểm của Giáo hội về đại kết. Nhiều người trong số họ kết hôn với người không Công giáo hay làm việc chung với họ trong những lãnh vực quan tâm chung. Dù lúc đó đã có phong trào đại kết khá mạnh bên ngoài Giáo Hội Công Giáo La-Mã, những người Công giáo chúng ta vẫn không được khích lệ tham gia và không được phép tham dự những buổi gặp gỡ hay thảo luận đại kết bàn về chủ đề này. Lúc ấy chúng ta ở trong pháo đài, mà các cửa sổ cũng như cửa ra vào đều đóng kín mít. Thế giớ ở ngoài kia, còn chúng ta ở trong này, trong khi giả thiết mình phải ra ngoài, đem sứ điệp Phúc âm đến với mọi dân tộc. Dù đôi lúc thất vọng lắc đầu, ta vẫn cứ chấp nhận hiện trạng với tất cả những thể lệ và qui định kia. Và tuyệt đối không biết làm cách nào để phá đổ các bức tường ngăn cách.
Karl Rahner |
Chính tôi cũng cần phải hiểu rõ về đức hồng y Ottaviani, vị đứng đầu Thánh Bộ Tín Lý mà hồi ấy còn gọi là "Holy Office" từ hồi đức Piô XII. Tôi nhớ có lần vô tình gặp ngài lúc đức Piô XII cho phép cử hành thánh lễ ban chiều. Ngài đến với tôi và nói: “Ðức cha nói gì bây giờ? Người ta có thể cử hành thánh lễ ban chiều. Há người ta lại không cười rộ khi đức cha loan báo thánh lễ ban chiều hay sao?” Phải một thời gian tôi mới hiểu đức hồng y muốn nói gì, nhưng đó là lối phản ứng tiêu biểu của Ottaviani. Sự việc phải có một trật tự cố định mà ta không bao giờ nên thay đổi – "Semper idem" (luôn luôn một thứ) dù sao vốn là khẩu hiệu của ngài. Ngài cho rằng thay đổi là điều không những không thể quan niệm được, mà còn tức cười nữa.
Bởi thế kể cũng đáng quan ngại trước phản ứng của Ottaviani về việc tôi đem Rahner theo. Chính vì thế, sau đó, khi đến thăm Rôma, tôi thông báo cách riêng với ngài. Ngài vừa lắc đầu vừa lẩm bẩm “Rahner ấy hả, làm sao ổn được?” Ngài đâu có phản đối, chỉ lo ngại thôi. Sau khi công đồng khai mạc không lâu, tôi thấy đức hồng y Ottaviani và Rahner đi dạo nhiều vòng với nhau tại đền thờ thánh Phêrô, nói chuyện với nhau một cách hết sức chăm chú. Ottaviani chống thay đổi, nhưng ngài mềm dẻo hơn cánh tay mặt của ngài rất nhiều, đó là cha Tromp cũng Dòng Tên, người hoàn toàn xác tín rằng ý niệm Giáo hội như Nhiệm thể đức Kitô là tột điểm của thần học mà sau đó, không còn gì có thể là mới mẻ hết.
Rahner giúp tôi duyệt qua nhiều dự thảo và đề nghị được gửi cho tôi trong giai đoạn chuẩn bị công đồng và thường hay phê phán rất mạnh. Có lần ông bảo tôi: “Các tác giả bản văn này hiển nhiên không bao giờ cảm nghiệm được nỗi đau khổ của một nhà vô thần hay một người không Kitô giáo đang bị dằn vặt vì muốn tin mà lại nghĩ mình không tin đuợc”. Lần khác, Rahner nhận xét: “Những dự thảo này là những luận án công phu của các giáo sĩ vốn đang lẫn lộn giữa sự tự tin với sự vững mạnh của đức tin. Họ đơn thuần không cập nhật hóa hoàn cảnh hiện nay”. Dĩ nhiên, cũng có những bản văn được Rahner chấp nhận.
