Chuyện phiếm: VÀO THU
Đất lành chịm đậu. Canada là miền đất lành nên nhiều giống chim quý đã bay tới đây. Một trong những con chim nổi tiếng là Thomas Bata. Các cụ biết ông Bata này chứ. Các cụ phải biết vì trong nhà các cụ có nhiều sản phẩm của ông ta lắm. Mỗi buổi sáng cụ đi bộ, cụ đi tập Tai Chi, cụ đi tập khí công, cụ đi đánh tennis, cụ đều xài đôi giày vải, phải không ạ ? Giày vải này là do ông ta chế tạo ra đấy. Ông Thomas Bata sinh quán Tiệp Khắc. Năm 1938 đầu thế chiến thứ hai, khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Tiệp Khắc thì gia đình ông chạy sang Canada. Tại xứ thanh bình này, ông đã phát minh ra giày vải. Đây là một cuộc cách mạng. Trước đó, hễ nói tới giày là nói tới da, da thú. Từ Canada, giày vải bành trướng đi khắp thế giới. Tại Toronto có một viện bảo tàng Bata, nơi đây trưng bày 10 ngàn đôi giày vải đủ loại qua các giai đoạn. Ông tổ Bata vừa qua đời tại Toronto, thọ 93 tuổi vàng.
Canada là miền đất lành của Bata, cũng là điểm tới nhiều lần của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã tới đây nhiều lần để rao giảng tình thương yêu. Ngài đã được chính quyền Canada trao tặng huân chương cao qúy ‘ Công Dân Danh Dự ’ mấy tháng trước đây. Nay lại có tin ngài sẽ thăm Canada vùng Québec vào tháng 10 sang năm để cổ võ và tán dương chương trình dạy công dân giáo dục tại bậc trung học.
Nghe tới đây thì ông H.O. trong làng tôi cười ha ha. Bây giờ Canada mới bắt kịp Việt Nam về mặt này. Tại VNCH trước năm 1975 môn này được dạy từ lâu rồi.
Xin được nói tiếp về miền đất lành. Thủ tướng Canada vừa chính thức xác nhận chủ quyền miền Bắc Băng Dương 370 cây số tính từ bờ biển. Các cụ biết việc tranh chấp hải trình phía bắc, Northern Passage, rồi chứ. Ông Mỹ, ông Nga và nhiều nước Âu Châu đang tranh cãi. Họ không chịu con đường dài 370 cây số từ bờ biển ăn ra đại dương. Đường này bao trùm dưới sâu bao nhiêu quặng mỏ và dầu khí. Nghe nói nó có trữ lượng một phần tư dầu khí của thế giới. Đất lành có khác.
Thủ tướng Stephen Harper cũng vừa tuyên bố Canada sẽ bầu lại quốc hội liên bang vào giữa tháng tới. Dân chúng sắp được nghe và được xem các màn kịch về bầu cử. Anh Mike người hàng xóm da trắng của tôi bảo rằng mùa bầu cử rất tốt cho kinh tế. Tôi là người u mê, nghe anh nói vậy mà chả hiểu gì. Anh liền giải thích: mỗi lần bầu cử là mỗi lần đồng tiền của các chính trị gia được đem ra chi tiêu cho các cuộc quảng cáo, nó luân lưu đi khắp nước. Xin các cụ chờ, cuối tháng Mười tôi sẽ có bài tường trình về cuộc bầu cử ở xứ dân chủ này. Cam đoan nó sẽ khác hoàn toàn bầu cử ở VN. Hiện nay ở VN, Đảng CS chọn các đảng viên làm ứng cử viên, dân chỉ có việc nhắm mắt bỏ phiếu. Đảng là đỉnh cao sáng suốt bao giờ cũng chọn đúng người.
Bà Cụ B.95 nghe chúng tôi nói chuyện bầu cử và đảng CS thì kêu nhức đầu, cụ đã lây bệnh này từ Chị Ba Biên Hòa. Cụ xin được nghe những chuyện bình dân dễ hiểu. Cái này thì phải nhờ đến tài ông ODP. Ông ODP liền cười hì hì rồi bảo khó gì việc ấy. Ông xin kể chuyện phong thủy. Đó là chuyện Trịnh Tùng.
Ngoại sử kể rằng ngày xưa nhà ông Trịnh Tùng nghèo lắm. Ông mồ côi cha. Ông phụng dưỡng mẹ rất có hiếu. Vì mẹ ông rất thích ăn thịt gà, mà ông nhà nghèo nên ông thường đi ăn cắp gà hàng xóm về nấu cho mẹ ăn. Làng trên xóm dưới nhà ai cũng mất gà. Ai cũng biết ông ăn cắp gà. Ai cũng chửi cũng rủa, mà ông cứ tỉnh bơ. Có một hàn sĩ nghĩ ra mưu độc: Sở dĩ Trịnh Tùng đi ăn cắp gà là vì mẹ ông ta thích ăn gà. Bây giờ nếu mẹ ông không còn nữa thì Trịnh Tùng sẽ không còn lý do gì để đi ăn trộm. Dân làng nghe có lý. Thế là mẹ ông bị đầu độc chết. Trịnh Tùng khóc lóc thảm thiết rồi đưa mẹ đi chôn, sau đó đi lang thang làm cách mạng. Ông theo phò Nguyễn Kim chống lại nhà Mạc. Rồi ông được trọng dụng, làm lên tới chức tướng công, làm chúa phương Bắc, cha truyền con nối tới tám đời. Tại đâu mà từ một anh ăn cắp gà lên tới chức Chúa đời vua Lê ? Dân gian tin rằng ông phát như vậy là vì ông đã táng mẹ ông vào chính hàm rồng là nơi phát ra mạng đế vương.
Nghe đến việc ai chôn cất cha mẹ vào miếng đất miệng rồng thì phát tới bậc đế vương, ông H.O. liền giơ tay xin góp ý: Viẹc này rất đúng. Chứng cớ là việc Ông Nguyễn Sinh Cung đã chôn cất cha mình là cụ Nguyễn Sinh Sắc đúng vào nơi đắc địa nên ông từ một tên bồi tàu vô danh tiểu tốt mà về sau làm tới bậc đại đế uy danh lừng lẫy. Nguyễn Sinh Cung về sau cải danh là Hồ Chí Minh.
Ông ODP nghe đến đây thì biết chắc là phe các bà sẽ kêu nhức đầu liền xin kể một chuyện tiếu lâm nóí về miệng lưỡi một anh bán hàng. Ông bảo ông vừa đọc thấy chuyện này trong sách các chuyện tếu Canada.
