Thần học và thực hành mục vụ trong các thư của Thánh Phaolô
Nhà hùng biện trẻ tuổi, trên nẻo đường Rôma tìm kiếm danh vọng, bỗng một ngày nghe như có tiếng nói thôi thúc “Tolle, lege; tolle, lege” (hãy cầm lấy mà đọc; hãy cầm lấy mà đọc). Thế là chàng cầm lấy và đọc Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, và đời chàng hoàn toàn biến đổi, mang theo cả một biến đổi lớn lao cho nền thần học Phương Tây. Chàng tuổi trẻ đó chính là Augustinô. Khoảng mười thế kỷ sau, một đan sĩ Dòng Augustinô người Đức, lúc ấy đang bị khủng hoảng, cũng đọc cùng một thư ấy và cho biết cảm tưởng như sau: “Thời gian ấy tôi như đang điên loạn, với một lương tâm bất ổn. Rồi, nhờ lòng xót thương của Chúa và suy niệm thư ấy ngày đêm, tôi chú ý tới ngữ cảnh… Tôi bắt đầu hiểu sự công chính của Chúa như một điều nhờ đó người công chính sống bằng ơn Chúa, nghĩa là, bằng đức tin” (Martin Luther nói về Thư Rôma).
Thánh Têrêxa thành Avila cũng đã được Thánh Phaolô an ủi rất nhiều khi suy niệm về các thử thách thiêng liêng của mình: “Nhưng lúc đang ở trong nhà nguyện, lòng buồn sầu khôn tả, và chẳng biết chuyện gì sẽ xẫy tới cho mình, tôi đọc được những lời sau đây của Thánh Phaolô từ một cuốn sách, một cuốn sách mà dường như chính Chúa đặt vào tay tôi, những lời ấy nói rằng Chúa là Đấng rất trung thành và không bao giờ để kẻ yêu Chúa bị ma qủy lừa dối”. Phần Jerome Nadal (1507-1580), khi bình luận về Hiến Pháp mới của Dòng Tên, đã viết rằng: “Đối với chúng tôi, Thánh Phaolô đã mang lại cho đời chúng tôi một khuôn thước”.
Ngày 24 tháng Năm năm 1738, chàng thanh niên tên John Wesley đi tham dự buổi gặp mặt tại đường Aldersgate, Luân Đôn, nơi người ta học hỏi lời nói đầu của Luther về Thư gửi tín hữu Rôma. Chàng nhớ lại: “khoảng 9 giờ kém 15, khi Ngài [Thánh Phaolô] đang mô tả sự thay đổi mà Thiên Chúa thực hiện trong tâm hồn Ngài qua đức tin vào Chúa Kitô, tôi bỗng cảm thấy trái tim tôi ấm áp lạ thường. Tôi thấy tôi tin tưởng nơi Chúa Kitô, một mình Chúa Kitô mà thôi…”
Ấy thế mà Friedrich Nietzsche lại gọi Thánh Phaolô là “dysangelist” (kẻ loan báo hung tín), còn George Bernard Shaw thì mô tả Ngài như “một áp đặt ma quái lên Đức Giêsu”. Ngài cũng đã từng bị bêu riếu là Kitô hữu đầu hết chủ trương ghét đàn bà, một người bênh vực chế độ nô lệ và là một tên bỏ đạo chống lại đồng bào Do Thái của mình. Xem như thế, Thánh Phaolô có thể có nhiều khuôn mặt khác nhau, tùy người nhìn. Đối với Kitô hữu chúng ta, Ngài vừa là tông đồ, nhà truyền giáo, thần học gia vừa là nhà tử đạo. Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy một số nét liên quan tới nền thần học và thực hành mục vụ của Thánh Phaolô.
Nền tảng thần học mục vụ
Ơn gọi tiên tri làm tông đồ dân ngoại. Người ta vẫn gọi kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô là một cuộc “trở lại”. Gọi như thế không chỉnh lắm, bởi Ngài luôn cho mình thuộc gia tài các đại tiên tri của Israel. Tại Galatia, khi giáp mặt với những kẻ rao giảng “một phúc âm khác”, Thánh Phaolô vặn lại như sau: “Phúc Âm do tôi rao giảng không có nguồn gốc loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay đã dạy cho tôi Phúc Âm ấy, nhưng là chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1:11-12). Sau đó, Ngài tạ ơn Chúa “Đấng đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Phúc Âm về Con của Người cho các dân ngoại (Gl 1:15-16). Giống tiên tri Giêrêmia xưa kia từng viết tương tự: “Ta biết ngươi trước khi Ta tượng hình ngươi trong bụng mẹ, ta đã thánh hiến ngươi trước khi ngươi sinh ra, Ta cử ngươi làm tiên tri các dân tộc” (1:5). Tựu chung, cuộc đổi đời trên bắt rễ sâu trong kinh nghiệm ân sủng và tình yêu: “Tôi sống nhờ đức tin và Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Phaolô hết sức hân hoan trong bản sắc mới này của mình, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Giêus Kitô, Chúa của tôi” (Pl 3:8).
