Tiếp nối tình Mẹ La Vang cho những người bất hạnh
Đã là con người thì ai cũng có những khó khăn, cực khổ, và vì thế mọi khách hành hương về với Mẹ La Vang đều có những nỗi khổ riêng. Nhưng nhìn bề ngoài thì những người khuyết tật là những người gặp bất hạnh hơn ai hết. Tấm lòng Mẹ La Vang thể hiện với hết mọi người qua việc Ban tổ chức Đại hội lần 28 đã vất vả bao nhiêu ngày tháng trước và nhất là trong ba ngày vừa qua để mọi người có được một thời gian hành hương tốt đẹp. Cách riêng, Ban tổ chức đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với những anh chị em khuyết tật.
Đại hội Tam niên La Vang năm 2008 được giao cho Tổng giáo phận Hà Nội phụ trách. Như muốn diễn tả bản chất Công giáo và yêu thương của Giáo Hội, như không muốn bỏ sót một thành phần nào trong gia đình Giáo Hội Việt Nam, Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ trương phải có một chuyến hành hương dành riêng cho những người khuyết tật trong giáo tỉnh Hà Nội nói riêng và cho toàn quốc nói chung. Công việc này được uỷ trao cho Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục phụ tá Bùi Chu, kiêm Chủ tịch Uỷ ban truyền thông Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Đáp lại chủ trương của Đức tổng giám mục Hà Nội, và vốn xuất phát từ một Hội Dòng chuyên lo về giới trẻ - Salediêng Don Bosco, Đức cha Phêrô đã tổ chức một chuyến hành hương La Vang kết hợp với tham quan, giao lưu cho 224 em, trong đó có 60 tình nguyện viên, trong thời gian một tuần.
Xuất phát từ Hà Nội hồi 14 giờ ngày 12/08/2008, sau khi lần lượt đón các nhóm Cổ Nhuế, Xuân La, Đức Giang, Tư Đình, Đống Đa, Phương Chính, Paulo Hàng Bột, Bát Tràng và Linh Đàm (trong 6 nhóm này hầu như có đủ đại diện người khuyết tật đến từ các tỉnh từ miền Bắc đổ vào Nghệ An, gồm cả giáo lẫn lương và phần đông đang làm việc tại Hà Nội) đoàn đi tới Toà giám mục Thanh Hoá, được Đức giám mục, các linh mục, các chủng sinh và các nữ tu Mến Thánh Giá (MTG) Thanh Hoá đón tiếp nồng hậu và chiêu đãi bữa cơm tối tại Dòng MTG Thanh Hóa.
Dùng cơm xong, đoàn trực chỉ La Vang tiếp tục đi. Riêng nhóm Linh Đàm, gồm các thành viên trong gia đình Nghị Lực Sống do anh Nguyễn Công Hùng lập ra, đã ghé vào Xã Đoài, Nghệ An để đón một số thành viên đang làm việc tại nhà riêng Công Hùng và một số em tại Trung tâm trẻ khuyết tật Lâm Bích của các nữ tu MTG Xã Đoài.
Sáng ngày 13/08/2008 đoàn tới thị xã Đông Hà, được các xơ Dòng MTG Huế đang phục vụ tại giáo xứ Đông Hà, cũng như được Ban hành giáo nơi đây đón tiếp và lo cho bữa ăn sáng hết sức chu đáo. Ăn uống, nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến hành trình dài, đoàn lên xe tiến vào Thánh địa La Vang.
Giữa hàng ngàn những chiếc xe khách ngổn ngang đang làm cho đội trật tự hết sức khó khăn, vất vả trong việc chỉ huy, xếp chỗ, thế nhưng khi đoàn khuyết tật đến, đội trật tự đã nhanh chóng dẹp đường và yêu cầu những chiếc xe khác nhường lối cho bảy chiếc xe của đoàn tiến sát vào Nhà Trung Tâm của Linh địa La Vang, nơi Ban tổ chức đã dựng sẵn một cái trại lớn dành riêng cho những người khuyết tật.
