Giáo dục Việt Nam và Viện IDS
Trong tháng qua, trên các trang Internet ở trong cũng như ngoài nước, xuất hiện một bài báo của giáo sư Hoàng Tụy, cùng một nội dung, nhưng dưới nhiều tiểu đề khác nhau, ví dụ “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” (Tia Sáng Online), “Giáo dục, không thể đổi mới vụn vặt” (Tuần Việt Nam).
Giáo sư Hoàng Tụy, sinh năm 1927 tại Quảng Nam, cháu nội cụ Hoàng Văn Bảng. Hoàng Văn Bảng là em ruột của Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu. Hoàng Diệu đã tuẫn tiết khi thành Hà Nội bị Pháp chiếm năm 1882. Hoàng Diệu là vị tướng lãnh duy nhất đã chết theo thành trong suốt một ngàn năm lịch sử thành Thăng Long (Hà Nội).
Từ năm 1961 đến 1968, giáo sư Hoàng Tụy là Chủ nhiệm Khoa Toán học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1980 đến 1989, ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông là người đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut), được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của “Lý thuyết tối ưu toàn cục” (global optimization). Ông có nhiều công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín tại các nước Âu Mỹ. Ông nổi tiếng chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.
Hoàng Tụy là chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên Cứu Phát triển (IDS) tại Hà Nội, vừa mới tự giải thể ngày 14-9-2009, để phản đối quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24-7-2009 của Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng, một ngày trước khi quyết định nầy có hiệu lực (15-9-2009).
Trong bài báo kể trên, giáo sư Hoàng Tụy cho biết: “Căn nhà GD đã cũ nát thảm hại nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà dị dạng chẳng ai muốn ở…. Điều rất lạ là các nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị TƯ 3, 7, 9 đều đòi hỏi phải tiến hành cải cách GD như một yêu cầu bức thiết của xã hội, nhưng những vị nhận trách nhiệm trực tiếp thì lại chẳng hề quan tâm thực hiện các nghị quyết ấy, thậm chí còn nói ngược lại… Chỉ có điều đổi mới thế nào thì chẳng ai giải thích nổi, chẳng ai biết rõ, cho nên cứ đổi mới tùy hứng, tùy tiện, tùy nghi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở….”
Giáo sư Hoàng Tụy đề nghị cải cách giáo dục cần phải có hệ thống, chứ không phải đổi mới vụn vặt, và nhất là không thể coi giáo dục như một phòng thí nghiệm. vì “Thí nghiệm đi thí nghiệm lại không biết bao nhiêu lần, tốn kém bạc tỉ và không tính được hết thiệt hại cho các thế hệ học sinh nạn nhân thí nghiệm. Rất khó hiểu tại sao lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy.”
Về giáo dục đại học, giáo sư Hoàng Tụy cho rằng sự trì trệ bắt nguồn từ quy chế đào tạo tiến sĩ, phó tiến sĩ và quy chế bổ nhiệm giáo sư phó giáo sư còn nhiều điểm sai lầm một cách ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.
Giáo sư Hoàng Tụy còn trích dẫn ý kiến của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và của cố giáo sư Lê Văn Giạng, đã nhiều lần yêu cầu chấn hưng giáo dục bằng những biện pháp có tính cách cách mạng nghiêm túc và thực sự khoa học.
Bài báo của giáo sư Hoàng Tụy đã gây tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước. Nhà cầm quyền cộng sản không thể đàn áp vị giáo sư uy tín lão thành, nên quay qua xóa sổ những trang điện tử nào đăng bài báo nầy, như tờ Tia Sáng Online, bị đình bản, nhằm đe dọa giới báo chí trong nước.