ĐHY Franz Konig |
Tôi không bao giờ quên được ngày khai mạc công đồng. Là tổng giám mục tương đối trẻ của Vienna, tôi diễn hành cùng với hai ngàn rưỡi các giám mục khác dọc theo Scala Regia hướng về phía cổng đền thờ thánh Phêrô. Ðức giáo hoàng được kiệu vào vương cung thánh đường, nhưng sau đó ngài bước xuống khỏi ngai khiêng và cùng cuốc bộ giữa hai hàng giám mục. Ngài không đội mũ ba tầng (tiara) của giáo hoàng, mà chỉ đội chiếc mũ tế (mitre) tầm thường. Và rồi bài diễn văn dẫn đường của ngài trong đó ngài khuyên các giám mục đừng lắng nghe “những nhà tiên báo điềm dữ”, nhưng hãy đối phó với những vấn đề thời đại một cách hân hoan, không sợ sệt. Tôi lướt mắt nhìn quanh và thấy mọi căng thẳng và hoài nghi đã nhường buớc cho ngạc nhiên vui mừng.
Ðối với tâm trí tôi, Vatican II đã khởi động 4 thúc đẩy có tính tiên phong, đầy sáng tạo và lâu dài. Trước nhất, công đồng xác định tính chất phổ quát của Giáo hội. Trong các phiên họp của công đồng, và nhất là trong các buổi thảo luận giữa các phiên họp, ta có thể thấy các giám mục đủ mọi mầu da và quốc tịch hăng say tranh luận bằng rất nhiều ngôn ngữ khác nhau. Số lượng lớn lao các quốc tịch và văn hoá khác nhau ấy đã thay đổi ý thức ta. Giáo hội quả đã cởi bỏ sắc phục Âu Châu, mà rất nhiều người trong chúng ta vốn quen thuộc với, và không ít người còn đồng hóa cả với chính Giáo hội nữa, và đã ý thức được rằng mình đúng là một Giáo hội hoàn cầu. Ðó chính là lý do tại sao tiếng Latinh đã không còn là ngôn ngữ phổ quát của phụng vụ nữa, mà ngôn ngữ địa phương đã được đưa vào.
Tiến bộ thứ hai là việc công đồng ủng hộ phong trào đại kết. Ðức Gioan XXIII đã sống nhiều năm tại Thổ Nhĩ Kỳ và Bun Ga Ri và đã có những tiếp xúc tốt với các Giáo hội Chính thống và Cựu Phương Ðông. Quyết định đầu tiên trong việc mời các quan sát viên không Công giáo đến dự công đồng là của chính ngài. Sau Phục sinh 1960 không lâu, ngài đưa ra một bước có tính biểu thị và rất ý nghĩa. Ðó là việc thành lập Văn Phòng Hiệp Nhất Kitô Giáo, một cơ quan tuy nhỏ nhưng có thẩm quyền cao, để xử lý các vấn đề đại kết, và cử nhiệm Hồng Y Bea, một học giả Kinh thánh thời danh, lúc đó đang là viện trưởng Viện Kinh Thánh tại Rôma, làm chủ tịch.
Vai trò của Hồng y Bea tại công đồng không thể nào đánh giá cao cho đủ. Ngài và Văn Phòng của ngài đảm nhiệm việc mời và chăm sóc các quan sát viên là những vị không hề thụ động chút nào, như danh xưng gợi ý, trái lại đã đóng một vai trò ngày càng có ảnh hưởng hơn. Phần lớn các vị này là các Kitô hữu không Công giáo. Họ có những tiếp xúc thẳng với các hồng y là những người ngồi đối diện ngay với họ trong đền thờ thánh Phêrô, và mặc dù không được lên tiếng trong các phiên họp chính thức, họ vẫn tích cực tham dự nhiều buổi thảo luận cũng như hội nghị nhóm thường xẩy ra trong những lúc nghỉ uống cà phê hay sau những buổi tranh luận chính thức. Khởi đầu, chỉ có vào khoảng 40 quan sát viên, nhưng vào cuối công đồng, con số ấy lên tới 100. Sự hiện diện của họ lập tức tạo nên một ảnh hưởng tích cực trên bầu khí đại kết và vai trò của họ cứ thế lên cao cùng với đà tiến triển của công đồng. Họ trở nên quen biết nhiều nghị phụ, nhiều tài liệu của công đồng được chuyền qua tay họ và ý kiến của họ được tìm kiếm và trân trọng. Họ cũng có khả năng điều chỉnh nhiều hiểu lầm và đóng góp nhiều khía cạnh mới mẻ, và ý kiến của họ đã đi vào khá nhiều sắc lệnh của công đồng.