Được dành lối cho xe vào đến nơi, được dành riêng cho một cái trại đủ rộng và bảo đảm trước mưa gió để nghỉ ngơi, sinh hoạt trong ba ngày Đại hội quả là một sự ưu ái hết sức lớn lao, nhất là trong khi đó có hằng trăm ngàn khách hành hương phải đi bộ cả cây số từ bãi giữ xe mới vào tới nơi và tìm một chỗ ngả lưng ngay giữa bãi đất trống cũng không dễ. Và càng đến sát giờ cao điểm của Đại Hội thì sự quan tâm của Ban tổ chức dành cho đoàn càng không thể kể xiết. Cứ mỗi ngày hai bữa ăn chính (trưa và tối) đội ẩm thực mang cơm nóng sốt đến tận nơi phát cho đoàn. Rồi ngoài Thánh lễ dành riêng cho đoàn do Đức cha Phêrô, trưởng đoàn, chủ tế vào lúc 9 giờ ngày 14/08, trong các Thánh lễ và các chương trình còn lại, hễ bất cứ khi nào đoàn muốn tham dự là Ban tổ chức, đội trật tự đều mở lối cho đi và dành chỗ ưu tiên trước Linh đài. Bên cạnh đó, nhóm các nữ tu Dòng Phaolô Đà Nẵng cũng luôn quan tâm đến mặt vệ sinh xung quanh khu vực của đoàn. Nhìn thấy đoàn khuyết tật có lối đi và chỗ ngồi ưu tiên giữa một biển người đứng chen chúc nhau, một số khách hành hương nói đùa với tôi trong sự thèm thuồng rằng: “Giá như trong Đại hội này mình được làm người khuyết tật!”
Không chỉ có Ban tổ chức, những nơi mà đoàn đã dừng chân, mà còn nhiều người con cái khác của Mẹ La Vang đều dành tình thương mến cho đoàn. Trong ba ngày Đại hội, đoàn đã được nhiều tập thể, cá nhân ghé thăm và tặng quà, thậm chí có gia đình còn chiêu đãi cả bữa ăn trưa tại nhà hàng sau ngày bế mạc Đại hội.
Trước những sự ưu ái mà đoàn đã nhận được, trước bầu không khí thánh thiêng và vui tươi của Đại hội, anh Nguyễn Văn Tương, mặc dù đã 45 tuổi nhưng cơ thể chỉ bằng một em bé vài ba tuổi, do hai chân và một tay bị liệt, nói rằng: “Tôi không muốn rời khỏi đây! Ở đây có Đức Mẹ La Vang, có các cha, các thầy, các xơ và anh chị em vui quá!”
Anh Phaolô Hồ Văn Long, 25 tuổi, bị bại liệt hai chân, người dân tộc Vân Kiều trong Tổng giáo phận có Mẹ La Vang hiện ra, mới trở lại đạo được hai năm, hiện đang làm việc cùng các nữ tu MTG Huế tại cơ sở Đông Hà, cách trung tâm hành hương không xa, thổ lộ: “Rất may là Long được đi cùng đoàn, nhờ đó mà Long mới được tham dự một Đại hội trọn vẹn, cảm thấy đức tin được thêm vững mạnh, được quen biết thêm nhiều anh em cùng cảnh ngộ như mình”.
Còn hiệp sĩ CNTT Công Hùng nói: “Cảm ơn Mẹ La Vang và tình thương của mọi người, nhờ đó Hùng có đủ sức khoẻ để tham dự hết Đại hội và tiếp tục những ngày tham quan và giao lưu cùng đoàn”.
Một bạn khuyết tật người lương dân tâm sự: “Trước đây khi đi học nghe nói đến các tăng lữ em rất sợ. Nhưng qua tiếp xúc với “bố” Đệ em thấy mấy người đi tu dễ thương, hay hay làm sao đó”.
Được biết, sau lễ bế mạc Đại hội, đoàn còn đi thăm phố cổ Đông Hà, sau đó đến giao lưu với giới trẻ giáo xứ Trí Bưu.
Ngày 16/08, đoàn đi thăm một số điểm ở thành phố Huế, sẽ được các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ lo cho phần ẩm thực, và tối đến sẽ có buổi giao lưu văn nghệ tại Toà giám mục Huế.
Ngày 17/08, đoàn sẽ về giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh giao lưu cùng giới trẻ nơi đây.
