Ngày 18.12.1865, một luật giải phóng hoàn toàn tất cả mọi nô lệ ở Hoa Kỳ đã được ban hành và có hiệu lực tức thì. Nhưng tin tốt lành nầy chỉ lan ra chậm chạp trong các đồn điền miền Nam. Các ông chủ lớn giữ kín thông báo giải phóng nô lệ nầy càng lâu càng tốt. Trong khi chờ đợi để biết điều đó, Tom phải tiếp tục làm việc cho ông chủ mình,vốn hà khắc và độc ác, trong đồn điền trồng bông vải. Anh không có bất cứ quyền gì,bất kỳ sự tự do nào. Cuộc sống của anh chỉ là lao động vất vả,từ sáng tinh mơ cho đến chiều tà. Tom chỉ biết mình đã được giải phóng sau nhiều năm. Và anh còn phải ý thức những gỉ đã xảy đến.

Giải phóng nô lệ là một cuộc giải thoát khỏi ách nô lệ. Đối với Kitô hữu,đó là sự giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi. Nảy sinh từ đó một sự gắn kết sâu xa với Chúa Giêsu, Đấng Giải Phóng người ấy và một ước mong chân thành được đi theo Người. Thật là một nghịch lý: tự do đích thực là hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa Kitô!

Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu tuyên bố: “Nếu các con ở trong lời Thầy […],các con sẽ biết được chân lý và chân lý sẽ giải phóng các con, các con sẽ được tự do thật sự “(Ga 8,31-32.36).ĐÍCH THỰC (ontos) nghĩa là thật sự, hoàn toàn, tuyệt đối, đúng thật.

Hầu như tất cả các thư đều đề cập đến ơn cứu độ và những ngụ ý thiết thực. Chính Thánh Phaolô là người nói chính xác hơn về sự giải phóng ở trong thư gửi tín hữu Galata và Côlosê. Nhưng chíng trong thư gửi cho tín hữu Roma thì Thánh Phaolô mới triển khai sự cao cả của một ơn cứu độ trọn vẹn, một cách nghiêm nhặt và đầy nhiệt tình.

Bao lâu Tom còn chưa biết sự việc là mình đã được giải phóng khỏi ách nô lệ, thì thực tế anh ta chưa thể sống như một người tự do. Cũng vậy, tín hữu có thể không biết sự giải thoát mà ơn cứu độ mang đến cho mình.

1. BIẾT CHÚNG TA LÀI AI, ĐỂ SỒNG NHƯ THẾ.

1. 1 ĐƯỢC CÔNG CHÍNH HÓA

Sau khi đã tuyên bố rằng “người công chính sống nhờ đức tin của mình” (Rm 1,17), Thánh Phaolô chỉ cho thấy “không có bất cứ người công chính nào, dù chỉ là một người” (Rm 3,10), ”vì tất cả mọi người đều phạm tội và mất đi vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 3,23). Và Ngài viết thêm: ”Và họ được công chính hoá một cách nhưng không nhờ ân sủng Người, qua ơn cứu chuộc [chuộc lại] ở trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 3,24). Như thế Thiên Chúa đã chuộc lại người tín hữu bằng giá máu Chúa Kitô và quy sự công chính của Người cho kẻ nào tin vào Chúa Giêsu (Rm3, 25 – 26).

Chương 5 bắt đầu bằng chữ “do đó”: cuộc đời Kitô hữu, dưới nhiều khía cạnh, là một vấn đề suy lận lô-gic, một việc diễn dịch. Chương nầy đề cập đến kết quả của sự công chính hoá: bảo đảm ơn cứu độ (5,1 – 11), được nói rõ qua sự chúng ta liên kết với Chúa Giêsu Kitô (5,12 – 21). Bằng chứng lớn lao nhất của ơn cứu độ cuối cùng của chúng ta và sự bảo đảm cho ơn cứu độ nầy, là sự kết hợp của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta đã ở ‘trong Adam” (kết hợp với Adam),bnhưng nay chúng ta đang ở “trong Chúa Giêsu Kitô” (kết hợp với Người).

