CSVN đang trắc nghiệm khả năng đối kháng của cao trào đòi Công lý và Hòa Bình

Phong trào đòi công lý dưới ống kính ký giả Hauter (François Hauter, envoyé spécial à Hanoï, Le Figaro 13/11/2008). Nhà báo Hauter nhấn mạnh các điểm được tóm lược như sau:

1.- “Giáo hội công giáo kháng cự lại chính quyền. Trong lúc chính quyền cộng sản bảo vệ quyền lợi của thành phần tham nhũng của chế độ, thì giáo hội là chỗ nương tựa của những người thấp cổ bé miệng.”

2.- “Từ vài tháng qua, Giáo Hội Công Giáo đã phải đứng ra như một đối lực duy nhứt có khả năng chống lại chế độ Hà Nội, và bắt buộc chế độ phải nghe theo”.

3.- “Rõ ràng là đảng cộng sản đang trắc nghiệm khà năng đối kháng ấy. Tại Việt Nam, kể từ khi “cách mạng” 1945 đến nay, đó là hiện tượng chưa từng thấy”.

4.- “Giữa hai thế lực đã từng đọ sức với nhau từ một nửa thế kỷ qua, con người cộng sản và các giám mục Việt Nam đã biết rành thực chất của nhau. Tại Hà Nội, hai bên tồn tại trong một thế chung sống bắt buộc và căng thẳng, thường là đau khổ chớ chẳng phải mặn nồng đối với người công giáo. Giáo Hội công giáo là cộng đồng duy nhứt, của toàn dân, dám nói lên tiếng nói của mình. Chỉ có công giáo mới mạnh dạn biểu tình công khai”.

5.- “Trong bối cảnh thời hậu-cộng sản, vô luật lệ và chẳng quyền hành gì, Giáo Hội giúp đỡ dân nghèo nàn, trêu cợt người quyền thế, nên được coi như nơi chốn nương thân của dân nghèo».


Ông Hauter chỉ là một người ngoại quốc. Nhưng ông đã thấy các nét quan trọng nổi bật ghi trên. Giống những nét căn bản, trên tổng quát, của Công Đoàn Liên Kết Solidarity (Solidarnosc)vào thời điểm họ tranh đấu cho quê hương Ba Lan. Nhờ vị thế và hướng tranh đấu ấy, Công Đoàn Solidarnosc, dưới cờ tiên phong của anh thợ điện Lech Wasela trở thành lãnh tụ, đã giải phóng Ba Lan khỏi CS. Để nắm vững vấn đề đòn bẩy do TKS và Thái Hà tạo ra, chíng ta cần thích ứng tổ chức và hành động và tìm hiểu sức mạnh của phong trào đòi công lý và hòa bình tại quốc nội đã chuyển bánh như thế nào?

Căn bản của phong trào đòi công lý và tư hữu qua cầu nguyện:

Khởi đầu từ TKS lan qua Thái Hà, một lực lượng đông đảo người giáo dân Công giáo đã ý thức về vai trò và trách nhiệm tranh đấu cho công lý qua việc đòi đất đã bị cNhà nước Việt Nam chiếm đoạt bất hợp pháp nay lại muốn khai thác đầu tư thương mại. Qua việc tranh dấu của giáo dân, họ cũng đánh thức được tâm thức quần chúng về quyền lợi và vai trò công dân của mình. Tuy dù giáo dân Công giáo chỉ là phần nhỏ chừng 7% dân số trong số 85 triệu dân Việt Nam, nhưng vì hoàn cảnh, họ đã tạo được bước đột phá và đi tiên phong đòi công lý và tư hữu cho toàn dân tộc. Hiện nay 7% dân số ấy xem như là lực lượng là tiền phong tại quốc nội, nhờ vào hệ thống tổ chức thống nhất và lãnh đạo được đào tạo hẵn hoi, có khả năng đối kháng công khai ngay tại địa bàn Việt Nam do CSVN cầm quyền.

CSVN là một thể chế vô thần và là thể chế của bạo tàn và lừa dối, nên sẽ không thể đứng vững được lâu dài. Đàng khác thể chế này chứng tỏ cho thấy không quan tâm gì tới nhu cầu của nhân dân mà chỉ biết vơ vét, lũng đoạn, hối lộ, và làm giầu cho chính bản thân các cán bộ của đảng gồm chừng 3 triệu đảng viên.