Rằng có anh chàng kia đi xin một chân bán hàng tại một trung tâm bách hóa lớn trong thành phố. Chủ nhân bảo rằng anh phải qua thời kỳ tập sự và thử thách. Nếu anh chứng tỏ có khả năng thì anh mới được chính thức thâu nhận. Cuối ngày bán hàng đầu tiên, chủ nhân hỏi anh: Hôm nay anh bán được hàng cho bao nhiêu người khách, anh trả lời: Chỉ bán được cho một người. Chủ nhân tỏ vẻ thất vọng rồi nói: Cứ đà này thì tôi không dám chắc tôi có thể mướn anh, vì ở đây mỗi ngày nhân viên bán hàng ít ra cũng cho 20 hay 30 người khách. Vậy tổng số tiền anh bán được là bao nhiêu ? Anh tập sự trả lời: 100 ngàn đồng. Chủ nhân tưởng anh nói lẫn, bèn hỏi lại, anh bèn thưa rất trịnh trọng: Thưa 100 ngàn đồng. Chủ nhân bèn ngồi xuống ghế rồi yêu cầu anh tường thuật chi tiết. Anh bèn kể: Lúc đầu thì cái ông khách hàng này vào mua một cái lưỡi câu bé xíu, bán xong cái lưỡi câu bé xíu này thì tôi hỏi chuyện rồi tôi khuyên ông nên mua lưỡi câu to hơn, rồi mua đến lưỡi câu bự nhất. Xong lưỡi câu thì tôi bán được giây câu và cần câu. Rồi tôi hỏi ông đi câu ở đâu, ông ta bảo ở bờ sông. Tôi mới bảo ông ta là với bộ đồ câu tốt như thế này, ông không nên ngồi ở bờ sông mà nên ra biển. Muốn ra biển câu được cá lớn thì ông nên ngồi vào một cái canô. Ông ta bùi tai liền bằng lòng mua canô. Thế là tôi dẫn ông ta sang gian hàng tàu bè. Mua canô xong thì tôi hỏi ông ta lái xe gì. Ông trả lời xe Volkwagen.Tôi liền bảo cái xe Volkswagen thì nhỏ qúa không đủ sức kéo theo thuyền câu, ông nên đổi xe. Ông ta lại bùi tai đồng ý. Thế là tôi dẫn ông ta sang khu bán xe hơi. Và ông ta đã mua cái xe Ford nhiều mã lực.
Chủ nhân ngồi nghe chuyện bán hàng của anh mà như nghe chuyện thần tiên. Nghe anh kể đến đây xong thì chủ nhân khen anh hết lời: Anh quả là thiên tài, từ việc bán một cái lưỡi câu nhỏ xíu mà bán thêm được canô và xe Ford. Thiên tài! Thiên tài ! Anh tập sự đáp lời: Thực ra thì lúc đầu không phải anh ta mua lưỡi câu mà anh ta hỏi mua băng vệ sinh cho phụ nữ. Vì tôi tò mò, đàn ông mà tại sao lại đi mua tampon, thì anh ta đáp anh ta mua cho vợ đang có kinh. Từ chỗ này tôi mới nói rằng đàn ông mà vợ có kinh thì chắc buồn lắm, ông làm gì cho hết thời giờ. Ông ta mới trả lời rằng có lẽ để giết thời giờ nhàn rỗi này, ông sẽ đi câu. Và câu chuyện bán lưỡi câu bắt đầu từ đây.
Rồi ông ODP chấm dứt chuyện. Phe các bà vỗ tay râm ran. Chuyện hay qúa chứ. Anh này đúng là thiên tài bán hàng. Miệng anh ta có bùa mê. Nghe tới đây thì ông H.O. nhảy vào liền: Quý bà mê cái miệng anh bán hàng này phải không ? Tôi biết một người khác, một thiên tài bán hàng còn giỏi hơn cái anh này ngàn lần. Đó là Ông Hồ Chí Minh. Sử kể rằng thời đó, thập niên 1930 và 1940, ở Pháp lừng lẫy danh tiếng của hai học giả Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường. Ông Thảo là một thiên tài, đỗ đầu kỳ thi vào trường Ecole Normale Superieure ở Paris, rồi đậu Thạc sĩ Triết học. Ông là người cãi nhau tay đôi với triết gia Sartre về thuyết hiện sinh. Ông Tường là thiên tài về học vấn, năm 23 tuổi đậu hai bằng tiến sĩ một lúc. Hai ông này đầy lòng yêu nước. Họ Hồ tới gặp hai thiên tài này ở Paris. Họ Hồ đã khơi động lòng yêu nước, đã bán hàng yêu nước. Hai ông chịu mua liền. Hai ông đã theo họ Hồ về nước và đã hết lòng phục vụ CS trong nhiều năm. Nhưng rồi hai ông đã mở mắt. Hai ông đã mua phải hàng giả, nhưng lúc đó đã qúa trễ. Ông Hồ bán được hàng cho 2 đại trí thức và kéo được hai đại trí thức này về VN, tài bán hàng của ông Hồ phải là vào bậc tổ sư chứ ! Về sau, vì hai ông đã tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nên bị thất sủng, đời tàn. Thật tiếc cho hai thiên tài này vô cùng.
Ông Nguyễn Mạnh Tường về cuối đời thì được sang Pháp, năm 1989. Tại đây ông cho xuất bản cuốn ‘ Un excommunié’ ( Một kẻ bị rút phép thông công). Trong cuốn này ông dàn trải cõi lòng. Ông kể khi ông mở mắt nhìn thấy sự thực thì mọi sự đã muộn.
Việc Ông Tường giống y chang việc nhà văn Nguyễn Khải gần đây. Các cụ biết nhà văn lớn CS này chứ. Ông làm lớn trong Hội Nhà Văn, ông được giải văn chương cao quý nhất của CSVN, ông được xã hội ưu đãi. Thế mà cuối đời ông cũng đã mở mắt. Ta hãy nghe ông tâm sự:
- Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu thì cũng vẫn tạo ra được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng ….. .
- Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất, cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay, chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập sẽ thành giấy lộn cho con cháu bán cân
- Sau Điện Biên Phủ, một nửa nước được độc lập, nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành kẻ vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư do suy tư, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân nhóm Nhân Văn giai phẩm.