Bản sắc và gia tài Do Thái Giáo. Lý do mạnh hơn để bác bỏ việc dùng từ ngữ “trở lại” để chỉ biến cố Thánh Phaolô II gặp gỡ Chúa Kitô trên đường Đa-mát-cô là: từ ngữ ấy hàm nghĩa một chuyển dịch từ tôn giáo này qua tôn giáo khác. Ở đây, ta thấy Thánh Phaolô luôn nghĩ mình là một người Do Thái Giáo, và là một người Do Thái Giáo biết nhìn nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại như là Đấng Được Xức Dầu mà dân tộc ngài vẫn hằng mong đợi, dân tộc mà ngài yêu mến đến độ “giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Ít-ra-en, được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Chúa Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Rm 9:3-5). Trái với lối giải thích trước đây cho rằng cái ách nặng nề của lề luật đã khiến Thánh Phaolô hoàn toàn phó mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, chính Thánh Nhân tuyên bố mình là “một người Biệt Phái trung thành tuân giữ lề luật” và là người “công chính dựa căn bản trên lề luật, chẳng hề sai phạm” (Pl 3:5-6). Và dù được giáo dục trong nền văn hóa Hy Lạp, nhưng Thánh Phaolô không bao giờ trích dẫn một văn nhân Hy Lạp nào; trái lại Sách Thánh Do Thái Giáo đã cung cấp nền tảng vững chắc cho các tư duy thông sáng của ngài.
Kinh nghiệm sống của ngài về biến cố Chúa Kitô. Mạc khải của Thánh Phaolô chính là ‘biến cố Chúa Kitô’, hay ý nghĩa cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và ơn phúc Chúa Thánh Thần cùng với sự hiện diện và sức mạnh sinh động của Chúa Kitô trong cộng đoàn (Pl 3:7-16; 2Cor 1:1-11; và 2Cor 10-12, nhất là 12:1-10). Thánh nhân đã họa lại trong đời mình nguyên mẫu biến cố này. Sau khi trích thánh thi tiên khởi của Kitô giáo trong thư Philiphê 2:5-11, rằng Chúa Giêsu “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ…đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên thánh giá, nhưng đã được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu (bản sắc mới) trổi vượt trên mọi danh hiệu”, Thánh Phaolô tiếp tục mô tả chính việc trút bỏ mình của ngài, hay địa vị và đặc ân của ngài trong Do Thái Giáo, một trút bỏ được ngài coi chẳng mất mát gì so với việc được biết Chúa Kitô và sức mạnh phục sinh của Người (Pl 3:4-11). Viết cho một nhóm phe phái ở Côrintô, Thánh nhân kể lại một kinh nghiệm “chết” lúc ngài “thất vọng tưởng không còn sống nữa” chỉ để hiểu ra rằng “ta không nên tin tưởng ở ta mà phải tin tưởng nơi Chúa, Đấng đã làm kẻ chết sống lại” (2Cor 1:8-9).
Một đời sống cầu nguyện. Thánh Phaolô bắt đầu các lá thư của ngài bằng lời cầu nguyện có tính Do Thái Giáo nhất, tức lời tạ ơn, và thường hay kết thúc bằng một lời chúc phúc. Thư gửi Philêmôn, bức thư ngắn nhất, khá điển hình về phương diện này: “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giêsu: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh”. Gần như mọi hình thức cầu nguyện đều có âm vang trong thư này: cảm tạ Chúa, xin ơn cho cộng đoàn, chúc tụng và vinh danh Thiên Chúa. Cầu nguyện liên kết ngài với các cộng đoàn: ngài luôn nói tới việc ngài cầu nguyện cho họ và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Khi bị các vị siêu tông đồ thách thức, ngài mới miễn cưỡng nói tới kinh nghiệm thần bí được đưa lên trời (2 Cor 12:3-4), và ngài cho hay: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện sao cho phải phép, nhưng Chúa Thánh Thần đã cầu bầu cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả” (Rm 8:26). Không có cái nhìn nào về cầu nguyện, coi nó như sự hiện diện lâu dài của Thiên Chúa trong mọi sự, được coi là sâu sắc hơn niềm tin sâu xa của Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20).