Giáo Hội CGVN qua hành động đòi công lý đang đẩy CSVN vào thế phơi bày tất cả mưu mô xảo trá và những trò khủng bố của họ trước dư luận quốc tế. Sự kiện CSVN đã phải cho Công an và du đãng, dân nghiện ngập từ chổ khác dẫn về Thái Hà và đánh phá vào ban đêm là một dẫn chứng hùng hồn về thói bạo tàn và lường gạt của cộng sản. Sau đó họ còn láo khóet truyền thông rằng đó là "phản ứng tự phát của nhân dân”. Điều này càng làm cho dân chúng bắt đầu hồ nghi về tư cách đạo đức và lối hành xử vô luân và phạm pháp của chính nhà cầm quyền. Dân chúng giờ đây xem ra đã bắt đầu quay lưng và không tin vào nhà cầm quyền nữa, vì trong suốt 60 năm qua đã được ăn những chiếc bánh vẽ và phải hy sinh để tạo dựng cái quái thai CSVN hôm nay.

Phong trào đòi công lý, quyền tư hữu và các nhân quyền đặt căn bản vào hai yều tố: Niềm tin vô biên vào đứng chí tôn và Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới Về Nhân Quyền của LHQ đã được chấp nhận ngày 10/12/1948. Mẫu thước mà các quốc gia hay nhà nuớc trên thế giới đã ký vào. Bản tuyên ngôn ấy gồm 30 điều khỏan. Nay qua tình hình tại Việt Nam. CSVN xem như đã vi phạm, từ tinh thần tới chữ viết, gần hết 30 điều khoản bàn của tuyên ngôn. Vả nặng nề nhất là điều khỏan 5, 11, 17. Xin ghi lại sau đây 30 điểu khoản của bản tuyên ngôn Nhân Quyền của LHQ mà CSVN đã ký.

Tuyên ngôn Nhân Quyền của LHQ

Điều 1: Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu.

Điều 2: Mọi người đều được hưởng tất cả những quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay các quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hay địa vị xã hội.

Điều 3: Mọi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá nhân.

Điều 4: Không ai phải làm nô lệ hay bị cưỡng bức làm việc như nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị ngăn cấm.

Điều 5: Không ai bị tra tấn hay bị đối xử, xử phạt một cách tàn bạo, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm.

Điều 6: Mọi người đều có quyền được thừa nhận tư cách là con người trước pháp luật ở khắp mọi nơi.

Điều 7: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ như nhau không có bất cứ sự phân biệt nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ như nhau chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử vi phạm Bản tuyên ngôn này cũng như chống lại mọi hành vi xúi giục phân biệt đối xử như vậy.

Điều 8: Mọi người đều có quyền được các toà án quốc gia có thẩm quyền bênh vực theo pháp luật trước những hành vi vi phạm các quyền cơ bản do hiến pháp hay luật pháp quy định.

Điều 9: Không ai bị bắt, giam giữ hay đày đi nơi khác một cách độc đoán.

Điều 10: Mọi người, với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền đươc một toà án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó.

Điều 11:

(1) Mọi người, nếu bị quy tội hình sự, đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một toà án công khai, nơi người đó dã có được tất cả những đảm bảo cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp.

(2) Không ai bị kết tội hình sự vì một hành vi hay sự tắc trách không bị coi là một tội hình sự theo quy định của luật pháp quốc gia hay quốc tế vào thời điểm đó. Cũng như không cho phép áp dụng hình thức xử phạt đối với một tội hình sự nặng hơn so với quy định của luật pháp lúc bấy giờ cho mức độ phạm tội cụ thể như vậy.

Điều 12: Không ai bị can thiệp một cách độc đoán đối với cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hay thư tín của cá nhân người đó cũng như không bị xâm phạm tới danh dự và uy tín. Mọi người đều được pháp luật bảo vệ chống lại những hành vi can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Điều 13:

(1) Mọi người đều có quyền tự do đi lại và cư trú trong phạm vi lãnh thổ của mỗi quốc gia.

(2) Mọi người đều có quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả nước mình, cũng như có quyền trở về nước mình.

Điều 14:

(1) Mọi người đều có quyền tìm kiếm và được lánh nạn ở những nước khác khi bị ngược đãi.

(2) Quyền này không được áp dụng trong trường hợp đương sự bị truy tố vì những tội không mang tính chất chính trị hay vì những hành vi đi ngược lại mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 15:

(1) Mọi người đều có quyền nhập quốc tịch của một nước nào đó.

(2) Không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.

Điều 16:

(1) Nam hay nữ đến tuổi thành niên đều có quyền hôn nhân và xây dựng gia đình mà không có bất cứ một hạn chế nào về chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng trong việc kết hôn, trong cuộc sông vợ chồng và lúc ly hôn.

(2) Việc kết hôn chỉ được tiến hành khi có sự đồng ý hoàn toàn và tự nguyện của cả hai bên. (3) Gia đình là một đơn vị tự nhiên và cơ bản của xã hội và được xã hội và nhà nước bảo vệ.