Ðó quả là đại kết bằng hành động, và đó là thành tích đầu hết và trên hết của Hồng y Bea. Tôi có dịp thảo luận với một số quan sát viên và chúng tôi thường thấy mình nhất trí với nhau về những vấn đề căn bản của đức tin, mặc dù cách lên công thức cũng như cách phát biểu lúc đó có khác nhau. Ngay sau Kỳ họp đầu tiên năm 1963, Lucas Vischer, một thành viên thuộc giáo hội Luthêrô của Hội Ðồng Các Giáo Hội Thế Giới, người mà tôi thường đàm đạo, đã so sánh điều đang xẩy ra tại công đồng như một cuộc “vỡ đê”. Oscar Cullman, giáo sư Thệ phản về Tân Ước tại Basle và Paris, người mà tôi rất biết, cũng đồng ý như thế. Sau khi công đồng kết thúc, ông nói: “Các mong đợi của chúng tôi, ngoại trừ rất ít trường hợp mà những trường hợp này thực ra cũng không có gì là thất vọng, đã được thỏa đáng, đôi khi còn quá cả mong ước nữa”.
Dĩ nhiên, những vị bảo thủ vẫn có chống đối. Họ đặc biệt lo ngại vì họ nghĩ đại kết đe dọa quyền tối thượng của đức giáo hoàng. Các vị bảo thủ này không phải là một nhóm cố định. Con số của họ trồi xụt tùy theo vấn đề đang bàn cãi.
Tiến bộ thứ ba là việc công đồng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tông đồ giáo dân. Trước Công đồng Vatican II, Giáo hội thường được quan niệm như một hệ thống với hai giai cấp: giáo phẩm là một và phía kia là giáo dân. Quan điểm này phần nào tương đồng với cấu trúc xã hội lúc ấy, một cấu trúc được dị biệt hóa một cách sắc nét giữa người cai trị và kẻ bị trị. Nhưng điều ấy đâu phải là cái nhìn của Phúc Âm. Vatican II công bố rõ ràng rằng Giáo hội là một hiệp thông. Mọi người đã chịu phép rửa đều là Dân Lữ Hành của Chúa và đều chia sẻ trách nhiệm đối với Giáo hội.
Thứ tư, tôi xin nói đến "Nostra Aetate", một tuyên ngôn ngắn nhất trong các tuyên ngôn của công đồng nhưng dưới mắt tôi, lại là một trong những tuyên ngôn quan trọng nhất, nếu không muốn nói là quan trọng hơn hết. Tuyên ngôn về liên hệ giữa Giáo hội và các tôn giáo không phải là Kitô giáo này khẳng định rằng Giáo hội “không loại bỏ bất cứ điều gì đúng và thánh thiện “ trong các tôn giáo khác và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại. Ba trang cuối cùng của "Nostra Aetate" là ba trang gây nhiều tranh luận hơn hết vì chúng liên quan đến tương quan giữa Giáo hội và Do Thái Giáo.
Tuyên ngôn ngắn nhất này có được là nhờ ba vị mà không có lòng quyết tâm, tận tụy và kiên nhẫn của các ngài thì không bao giờ có thể thành hình được. Ðó là chính đức Gioan XXIII, hồng y Bea và cha Johannes Osterreicher, một linh mục người Áo và là người từ Do thái giáo trở lại, từng trốn khỏi Áo trước Thế chiến II và di cư qua Mỹ. Ðức Gioan XXIII cương quyết chấm dứt các lời cáo buộc cho rằng Giáo hội chống Do-thái. Ngài từng đã làm rất nhiều để cứu giúp người Do-thái khi còn là sứ thần Tòa thánh tại Istanbul trong thập niên 1940. Sau khi được bầu không lâu, ngài yêu cầu hồng y Bea nghiên cứu xem có cách chi lồng vấn đề Do-thái vào công đồng hay không. Tôi được mời tham gia nhóm nhỏ này rất sớm, và nhờ thế cảm nghiệm được cách gần gũi nhiều khủng hoảng và nhiều bước thăng trầm của tuyên ngôn. Việc nó được thông qua quả gần như một phép lạ.
Những tin phao đồn về một tuyên ngôn đối với vấn đề Do-thái đang được đưa vào nghị trình bắt đầu được loan truyền ngay khi công đồng mới khai mạc. Chỉ nguyên sự kiện một vấn đề như thế được đưa ra thảo luận cũng đã lập tức gặp sức chống đối dữ dằn từ thế giới Ả-rập, từ các Giáo hội Ðông phương và từ một nhóm bảo thủ tuy rất nhỏ nhưng rất to tiếng các nghị phụ bao quanh tổng giám mục Lefèbre. Tôi hết sức thán phục đức Gioan XXIII, hồng y Bea và cha Osterreicher đã kiên trì dù gặp những chống đối, những mưu mô dữ dằn như thế và cả những hành tỏi trắng trợn nữa.
