Đầu tư cho cuộc sống mai sau
(Chúa Nhật 22 thường niên: Matthêu 16, 21-27)
Hầu như mọi hoạt động, mọi nỗ lực của nhiều người đều quy về việc củng cố, đầu tư cho thân xác, cho cuộc đời tạm thời vắn vỏi nầy. Cái tôi như một quả bong bóng mà cá nhân mỗi người cố thổi cho phồng lên tối đa. Cái tôi như một trung tâm điểm mà tất cả mọi năng lực của bản thân đều quy về đó. 24 giờ mỗi ngày đều được người ta dành trọn vẹn cho thân xác: giờ để ăn, giờ để ngủ, giờ để giải trí vui chơi, giờ để làm việc nuôi thân xác... 168 giờ mỗi tuần, 720 giờ của mỗi tháng cũng được dành trọn cho thân xác. 8.766 giờ của mỗi năm cũng chỉ được dành trọn để thổi phồng thân xác dòn mỏng nầy cho đến lúc nó nổ tung ra như quả bong bóng đầy hơi. Châm ngôn của người ta là: Tất cả cho thân xác. Tất cả cho cuộc sống đời nầy. Người ta cố đầu tư xây dựng cho cuộc sống đời nầy như những con dã tràng đua nhau xe cát, tạo nên những đụn cát nhỏ bé trên bãi biển bao la để rồi một lát sau sóng biển sẽ xoá đi chẳng để lại vết tích gì. Người ta chăm lo vun quén cho thân xác thật sung mãn như những đứa bé thi nhau thổi ra những chiếc bong bóng xà phòng trông thật long lanh và hấp dẫn... nhưng rồi... bụp, bụp, bụp..., bong bóng nầy nối tiếp bong bóng kia, đua nhau nổ tan tành chẳng còn chi. Bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của, tài năng, trí tuệ, nghị lực… đều được dốc ra để đầu tư cho thân xác, cho cuộc sống tạm bợ đời nầy, để rồi kết cuộc đời người, theo như thi hào Nguyễn Du, chỉ còn là một nấm đất: “Trăm năm còn có gì đâu? “Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!”
Tiếc thay, ngay nay đất đai khan hiếm, kết cục đời người không còn được một nấm cỏ khâu như xưa, nhưng chỉ là một lọ nhỏ chứa nắm tro tàn sau khi thiêu xác! Thế là đúng như lời Chúa Giê-su dạy: “quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất”; và cho dù người ta có thu tóm “được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” *** Đầu tư hết vốn liếng và khả năng để bồi đắp thân xác và xây dựng cuộc sống đời nầy để rồi rốt cục chỉ còn là “một nấm cỏ khâu” hay đơn giản hơn, là “một lọ tro tàn” thì kiếp người đúng là một thảm kịch bi đát nhất. Trong lĩnh vực kinh tế, có ai dại dột đến nỗi đầu tư kiểu đó không?? Nhưng làm sao để tránh khỏi thảm kịch bi đát nầy? Có giải pháp nào làm cho đời sống triển nở tốt đẹp hơn không? Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đề nghị một giải pháp tốt. Người dạy chúng ta đầu tư đúng hướng để được hưởng lợi nhuận vững bền. Đó là đầu tư theo hướng tâm linh, mà điều kiện tiên quyết là hãy từ bỏ mình và vác thập giá. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?”
Phanxicô Xavie lúc còn thanh xuân quyết dồn mọi nỗ lực để phụng sự thân xác, muốn đầu tư hết tài trí, sức lực để chiếm hữu địa vị xã hội và vinh hoa thế gian. May thay, Thiên Chúa đã gửi đến cho anh người bạn tốt, đó là thánh Inhaxiô, một người bạn lớn tuổi học cùng trường. Inhaxiô thường dùng câu lời Chúa chúng ta nghe hôm nay để nhắc bảo Phanxicô Xavie: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” Anh sáng của Lời Chúa đã loé lên trong tâm hồn chàng trai đầy tham vọng trần thế và đã làm xoay chuyển cuộc đời anh. Phanxicô giã từ việc theo đuổi phù du ảo ảnh đời nầy (đó là từ bỏ mình) để dấn thân không mệt mỏi vào những vùng đất xa xôi (đó là chấp nhận vác thập giá) để chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa nên đã được hạnh phúc vinh hiển muôn đời. “Từ bỏ chính mình” tức là đừng lấy thân xác làm mục tiêu cho mọi phấn đấu, mọi nỗ lực của ta; cụ thể là không dành toàn bộ công sức, thời gian, tài năng, trí tuệ để phụng sự thân xác. “Vác thập giá mình” là chấp nhận khổ chế, cụ thể là khước từ những đòi hỏi vô độ của thân xác- sự khước từ nào cũng là một thập giá, đều để lại đau thương - để dành thời giờ và nghị lực cho sự phát triển tâm linh. Chúa Giê-su đã đầu tư đời Người theo hướng đó và Người đã đạt tới vinh hiển khải hoàn. Hôm nay, Người muốn chúng ta đầu tư theo hướng Người đã đầu tư, bước đi theo con đường Người đã bước, để chúng ta được chung hưởng vinh hiển như Người. Lạy Chúa Giê-su, Xin cho Lửa Thánh Linh soi chiếu tâm hồn để chúng con nhận ra rằng con người gồm cả hồn lẫn xác. Thân xác nầy nay còn mai mất và rốt cục chỉ còn là tro bụi thì chỉ cần đầu tư vừa phải. Còn linh hồn trường tồn bất diệt thì phải đầu tư cho hồn nhiều lần hơn để mai sau được hưởng vinh phúc muôn đời với Chúa. Amen.