• Trong Adam, chúng ta đã bị kết án (5,18) vì là tội nhân (5,19)
• Trong Chúa Kitô, chúng ta được công chính hóa (5,18) vì được làm cho nên công chính (5,19)

Tình trạng mới mẻ mà Kitô hữu ở trong đó là kết quả của sự công chính hoá. Công chính hoá là một hành vi thuần ân sủng từ phía Thiên Chúa. Thánh Phaolô còn nói: ” Nơi nào tội lỗi tràn đầy, thì ân sủng chan chứa”

1. 2 ĐƯỢC TRUYỀN SỨC SỐNG

Phản ứng của một số tín hữu Roma như thể là muốn tiếp tục sống trong tội lỗi, để cho ân sủng cứ chan chứa (Rm 6,1). Thánh Tông đồ nói: Không phải vậy. Chúng ta đã chết cho tội lỗi: tội lỗi (ông chủ cũ) không còn quyền hành gì trên chúng ta nữal chúng ta đã thay đổi sự trị vì. Thực sống trong tội lỗi khi người ta đã chết trong đó, là một mâu thuẫn đạo đức và tinh thần. Thánh Phaolô tuyên bố trong thư gửi tín hữu Galata: ”Tôi đã chịu đóng đinh với Chúa Kitô; và nếu tôi sống, thì không còn phải là tôi sống, mà chính là Chúa Kitô sống trong tôi; nếu bây giờ tôi sống trong xác thịt [thân thể],là tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương tôi và đã phó mạng sống vì tôi” (Gl 2,20). Bằng nhiều ví dụ,Thánh Phaolô trình bày trong thư gửi tín hữu Roma chương 6 việc chúng ta cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người.

1.2.1 Được nhận phép rửa (6,3-4)
Vào thời các Thánh Tông Đồ,để nhuộm một tấm vải,người ta nhúng nó vào nước co` pha màu,nhận chòm nó hoàn toàn để nó ăn màu khi đem ra. Tiến trình nầy gọi là “nhúng xuống nước” (tiếng Hy lạp: baptismos). Chúng ta,Kitô hữu,đã được nhúng,được rửa tội,trong cái chết của Chúa Kitô. Câu 4 còn nói: ”được mai táng với Người trong phép rửa”.Nếu có mai táng,tất nhiên là đã có sự chết. Khi tấm vải là ăn màu,người ta đưa nó ra khỏi thùng nhuộm.Với chúng ta,Kitô hữu,như Chúa Kitô được đem từ sự chết về lại sự sống nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha,chúng ta cũng được sống một cuộc sống mới” (6,4).

1.2.2. Nên đồng dạng với Chúa Kitô (6,5)
“Bởi vì nếu chúng ta nên đồng dạng với Người nhờ được chết giống như Người đã chết, thì chúng ta cũng sẽ nên đồng dạng với Chúa Kitô nhờ được giống như Người đã sống lại” (6,5). Câu nầy dùng thì tương lai, nhưng tất nhiên đó là một tương lai khởi đầu ngay từ bây giờ.

1. 3 CON NGƯỜI CŨ ĐÃ BỊ ĐÓNG ĐINH

“…Biết rằng con người cũ của chúng ta đã bị đóng đinh trên thập tự với Người,hầu cho thân xác tội lỗi bị biến thành bất lực, để chúng ta không cóm làm nô lệ cho tội lỗi nữa” (Rm 6,6). “Con người cũ’, đó là căn tính của tôi trong Adam, người bị mô tả trong Rm 5,12 – 21, là con người không được tái tạo. Con người cũ đã bị đóng đinh. Việc đóng đinh không phải là một kinh nghiệm thường ngày, nhưng là một biến cố đã qua, được diễn tả trong tiếng Hy Lạp bằng một hình thái ngữ pháp (thời bất định), phản ảnh một hành động đúng giờ. Ở đây hành động nầy ờ trong quá khứ. Con người cũ của chúng ta không phải liên tục ngày nào cũng đang bị đóng đinh, nhưng nó đã bị đóng đinh với Chúa Kitô (x. Gal 2,20). Con người cũ chỉ được nêu tên như thề ba lần trong các thư Thánh Phaolô (Rm 6,6; Col 3,9; Ep 4,22). Những câu nầy ở thời bất định và ngữ cảnh cho thấy chúng ở thì quá khứ. Người tín hữu nay là một tạo vật mới: ”Nếu ai ở trong Chúa Kitô, thì người ấy là một tạo vật mới. Những điều xưa cũ đã qua đi; nhưng những điều nầy [xưa cũ] đã trở nên mới mẻ” (2 Cor 5,17).“Thân xác tội lỗi” là cái yếu tố thuộc về chúng ta đã buộc chúng ta phạm tội. Yếu tố nầy đã bị hủy bỏ (hoặc tháo cởi), bị làm cho bất lực (katergeo). Trước khi được tái sinh, tôi bất lực trong việc không phạm tội. Sau khi được có sự sống mới, tôi có thể không phạm tội,khi tôi ý thức tôi là ai trong Chúa Kitô. Hơn thế, Thánh Phaolô tuyên bố: ”Như thế anh em hãy coi mình như đã chết cho tội lỗi và sống vì Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (6,11).

