Chân lý là điều các đại học phải chịu trách nhiệm
PRAGUE, Czech (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự ao ước được tự do và chân lý không thể dập tắt khỏi tinh thần nhân bản.
Đức Giáo Hoàng suy tư về ao ước của con người đối với chân lý khi ngài ngõ lời ngày 27/9 tại Prague với các đại diện từ thế giới hàn lâm và văn hoá.
“Tôi ngõ lời cùng các bạn với tư cách một giáo sư, lo lắng đến quyền tự do hàn lâm và về trách nhiệm việc sử dụng lý trí chân chính, và bây giờ là giáo hoàng, trong vai trò Mục Tử, được công nhận như một tiếng nói cho lập luận đạo đức của nhân loại”.
Đức Thánh Cha suy xét trong bài diễn văn của ngài động lực của lý trí và đức tin.
Ngài nói: “Tuy một số người lập luận rằng những vấn đề nẩy lên bởi tôn giáo, đức tin và đạo đức học không có chỗ đứng trong tầm hoạt động của lý trí tập thể, quan điểm này không có chút chân lý.
“Quyền tự do tạo nền tảng cho việc thực thi lý trí--dầu là trong một đại học hay trong Giáo Hội—có một mục đích: Nó hướng tới sự theo đuổi chân lý.[…]
“Trên thật tế, sự khao khát của con người đối với sự hiểu biết thúc đẩy mọi thế hệ mở rộng quan niệm của lý trí và kín múc tại những nguồn mạch đức tin.”
Đức Thánh Cha ghi nhận sự khôn ngoan cổ điển, “được hấp thụ và đặt vào việc phục vụ Tin Mừng” được đưa vào châu Âu trung tâm bởi các vị thừa sai Kitô hữu đầu tiên. Và, ngài nói tiếp, cũng tinh thần đó đã hướng dẫn Đức Giáo Hoàng Clement VI thiết lập tại đây một đại học trong năm 1347, đại học này tiếp tục “thực thi một đóng góp quan trọng hầu mở rộng những phạm vi hàn lâm, tôn giáo và văn hoá.”
Uy quyền
Chính uy quyền của chân lý, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, mà các đại học phải chịu trách nhiệm. Và điều này là điều ban bố ý nghĩa cho sự tự trị của chúng.
“Tuy nhiên,” ngài nói tiếp, “sự tự trị này có thể bị ngăn cản bằng nhiều cách.”
Đức Thánh Cha đã nhắc lại “truyền thống đào tạo lớn” đã “bị lật đổ có hệ thống bởi ý thức hệ giảm thiểu của thuyết duy vật, sự đàn áp tôn giáo và sự hủy bỏ tinh thần nhân bản. ”
“Tuy nhiên trong năm 1989, thế giới đã chứng kiến trong những cách rất ấn tượng sự lật đổ của một ý thức hệ độc tài vô dụng và sự chiến thắng của tinh thần nhân bản,” ngài nói. “Sự ao ước tự do và chân lý là thành phần không thể nhân nhượng của nhân loại chung chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói rằng sự ao ước này có thể “không bao giờ bị loại bỏ,” và, ngài nói, nếu sự ao ước này bị chối từ, đó là “đưa tới sự nguy hiểm cho nhân loại.”
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích, cả đức tin và lý trí tìm kiếm đáp ứng với sự ao ước nhân bản đối với tự do và chân lý, “cả hai trên bình diện suy nghĩ có kỹ luật và trên bình diện của một thực hành lành mạnh.”
PRAGUE, Czech (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói sự ao ước được tự do và chân lý không thể dập tắt khỏi tinh thần nhân bản.
Đức Giáo Hoàng suy tư về ao ước của con người đối với chân lý khi ngài ngõ lời ngày 27/9 tại Prague với các đại diện từ thế giới hàn lâm và văn hoá.
“Tôi ngõ lời cùng các bạn với tư cách một giáo sư, lo lắng đến quyền tự do hàn lâm và về trách nhiệm việc sử dụng lý trí chân chính, và bây giờ là giáo hoàng, trong vai trò Mục Tử, được công nhận như một tiếng nói cho lập luận đạo đức của nhân loại”.
Đức Thánh Cha suy xét trong bài diễn văn của ngài động lực của lý trí và đức tin.
Ngài nói: “Tuy một số người lập luận rằng những vấn đề nẩy lên bởi tôn giáo, đức tin và đạo đức học không có chỗ đứng trong tầm hoạt động của lý trí tập thể, quan điểm này không có chút chân lý.
“Quyền tự do tạo nền tảng cho việc thực thi lý trí--dầu là trong một đại học hay trong Giáo Hội—có một mục đích: Nó hướng tới sự theo đuổi chân lý.[…]
“Trên thật tế, sự khao khát của con người đối với sự hiểu biết thúc đẩy mọi thế hệ mở rộng quan niệm của lý trí và kín múc tại những nguồn mạch đức tin.”
Đức Thánh Cha ghi nhận sự khôn ngoan cổ điển, “được hấp thụ và đặt vào việc phục vụ Tin Mừng” được đưa vào châu Âu trung tâm bởi các vị thừa sai Kitô hữu đầu tiên. Và, ngài nói tiếp, cũng tinh thần đó đã hướng dẫn Đức Giáo Hoàng Clement VI thiết lập tại đây một đại học trong năm 1347, đại học này tiếp tục “thực thi một đóng góp quan trọng hầu mở rộng những phạm vi hàn lâm, tôn giáo và văn hoá.”
Uy quyền
Chính uy quyền của chân lý, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI nói tiếp, mà các đại học phải chịu trách nhiệm. Và điều này là điều ban bố ý nghĩa cho sự tự trị của chúng.
“Tuy nhiên,” ngài nói tiếp, “sự tự trị này có thể bị ngăn cản bằng nhiều cách.”
Đức Thánh Cha đã nhắc lại “truyền thống đào tạo lớn” đã “bị lật đổ có hệ thống bởi ý thức hệ giảm thiểu của thuyết duy vật, sự đàn áp tôn giáo và sự hủy bỏ tinh thần nhân bản. ”
“Tuy nhiên trong năm 1989, thế giới đã chứng kiến trong những cách rất ấn tượng sự lật đổ của một ý thức hệ độc tài vô dụng và sự chiến thắng của tinh thần nhân bản,” ngài nói. “Sự ao ước tự do và chân lý là thành phần không thể nhân nhượng của nhân loại chung chúng ta.”
Đức Thánh Cha nói rằng sự ao ước này có thể “không bao giờ bị loại bỏ,” và, ngài nói, nếu sự ao ước này bị chối từ, đó là “đưa tới sự nguy hiểm cho nhân loại.”
Như vậy, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI giải thích, cả đức tin và lý trí tìm kiếm đáp ứng với sự ao ước nhân bản đối với tự do và chân lý, “cả hai trên bình diện suy nghĩ có kỹ luật và trên bình diện của một thực hành lành mạnh.”