Cho đến tận ngày kết thúc công đồng, phong trào chống đối kia đã huy động giới truyền thông và khuyến khích nhiều cuộc phản kháng ngoại giao từ các quốc gia Ả-rập. Tôi nhận được hàng đống thư từ trong đó nhiều bức tác giả là Kitô hữu ở Trung Ðông, nài nỉ tôi ngăn cản đừng để một tuyên ngôn về vấn đề Do-thái ra đời. Một số các tiểu ấn phẩm lưu hành lúc đó có tính cách ác ý và mạ lỵ rõ rệt. Khi nhóm nhỏ nghị phụ vốn chống đối một tuyên ngôn như thế thấy rằng họ không thể ngăn chặn được nó, bèn cố gắng làm cho tuyên ngôn mất giá trị bằng cách liên tiếp ta thán về nó khiến dự thảo phải sửa đi sửa lại ít nhất cũng ba, bốn lần. Tuy nhiên, sau cùng, ngày 28 tháng 10 năm 1965, "Nostra Aetate" cũng được thông qua: với 2,221 phiếu ủng hộ, 88 phiếu chống và ba phiếu trắng. Phải mất bốn năm mới đạt được thỏa thuận cho mấy trăm chữ! Ðối với Karl Rahner, “cách dùng ngôn từ và sức năng động bên trong” của "Nostra Aetate" quả “độc đáo”.
Các thế hệ tương lai chắc chắn sẽ đánh giá đúng đắn hơn vai trò của đức Phaolô VI tại công đồng và việc lượng giá công trình của ngài chắc chắn sẽ càng ngày càng lớn mạnh. Ðối với tôi, ngài là vị tuẫn tử của Vatican II. Dù không triệu tập công đồng hay khởi đầu diễn trình canh tân, đức Phaolô VI đã tiếp tục công đồng cho đến lúc hoàn tất. Ðiều ấy không dễ, nhất là đối với một con người vốn không có cái duyên dáng chỉ cần một nụ cười cũng đủ khích lệ được lòng người như đức Gioan XXIII. Nhưng đức Phaolô VI có sự trì chí, kiên nhẫn và sức mạnh ý chí của một chiến sĩ quyết tiến. Ngài cũng có cái mạnh dạn phát sinh từ đức khiêm nhường sâu sắc để lùi bước và làm mình ra nhỏ mọn khi giáp mặt với nhiệm vụ to lớn. Công trình vĩ đại trong việc canh tân Giáo hội, đối với ta có lúc chập choạng, ngập ngừng, trở ngại và cản ngăn, có lẽ đã xụp đổ từ trong trứng nước nếu không có sự trì chí của ngài. Công đồng diễn tiến, dù với những bước nhỏ mọn, chập chững, và đôi khi như dừng hẳn lại, nhưng chưa bao giờ thay đổi hướng đi và không hề bao giờ mất đích. Ðức Phaolô VI đã tiếp lấy công trình vị tiền nhiệm bật khởi và diễn dịch nó thành hành động.
Tôi sẽ không bao giờ quên được nghi lễ đại kết long trọng diễn ra tại nhà thờ thánh Phêrô ngày 7 tháng 12 năm 1965 đánh dấu ngày kết thúc công đồng. Tôi là thành viên của một nhóm nhỏ nghị phụ có mặt trên bàn thờ cùng với đức Phaolô VI. Sau khi yêu cầu vị đại diện của tòa thượng phụ Constantinople đến đứng bên cạnh mình, ngài tuyên bố rằng Sắc chỉ Giáo hoàng năm 1054 từng gây ra cuộc Ly giáo Vĩ Ðại giữa Giáo hội bên Tây và bên Ðông nay được hủy bỏ. Tôi như còn văng vẳng bên tai tiếng vỗ tay bột phát như sấm nổ để chào đón lời công bố ấy. Ðối với tôi, việc làm nổi bật này cho ta thấy các thúc đẩy do công đồng đưa ra quả đã bắt đầu có hiệu quả. Diễn trình chủ yếu trong việc tiếp nhận, một diễn trình hết sức quan yếu đối với bất cứ công đồng nào của Giáo hội và là một diễn trình cần đến nhiều thế hệ, thực sự đã bắt đầu từ hôm đó. Và nó còn tiếp diễn ngày nay.