Các truyền thống truyền lại cho các cộng đoàn của ngài. Dù hết sức năng động và dù sẵn sàng đứng lên thách thức các lãnh tụ của Giáo hội như Phêrô bao nhiêu, khi cảm thấy Phúc Âm bị đe dọa, Thánh Phaolô luôn dựa vào các truyền thống cộng đoàn từng được truyền lại cho ngài. Lúc bắt đầu suy niệm lâu dài về ý nghĩa Phục Sinh, ngài cho hay mình chỉ “truyền lại điều đã tiếp nhận” đó là tuyên xưng cái chết, việc chôn cất, việc sống lại và hiện ra của Chúa Giêsu (1Cor 15:3-7). Ngài chỉ trích điều ngài cho là một chế nhạo đối với Bữa Tiệc Ly của Chúa khi một số người ăn phần ăn ngon của mình trước khi các anh em nghèo hơn tới nơi, vì như thế là nhục mạ “những người không có”. Sau đó, ngài nhắc lại các lời lẽ Chúa Giêsu thốt ra “trong đêm bị phản bội”, cho thấy ý nghĩa sâu sắc nhất của Bữa Tiệc Ly là hiến mình cho người khác…Dù nhận rằng mình không biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt, nhưng Thánh Phaolô vẫn nại đến việc Người cấm ly dị (1Cor 7:10) và diễn giải giáo huấn của Người về việc giao hòa (Rm 12:14-17).
Lòng trung thành bền bỉ của Thánh Phaolô đối với truyền thống không phải chỉ trong giáo huấn và phụng vụ mà thôi, mà còn cả trong thực hành nữa, chủ yếu trong quan tâm đối với người nghèo thể hiện trong thoả thuận với các vị “cột trụ”: “Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm” (Gl 2:10). Trong các cuộc hành trình truyền giáo, ngài vẫn liên tục gây qũy cho anh em nghèo tại Giêrusalem, và việc ngài bị bắt và bị điệu tới Rôma cũng là kết quả việc ngài cố gắng chuyển giao số tiền quyên góp tới Giêrusalem.
Thần Học Mục Vụ Trong Thực Hành
Nơi Thánh Phaolô, rõ ràng không có phân cách giữa niềm tin và thực hành. Chỉ cần nhìn qua cách ngài hành xử qua lại với một số cộng đoàn cũng đủ để thách thức thừa tác mục vụ ngày nay. Thánh Phaolô đặt việc công bố Phúc Âm lên hàng đầu. Ngài “được dành riêng cho Phúc Âm” (Rm 1:1) và được ơn gọi “làm người phục vụ Chúa Giêsu Kitô giữa các Dân Ngoại, trong thừa tác linh mục rao giảng Phúc Âm” (Rm 15:16); ngài được sai đi không phải để rửa tội mà là để công bố Phúc Âm như là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cor 1:17-20), và ngài bằng lòng chịu bất cứ sự gì hơn là làm trở ngại Phúc Âm của Chúa Kitô (1Cor 9:12). Trọn bản thân Thánh Phaolô được trao hiến cho việc công bố này. Ngài nói với tín hữu Têxalônica: “Chúng tôi đã qúy mến anh em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả bản thân của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi”. Thánh Phaolô minh hoạ điều đó bằng hình ảnh mẹ hiền ấp ủ con thơ và hình ảnh người cha nhân hậu (1 Tx 2:7-8, 11).
Ngày nay, đối với nhiều người đàn ông đàn bà thuộc đủ mọi tầng lớp đang dấn thân vào các hình thức thừa tác vụ, Thánh Phaolô quả là gương mẫu của việc hợp tác đầy hiệu quả, hỗ tương và thân ái. Timôtê là người cùng đứng tên trên nhiều thư quan trọng và là sứ giả thường xuyên của thánh nhân (giống như Titô); thánh nhân hay nhắc tới ông như anh em và mô tả lòng tận tụy của ông đối với thánh nhân như lòng tận tụy của người con đối với cha mình (Pl 2:22). Cặp vợ chồng Aquila và Priscilla (gọi là Prisca trong 1 Cor 16:19 và Rm 16:3) đón thánh nhân tới Côrintô, cộng tác với ngài ở Êphêsô và có mặt tại Rôma khi ngài viết thư cho giáo hội tại đó. Phoebe, một phó tế thuộc giáo hội ở Cenchreae, gần Côrintô, đã mang thư của Thánh Phaolô tới Rôma. Thánh nhân không những cậy nhờ các cộng sự viên của mình, ngài còn hân hoan vì công việc của người khác nữa, như Kê-pha hay Apôlô, những người hình như đang cạnh tranh với ngài: “Thật vậy, chúng ta là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cor 3:9).
Đức tin của Thánh Phaolô dựa trên nền tảng vững chắc của Phúc Âm, một nền tảng phá tung hết mọi rào cản giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa nô lệ và người tự do, giữa nam và nữ (Gl 3:28). Để có thể công bố Phúc Âm, thánh nhân đã du hành qua nhiều lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau, luôn luôn thích ứng việc công bố của mình vào hoàn cảnh khác nhau của người nghe, để mình trở nên “mọi sự cho mọi người…vì Phúc Âm” (1Cor 9:22-23). Ngài khẳng định việc ngài tự do ăn thịt đã cúng cho ngầu thần, vì mặc dù “người ta cho là có những thần ở trên trời hay ở dưới đất”, nhưng ngẫu thần chỉ là những tượng trưng trống rỗng, “đối với chúng ta chỉ có một Thiên Chúa mà thôi” (1Cor 8:5-6). Nhưng nếu việc đó gây gương mù gương xấu cho anh em, thì ngài sẽ không bao giờ ăn như thế nữa (1Cor 8:13). Thực hành truyền giáo của Thánh Phaolô quả là ngọn hải đăng cho chúng ta trong một cảnh giới văn hóa đang thay đổi nhanh chóng nơi giáo hội ngày nay.