Cần phải phận biệt rõ ràng:

• Con người cũ: con người tôi đã từng là; căn tính trước đây của tôi
• Xác thịt: cách thức tôi sống thuở đầu, độc lập với Thiên Chúa, qua nó tôi đáp ứng các nhu cầu của chính mình bằng những phương tiện của riêng mình. Người tin không còn ở trong xác thịt nữa,(Rm 7,5; 8,8; Gl 5,24), nhưng xác thịt vẫn còn trong người ấy (Rm 8,5;Gl 5,16).
• Tội lỗi: sức mạnh xấu xa trong tôi,nhưng không phải là tôi. Tội lỗi vẫn ở trong thân thể của kẻ tin (Rm 6,12;7,17 – 20)

1. 4 CHÚA KITÔ SỰ SỐNG CHÚNG TA

Kitô hữu được chuyển vào trong sự sống Chúa Kitô khi được tái sinh. Kitô hữu nên “đồng dạng” với Người và nên kẻ được hưởng sự sống của Chúa Kitô. Một khi ở trong Người, tôi có thể hiễu rõ ràng rằng khi Chúa Kitô chết, thì tôi chết; khi Chúa Kitô bị mai táng, tôi bị mai táng; khi Chúa Kitô sống lại, tôi sống lại và bây giờ tôi sống sự sống của Người. Do đó Người Đấng Cứu Độ của chúng ta, Đấng đã chuộc chúng ta lại. Người là Chúa của chúng ta, Ông Chủ mới của chúng ta, nhưng Người còn là “sự sống chúng ta” (Cl 3,4).

2. SỐNG THẾ NÀO THEO CĂN TÍNH CỦA CHÚNG TA

2. 1 CHIẾN THẮNG TỘI LỖI

Chiến thắng tội lỗi,trước hết đó là chíến thắng của Chúa Kitô trên thập giá, chiến thắng của Người. Hãy nhớ lại rằng “Chúa Kitô đã tước hết những thế lực thống trị và những người cầm quyền và đã trao chúng cho mọi người nhìn cảnh tượng ấy một cách công khai, bằng việc chiến thắng chúng nhờ thập giá” (Cl 2,15).

Thánh Phaolô nói với tín hữu Galata: ” Hãy bước đi bằng Thần Khí Chúa và anh chị em sẽ không thực hiện những ước mong của xác thịt” (Gl 5,16). Những công trình của xác thịt thì rất nhiều: vô luân, cãi cọ, ghen tị, nóng giận,v..v…(x. Gl 5,19 – 21). Chúng ta cần nhớ lại chúng ta là ai trong Chúa Kitô và hành động từ sự việc nầy, nhờ sức mạnh của Người; cần nhớ rằng Người đã ban chiến thắng của Người cho chúng ta.

Không thể có chiến thắng mà không mặc lấy áo giáp đầy đủ của Thiên Chúa (Ep 6,10 – 18). Bốn động từ được dùng ở thì bất định (Aoriste) mệnh lệnh cách (phải làm ngay).

• “ Anh chị em hãy mặc lấy tất cả mọi khí giời của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “hãy cầm lấy mọi khí giới của Thiên Chúa”…ngay tức khắc
• “Hãy đứng vững”…ngay tức khắc
• “Hãy đội cả mũ ơn cứu độ”…ngay tức khắc

Những mệnh lệnh tương tự,dưới cùng hình thức lời nói, được ban cho chúng ta trong thư gửi tín hữu Côlôsê 3,5 – 14: ”Hãy làm cho chết” (theo nghĩa đen: để cho chết;đừng cho ăn uống nữa); ’hãy từ bỏ”; “hãy mặc lấy”…ngay tức khắc.

Thánh Phaolô đưa ra một lời nhắn nhủ tương tự trong thư gửi tín hữu Roma: ”Hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô và đừng chăm sóc cho xác thịt hòng thoả mãn các ham muốn” (Rm 13,14).