(Chúa Nhật 22 thường niên: Matthêu 16, 21-27)
Hầu như mọi hoạt động, mọi nỗ lực của nhiều người đều quy về việc củng cố, đầu tư cho thân xác, cho cuộc đời tạm thời vắn vỏi nầy. Cái tôi như một quả bong bóng mà cá nhân mỗi người cố thổi cho phồng lên tối đa. Cái tôi như một trung tâm điểm mà tất cả mọi năng lực của bản thân đều quy về đó. 24 giờ mỗi ngày đều được người ta dành trọn vẹn cho thân xác: giờ để ăn, giờ để ngủ, giờ để giải trí vui chơi, giờ để làm việc nuôi thân xác... 168 giờ mỗi tuần, 720 giờ của mỗi tháng cũng được dành trọn cho thân xác. 8.766 giờ của mỗi năm cũng chỉ được dành trọn để thổi phồng thân xác dòn mỏng nầy cho đến lúc nó nổ tung ra như quả bong bóng đầy hơi. Châm ngôn của người ta là: Tất cả cho thân xác. Tất cả cho cuộc sống đời nầy. Người ta cố đầu tư xây dựng cho cuộc sống đời nầy như những con dã tràng đua nhau xe cát, tạo nên những đụn cát nhỏ bé trên bãi biển bao la để rồi một lát sau sóng biển sẽ xoá đi chẳng để lại vết tích gì. Người ta chăm lo vun quén cho thân xác thật sung mãn như những đứa bé thi nhau thổi ra những chiếc bong bóng xà phòng trông thật long lanh và hấp dẫn... nhưng rồi... bụp, bụp, bụp..., bong bóng nầy nối tiếp bong bóng kia, đua nhau nổ tan tành chẳng còn chi. Bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của, tài năng, trí tuệ, nghị lực… đều được dốc ra để đầu tư cho thân xác, cho cuộc sống tạm bợ đời nầy, để rồi kết cuộc đời người, theo như thi hào Nguyễn Du, chỉ còn là một nấm đất: “Trăm năm còn có gì đâu? “Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì!”
Tiếc thay, ngay nay đất đai khan hiếm, kết cục đời người không còn được một nấm cỏ khâu như xưa, nhưng chỉ là một lọ nhỏ chứa nắm tro tàn sau khi thiêu xác! Thế là đúng như lời Chúa Giê-su dạy: “quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất”; và cho dù người ta có thu tóm “được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” *** Đầu tư hết vốn liếng và khả năng để bồi đắp thân xác và xây dựng cuộc sống đời nầy để rồi rốt cục chỉ còn là “một nấm cỏ khâu” hay đơn giản hơn, là “một lọ tro tàn” thì kiếp người đúng là một thảm kịch bi đát nhất. Trong lĩnh vực kinh tế, có ai dại dột đến nỗi đầu tư kiểu đó không?? Nhưng làm sao để tránh khỏi thảm kịch bi đát nầy? Có giải pháp nào làm cho đời sống triển nở tốt đẹp hơn không? Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su đề nghị một giải pháp tốt. Người dạy chúng ta đầu tư đúng hướng để được hưởng lợi nhuận vững bền. Đó là đầu tư theo hướng tâm linh, mà điều kiện tiên quyết là hãy từ bỏ mình và vác thập giá. “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy. Vì nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mạng sống mình?”
Phanxicô Xavie lúc còn thanh xuân quyết dồn mọi nỗ lực để phụng sự thân xác, muốn đầu tư hết tài trí, sức lực để chiếm hữu địa vị xã hội và vinh hoa thế gian. May thay, Thiên Chúa đã gửi đến cho anh người bạn tốt, đó là thánh Inhaxiô, một người bạn lớn tuổi học cùng trường. Inhaxiô thường dùng câu lời Chúa chúng ta nghe hôm nay để nhắc bảo Phanxicô Xavie: “Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì?” Anh sáng của Lời Chúa đã loé lên trong tâm hồn chàng trai đầy tham vọng trần thế và đã làm xoay chuyển cuộc đời anh. Phanxicô giã từ việc theo đuổi phù du ảo ảnh đời nầy (đó là từ bỏ mình) để dấn thân không mệt mỏi vào những vùng đất xa xôi (đó là chấp nhận vác thập giá) để chinh phục các linh hồn cho Thiên Chúa nên đã được hạnh phúc vinh hiển muôn đời. “Từ bỏ chính mình” tức là đừng lấy thân xác làm mục tiêu cho mọi phấn đấu, mọi nỗ lực của ta; cụ thể là không dành toàn bộ công sức, thời gian, tài năng, trí tuệ để phụng sự thân xác. “Vác thập giá mình” là chấp nhận khổ chế, cụ thể là khước từ những đòi hỏi vô độ của thân xác- sự khước từ nào cũng là một thập giá, đều để lại đau thương - để dành thời giờ và nghị lực cho sự phát triển tâm linh. Chúa Giê-su đã đầu tư đời Người theo hướng đó và Người đã đạt tới vinh hiển khải hoàn. Hôm nay, Người muốn chúng ta đầu tư theo hướng Người đã đầu tư, bước đi theo con đường Người đã bước, để chúng ta được chung hưởng vinh hiển như Người. Lạy Chúa Giê-su, Xin cho Lửa Thánh Linh soi chiếu tâm hồn để chúng con nhận ra rằng con người gồm cả hồn lẫn xác. Thân xác nầy nay còn mai mất và rốt cục chỉ còn là tro bụi thì chỉ cần đầu tư vừa phải. Còn linh hồn trường tồn bất diệt thì phải đầu tư cho hồn nhiều lần hơn để mai sau được hưởng vinh phúc muôn đời với Chúa. Amen.