Thánh Phaolô chưa bao giờ có ý định đưa ra các bài bình luận về sách Torah hay suy tư có hệ thống về biến cố Chúa Kitô. Nền “thần học” của ngài là một nền thần học đáp ứng, xuất hiện trong cuộc đối thoại với các vấn đề và hoàn cảnh khó khăn đang hiện hữu ngay bên trong các cộng đoàn đôi khi nát như tương của ngài. Người nhà của bà Chloe (1Cor 1:11) thông báo cho ngài hay các vấn nạn đang xẩy ra tại Côrintô. Và thế là có các lá thư bàn đến đủ vấn đề: chia rẽ trong cộng đoàn, biện minh cho các thực hành tính dục lạ kỳ, tranh chấp luật pháp và hôn nhân chẳng xây dựng chút nào, tranh chấp giữa kẻ yếu và kẻ mạnh liên quan đến các luật lệ về nghi lễ, vác vấn đề về phụng vụ và các khó khăn không hiểu được việc Phục Sinh. Ngài viết cho cộng đoàn ở Philiphê vì ở đó đang có cuộc tranh chấp giữa hai phụ nữ hàng đầu là bà Euodia và bà Syntyche (Pl 4:2). Ngay trong thư gửi tín hữu Rôma, một thư có tính thần học hơn mọi thư khác, các chương cuối cùng cũng đã được đưa ra để đối phó với các chia rẽ trầm trọng trong cộng đoàn. Nếu không có các tranh chấp ấy, có lẽ không bao giờ ta biết được truyền thống Thánh Thể của 1Cor 11:23-26 cũng như thánh thi Philiphê (2:5-11). Ngay các cuộc tấn công cay đắng của các địch thủ cũng đã là cơ hội để Thánh Phaolô suy nghĩ hết sức sâu sắc về ý nghĩa của Chúa Kitô trong cuộc sống mình: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” và “vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cor 12:9-10). Thánh Phaolô đào sâu các kinh nghiệm của mình, đào sâu gia tài và các truyền thống của giáo hội, nhưng luôn tìm cách tổng hợp nhuần nhuyễn các kinh nghiệm ấy vào nền thần học mục vụ luôn biến hóa của ngài. Nhưng trên hết, đóng góp lớn lao của ngài chính là tài lãnh đạo bằng thuyết phục. Nhờ thời gian được huấn luyện tại Tarsus, một trung tâm hùng biện thời xưa, Thánh Phaolô biết sử dụng nhiều lối biện luận khác nhau để đi vào thế giới người nghe. Các thư của ngài cho thấy truyền thống psychagogia (linh hướng) thời xưa. Ngài không bao giờ dùng tới uy quyền. Thay vào đó, ngài đưa ra các hệ luận trong quan điểm và thực hành của người khác giúp họ nhìn ra điểm trái ngược giữa quan điểm hay thực hành của họ và kinh nghiệm chung của họ về biến cố Chúa Kitô, qua phép rửa và cuộc sống cộng đoàn. Phương pháp sư phạm đầy kiên nhẫn của ngài là mẫu mực cho giáo hội chúng ta ngày nay, lúc uy quyền thường hay được viện dẫn.
Theo cha John R. Donahue, S.J., giáo sư nghiên cứu thần học tại Cao Đẳng Loyola ở Baltimore, Md.
Nhà hùng biện trẻ tuổi, trên nẻo đường Rôma tìm kiếm danh vọng, bỗng một ngày nghe như có tiếng nói thôi thúc “Tolle, lege; tolle, lege” (hãy cầm lấy mà đọc; hãy cầm lấy mà đọc). Thế là chàng cầm lấy và đọc Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma, và đời chàng hoàn toàn biến đổi, mang theo cả một biến đổi lớn lao cho nền thần học Phương Tây. Chàng tuổi trẻ đó chính là Augustinô. Khoảng mười thế kỷ sau, một đan sĩ Dòng Augustinô người Đức, lúc ấy đang bị khủng hoảng, cũng đọc cùng một thư ấy và cho biết cảm tưởng như sau: “Thời gian ấy tôi như đang điên loạn, với một lương tâm bất ổn. Rồi, nhờ lòng xót thương của Chúa và suy niệm thư ấy ngày đêm, tôi chú ý tới ngữ cảnh… Tôi bắt đầu hiểu sự công chính của Chúa như một điều nhờ đó người công chính sống bằng ơn Chúa, nghĩa là, bằng đức tin” (Martin Luther nói về Thư Rôma).
