VATICAN - Ngày 21 tháng 4 vừa qua Phòng báo chí Tòa Thánh đã ra thông cáo than phiền về sự kiện Diễn đàn Liên Hiệp Quốc tại Genève bị sử dụng như nơi đưa ra các lập trường chính trị cực đoan và xúc phạm đến một quốc gia.
Thông cáo mang chữ ký của Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh. Ám chỉ diễn văn tổng thống Iran ông Ahmaddinejad đọc tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về đề tài ”Duyệt xét Tuyên Ngôn Durban năm 2001 chống kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng” sáng ngày 20 tháng 4 để lên án đường lối chính trị của Israel là kỳ thị chủng tộc, cha Lombardi khẳng định rằng điều này không góp phần vào việc đối thoại và gây ra sự xung khắc không thể chấp nhận được. Trái lại, theo cha cần phải đánh giá cao dịp quan trọng này để đối thoại với nhau, theo đường hướng mà Tòa Thánh vẫn theo đuổi, nhằm chống lại nạn kỳ thị và bất khoan nhượng, vẫn còn đang xúc phạm đến các trẻ em, phụ nữ, các người phi châu bất đồng chính kiến với chính quyền, người di cư, các thổ dân vv... khắp nơi trên thế giới. Phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị theo tinh thần mà Đức Thánh Cha đã bầy tỏ trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật vừa qua với lời chúc mừng ”các phái đoàn tham dự hội nghị tại Genève để cùng nhau làm việc trong tinh thần đối thoại tiếp đón nhau, hầu chấm dứt mọi hình thức duy chủng tộc, kỳ thị và bất khoan nhượng, và ghi dấu một bước nền tảng đi tới chỗ khẳng định giá trị đại đồng của phẩm giá và các quyền con người, trong một chân trời của lòng tôn trọng và sự công bình đối với mỗi người và mỗi dân tộc”.
Tổng thống Ahmadinejad tố cáo các nước tây âu là đã dùng vụ diệt chủng và lấy cớ sự khổ đau của dân do thái để đặt lên một chính quyền kỳ thị chủng tộc. Phong trào Sion quốc tế nhân cách hóa chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc”. Hoa Kỳ và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bị tố cáo là đồng lõa trong dự án này.
Nhiều phái đoàn tây âu đã rời bỏ phòng hội để phản đối tổng thống Iran. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đã lấy làm tiếc vì xảy ra bầu khí căng thẳng và sự tẩy chay hội nghị của một số phái đoàn. Phái đoàn các nước Tcheques, Đức, Italia, Hòa Lan, Ba Lan, Hoa Kỳ, Israel, Canada, Australia và Niu Dilen đã quyết định tẩy chay Hội nghị. Ông Nani Pillay, Cao ủy quyền con người của Liên Hiệp Quốc thì cho rằng câu trả lời tốt nhất là trả lời và sửa sai, chứ không phải là bỏ ngang và tẩy chay hội nghị. Các phái đoàn còn lại tiếp tục tham dự hội nghị và thấy là không có vấn đề gì trong việc bỏ phiếu tài liệu chung kết đề cập tới các biến cố kỳ thị chủng tộc và bất khoan nhượng, trong đó có cả thái độ bài Hồi giáo, bài Do thái, bài Kitô và bài Arập.