Ngày 18/08, đoàn sẽ trở ra Thanh Hoá, lại được cái nữ tu MTG Thanh Hoá đón tiếp trong bữa cơm trưa, sau đó đoàn đi tham quan Sầm Sơn và tối đến giao lưu cùng giáo xứ nơi trung tâm du lịch nổi tiếng của xứ Thanh này.
Ngày 19/08, Thánh lễ tạ ơn và nghi thức chia tay tại giáo xứ Sầm Sơn.
Với tinh thần con cái Đức mẹ La Vang nói riêng và tinh thần huynh đệ trong gia đình Giáo Hội nói chung, hy vọng bất cứ nơi nào đoàn đến cũng sẽ được tiếp đón nồng hậu và chu đáo.
Đón tiếp những anh chị em đau khổ, bệnh tật đó là đón tiếp chính Chúa, và như Chúa nói, những người có tấm lòng rộng mở đó sẽ được Người ban thưởng hạnh phúc ngàn thu (x. Mt 25, 31-40). Không chỉ có thế, với quan niệm của Giáo Hội, những thành viên đau khổ trong gia đình Giáo Hội chính là những người có khả năng mang lại ơn ích cho cộng đoàn môn đệ Chúa Kitô hơn ai hết. Vì thế cần biết bao sự quan tâm đến những anh chị em trong hoàn cảnh đó, để họ hoàn tất mầu nhiệm thương khó của Chúa, để họ biết và có khả năng kéo ơn Chúa xuống cho nhân loại. Thêm vào đó, khi chúng ta quan tâm, lo lắng cho những người bất hạnh, thì hơn bao giờ hết các tín hữu Kitô đang rao giảng một Thiên Chúa tình yêu một sống động và cụ thể cho những người đau khổ, nhất là những người đau khổ lương dân. Và khi các Kitô hữu trong lòng Giáo Hội nói chung và Giáo Hội Việt nam nói riêng làm như vậy là chúng ta đang thực hiện lời Mẹ La Vang dạy trong Đại hội lần này: “Hễ Giêsu nói gì thì anh em hãy làm như vậy”. Chúa Giêsu chẳng nói gì khác ngoài tình yêu...!
Đã là con người thì ai cũng có những khó khăn, cực khổ, và vì thế mọi khách hành hương về với Mẹ La Vang đều có những nỗi khổ riêng. Nhưng nhìn bề ngoài thì những người khuyết tật là những người gặp bất hạnh hơn ai hết. Tấm lòng Mẹ La Vang thể hiện với hết mọi người qua việc Ban tổ chức Đại hội lần 28 đã vất vả bao nhiêu ngày tháng trước và nhất là trong ba ngày vừa qua để mọi người có được một thời gian hành hương tốt đẹp. Cách riêng, Ban tổ chức đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với những anh chị em khuyết tật.
Đại hội Tam niên La Vang năm 2008 được giao cho Tổng giáo phận Hà Nội phụ trách. Như muốn diễn tả bản chất Công giáo và yêu thương của Giáo Hội, như không muốn bỏ sót một thành phần nào trong gia đình Giáo Hội Việt Nam, Đức Tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã chủ trương phải có một chuyến hành hương dành riêng cho những người khuyết tật trong giáo tỉnh Hà Nội nói riêng và cho toàn quốc nói chung. Công việc này được uỷ trao cho Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, giám mục phụ tá Bùi Chu, kiêm Chủ tịch Uỷ ban truyền thông Hội Đồng Giám mục Việt Nam.
Đáp lại chủ trương của Đức tổng giám mục Hà Nội, và vốn xuất phát từ một Hội Dòng chuyên lo về giới trẻ - Salediêng Don Bosco, Đức cha Phêrô đã tổ chức một chuyến hành hương La Vang kết hợp với tham quan, giao lưu cho 224 em, trong đó có 60 tình nguyện viên, trong thời gian một tuần.
Xuất phát từ Hà Nội hồi 14 giờ ngày 12/08/2008, sau khi lần lượt đón các nhóm Cổ Nhuế, Xuân La, Đức Giang, Tư Đình, Đống Đa, Phương Chính, Paulo Hàng Bột, Bát Tràng và Linh Đàm (trong 6 nhóm này hầu như có đủ đại diện người khuyết tật đến từ các tỉnh từ miền Bắc đổ vào Nghệ An, gồm cả giáo lẫn lương và phần đông đang làm việc tại Hà Nội) đoàn đi tới Toà giám mục Thanh Hoá, được Đức giám mục, các linh mục, các chủng sinh và các nữ tu Mến Thánh Giá (MTG) Thanh Hoá đón tiếp nồng hậu và chiêu đãi bữa cơm tối tại Dòng MTG Thanh Hóa.