Thánh Têrêxa thành Avila cũng đã được Thánh Phaolô an ủi rất nhiều khi suy niệm về các thử thách thiêng liêng của mình: “Nhưng lúc đang ở trong nhà nguyện, lòng buồn sầu khôn tả, và chẳng biết chuyện gì sẽ xẫy tới cho mình, tôi đọc được những lời sau đây của Thánh Phaolô từ một cuốn sách, một cuốn sách mà dường như chính Chúa đặt vào tay tôi, những lời ấy nói rằng Chúa là Đấng rất trung thành và không bao giờ để kẻ yêu Chúa bị ma qủy lừa dối”. Phần Jerome Nadal (1507-1580), khi bình luận về Hiến Pháp mới của Dòng Tên, đã viết rằng: “Đối với chúng tôi, Thánh Phaolô đã mang lại cho đời chúng tôi một khuôn thước”.
Ngày 24 tháng Năm năm 1738, chàng thanh niên tên John Wesley đi tham dự buổi gặp mặt tại đường Aldersgate, Luân Đôn, nơi người ta học hỏi lời nói đầu của Luther về Thư gửi tín hữu Rôma. Chàng nhớ lại: “khoảng 9 giờ kém 15, khi Ngài [Thánh Phaolô] đang mô tả sự thay đổi mà Thiên Chúa thực hiện trong tâm hồn Ngài qua đức tin vào Chúa Kitô, tôi bỗng cảm thấy trái tim tôi ấm áp lạ thường. Tôi thấy tôi tin tưởng nơi Chúa Kitô, một mình Chúa Kitô mà thôi…”
Ấy thế mà Friedrich Nietzsche lại gọi Thánh Phaolô là “dysangelist” (kẻ loan báo hung tín), còn George Bernard Shaw thì mô tả Ngài như “một áp đặt ma quái lên Đức Giêsu”. Ngài cũng đã từng bị bêu riếu là Kitô hữu đầu hết chủ trương ghét đàn bà, một người bênh vực chế độ nô lệ và là một tên bỏ đạo chống lại đồng bào Do Thái của mình. Xem như thế, Thánh Phaolô có thể có nhiều khuôn mặt khác nhau, tùy người nhìn. Đối với Kitô hữu chúng ta, Ngài vừa là tông đồ, nhà truyền giáo, thần học gia vừa là nhà tử đạo. Trong bài này, chúng tôi xin trình bầy một số nét liên quan tới nền thần học và thực hành mục vụ của Thánh Phaolô.
Nền tảng thần học mục vụ
Ơn gọi tiên tri làm tông đồ dân ngoại. Người ta vẫn gọi kinh nghiệm đổi đời của Thánh Phaolô là một cuộc “trở lại”. Gọi như thế không chỉnh lắm, bởi Ngài luôn cho mình thuộc gia tài các đại tiên tri của Israel. Tại Galatia, khi giáp mặt với những kẻ rao giảng “một phúc âm khác”, Thánh Phaolô vặn lại như sau: “Phúc Âm do tôi rao giảng không có nguồn gốc loài người. Vì không có ai trong loài người đã truyền lại hay đã dạy cho tôi Phúc Âm ấy, nhưng là chính Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải” (Gl 1:11-12). Sau đó, Ngài tạ ơn Chúa “Đấng đã dành riêng tôi ngay từ khi tôi còn trong bụng mẹ, và đã gọi tôi nhờ ân sủng của Người. Người đã đoái thương mạc khải Con của Người cho tôi, để tôi loan báo Phúc Âm về Con của Người cho các dân ngoại (Gl 1:15-16). Giống tiên tri Giêrêmia xưa kia từng viết tương tự: “Ta biết ngươi trước khi Ta tượng hình ngươi trong bụng mẹ, ta đã thánh hiến ngươi trước khi ngươi sinh ra, Ta cử ngươi làm tiên tri các dân tộc” (1:5). Tựu chung, cuộc đổi đời trên bắt rễ sâu trong kinh nghiệm ân sủng và tình yêu: “Tôi sống nhờ đức tin và Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu tôi và hiến mình vì tôi” (Gl 2:20). Thánh Phaolô hết sức hân hoan trong bản sắc mới này của mình, “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Chúa Giêus Kitô, Chúa của tôi” (Pl 3:8).