Trong bài báo trên Tia Sáng Online “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng”, giáo sư Hoàng Tụy tự cho là đã nói thẳng những suy nghĩ của ông về nền giáo dục dưới chế độ cộng sản. Đúng là giáo sư Hoàng Tụy có nói thẳng, nhưng dường như ông chỉ mới nói thẳng nửa chừng, chứ ông chưa nói thẳng hết, ông chưa đi cho trọn đưòng thẳng. Giáo sư Hoàng Tụy, kể cả cựu tướng Võ Nguyên Giáp, cố giáo sư Lê Văn Giạng, chỉ nói thẳng về những nguyên nhân có tính cách cơ chế tổ chức, về hiện tượng bên ngoài, về những vận hành trong giáo dục, về những kết quả yếu kém, chứ các ông không đi hay chưa đi thẳng vào vào vấn đề căn nguyên cốt lõi, đưa đến sự suy thoái của nền giáo dục dưới chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại.
Căn nguyên cốt lõi của sự suy thoái giáo dục Việt Nam hiện tại chỉ cần tóm gọn trong một câu như sau: Đó là chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Chính sách giáo dục nầy do Bộ trưởng Giáo dục Liên Xô là Ca-lê-ni-cốp (Kalenikov) (?) đưa ra, và do Nguyễn Khánh Toàn nhập cảng vào Việt Nam năm 1946, khi giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục chính phủ Hồ Chí Minh cải tổ ngày 3-11-1946.
Nguyễn Khánh Toàn dạy tiếng Việt ở Moscow từ năm 1927, có tên Nga là Minin, có vợ Nga, vào học ở Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des travailleurs d’Orient) từ năm 1928 đến năm 1931. Sau đó, ông ở lại Liên Xô. Năm 1939, ông cùng Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) qua Trung Hoa, cùng đến Diên An, căn cứ của CSTH, năm 1941. Ông ở lại Diên An, đến năm 1946 mới trở về Việt Nam.
Chính sách giáo dục phục vụ chính trị được Đảng CSVN thi hành từ năm 1946 cho đến ngày nay. Chính sách nầy còn được củng cố thêm bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998, theo đó: “… Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”
Vì chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ Đảng, “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng”, nên nguyên tắc căn bản của nền giáo dục cộng sản là “hồng hơn chuyên”. Hồng tức có tính đảng, tính Mác-xít hơn chuyên là chuyên môn. Chủ trương nầy bao trùm và chi phối toàn bộ tất cả các lãnh vực của nền giáo dục cộng sản.
Thứ nhất, tổ chức và cơ chế giáo dục hoàn toàn do Đảng CSVN kiểm soát. Từ Bộ Giáo dục, các trường đại học, các trường trung tiểu học đều có đảng uỷ để kiểm soát nhà trường, bảo đảm các cơ quan nầy theo đúng đường lối chủ trương của Đảng. Việc bổ nhiệm giáo chức trung tiểu học do Bộ Giáo dục và Ty Giáo dục địa phương nằm trong tay đảng uỷ. Ngay cả việc phong cấp giáo sư đại học cũng cũng do Đảng kiểm soát.
Theo quy chế hiện nay, giáo sư đại học thực thụ do Hội đồng Giáo sư bầu lên mới được phong cấp. Tuy nhiên, chỉ những giáo sư nào gia nhập Đảng CSVN mới được bầu, còn những giáo sư khác, dầu giỏi đến đâu, dầu có nhiều công trình nghiên cứu danh tiếng, mà không vào Đảng CSVN cũng không được bầu chọn. Tình trạng nầy hiện đang xảy ra tại các đại học Việt Nam, mà giáo sư Hoàng Tụy cho rằng “các quy chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ta vẫn còn nhiều điểm ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.” (bài đã dẫn) Giáo sư Hoàng Tụy dùng chữ “ấu trĩ” để tránh né vấn đề, chứ nếu nói thẳng “toạc móng heo”, thì có chuyên môn nhưng không hồng, không Đảng, thì không được phong hàm giáo sư thực thụ. Vì vậy, cho đến nay, hầu như chưa có một giáo sư đại học nào ở trong nước được các đại học ngoại quốc hay được UNESCO thừa nhận.