- Một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Qủa dân tộc VN đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Thoát ách nô lệ thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy.
Đọc những lời tâm sự cuối đời của Nguyễn Khải trên đây, tôi chú ý tới đoạn ông nói về những vinh quang mà ông được trong đời nhà văn CS. Nó làm tôi nhớ tới văn học Nga Xô. Thời CS Nga thống trị đất nước thì những tác phẩm của Georgi Markov, Pyotr Proskurin được chế độ coi là kiệt tác, nhưng sau năm 1991, khi chế độ CS Nga tan hàng thì những tác phẩm này bị coi là những ung nhọt trong văn học. Bây giờ không ai thèm nhắc đến nữa. Hiện nay ở VN, hễ nói tới thơ văn thì phải trích dẫn thơ văn Hồ Chí Minh và Tố Hữu, liệu mai này khi đất nước hết CS thì hai tên này có giống tên hai nhà văn CS Nga trên đây không ?
Rồi nhân nhắc tới tâm sự Nguyễn Khải thương xót dân tộc lầm than, Ông ODP bình luận: Trung Cộng mạnh làm vậy mà họ không đánh Đài Loan, Đông Đức mạnh làm vậy mà họ không đánh Tây Đức, Bắc Hàn mạnh làm vậy mà họ không đánh Nam Hàn, chung quy là vì họ còn máu người, người cùng một dòng giống không giết nhau. Chỉ có VN, ông Bắc Cộng không kể gì tới dòng máu đồng bào, kéo quân vào đánh và chém giết Miền nam, và bây giờ đang cai trị Miền nam. Ông Bắc Cộng này không những chém người Miền Nam, mà còn chém luôn ông miền Nam theo CS nữa. Nguyễn Hữu Thọ và Trần Văn Trà thuộc Mặt Trận Giải Phóng đã phải than: Mình cháy nhà, tưởng người ta có lòng tốt đến chữa cháy, ai dè giúp xong thì họ chiếm nhà mình luôn !
Anh John là người nhậy cảm nhất. Anh biết phe liền ông chúng tôi hôm nay cao hững đã và đang nói những chuyện mà các bà cho là gây nên cơn nhức đầu nên anh chuyển hướng. Viêc này đẹp lòng các bà qúa sức. Anh quay vào hỏi Cụ B.95:
Cụ ơi, cháu nghe bác ODP xưng mình là dân ‘ Bắt còng chín kí’ mà cháu không hiểu gì cả, cháu đoán đây là mật ngữ, hoặc tiếng nói lái, mà cháu không giải được. Bắt còng, tức là bắt con còng còng, họ nhà cua, việc này cháu hiểu, Chín kí là 9 kí lô, việc này cháu hiểu. Nhưng dân ‘bắt còng chín kí’ là dân gì, cháu chịu, không hiểu được. Xin Cụ chỉ cho cháu.
Tôi có kinh nghiệm này là người ngoại quốc, dù giỏi tiếng Việt đến đâu, thường không biết nói lái hay không hiểu được tiếng nói lái. Trường hợp anh John là một điển hình. Các cụ nghe dân ‘Bắt Còng Chín Kí’ đã biết là dân gì chưa ?
Cụ B.95 nghe xong câu hỏi liền cười khì khì. Dễ mà. Đó là kiểu nói lái Bắc Kỳ. ‘Bắt còng chín kí’ là ‘Bắc Kỳ chính cống’. Anh John nghe xong lời giải thì thích quá. Anh liền mở sổ tay ra biên biên chép chép.
Thấy anh John ham học tiếng Việt như vậy, Cụ B.95 phục lắm. Vì bữa nay anh không phải kể chuyện thời sự trong tháng, nên nhân chuyện nói lái trong tiếng Việt này, Cụ B.95 liền bắt anh kể chuyện việc học. Anh John liền đem chuyện học ca dao tục ngữ ra khoe. Rằng tuần qua cháu học đến câu ‘ Ông nói gà, bà nói vịt’ và được giải thích là hai người không nói một thứ ngôn ngữ nên không hiểu nhau, như con gà và con vịt nói hai thứ tiếng khác nhau. Và tác giả bài sách kể một câu chuyện làm ví dụ mà cháu thích vô cùng. Cháu xin kể cụ nghe. Chuyện có chút bóng dáng tục nhưng ý rất hay. Chuyẹn ông nói gà bà nói vịt như sau:
Rằng có cặp vợ chồng kia hiếm muộn. Bà vợ đã đi nhiều bác sĩ, đã uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không có con. Cuối cùng thì bác sĩ tìm ra nguyên nhân hiếm muộn: không phải lỗi ở bà mà ở ông. Ông chồng đi chữa trị nhiều nơi, uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không làm cho vợ thụ thai được. Mà hai vợ chồng rất ao ước có được một đứa con. Cuối cùng thì anh chồng phải xin vợ nhận giống từ người khác. Anh chồng đi tìm đối tượng và đã tìm ra. Đây là một người đàn ông lạ mặt, khoẻ mạnh, đẹp trai, học thức, tính tình vui vẻ. Cuộc nhận giống đã được thu xếp xong. Ông chồng trước khi ra khỏi nhà đã dặn vợ nên tiếp rước vị ân nhân kia vui vẻ và không nên e thẹn quá. Bà vợ đã sẵn sàng nhận giống. Nhưng chẳng may người cho giống bữa đó bị kẹt không đến được và không có cách gì liên lạc được với bà vợ. Trong khi bà vợ đang nôn nóng chờ đợi thì có một nhà chụp ảnh chuyên nghiệp về trẻ con gọi đến xin hành nghề chụp ảnh. Bà vợ thì cứ nghĩ đây là ngươi ân nhân cho giống. Ông chụp ảnh xin được nói trước diễn tiến là sẽ làm việc này ở 3 nơi: trong phòng ngủ, trong bồn tắm và trên bàn nhà bếp. Bà vợ vô cùng sửng sốt vì xưa nay việc này chỉ xảy ra trong phòng ngủ mà thôi. Ông còn hỏi xem phòng tắm và phòng ăn có rộng đủ cho ông đặt cái giá sắt không thì bà lại càng ngạc nhiên hơn nũa. Thấy giọng bà có vẻ sửng sốt khi nghe tới cái giá thì ông kia cắt nghĩa: Đồ đạc của tôi to và nặng lắm, phải đỡ bằng cái giá 3 chân mới nổi. Bà vợ nghe xong thì té xỉu.