Dùng cơm xong, đoàn trực chỉ La Vang tiếp tục đi. Riêng nhóm Linh Đàm, gồm các thành viên trong gia đình Nghị Lực Sống do anh Nguyễn Công Hùng lập ra, đã ghé vào Xã Đoài, Nghệ An để đón một số thành viên đang làm việc tại nhà riêng Công Hùng và một số em tại Trung tâm trẻ khuyết tật Lâm Bích của các nữ tu MTG Xã Đoài.
Sáng ngày 13/08/2008 đoàn tới thị xã Đông Hà, được các xơ Dòng MTG Huế đang phục vụ tại giáo xứ Đông Hà, cũng như được Ban hành giáo nơi đây đón tiếp và lo cho bữa ăn sáng hết sức chu đáo. Ăn uống, nghỉ ngơi lấy lại sức sau một chuyến hành trình dài, đoàn lên xe tiến vào Thánh địa La Vang.
Giữa hàng ngàn những chiếc xe khách ngổn ngang đang làm cho đội trật tự hết sức khó khăn, vất vả trong việc chỉ huy, xếp chỗ, thế nhưng khi đoàn khuyết tật đến, đội trật tự đã nhanh chóng dẹp đường và yêu cầu những chiếc xe khác nhường lối cho bảy chiếc xe của đoàn tiến sát vào Nhà Trung Tâm của Linh địa La Vang, nơi Ban tổ chức đã dựng sẵn một cái trại lớn dành riêng cho những người khuyết tật.
Được dành lối cho xe vào đến nơi, được dành riêng cho một cái trại đủ rộng và bảo đảm trước mưa gió để nghỉ ngơi, sinh hoạt trong ba ngày Đại hội quả là một sự ưu ái hết sức lớn lao, nhất là trong khi đó có hằng trăm ngàn khách hành hương phải đi bộ cả cây số từ bãi giữ xe mới vào tới nơi và tìm một chỗ ngả lưng ngay giữa bãi đất trống cũng không dễ. Và càng đến sát giờ cao điểm của Đại Hội thì sự quan tâm của Ban tổ chức dành cho đoàn càng không thể kể xiết. Cứ mỗi ngày hai bữa ăn chính (trưa và tối) đội ẩm thực mang cơm nóng sốt đến tận nơi phát cho đoàn. Rồi ngoài Thánh lễ dành riêng cho đoàn do Đức cha Phêrô, trưởng đoàn, chủ tế vào lúc 9 giờ ngày 14/08, trong các Thánh lễ và các chương trình còn lại, hễ bất cứ khi nào đoàn muốn tham dự là Ban tổ chức, đội trật tự đều mở lối cho đi và dành chỗ ưu tiên trước Linh đài. Bên cạnh đó, nhóm các nữ tu Dòng Phaolô Đà Nẵng cũng luôn quan tâm đến mặt vệ sinh xung quanh khu vực của đoàn. Nhìn thấy đoàn khuyết tật có lối đi và chỗ ngồi ưu tiên giữa một biển người đứng chen chúc nhau, một số khách hành hương nói đùa với tôi trong sự thèm thuồng rằng: “Giá như trong Đại hội này mình được làm người khuyết tật!”
Không chỉ có Ban tổ chức, những nơi mà đoàn đã dừng chân, mà còn nhiều người con cái khác của Mẹ La Vang đều dành tình thương mến cho đoàn. Trong ba ngày Đại hội, đoàn đã được nhiều tập thể, cá nhân ghé thăm và tặng quà, thậm chí có gia đình còn chiêu đãi cả bữa ăn trưa tại nhà hàng sau ngày bế mạc Đại hội.