Tài liệu chung kết đã được các phái đoàn tham dự bỏ phiếu chấp thuận. Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ĐTGM Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, cho biết nội dung của tài liệu tuy không hoàn hảo nhưng tôn trọng các điểm chính trong các quyền con người, và mở đầu cho con đường thương thảo tương lai liên quan tới một vài đề tài lần đầu tiên được chấp thuận một cách phổ quát. Sứ điệp của tài liệu: đó là không thể chấp nhận các hình thức mới của nạn kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng. Cần phải chiến đấu chống lại chúng với các cơ cấu mới và quyết tâm mới của cộng đoàn quốc tế. Nếu tiếp tục thương thảo theo thiện chí đó và không bước vào các công thức thành kiến đặc biệt đối với một quốc gia hay kỳ thị một nhóm tôn giáo hay điều gì khác nữa, thì sẽ có thể cải tiến các điều kiện giúp chống lại mọi hình thức kỳ thị một cách hữu hiệu (SD 21-4-2009)
Thông cáo mang chữ ký của Linh Mục Federico Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh. Ám chỉ diễn văn tổng thống Iran ông Ahmaddinejad đọc tại hội nghị của Liên Hiệp Quốc về đề tài ”Duyệt xét Tuyên Ngôn Durban năm 2001 chống kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng” sáng ngày 20 tháng 4 để lên án đường lối chính trị của Israel là kỳ thị chủng tộc, cha Lombardi khẳng định rằng điều này không góp phần vào việc đối thoại và gây ra sự xung khắc không thể chấp nhận được. Trái lại, theo cha cần phải đánh giá cao dịp quan trọng này để đối thoại với nhau, theo đường hướng mà Tòa Thánh vẫn theo đuổi, nhằm chống lại nạn kỳ thị và bất khoan nhượng, vẫn còn đang xúc phạm đến các trẻ em, phụ nữ, các người phi châu bất đồng chính kiến với chính quyền, người di cư, các thổ dân vv... khắp nơi trên thế giới. Phái đoàn của Tòa Thánh tham dự hội nghị theo tinh thần mà Đức Thánh Cha đã bầy tỏ trong buổi đọc kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật vừa qua với lời chúc mừng ”các phái đoàn tham dự hội nghị tại Genève để cùng nhau làm việc trong tinh thần đối thoại tiếp đón nhau, hầu chấm dứt mọi hình thức duy chủng tộc, kỳ thị và bất khoan nhượng, và ghi dấu một bước nền tảng đi tới chỗ khẳng định giá trị đại đồng của phẩm giá và các quyền con người, trong một chân trời của lòng tôn trọng và sự công bình đối với mỗi người và mỗi dân tộc”.
Tổng thống Ahmadinejad tố cáo các nước tây âu là đã dùng vụ diệt chủng và lấy cớ sự khổ đau của dân do thái để đặt lên một chính quyền kỳ thị chủng tộc. Phong trào Sion quốc tế nhân cách hóa chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc”. Hoa Kỳ và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc bị tố cáo là đồng lõa trong dự án này.
Nhiều phái đoàn tây âu đã rời bỏ phòng hội để phản đối tổng thống Iran. Ông Ban Ki Moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, đã lấy làm tiếc vì xảy ra bầu khí căng thẳng và sự tẩy chay hội nghị của một số phái đoàn. Phái đoàn các nước Tcheques, Đức, Italia, Hòa Lan, Ba Lan, Hoa Kỳ, Israel, Canada, Australia và Niu Dilen đã quyết định tẩy chay Hội nghị. Ông Nani Pillay, Cao ủy quyền con người của Liên Hiệp Quốc thì cho rằng câu trả lời tốt nhất là trả lời và sửa sai, chứ không phải là bỏ ngang và tẩy chay hội nghị. Các phái đoàn còn lại tiếp tục tham dự hội nghị và thấy là không có vấn đề gì trong việc bỏ phiếu tài liệu chung kết đề cập tới các biến cố kỳ thị chủng tộc và bất khoan nhượng, trong đó có cả thái độ bài Hồi giáo, bài Do thái, bài Kitô và bài Arập.
Tài liệu chung kết đã được các phái đoàn tham dự bỏ phiếu chấp thuận. Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng ĐTGM Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh Liên Hiệp Quốc, cho biết nội dung của tài liệu tuy không hoàn hảo nhưng tôn trọng các điểm chính trong các quyền con người, và mở đầu cho con đường thương thảo tương lai liên quan tới một vài đề tài lần đầu tiên được chấp thuận một cách phổ quát. Sứ điệp của tài liệu: đó là không thể chấp nhận các hình thức mới của nạn kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và bất khoan nhượng. Cần phải chiến đấu chống lại chúng với các cơ cấu mới và quyết tâm mới của cộng đoàn quốc tế. Nếu tiếp tục thương thảo theo thiện chí đó và không bước vào các công thức thành kiến đặc biệt đối với một quốc gia hay kỳ thị một nhóm tôn giáo hay điều gì khác nữa, thì sẽ có thể cải tiến các điều kiện giúp chống lại mọi hình thức kỳ thị một cách hữu hiệu (SD 21-4-2009)