Cả làng nghe đến đây thì cười ầm lên, phe các ông thì đập bàn đập ghế. Anh H.O. thấy bầu không khí vui vẻ qúa sức thế này thì xin kể một câu chuyện khác cũng gần cái đề tài trên đây. Rằng có một ông chồng kia lấy phải bà vợ xấu quá nên ông chồng hay bỏ nhà đi hoang. Bữa đó ông đi hoang nhưng về nhà bất chợt thì bắt gặo vợ mình đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ mặt. Ông chồng không muốn làm ầm lên việc này vì sợ dư luận hàng xóm, bèn yêu cầu ngươi đàn ông ra khỏi nhà ngay. Sau đó ông bảo vợ: Bà cắt nghĩa thế nào về việc này đây ? Bà vợ bị chồng bỏ bê lâu ngày nên bà không còn biết sợ là gì, bèn nói tỉnh bơ:
- Xưa nay ông vẫn nhắc tôi làm việc phúc đức. Hôm nay tôi làm việc phúc đức mà thôi. Tôi thấy ông ta lỡ đường và đói khát, tôi đã cho ông ta thức ăn mà tôi nấu cho ông từ hôm qua mà ông không thèm về ăn. Khi ông ta ăn xong thì tôi thấy ông ta hôi hám quá liền bảo ông ta đi tắm cho sạch sẽ. Ông ta tắm xong thì tôi thấy quần áo ông ta rách rưới và dơ bẩn nên tôi cho ông ta bộ quần áo mà xưa nay ông chê là vừa cũ vừa xấu, đã có lần ông định vất đi.
- Thế còn chuyện ông ta nằm trên giường thì bà nói sao đây ?
- Thì tôi cũng theo đúng lời ông hay nói xưa nay: những gì trong nhà không dùng thì đem cho ngươì khác kẻo phí của trời.
Dân làng lại được dịp cười lớn hơn nữa. Nhưng rồi Chị Ba Biên Hoà lên tiếng:
- Sao bữa nay phe các ông toàn kể chuyện mặn. Bây giờ tôi đố ông nào kể được một chuyện cười thật hay mà không vương mùi tục một tí nào, thì tôi sẽ đứng lên nấu một món thật đặc biệt đãi các ông. Anh H.O. giơ tay nhận lời đố và vào đề ngay: Ngày xưa bên nhà tôi có cô Tám, một cô hàng xóm rất xinh nhưng rất đứng đắn và nghiêm nghị. Cô hơn tôi 5 tuổi nên coi tôi như người em. Bữa đó có một người anh họ tới chơi. Tôi thấy Cô Tám đang ngồi ngoài hiên chơi với con chó. Tôi đố ông anh nói câu gì làm cho cô cười, nếu làm được thì tôi sẽ đãi anh một chầu kem. Anh bằng lòng. Ông anh họ của tôi thuộc loại ngỗ nghịch nên bảo tôi dẫn anh ta sang chơi. Anh ta thấy con chó ở dưới chân người đẹp thì khoanh tay chào con chó: Con chào ba. Cô Tám thấy như vậy thì cười khanh khách. Ông anh tôi nương đà thắng lợi, liền khoanh tay và nói với Cô Tám: Con chào má. Nghe đến đây thì cô Tám nổi giận liền chạy sang cáo mẹ tôi về cái tội vô phép này.
Phe các bà nghe xong, có bà cười có bà không cười. Chị Ba cho điểm 10 trên 20. Thế là chúng tôi hỏng một bữa cỗ của Chị Ba. Thấy vậy, ông ODP kết luận: Các bà thấy chưa, chuyện mà không có một tý mặn nào thì không gây ra tiếng cười giòn. Mà không có tiếng cười giòn thì cuộc đời mất hết lạc thú rồi.
Cụ B.95 không muốn nghe chuyện cười của các ông nữa. Cụ bảo cụ ngấy lắm rồi. Bây giờ cụ muốn nghe chuyện nghiêm trang cơ. Cụ liền quay sang phỏng vấn tôi về tin tôn giáo. Sợ quá. Cả làng hết cười. Ai cũng nghiêm chỉnh lắng nghe câu hỏi của Cụ B.95. Cụ bảo cụ nghe tin tháng vừa qua ở VN có Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Quảng Trị, đông tới nửa triệu người. Và tháng trước cũng tại La Vang có đại lễ do phái đoàn Toà Thánh đến dâng, giữa buổi lễ có hiện tượng mặt trời có nhiều vòng hào quang chiếu xuống, cụ đã được xem ảnh. Cụ hỏi tôi: Vậy việc Đức Bà hiện ra ở La Vang hư thực ra sao ? Chà, câu hỏi này lớn quá làm sao câu trả lời của tôi thu nhỏ lại được. May quá, ngay lúc đó tôi chợt nhớ tới câu trả lời của Linh Mục Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó ngài chưa làm giám mục mà đang làm chủ báo ‘Vì Chúa’ ở Huế. Có độc giả đã viết thư hỏi về Đức Mẹ La Vang như Cụ B95 vừa hỏi. Ngài đã trả lời như sau: Chúng tôi biết được ít nhiều sự tích La Vang là do truyền khẩu chứ không phải do truyền thư. Những điều truyền khẩu về Đức Mẹ La Vang thực hư thế nào thì mặc ai đó nghĩ, chúng tôi chỉ luận chung rằng: Có tích mới dịch ra tuồng, nay việc LaVang đã ra như một việc lớn lao thế này lẽ nào là một việc vô tang tích ?
Dân làng nghe xong lời Cụ Hồ Ngọc Cẩn thì cho rằng đó là lời chí lý. Ai cũng im lặng cúi đầu. Cụ B.95 thành kính chắp tay trước ngực, mắt nhắm lại, miệng lâm râm: Lạy Đại Thánh Mẫu La Vang xin cầu cho chúng tôi.
Tôi nhìn qua của sổ chợt thấy ngọn cây phong đã chớm vàng. Canada đã bắt đầu vào thu rồi các cụ ơi.