Bản sắc và gia tài Do Thái Giáo. Lý do mạnh hơn để bác bỏ việc dùng từ ngữ “trở lại” để chỉ biến cố Thánh Phaolô II gặp gỡ Chúa Kitô trên đường Đa-mát-cô là: từ ngữ ấy hàm nghĩa một chuyển dịch từ tôn giáo này qua tôn giáo khác. Ở đây, ta thấy Thánh Phaolô luôn nghĩ mình là một người Do Thái Giáo, và là một người Do Thái Giáo biết nhìn nhận Chúa Giêsu chịu đóng đinh và sống lại như là Đấng Được Xức Dầu mà dân tộc ngài vẫn hằng mong đợi, dân tộc mà ngài yêu mến đến độ “giả như vì anh em đồng bào của tôi theo huyết thống, mà tôi có bị nguyền rủa và xa lìa Chúa Kitô, thì tôi cũng cam lòng. Họ là người Ít-ra-en, được Thiên Chúa nhận làm con, được Người cho thấy vinh quang, ban tặng các giao ước, lề luật, một nền phụng tự và các lời hứa; họ là con cháu các tổ phụ; và sau hết, chính Chúa Kitô, xét theo huyết thống, cũng cùng một nòi giống với họ. Người là Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi sự. Chúc tụng Người đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Rm 9:3-5). Trái với lối giải thích trước đây cho rằng cái ách nặng nề của lề luật đã khiến Thánh Phaolô hoàn toàn phó mình cho lòng thương xót của Thiên Chúa, chính Thánh Nhân tuyên bố mình là “một người Biệt Phái trung thành tuân giữ lề luật” và là người “công chính dựa căn bản trên lề luật, chẳng hề sai phạm” (Pl 3:5-6). Và dù được giáo dục trong nền văn hóa Hy Lạp, nhưng Thánh Phaolô không bao giờ trích dẫn một văn nhân Hy Lạp nào; trái lại Sách Thánh Do Thái Giáo đã cung cấp nền tảng vững chắc cho các tư duy thông sáng của ngài.
Kinh nghiệm sống của ngài về biến cố Chúa Kitô. Mạc khải của Thánh Phaolô chính là ‘biến cố Chúa Kitô’, hay ý nghĩa cuộc đời, cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu và ơn phúc Chúa Thánh Thần cùng với sự hiện diện và sức mạnh sinh động của Chúa Kitô trong cộng đoàn (Pl 3:7-16; 2Cor 1:1-11; và 2Cor 10-12, nhất là 12:1-10). Thánh nhân đã họa lại trong đời mình nguyên mẫu biến cố này. Sau khi trích thánh thi tiên khởi của Kitô giáo trong thư Philiphê 2:5-11, rằng Chúa Giêsu “không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ…đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên thánh giá, nhưng đã được Thiên Chúa siêu tôn và tặng ban danh hiệu (bản sắc mới) trổi vượt trên mọi danh hiệu”, Thánh Phaolô tiếp tục mô tả chính việc trút bỏ mình của ngài, hay địa vị và đặc ân của ngài trong Do Thái Giáo, một trút bỏ được ngài coi chẳng mất mát gì so với việc được biết Chúa Kitô và sức mạnh phục sinh của Người (Pl 3:4-11). Viết cho một nhóm phe phái ở Côrintô, Thánh nhân kể lại một kinh nghiệm “chết” lúc ngài “thất vọng tưởng không còn sống nữa” chỉ để hiểu ra rằng “ta không nên tin tưởng ở ta mà phải tin tưởng nơi Chúa, Đấng đã làm kẻ chết sống lại” (2Cor 1:8-9).
Một đời sống cầu nguyện. Thánh Phaolô bắt đầu các lá thư của ngài bằng lời cầu nguyện có tính Do Thái Giáo nhất, tức lời tạ ơn, và thường hay kết thúc bằng một lời chúc phúc. Thư gửi Philêmôn, bức thư ngắn nhất, khá điển hình về phương diện này: “Tôi luôn luôn tạ ơn Thiên Chúa, khi nhớ đến anh trong lời cầu nguyện, bởi được nghe nói về lòng mến và lòng tin của anh đối với Chúa Giêsu: lòng mến và lòng tin ấy có ích cho mọi người trong dân thánh”. Gần như mọi hình thức cầu nguyện đều có âm vang trong thư này: cảm tạ Chúa, xin ơn cho cộng đoàn, chúc tụng và vinh danh Thiên Chúa. Cầu nguyện liên kết ngài với các cộng đoàn: ngài luôn nói tới việc ngài cầu nguyện cho họ và yêu cầu họ cầu nguyện cho ngài. Khi bị các vị siêu tông đồ thách thức, ngài mới miễn cưỡng nói tới kinh nghiệm thần bí được đưa lên trời (2 Cor 12:3-4), và ngài cho hay: “Chúng ta không biết phải cầu nguyện sao cho phải phép, nhưng Chúa Thánh Thần đã cầu bầu cho ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả” (Rm 8:26). Không có cái nhìn nào về cầu nguyện, coi nó như sự hiện diện lâu dài của Thiên Chúa trong mọi sự, được coi là sâu sắc hơn niềm tin sâu xa của Thánh Phaolô: “Tôi sống, nhưng không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2:20).