Thậm chí ở các cơ quan giáo dục, các trường đại học, trung tiểu học đều có công an kiểm soát chặt chẽ. Các trường học đều có công an bảo vệ văn hóa theo dõi. Những viên công an bảo vệ văn hóa trà trộn trong ban giảng huấn, trong hàng ngũ sinh viên, học sinh, trong các sinh hoạt của nhà trường và trong các quán giải khát, các quán hàng rong chung quanh trường. Ngoài công an bảo vệ văn hóa, sinh viên học sinh còn được đoàn ngũ hóa trong tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong. Đoàn và Đội là tai mắt để theo dõi chẳng những trường học mà cả gia đình nữa, vì các em sẽ báo cáo tất cả những hoạt động ở trường học và ở trong nhà cho cán bộ chỉ huy.
Thứ hai, chương trình học bao gồm cả lý thuyết Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản, nhất là ở đại học và trung học cấp 3 (đệ nhị cấp trước 1975) và là môn thi bắt buộc để lên lớp. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai được giảng dạy những gì ra khỏi sách giáo khoa. Nhiều khi sách giáo khoa bị viết sai, nhưng giáo viên cũng phải tuân theo, không được dạy khác sách giáo khoa, ngoài sách giáo khoa. Giáo viên và cả học sinh không được suy nghĩ hay phát biểu bất cứ ý kiến gì mới lạ, ngoài những gì cộng sản chủ trương, ngoài những điều đã học ở trường lớp và sách giáo khoa.
Sách giáo khoa phải luôn luôn đề cao tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ca tụng Đảng CSVN, ca tụng các lãnh tụ Đảng. Không phải chỉ ca tụng Đảng CSVN, mà cả các đảng cộng sản trên thế giới, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Hoa… mặc dù các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ.
Thứ ba, tất cả các kỳ tuyển sinh đều dựa trên căn bản lý lịch. Lý lịch học sinh được chia thành 14 bậc. Lý lịch càng hồng, càng đỏ thì điểm tuyển càng thấp, càng dễ đậu. Con “ngụy quân”, “ngụy quyền” ở bậc thứ 13 hay 14, nên có khi điểm rất cao, nhưng vẫn không được tuyển chọn. Trong trường hợp có học bổng, nhất là học bổng ra nước ngoài, lại càng rất khó. Bệnh lý lịch đi kèm theo bệnh thân thế. Con mấy ông càng lớn, càng hồng, càng đỏ, càng dễ thi đậu, dốt cũng đậu.
Chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục vụ Đảng CSVN, cần “hồng hơn chuyên”, nghiền nát tất cả những sáng kiến nào đi ra ngoài phạm trù Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản và nhất là chủ trương của Đảng CSVN. Vì vậy việc các nhà trí thức hàng đầu trong nước thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies, viết tắt là IDS) ở Hà Nội vào cuối năm 2007 là một việc làm hoàn toàn trái ngược với chính sách giáo dục phục vụ chính trị của Đảng CSVN.
Viện Nghiên cứu Phát triển là nơi tập trung những bộ óc để suy nghĩ (tiến Anh là “think tank”), nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới lạ hầu xây dựng đất nước. Đúng là Viện IDS đã làm công việc “dã tràng xe cát biển Đông”, vì đã đem “đàn khảy tai trâu”. Đảng CSVN chỉ cần những người biết vâng lời (Đảng) hơn là biết suy nghĩ, không cần sáng kiến mới lạ, không cần nghe ai góp ý, bởi vì sáng kiến hay góp ý một lúc, thì còn gì là Đảng CSVN nữa. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SINH RA TRONG SỰ NGHÈO ĐÓI, DỐT NÁT, LỚN LÊN BẰNG LỪA PHỈNH VÀ TỒN TẠI BẰNG BẠO LỰC. Dân nghèo và dốt mới dễ tuyên truyền, dễ lừa phỉnh, che giấu, và cuối cùng dùng bạo lực để thống trị. Dưới “bạo lực cách mạng” của CSVN, hiện nay ở trong nước, tất cả những ai có dấu hiệu bất đồng chính kiến, kể cả tỏ dấu hiệu yêu nước đều bị vào tù hoặc bị cô lập. Cán bộ có chút quyền hành lo mải mê tham nhũng. Dân chúng, kể cả thanh niên, sinh viên học sinh, chỉ còn con đường duy nhất là im lặng hoặc lao vào ăn chơi, nhậu nhẹt, để qua ngày đoạn tháng.