TRÀ LŨ
Đất lành chịm đậu. Canada là miền đất lành nên nhiều giống chim quý đã bay tới đây. Một trong những con chim nổi tiếng là Thomas Bata. Các cụ biết ông Bata này chứ. Các cụ phải biết vì trong nhà các cụ có nhiều sản phẩm của ông ta lắm. Mỗi buổi sáng cụ đi bộ, cụ đi tập Tai Chi, cụ đi tập khí công, cụ đi đánh tennis, cụ đều xài đôi giày vải, phải không ạ ? Giày vải này là do ông ta chế tạo ra đấy. Ông Thomas Bata sinh quán Tiệp Khắc. Năm 1938 đầu thế chiến thứ hai, khi Đức Quốc Xã xâm chiếm Tiệp Khắc thì gia đình ông chạy sang Canada. Tại xứ thanh bình này, ông đã phát minh ra giày vải. Đây là một cuộc cách mạng. Trước đó, hễ nói tới giày là nói tới da, da thú. Từ Canada, giày vải bành trướng đi khắp thế giới. Tại Toronto có một viện bảo tàng Bata, nơi đây trưng bày 10 ngàn đôi giày vải đủ loại qua các giai đoạn. Ông tổ Bata vừa qua đời tại Toronto, thọ 93 tuổi vàng.
Canada là miền đất lành của Bata, cũng là điểm tới nhiều lần của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã tới đây nhiều lần để rao giảng tình thương yêu. Ngài đã được chính quyền Canada trao tặng huân chương cao qúy ‘ Công Dân Danh Dự ’ mấy tháng trước đây. Nay lại có tin ngài sẽ thăm Canada vùng Québec vào tháng 10 sang năm để cổ võ và tán dương chương trình dạy công dân giáo dục tại bậc trung học.
Nghe tới đây thì ông H.O. trong làng tôi cười ha ha. Bây giờ Canada mới bắt kịp Việt Nam về mặt này. Tại VNCH trước năm 1975 môn này được dạy từ lâu rồi.
Xin được nói tiếp về miền đất lành. Thủ tướng Canada vừa chính thức xác nhận chủ quyền miền Bắc Băng Dương 370 cây số tính từ bờ biển. Các cụ biết việc tranh chấp hải trình phía bắc, Northern Passage, rồi chứ. Ông Mỹ, ông Nga và nhiều nước Âu Châu đang tranh cãi. Họ không chịu con đường dài 370 cây số từ bờ biển ăn ra đại dương. Đường này bao trùm dưới sâu bao nhiêu quặng mỏ và dầu khí. Nghe nói nó có trữ lượng một phần tư dầu khí của thế giới. Đất lành có khác.
Thủ tướng Stephen Harper cũng vừa tuyên bố Canada sẽ bầu lại quốc hội liên bang vào giữa tháng tới. Dân chúng sắp được nghe và được xem các màn kịch về bầu cử. Anh Mike người hàng xóm da trắng của tôi bảo rằng mùa bầu cử rất tốt cho kinh tế. Tôi là người u mê, nghe anh nói vậy mà chả hiểu gì. Anh liền giải thích: mỗi lần bầu cử là mỗi lần đồng tiền của các chính trị gia được đem ra chi tiêu cho các cuộc quảng cáo, nó luân lưu đi khắp nước. Xin các cụ chờ, cuối tháng Mười tôi sẽ có bài tường trình về cuộc bầu cử ở xứ dân chủ này. Cam đoan nó sẽ khác hoàn toàn bầu cử ở VN. Hiện nay ở VN, Đảng CS chọn các đảng viên làm ứng cử viên, dân chỉ có việc nhắm mắt bỏ phiếu. Đảng là đỉnh cao sáng suốt bao giờ cũng chọn đúng người.
Bà Cụ B.95 nghe chúng tôi nói chuyện bầu cử và đảng CS thì kêu nhức đầu, cụ đã lây bệnh này từ Chị Ba Biên Hòa. Cụ xin được nghe những chuyện bình dân dễ hiểu. Cái này thì phải nhờ đến tài ông ODP. Ông ODP liền cười hì hì rồi bảo khó gì việc ấy. Ông xin kể chuyện phong thủy. Đó là chuyện Trịnh Tùng.
Ngoại sử kể rằng ngày xưa nhà ông Trịnh Tùng nghèo lắm. Ông mồ côi cha. Ông phụng dưỡng mẹ rất có hiếu. Vì mẹ ông rất thích ăn thịt gà, mà ông nhà nghèo nên ông thường đi ăn cắp gà hàng xóm về nấu cho mẹ ăn. Làng trên xóm dưới nhà ai cũng mất gà. Ai cũng biết ông ăn cắp gà. Ai cũng chửi cũng rủa, mà ông cứ tỉnh bơ. Có một hàn sĩ nghĩ ra mưu độc: Sở dĩ Trịnh Tùng đi ăn cắp gà là vì mẹ ông ta thích ăn gà. Bây giờ nếu mẹ ông không còn nữa thì Trịnh Tùng sẽ không còn lý do gì để đi ăn trộm. Dân làng nghe có lý. Thế là mẹ ông bị đầu độc chết. Trịnh Tùng khóc lóc thảm thiết rồi đưa mẹ đi chôn, sau đó đi lang thang làm cách mạng. Ông theo phò Nguyễn Kim chống lại nhà Mạc. Rồi ông được trọng dụng, làm lên tới chức tướng công, làm chúa phương Bắc, cha truyền con nối tới tám đời. Tại đâu mà từ một anh ăn cắp gà lên tới chức Chúa đời vua Lê ? Dân gian tin rằng ông phát như vậy là vì ông đã táng mẹ ông vào chính hàm rồng là nơi phát ra mạng đế vương.
Nghe đến việc ai chôn cất cha mẹ vào miếng đất miệng rồng thì phát tới bậc đế vương, ông H.O. liền giơ tay xin góp ý: Viẹc này rất đúng. Chứng cớ là việc Ông Nguyễn Sinh Cung đã chôn cất cha mình là cụ Nguyễn Sinh Sắc đúng vào nơi đắc địa nên ông từ một tên bồi tàu vô danh tiểu tốt mà về sau làm tới bậc đại đế uy danh lừng lẫy. Nguyễn Sinh Cung về sau cải danh là Hồ Chí Minh.
Ông ODP nghe đến đây thì biết chắc là phe các bà sẽ kêu nhức đầu liền xin kể một chuyện tiếu lâm nóí về miệng lưỡi một anh bán hàng. Ông bảo ông vừa đọc thấy chuyện này trong sách các chuyện tếu Canada.