Các truyền thống truyền lại cho các cộng đoàn của ngài. Dù hết sức năng động và dù sẵn sàng đứng lên thách thức các lãnh tụ của Giáo hội như Phêrô bao nhiêu, khi cảm thấy Phúc Âm bị đe dọa, Thánh Phaolô luôn dựa vào các truyền thống cộng đoàn từng được truyền lại cho ngài. Lúc bắt đầu suy niệm lâu dài về ý nghĩa Phục Sinh, ngài cho hay mình chỉ “truyền lại điều đã tiếp nhận” đó là tuyên xưng cái chết, việc chôn cất, việc sống lại và hiện ra của Chúa Giêsu (1Cor 15:3-7). Ngài chỉ trích điều ngài cho là một chế nhạo đối với Bữa Tiệc Ly của Chúa khi một số người ăn phần ăn ngon của mình trước khi các anh em nghèo hơn tới nơi, vì như thế là nhục mạ “những người không có”. Sau đó, ngài nhắc lại các lời lẽ Chúa Giêsu thốt ra “trong đêm bị phản bội”, cho thấy ý nghĩa sâu sắc nhất của Bữa Tiệc Ly là hiến mình cho người khác…Dù nhận rằng mình không biết Chúa Giêsu bằng xương bằng thịt, nhưng Thánh Phaolô vẫn nại đến việc Người cấm ly dị (1Cor 7:10) và diễn giải giáo huấn của Người về việc giao hòa (Rm 12:14-17).
Lòng trung thành bền bỉ của Thánh Phaolô đối với truyền thống không phải chỉ trong giáo huấn và phụng vụ mà thôi, mà còn cả trong thực hành nữa, chủ yếu trong quan tâm đối với người nghèo thể hiện trong thoả thuận với các vị “cột trụ”: “Chỉ có điều này là chúng tôi phải nhớ đến những người túng thiếu, điều mà tôi vẫn gắng làm” (Gl 2:10). Trong các cuộc hành trình truyền giáo, ngài vẫn liên tục gây qũy cho anh em nghèo tại Giêrusalem, và việc ngài bị bắt và bị điệu tới Rôma cũng là kết quả việc ngài cố gắng chuyển giao số tiền quyên góp tới Giêrusalem.
Thần Học Mục Vụ Trong Thực Hành
Nơi Thánh Phaolô, rõ ràng không có phân cách giữa niềm tin và thực hành. Chỉ cần nhìn qua cách ngài hành xử qua lại với một số cộng đoàn cũng đủ để thách thức thừa tác mục vụ ngày nay. Thánh Phaolô đặt việc công bố Phúc Âm lên hàng đầu. Ngài “được dành riêng cho Phúc Âm” (Rm 1:1) và được ơn gọi “làm người phục vụ Chúa Giêsu Kitô giữa các Dân Ngoại, trong thừa tác linh mục rao giảng Phúc Âm” (Rm 15:16); ngài được sai đi không phải để rửa tội mà là để công bố Phúc Âm như là sức mạnh và khôn ngoan của Thiên Chúa (1Cor 1:17-20), và ngài bằng lòng chịu bất cứ sự gì hơn là làm trở ngại Phúc Âm của Chúa Kitô (1Cor 9:12). Trọn bản thân Thánh Phaolô được trao hiến cho việc công bố này. Ngài nói với tín hữu Têxalônica: “Chúng tôi đã qúy mến anh em đến nỗi sẵn sàng hiến cho anh em, không những Tin Mừng của Thiên Chúa, mà cả bản thân của chúng tôi nữa, vì anh em đã trở nên những người thân yêu của chúng tôi”. Thánh Phaolô minh hoạ điều đó bằng hình ảnh mẹ hiền ấp ủ con thơ và hình ảnh người cha nhân hậu (1 Tx 2:7-8, 11).
Ngày nay, đối với nhiều người đàn ông đàn bà thuộc đủ mọi tầng lớp đang dấn thân vào các hình thức thừa tác vụ, Thánh Phaolô quả là gương mẫu của việc hợp tác đầy hiệu quả, hỗ tương và thân ái. Timôtê là người cùng đứng tên trên nhiều thư quan trọng và là sứ giả thường xuyên của thánh nhân (giống như Titô); thánh nhân hay nhắc tới ông như anh em và mô tả lòng tận tụy của ông đối với thánh nhân như lòng tận tụy của người con đối với cha mình (Pl 2:22). Cặp vợ chồng Aquila và Priscilla (gọi là Prisca trong 1 Cor 16:19 và Rm 16:3) đón thánh nhân tới Côrintô, cộng tác với ngài ở Êphêsô và có mặt tại Rôma khi ngài viết thư cho giáo hội tại đó. Phoebe, một phó tế thuộc giáo hội ở Cenchreae, gần Côrintô, đã mang thư của Thánh Phaolô tới Rôma. Thánh nhân không những cậy nhờ các cộng sự viên của mình, ngài còn hân hoan vì công việc của người khác nữa, như Kê-pha hay Apôlô, những người hình như đang cạnh tranh với ngài: “Thật vậy, chúng ta là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cor 3:9).