Để tiếp tục tồn tại, việc tất yếu của Đảng CSVN là phải kiếm cách phong tỏa các bộ óc, cho vào kho phế thải hoặc đóng băng các bộ óc, để khỏi có chuyện sáng kiến, hướng dẫn xã hội, gây phiền toái cho Đảng. Do đó, ngày 24-7-2009 Thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.
Quyết định nầy hạn chế việc nghiên cứu của Viện IDS hay đúng hơn là trùm óc, trói tay các nhà nghiên cứu Việt Nam. Vì vậy, một ngày trước khi quyết định 97 có hiệu lực, Hội đồng Viện IDS họp phiên cuối cùng ngày 14-9-2009, quyết định tự giải thể, để phản đối quyết định của nhà cầm quyền CSVN. Các ông không tự đóng cửa để phản đối thì các ông cũng sẽ bị CSVN đóng cửa nếu các ông không muốn đồng hóa với cộng sản.
Chuyện dân gian kể rằng sau năm 1975, khi CSVN cưỡng chiếm Sài Gòn, một thầy đờn mù đã sáng mắt và lái xe Honda hai bánh chạy khắp thành phố. Thế mà mãi đến năm 2009, các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam trong Viện IDS, đụng chạm trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản, mới giật mình thức tỉnh và sáng mắt.
Tuy nhiên các ông sáng mắt đã quá trễ. Các ông bất lực trước cỗ máy mà các ông đã tốn bao nhiêu công sức để dựng lên từ bấy lâu nay. Giáo sư Hoàng Tụy rất thành thật ngao ngán tâm sự trên đài RFA trong cuộc phỏng vấn ngày 30-10-2009 của phóng viên Khánh An như sau:
“Muốn lay chuyển cái tình hình này thì chỉ những người như chúng tôi nói là không đủ. Các bạn trẻ, các bạn sinh viên, các bạn học sinh phải lên tiếng nhiều nữa, bởi vì chính các bạn là chịu ảnh hưởng của cái nền giáo dục này, và tương lai của các bạn tuỳ thuộc nhiều vào cái chất lượng của nền giáo dục này, cho nên các bạn phải lên tiếng, các bạn phải nói. Còn chúng tôi dẫu sao cũng là những người gần đất xa trời rồi và tiếng nói nó cũng chỉ có tác dụng chừng nào thôi.”
Giáo sư Hoàng Tụy kêu gọi thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tay sửa đổi nền giáo dục Việt Nam. Ở đây có ba điểm cần làm rõ.
Thứ nhất, nền giáo dục Việt Nam hiện tại không có cách gì sửa đổi được hết, nếu vẫn tiếp tục duy trì chính sách “Giáo dục phục vụ chính trị” của chế độ CSVN. Dù có cải cách đi cải cách lại như giáo sư Hoàng Tụy đã đề cập đến, thì nền giáo dục cũng phải nằm trong chủ trương phục vụ Đảng CSVN, trong vòng “kim cô” của Đảng CSVN. Cải cách thế nào đi nữa cũng vô ích. Do đó, để cải tiến giáo dục chỉ còn cách duy nhất là phải cắt bỏ hẳn chính sách giáo dục phục vụ chính trị, phải để cho nền giáo dục được tự do thì mới tiến bộ được.
Thứ hai, chính sách giáo dục phục vụ chính trị và cả chế độ CSVN hiện tại đều do các đảng viên CS miệt mài xây dựng trong mấy chục năm qua, trong đó có cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và có cả các vị giáo sư trong Viện IDS. Ông Võ Nguyên Giáp lo võ công, còn các nhà trí thức lo văn trị. Tất cả các ông đều phải chịu trách nhiệm về chế độ nầy, thì các ông phải xắn tay áo lên để giải quyết, nghĩa là chính các ông phải có bổn phận cương quyết dẹp bỏ chính sách giáo dục phục vụ chính trị, trước khi kêu gọi đến thanh niên, sinh viên, học sinh.