Rằng có anh chàng kia đi xin một chân bán hàng tại một trung tâm bách hóa lớn trong thành phố. Chủ nhân bảo rằng anh phải qua thời kỳ tập sự và thử thách. Nếu anh chứng tỏ có khả năng thì anh mới được chính thức thâu nhận. Cuối ngày bán hàng đầu tiên, chủ nhân hỏi anh: Hôm nay anh bán được hàng cho bao nhiêu người khách, anh trả lời: Chỉ bán được cho một người. Chủ nhân tỏ vẻ thất vọng rồi nói: Cứ đà này thì tôi không dám chắc tôi có thể mướn anh, vì ở đây mỗi ngày nhân viên bán hàng ít ra cũng cho 20 hay 30 người khách. Vậy tổng số tiền anh bán được là bao nhiêu ? Anh tập sự trả lời: 100 ngàn đồng. Chủ nhân tưởng anh nói lẫn, bèn hỏi lại, anh bèn thưa rất trịnh trọng: Thưa 100 ngàn đồng. Chủ nhân bèn ngồi xuống ghế rồi yêu cầu anh tường thuật chi tiết. Anh bèn kể: Lúc đầu thì cái ông khách hàng này vào mua một cái lưỡi câu bé xíu, bán xong cái lưỡi câu bé xíu này thì tôi hỏi chuyện rồi tôi khuyên ông nên mua lưỡi câu to hơn, rồi mua đến lưỡi câu bự nhất. Xong lưỡi câu thì tôi bán được giây câu và cần câu. Rồi tôi hỏi ông đi câu ở đâu, ông ta bảo ở bờ sông. Tôi mới bảo ông ta là với bộ đồ câu tốt như thế này, ông không nên ngồi ở bờ sông mà nên ra biển. Muốn ra biển câu được cá lớn thì ông nên ngồi vào một cái canô. Ông ta bùi tai liền bằng lòng mua canô. Thế là tôi dẫn ông ta sang gian hàng tàu bè. Mua canô xong thì tôi hỏi ông ta lái xe gì. Ông trả lời xe Volkwagen.Tôi liền bảo cái xe Volkswagen thì nhỏ qúa không đủ sức kéo theo thuyền câu, ông nên đổi xe. Ông ta lại bùi tai đồng ý. Thế là tôi dẫn ông ta sang khu bán xe hơi. Và ông ta đã mua cái xe Ford nhiều mã lực.
Chủ nhân ngồi nghe chuyện bán hàng của anh mà như nghe chuyện thần tiên. Nghe anh kể đến đây xong thì chủ nhân khen anh hết lời: Anh quả là thiên tài, từ việc bán một cái lưỡi câu nhỏ xíu mà bán thêm được canô và xe Ford. Thiên tài! Thiên tài ! Anh tập sự đáp lời: Thực ra thì lúc đầu không phải anh ta mua lưỡi câu mà anh ta hỏi mua băng vệ sinh cho phụ nữ. Vì tôi tò mò, đàn ông mà tại sao lại đi mua tampon, thì anh ta đáp anh ta mua cho vợ đang có kinh. Từ chỗ này tôi mới nói rằng đàn ông mà vợ có kinh thì chắc buồn lắm, ông làm gì cho hết thời giờ. Ông ta mới trả lời rằng có lẽ để giết thời giờ nhàn rỗi này, ông sẽ đi câu. Và câu chuyện bán lưỡi câu bắt đầu từ đây.
Rồi ông ODP chấm dứt chuyện. Phe các bà vỗ tay râm ran. Chuyện hay qúa chứ. Anh này đúng là thiên tài bán hàng. Miệng anh ta có bùa mê. Nghe tới đây thì ông H.O. nhảy vào liền: Quý bà mê cái miệng anh bán hàng này phải không ? Tôi biết một người khác, một thiên tài bán hàng còn giỏi hơn cái anh này ngàn lần. Đó là Ông Hồ Chí Minh. Sử kể rằng thời đó, thập niên 1930 và 1940, ở Pháp lừng lẫy danh tiếng của hai học giả Trần Đức Thảo và Nguyễn Mạnh Tường. Ông Thảo là một thiên tài, đỗ đầu kỳ thi vào trường Ecole Normale Superieure ở Paris, rồi đậu Thạc sĩ Triết học. Ông là người cãi nhau tay đôi với triết gia Sartre về thuyết hiện sinh. Ông Tường là thiên tài về học vấn, năm 23 tuổi đậu hai bằng tiến sĩ một lúc. Hai ông này đầy lòng yêu nước. Họ Hồ tới gặp hai thiên tài này ở Paris. Họ Hồ đã khơi động lòng yêu nước, đã bán hàng yêu nước. Hai ông chịu mua liền. Hai ông đã theo họ Hồ về nước và đã hết lòng phục vụ CS trong nhiều năm. Nhưng rồi hai ông đã mở mắt. Hai ông đã mua phải hàng giả, nhưng lúc đó đã qúa trễ. Ông Hồ bán được hàng cho 2 đại trí thức và kéo được hai đại trí thức này về VN, tài bán hàng của ông Hồ phải là vào bậc tổ sư chứ ! Về sau, vì hai ông đã tham gia phong trào Nhân Văn Giai Phẩm nên bị thất sủng, đời tàn. Thật tiếc cho hai thiên tài này vô cùng.
Ông Nguyễn Mạnh Tường về cuối đời thì được sang Pháp, năm 1989. Tại đây ông cho xuất bản cuốn ‘ Un excommunié’ ( Một kẻ bị rút phép thông công). Trong cuốn này ông dàn trải cõi lòng. Ông kể khi ông mở mắt nhìn thấy sự thực thì mọi sự đã muộn.
Việc Ông Tường giống y chang việc nhà văn Nguyễn Khải gần đây. Các cụ biết nhà văn lớn CS này chứ. Ông làm lớn trong Hội Nhà Văn, ông được giải văn chương cao quý nhất của CSVN, ông được xã hội ưu đãi. Thế mà cuối đời ông cũng đã mở mắt. Ta hãy nghe ông tâm sự:
- Cách tổ chức xã hội của giai cấp tư sản dẫu có xấu xa đến tận đâu thì cũng vẫn tạo ra được môi trường tự do và dân chủ hơn, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển tài năng của mọi cá nhân và của cả cộng đồng ….. .
- Tôi cũng được giải thưởng văn chương cao nhất, cấp quốc gia, nhưng tôi biết chỉ mươi năm nữa, thời thế đổi thay, chắc chả còn ai nhớ đến mình nữa. Tôi là nhà văn của một thời, thời hết thì văn phải chết, tuyển tập, toàn tập sẽ thành giấy lộn cho con cháu bán cân
- Sau Điện Biên Phủ, một nửa nước được độc lập, nhưng lòng người tan nát vì tài sản một đời chắt chiu đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng thu khiến họ trở thành kẻ vô sản bất đắc dĩ. Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư do suy tư, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn dẫm vào vết chân nhóm Nhân Văn giai phẩm.