Đức tin của Thánh Phaolô dựa trên nền tảng vững chắc của Phúc Âm, một nền tảng phá tung hết mọi rào cản giữa người Do Thái và người Hy Lạp, giữa nô lệ và người tự do, giữa nam và nữ (Gl 3:28). Để có thể công bố Phúc Âm, thánh nhân đã du hành qua nhiều lãnh thổ và nền văn hóa khác nhau, luôn luôn thích ứng việc công bố của mình vào hoàn cảnh khác nhau của người nghe, để mình trở nên “mọi sự cho mọi người…vì Phúc Âm” (1Cor 9:22-23). Ngài khẳng định việc ngài tự do ăn thịt đã cúng cho ngầu thần, vì mặc dù “người ta cho là có những thần ở trên trời hay ở dưới đất”, nhưng ngẫu thần chỉ là những tượng trưng trống rỗng, “đối với chúng ta chỉ có một Thiên Chúa mà thôi” (1Cor 8:5-6). Nhưng nếu việc đó gây gương mù gương xấu cho anh em, thì ngài sẽ không bao giờ ăn như thế nữa (1Cor 8:13). Thực hành truyền giáo của Thánh Phaolô quả là ngọn hải đăng cho chúng ta trong một cảnh giới văn hóa đang thay đổi nhanh chóng nơi giáo hội ngày nay.
Thánh Phaolô chưa bao giờ có ý định đưa ra các bài bình luận về sách Torah hay suy tư có hệ thống về biến cố Chúa Kitô. Nền “thần học” của ngài là một nền thần học đáp ứng, xuất hiện trong cuộc đối thoại với các vấn đề và hoàn cảnh khó khăn đang hiện hữu ngay bên trong các cộng đoàn đôi khi nát như tương của ngài. Người nhà của bà Chloe (1Cor 1:11) thông báo cho ngài hay các vấn nạn đang xẩy ra tại Côrintô. Và thế là có các lá thư bàn đến đủ vấn đề: chia rẽ trong cộng đoàn, biện minh cho các thực hành tính dục lạ kỳ, tranh chấp luật pháp và hôn nhân chẳng xây dựng chút nào, tranh chấp giữa kẻ yếu và kẻ mạnh liên quan đến các luật lệ về nghi lễ, vác vấn đề về phụng vụ và các khó khăn không hiểu được việc Phục Sinh. Ngài viết cho cộng đoàn ở Philiphê vì ở đó đang có cuộc tranh chấp giữa hai phụ nữ hàng đầu là bà Euodia và bà Syntyche (Pl 4:2). Ngay trong thư gửi tín hữu Rôma, một thư có tính thần học hơn mọi thư khác, các chương cuối cùng cũng đã được đưa ra để đối phó với các chia rẽ trầm trọng trong cộng đoàn. Nếu không có các tranh chấp ấy, có lẽ không bao giờ ta biết được truyền thống Thánh Thể của 1Cor 11:23-26 cũng như thánh thi Philiphê (2:5-11). Ngay các cuộc tấn công cay đắng của các địch thủ cũng đã là cơ hội để Thánh Phaolô suy nghĩ hết sức sâu sắc về ý nghĩa của Chúa Kitô trong cuộc sống mình: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” và “vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh” (2 Cor 12:9-10). Thánh Phaolô đào sâu các kinh nghiệm của mình, đào sâu gia tài và các truyền thống của giáo hội, nhưng luôn tìm cách tổng hợp nhuần nhuyễn các kinh nghiệm ấy vào nền thần học mục vụ luôn biến hóa của ngài. Nhưng trên hết, đóng góp lớn lao của ngài chính là tài lãnh đạo bằng thuyết phục. Nhờ thời gian được huấn luyện tại Tarsus, một trung tâm hùng biện thời xưa, Thánh Phaolô biết sử dụng nhiều lối biện luận khác nhau để đi vào thế giới người nghe. Các thư của ngài cho thấy truyền thống psychagogia (linh hướng) thời xưa. Ngài không bao giờ dùng tới uy quyền. Thay vào đó, ngài đưa ra các hệ luận trong quan điểm và thực hành của người khác giúp họ nhìn ra điểm trái ngược giữa quan điểm hay thực hành của họ và kinh nghiệm chung của họ về biến cố Chúa Kitô, qua phép rửa và cuộc sống cộng đoàn. Phương pháp sư phạm đầy kiên nhẫn của ngài là mẫu mực cho giáo hội chúng ta ngày nay, lúc uy quyền thường hay được viện dẫn.
Theo cha John R. Donahue, S.J., giáo sư nghiên cứu thần học tại Cao Đẳng Loyola ở Baltimore, Md.