Điều 17:

(1) Mọi người đều có quyền sở hữu tài sản của riêng mình hay chung với những người khác.

(2) Không ai bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc doán.

Điều 18: Mọi người đều có quyền tự do suy nghĩ, ý thức và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hoặc tín ngưỡng dưới hình thức truyền bá, thực hành, thờ phụng hoặc lễ tiết, với tư cách cá nhân hay tập thể, công khai hay riêng tư.

Điều 19: Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bầy tỏ quan điểm; kể cả tự do bảo lưu ý kiến không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận, truyền bá thông tin và ý kiến bằng bất cứ phương tiện thông tin đại chúng nào và không giới hạn về biên giới.

Điều 20:

(1) Mọi người đều có quyền tự do họp hành và tham gia hiệp hội một cách hoà bình.

(2) Không ai bị bắt buộc phải tham gia một hiệp hội nào.

Điều 21:

(1) Mọi người đều có quyền tham gia vào chính quyền của nước mình, một cách trực tiếp hay thông qua những đại diện được tự do lựa chọn.

(2) Mọi người đều có quyền được hưởng các dịch vụ công cộng của đất nước mình một cách bình đẳng.

(3) Ý chí của nhân dân là cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự.

Điều 22: Với tư cách là thành viên của xã hội, mọi người đều có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội cũng như được thực hiện các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá không thể thiếu đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách của mình, thông qua nỗ lực quốc gia, hợp tác quốc tế và phù hợp với hệ thống tổ chức và nguồn lực của mỗi quốc gia.

Điều 23:

(1) Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn công việc, được hưởng điều diện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống lại tình trạng thất nghiệp.

(2) Mọi người đều có quyền được trả công ngang nhau cho công việc như nhau, không có bất cứ sự phân biệt đối xử nào.

(3) Mọi người đều có quyền được hưởng chế độ thù lao công bằng và thuận lợi đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân và gia đình xứng đáng với nhân phẩm và được hỗ trợ thêm từ các hình thức bảo trợ xã hội khác, nếu cần thiết.

(4) Mọi ngượi đều có quyền thành lập và tham gia các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi và giải trí, kể cả quyền được hạn chế hợp lý về số giờ làm việc và hưởng những ngày nghỉ định kỳ được trả lương.

Điều 25:

(1) Mọi người đều có quyền được hưởng mức sống đủ để đảm bảo sức khoẻ và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các mặt ăn, mặc, ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết khác, cũng như có quyền được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, goá bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hoàn cảnh khách quan vượt quá khả năng kiểm soát của mình.

(2) Các bà mẹ và trẻ em cần được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tất cả trẻ em, sinh ra trong hoặc ngoài giá thú, đều được hưởng mức độ bảo trợ xã hội như nhau.

Điều 26:

(1) Mọi người đều có quyền được học hành. Phải áp dụng chế độ giáo dục miễn phí, ít nhất là ở bậc tiểu học và giáo dục cơ sở. Giáo dục tiểu học là bắt buộc. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải mang tính phổ thông, và giáo dục cao học phải theo nguyên tắc công bằng cho bất cứ ai có đủ khả năng.

(2) Giáo dục phải hướng tới mục tiêu giúp con người phát triển đầy đủ nhân cách và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các quyền và tự do cơ bản của con người. Giáo dục phải tăng cường sự hiểu biết, lòng vị tha và tình bằng hữu giữa tất cả các dân tộc, các nhóm tôn giáo và chủng tộc, cũng như phải đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc vì mục đích gìn giữ hoà bình.

(3) Cha, mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn loại hình giáo dục cho con cái.

Điều 27:

(1) Mọi người đều có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, được thưởng thức nghệ thuật và chia xẻ những thành tựu và lợi ích của tiến bộ khoa học.

(2) Mọi người đều có quyền được bảo hộ đối với những quyền lợi về vật chất và tinh thần xuất phát từ công trình khoa học, văn học và nghệ thuật mà người đó là tác giả.

Điều 28: Mọi người đều có quyền được hưởng trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó các quyền và tự do nêu trong Bản tuyên ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.

Điều 29:

(1) Mọi người đều có nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất người đó có thể phát triển nhân cách của mình một cách tự do và đầy đủ.

(2) Khi thực hiện các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ chịu những hạn chế do luật định, nhằm mục đích duy nhất là đảm bảo sự công nhận và tôn trọng và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác cũng như đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự xã hội và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ.

(3) Trong bất cứ trường hợp nào, việc thực hiện những quyền và tự do này cũng không được đi ngược lại với những mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc.

Điều 30: Không được phép diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong Bản tuyên ngôn này theo hướng ngầm ý cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong bản tuyên ngôn này.