Trước những sự ưu ái mà đoàn đã nhận được, trước bầu không khí thánh thiêng và vui tươi của Đại hội, anh Nguyễn Văn Tương, mặc dù đã 45 tuổi nhưng cơ thể chỉ bằng một em bé vài ba tuổi, do hai chân và một tay bị liệt, nói rằng: “Tôi không muốn rời khỏi đây! Ở đây có Đức Mẹ La Vang, có các cha, các thầy, các xơ và anh chị em vui quá!”
Anh Phaolô Hồ Văn Long, 25 tuổi, bị bại liệt hai chân, người dân tộc Vân Kiều trong Tổng giáo phận có Mẹ La Vang hiện ra, mới trở lại đạo được hai năm, hiện đang làm việc cùng các nữ tu MTG Huế tại cơ sở Đông Hà, cách trung tâm hành hương không xa, thổ lộ: “Rất may là Long được đi cùng đoàn, nhờ đó mà Long mới được tham dự một Đại hội trọn vẹn, cảm thấy đức tin được thêm vững mạnh, được quen biết thêm nhiều anh em cùng cảnh ngộ như mình”.
Còn hiệp sĩ CNTT Công Hùng nói: “Cảm ơn Mẹ La Vang và tình thương của mọi người, nhờ đó Hùng có đủ sức khoẻ để tham dự hết Đại hội và tiếp tục những ngày tham quan và giao lưu cùng đoàn”.
Một bạn khuyết tật người lương dân tâm sự: “Trước đây khi đi học nghe nói đến các tăng lữ em rất sợ. Nhưng qua tiếp xúc với “bố” Đệ em thấy mấy người đi tu dễ thương, hay hay làm sao đó”.
Được biết, sau lễ bế mạc Đại hội, đoàn còn đi thăm phố cổ Đông Hà, sau đó đến giao lưu với giới trẻ giáo xứ Trí Bưu.
Ngày 16/08, đoàn đi thăm một số điểm ở thành phố Huế, sẽ được các nữ tu Dòng Con Đức Mẹ lo cho phần ẩm thực, và tối đến sẽ có buổi giao lưu văn nghệ tại Toà giám mục Huế.
Ngày 17/08, đoàn sẽ về giáo xứ Đông Yên, hạt Kỳ Anh giao lưu cùng giới trẻ nơi đây.
Ngày 18/08, đoàn sẽ trở ra Thanh Hoá, lại được cái nữ tu MTG Thanh Hoá đón tiếp trong bữa cơm trưa, sau đó đoàn đi tham quan Sầm Sơn và tối đến giao lưu cùng giáo xứ nơi trung tâm du lịch nổi tiếng của xứ Thanh này.
Ngày 19/08, Thánh lễ tạ ơn và nghi thức chia tay tại giáo xứ Sầm Sơn.
Với tinh thần con cái Đức mẹ La Vang nói riêng và tinh thần huynh đệ trong gia đình Giáo Hội nói chung, hy vọng bất cứ nơi nào đoàn đến cũng sẽ được tiếp đón nồng hậu và chu đáo.
Đón tiếp những anh chị em đau khổ, bệnh tật đó là đón tiếp chính Chúa, và như Chúa nói, những người có tấm lòng rộng mở đó sẽ được Người ban thưởng hạnh phúc ngàn thu (x. Mt 25, 31-40). Không chỉ có thế, với quan niệm của Giáo Hội, những thành viên đau khổ trong gia đình Giáo Hội chính là những người có khả năng mang lại ơn ích cho cộng đoàn môn đệ Chúa Kitô hơn ai hết. Vì thế cần biết bao sự quan tâm đến những anh chị em trong hoàn cảnh đó, để họ hoàn tất mầu nhiệm thương khó của Chúa, để họ biết và có khả năng kéo ơn Chúa xuống cho nhân loại. Thêm vào đó, khi chúng ta quan tâm, lo lắng cho những người bất hạnh, thì hơn bao giờ hết các tín hữu Kitô đang rao giảng một Thiên Chúa tình yêu một sống động và cụ thể cho những người đau khổ, nhất là những người đau khổ lương dân. Và khi các Kitô hữu trong lòng Giáo Hội nói chung và Giáo Hội Việt nam nói riêng làm như vậy là chúng ta đang thực hiện lời Mẹ La Vang dạy trong Đại hội lần này: “Hễ Giêsu nói gì thì anh em hãy làm như vậy”. Chúa Giêsu chẳng nói gì khác ngoài tình yêu...!