- Một dân tộc làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, đi đứng lom rom như một kẻ bại trận. Qủa dân tộc VN đã thắng lớn trong chiến tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Thoát ách nô lệ thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy.
Đọc những lời tâm sự cuối đời của Nguyễn Khải trên đây, tôi chú ý tới đoạn ông nói về những vinh quang mà ông được trong đời nhà văn CS. Nó làm tôi nhớ tới văn học Nga Xô. Thời CS Nga thống trị đất nước thì những tác phẩm của Georgi Markov, Pyotr Proskurin được chế độ coi là kiệt tác, nhưng sau năm 1991, khi chế độ CS Nga tan hàng thì những tác phẩm này bị coi là những ung nhọt trong văn học. Bây giờ không ai thèm nhắc đến nữa. Hiện nay ở VN, hễ nói tới thơ văn thì phải trích dẫn thơ văn Hồ Chí Minh và Tố Hữu, liệu mai này khi đất nước hết CS thì hai tên này có giống tên hai nhà văn CS Nga trên đây không ?
Rồi nhân nhắc tới tâm sự Nguyễn Khải thương xót dân tộc lầm than, Ông ODP bình luận: Trung Cộng mạnh làm vậy mà họ không đánh Đài Loan, Đông Đức mạnh làm vậy mà họ không đánh Tây Đức, Bắc Hàn mạnh làm vậy mà họ không đánh Nam Hàn, chung quy là vì họ còn máu người, người cùng một dòng giống không giết nhau. Chỉ có VN, ông Bắc Cộng không kể gì tới dòng máu đồng bào, kéo quân vào đánh và chém giết Miền nam, và bây giờ đang cai trị Miền nam. Ông Bắc Cộng này không những chém người Miền Nam, mà còn chém luôn ông miền Nam theo CS nữa. Nguyễn Hữu Thọ và Trần Văn Trà thuộc Mặt Trận Giải Phóng đã phải than: Mình cháy nhà, tưởng người ta có lòng tốt đến chữa cháy, ai dè giúp xong thì họ chiếm nhà mình luôn !
Anh John là người nhậy cảm nhất. Anh biết phe liền ông chúng tôi hôm nay cao hững đã và đang nói những chuyện mà các bà cho là gây nên cơn nhức đầu nên anh chuyển hướng. Viêc này đẹp lòng các bà qúa sức. Anh quay vào hỏi Cụ B.95:
Cụ ơi, cháu nghe bác ODP xưng mình là dân ‘ Bắt còng chín kí’ mà cháu không hiểu gì cả, cháu đoán đây là mật ngữ, hoặc tiếng nói lái, mà cháu không giải được. Bắt còng, tức là bắt con còng còng, họ nhà cua, việc này cháu hiểu, Chín kí là 9 kí lô, việc này cháu hiểu. Nhưng dân ‘bắt còng chín kí’ là dân gì, cháu chịu, không hiểu được. Xin Cụ chỉ cho cháu.
Tôi có kinh nghiệm này là người ngoại quốc, dù giỏi tiếng Việt đến đâu, thường không biết nói lái hay không hiểu được tiếng nói lái. Trường hợp anh John là một điển hình. Các cụ nghe dân ‘Bắt Còng Chín Kí’ đã biết là dân gì chưa ?
Cụ B.95 nghe xong câu hỏi liền cười khì khì. Dễ mà. Đó là kiểu nói lái Bắc Kỳ. ‘Bắt còng chín kí’ là ‘Bắc Kỳ chính cống’. Anh John nghe xong lời giải thì thích quá. Anh liền mở sổ tay ra biên biên chép chép.
Thấy anh John ham học tiếng Việt như vậy, Cụ B.95 phục lắm. Vì bữa nay anh không phải kể chuyện thời sự trong tháng, nên nhân chuyện nói lái trong tiếng Việt này, Cụ B.95 liền bắt anh kể chuyện việc học. Anh John liền đem chuyện học ca dao tục ngữ ra khoe. Rằng tuần qua cháu học đến câu ‘ Ông nói gà, bà nói vịt’ và được giải thích là hai người không nói một thứ ngôn ngữ nên không hiểu nhau, như con gà và con vịt nói hai thứ tiếng khác nhau. Và tác giả bài sách kể một câu chuyện làm ví dụ mà cháu thích vô cùng. Cháu xin kể cụ nghe. Chuyện có chút bóng dáng tục nhưng ý rất hay. Chuyẹn ông nói gà bà nói vịt như sau:
Rằng có cặp vợ chồng kia hiếm muộn. Bà vợ đã đi nhiều bác sĩ, đã uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không có con. Cuối cùng thì bác sĩ tìm ra nguyên nhân hiếm muộn: không phải lỗi ở bà mà ở ông. Ông chồng đi chữa trị nhiều nơi, uống nhiều thứ thuốc mà vẫn không làm cho vợ thụ thai được. Mà hai vợ chồng rất ao ước có được một đứa con. Cuối cùng thì anh chồng phải xin vợ nhận giống từ người khác. Anh chồng đi tìm đối tượng và đã tìm ra. Đây là một người đàn ông lạ mặt, khoẻ mạnh, đẹp trai, học thức, tính tình vui vẻ. Cuộc nhận giống đã được thu xếp xong. Ông chồng trước khi ra khỏi nhà đã dặn vợ nên tiếp rước vị ân nhân kia vui vẻ và không nên e thẹn quá. Bà vợ đã sẵn sàng nhận giống. Nhưng chẳng may người cho giống bữa đó bị kẹt không đến được và không có cách gì liên lạc được với bà vợ. Trong khi bà vợ đang nôn nóng chờ đợi thì có một nhà chụp ảnh chuyên nghiệp về trẻ con gọi đến xin hành nghề chụp ảnh. Bà vợ thì cứ nghĩ đây là ngươi ân nhân cho giống. Ông chụp ảnh xin được nói trước diễn tiến là sẽ làm việc này ở 3 nơi: trong phòng ngủ, trong bồn tắm và trên bàn nhà bếp. Bà vợ vô cùng sửng sốt vì xưa nay việc này chỉ xảy ra trong phòng ngủ mà thôi. Ông còn hỏi xem phòng tắm và phòng ăn có rộng đủ cho ông đặt cái giá sắt không thì bà lại càng ngạc nhiên hơn nũa. Thấy giọng bà có vẻ sửng sốt khi nghe tới cái giá thì ông kia cắt nghĩa: Đồ đạc của tôi to và nặng lắm, phải đỡ bằng cái giá 3 chân mới nổi. Bà vợ nghe xong thì té xỉu.