2. 2 NHỮNG XIẾNG XÍCH TRÓI BUỘC CHÚNG TA

Còn có những gì khác cản trở chúng ta sống theo căn tính của chúng ta trong Chúa Kitô không?Thánh Phaolô nói về những ‘pháo đài” trong 2 Cor 10,4. Chúng ta hết thảy có thể có những lãnh vực cuộc sống mà chúng ta giữa riêng cho mình. Một tội bi giấu,dưới hình thức ‘không tha thứ’,thù dai,thói quen xấu,v..v..;một điều gì đó mà chúng ta đã không bao giờ muốn buông ra, một lãnh vực cuộc sống của chúng ta ở tring bóng tối.

Đây lá lúc ngưng đọc và tự vấn trước Thiên Chúa: tôi phải bỏ gì, thả cái gì, tha thứ, xưng thú với Chúa và có thể xưng với một ai đó nữa? Sẽ thấy được giải phóng biết bao nếu mọi sự được đặt vào thứ tự!

Kể từ Rm 6,12,Thánh Tông Đồ chỉ cho thấy làm sao sống cuộc đời chiến thắng, cuộc đời kẻ được giải phóng khỏi ách nô lệ: trao ban chính mình (6,13). Hãy học thực hành nầy: Chúa Gie6su muốn chúng ta được giải phóng khỏi ách nô lệ,do vậy, nên tự do.

Chúng ta đã từng nô lệ cho tội lỗi (6,17); nay chúng ta được mời gọi nộp mình như nô lệ cho sự công chính để nên thánh thiện (6,19). Hãy để ý mối dây liên hệ giữa những gì chúng ta là và những gì chúng ta được mời gọi làm: trao nộp chính mình (6,13 – 19).

2. 3 ĐƯỢC TỰ DO

“như vậy nay không còn sự kết án nào đối với những người trong Chúa Giêsu Kitô. Quả thật, luật của Thần Khí sự sống trong Chúa Giêsu Kitô đã giải phóng tôi khỏi cách nô lệ của luật tội lỗi và sự chết” (Rm 8, 1 -2).

So sánh sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu: một trái bóng thổi đầy hơi chịu hai luật:

• Luật Archimède: đẩy trái bóng lên phía trên (=> luật của Thần Khí sự sống)
• Luật vạn vật hấp dẫn: đẩy trái bóng xuống phía dưới (=> luật của tội lỗi và sự chết)

Luật Archimède mạnh hơn luật hấp dẫn và trái bóng bay lên., Hãy nhớ là chúng ta ở dưới luật Thần Khí sự sống. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta ý thức điều đó để sống như những người đã thoát ách nô lệ.

2. 4 TẠI SAO CHÚNG TA VẪN CỨ PHẠM TỘI?

Nếu con người cũ của chúng ta không còn hiện hữu nữa, vậy thì ai là người vẫn còn phạm tội?

Chính là tôi. Vậy thì tôi là ai chứ? Tôi không còn là con người cũ nữa. Nó đã bị đóng đinh rồi. vậy thì tôi là ai? Tôi là một tạo vật mới đã mặc lấy con người mới (Ep 4,24;Cl 3,10).

Tôi là một người con của Thiên Chúa. Tôi được tái tạo. Tôi nên công chính,v..v…Kinh Thánh có một từ chính xác gặp lại 62 lần trong Tân Ước, để mô tả con người được tái tạo: chúng ta là những ‘thánh’. Nhưng chúng ta vẫn có thể đi trong bất hoà với những gì chúng ta đang là, nếu chúng ta không sống căn tính trong Chúa Kitô. Chúng ta còn xác thịt trong chúng ta và tội lỗi vẫn còn cư ngụ trong thân xác hay hư nát của chúng ta. Tuy vậy nay điều đó không còn xác định căn tính của chúng ta nữa.

KẾT LUẬN: CHÚNG TA ĐỪNG CHẤP NHẬN MỘT THÂN PHẬN NÀO KHÁC NỮA.

Chúa Giêsu ước muốn chúng ta sống lệ thuộc hoàn toàn vào Người. Người ước ao chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã chết và đã sống lại với Người. Người ao ước chúng ta nhớ lại chúng ta là ai trong Người: cùng một cây với Người. Hãy nhớ rằng chúng ta không còn là nô lệ cho tội lỗi nữa và hãy học trao hiến chính chúng nta cho Chúa Kitô. Bởi vì nay chúng ta được giải phóng khỏi nô lệ, hãy ý thức chúng ta tự do trong Chúa Kitô. Đây là một điều nguời hữu phải làm mãi mãi”.

(BTGH chuyển ngữ)