Cả làng nghe đến đây thì cười ầm lên, phe các ông thì đập bàn đập ghế. Anh H.O. thấy bầu không khí vui vẻ qúa sức thế này thì xin kể một câu chuyện khác cũng gần cái đề tài trên đây. Rằng có một ông chồng kia lấy phải bà vợ xấu quá nên ông chồng hay bỏ nhà đi hoang. Bữa đó ông đi hoang nhưng về nhà bất chợt thì bắt gặo vợ mình đang nằm trên giường với một người đàn ông lạ mặt. Ông chồng không muốn làm ầm lên việc này vì sợ dư luận hàng xóm, bèn yêu cầu ngươi đàn ông ra khỏi nhà ngay. Sau đó ông bảo vợ: Bà cắt nghĩa thế nào về việc này đây ? Bà vợ bị chồng bỏ bê lâu ngày nên bà không còn biết sợ là gì, bèn nói tỉnh bơ:
- Xưa nay ông vẫn nhắc tôi làm việc phúc đức. Hôm nay tôi làm việc phúc đức mà thôi. Tôi thấy ông ta lỡ đường và đói khát, tôi đã cho ông ta thức ăn mà tôi nấu cho ông từ hôm qua mà ông không thèm về ăn. Khi ông ta ăn xong thì tôi thấy ông ta hôi hám quá liền bảo ông ta đi tắm cho sạch sẽ. Ông ta tắm xong thì tôi thấy quần áo ông ta rách rưới và dơ bẩn nên tôi cho ông ta bộ quần áo mà xưa nay ông chê là vừa cũ vừa xấu, đã có lần ông định vất đi.
- Thế còn chuyện ông ta nằm trên giường thì bà nói sao đây ?
- Thì tôi cũng theo đúng lời ông hay nói xưa nay: những gì trong nhà không dùng thì đem cho ngươì khác kẻo phí của trời.
Dân làng lại được dịp cười lớn hơn nữa. Nhưng rồi Chị Ba Biên Hoà lên tiếng:
- Sao bữa nay phe các ông toàn kể chuyện mặn. Bây giờ tôi đố ông nào kể được một chuyện cười thật hay mà không vương mùi tục một tí nào, thì tôi sẽ đứng lên nấu một món thật đặc biệt đãi các ông. Anh H.O. giơ tay nhận lời đố và vào đề ngay: Ngày xưa bên nhà tôi có cô Tám, một cô hàng xóm rất xinh nhưng rất đứng đắn và nghiêm nghị. Cô hơn tôi 5 tuổi nên coi tôi như người em. Bữa đó có một người anh họ tới chơi. Tôi thấy Cô Tám đang ngồi ngoài hiên chơi với con chó. Tôi đố ông anh nói câu gì làm cho cô cười, nếu làm được thì tôi sẽ đãi anh một chầu kem. Anh bằng lòng. Ông anh họ của tôi thuộc loại ngỗ nghịch nên bảo tôi dẫn anh ta sang chơi. Anh ta thấy con chó ở dưới chân người đẹp thì khoanh tay chào con chó: Con chào ba. Cô Tám thấy như vậy thì cười khanh khách. Ông anh tôi nương đà thắng lợi, liền khoanh tay và nói với Cô Tám: Con chào má. Nghe đến đây thì cô Tám nổi giận liền chạy sang cáo mẹ tôi về cái tội vô phép này.
Phe các bà nghe xong, có bà cười có bà không cười. Chị Ba cho điểm 10 trên 20. Thế là chúng tôi hỏng một bữa cỗ của Chị Ba. Thấy vậy, ông ODP kết luận: Các bà thấy chưa, chuyện mà không có một tý mặn nào thì không gây ra tiếng cười giòn. Mà không có tiếng cười giòn thì cuộc đời mất hết lạc thú rồi.
Cụ B.95 không muốn nghe chuyện cười của các ông nữa. Cụ bảo cụ ngấy lắm rồi. Bây giờ cụ muốn nghe chuyện nghiêm trang cơ. Cụ liền quay sang phỏng vấn tôi về tin tôn giáo. Sợ quá. Cả làng hết cười. Ai cũng nghiêm chỉnh lắng nghe câu hỏi của Cụ B.95. Cụ bảo cụ nghe tin tháng vừa qua ở VN có Đại Hội Thánh Mẫu La Vang tại Quảng Trị, đông tới nửa triệu người. Và tháng trước cũng tại La Vang có đại lễ do phái đoàn Toà Thánh đến dâng, giữa buổi lễ có hiện tượng mặt trời có nhiều vòng hào quang chiếu xuống, cụ đã được xem ảnh. Cụ hỏi tôi: Vậy việc Đức Bà hiện ra ở La Vang hư thực ra sao ? Chà, câu hỏi này lớn quá làm sao câu trả lời của tôi thu nhỏ lại được. May quá, ngay lúc đó tôi chợt nhớ tới câu trả lời của Linh Mục Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó ngài chưa làm giám mục mà đang làm chủ báo ‘Vì Chúa’ ở Huế. Có độc giả đã viết thư hỏi về Đức Mẹ La Vang như Cụ B95 vừa hỏi. Ngài đã trả lời như sau: Chúng tôi biết được ít nhiều sự tích La Vang là do truyền khẩu chứ không phải do truyền thư. Những điều truyền khẩu về Đức Mẹ La Vang thực hư thế nào thì mặc ai đó nghĩ, chúng tôi chỉ luận chung rằng: Có tích mới dịch ra tuồng, nay việc LaVang đã ra như một việc lớn lao thế này lẽ nào là một việc vô tang tích ?
Dân làng nghe xong lời Cụ Hồ Ngọc Cẩn thì cho rằng đó là lời chí lý. Ai cũng im lặng cúi đầu. Cụ B.95 thành kính chắp tay trước ngực, mắt nhắm lại, miệng lâm râm: Lạy Đại Thánh Mẫu La Vang xin cầu cho chúng tôi.
Tôi nhìn qua của sổ chợt thấy ngọn cây phong đã chớm vàng. Canada đã bắt đầu vào thu rồi các cụ ơi.
TRÀ LŨ