Thứ ba, nếu Đảng CSVN nhất quyết bảo vệ chính sách giáo dục phục vụ chế độ, không chịu cắt bỏ hẳn cái ung bướu giáo dục nầy, không chịu cởi trói giáo dục, thì chính các ông, chính các đảng viên CSVN, phải can đảm vận động, kêu gọi giải thể luôn chế độ CSVN. Khi đó, tự nhiên chính sách giáo dục quái đản kia cũng bị dẹp bỏ, để cho nền giáo dục được khai phóng, mở cửa tương lai cho Việt Nam.
Theo như lời giáo sư Hoàng Tụy đã nói, các ông già rồi, các ông gần đất xa trời. Vậy các ông còn sợ gì nữa? Các ông đã lỡ làm sai thì phải can đảm nhận lấy trách nhiệm và cố gắng sửa sai, dầu chẳng còn nhiều năm tháng trên cõi đời như lão tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu các ông không làm gì được, thì tối thiểu các ông phải can đảm chứng tỏ cho mọi người thấy rằng các ông không còn muốn liên hệ đến Đảng CSVN, bằng cách trả thẻ đỏ lại cho Đảng CSVN. Các ông hãy công khai tuyên bố rằng đã đến lúc Đảng CSVN phải giải tán, phải chấm dứt nhiệm vụ.
Làm như thế, các ông mới xứng đáng là trí thức lương thiện, “tri hành hợp nhất”, mới mở đường cho tuổi trẻ noi theo và tiến lên. Các ông mới thật sự làm nên lịch sử. Mong lắm thay!
Toronto, Canada
Trong tháng qua, trên các trang Internet ở trong cũng như ngoài nước, xuất hiện một bài báo của giáo sư Hoàng Tụy, cùng một nội dung, nhưng dưới nhiều tiểu đề khác nhau, ví dụ “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng” (Tia Sáng Online), “Giáo dục, không thể đổi mới vụn vặt” (Tuần Việt Nam).
Giáo sư Hoàng Tụy, sinh năm 1927 tại Quảng Nam, cháu nội cụ Hoàng Văn Bảng. Hoàng Văn Bảng là em ruột của Hoàng Kim Tích, tức Hoàng Diệu. Hoàng Diệu đã tuẫn tiết khi thành Hà Nội bị Pháp chiếm năm 1882. Hoàng Diệu là vị tướng lãnh duy nhất đã chết theo thành trong suốt một ngàn năm lịch sử thành Thăng Long (Hà Nội).
Từ năm 1961 đến 1968, giáo sư Hoàng Tụy là Chủ nhiệm Khoa Toán học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ 1980 đến 1989, ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông là người đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut), được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của “Lý thuyết tối ưu toàn cục” (global optimization). Ông có nhiều công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín tại các nước Âu Mỹ. Ông nổi tiếng chẳng những ở trong nước mà cả trên thế giới.
Hoàng Tụy là chủ tịch Hội đồng Viện Nghiên Cứu Phát triển (IDS) tại Hà Nội, vừa mới tự giải thể ngày 14-9-2009, để phản đối quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24-7-2009 của Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng, một ngày trước khi quyết định nầy có hiệu lực (15-9-2009).
Trong bài báo kể trên, giáo sư Hoàng Tụy cho biết: “Căn nhà GD đã cũ nát thảm hại nhưng cứ loay hoay nay cơi nới chỗ này, mai sửa chữa chỗ kia, rốt cuộc thành ra căn nhà dị dạng chẳng ai muốn ở…. Điều rất lạ là các nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị TƯ 3, 7, 9 đều đòi hỏi phải tiến hành cải cách GD như một yêu cầu bức thiết của xã hội, nhưng những vị nhận trách nhiệm trực tiếp thì lại chẳng hề quan tâm thực hiện các nghị quyết ấy, thậm chí còn nói ngược lại… Chỉ có điều đổi mới thế nào thì chẳng ai giải thích nổi, chẳng ai biết rõ, cho nên cứ đổi mới tùy hứng, tùy tiện, tùy nghi, theo kiểu đầu Ngô mình Sở….”
Giáo sư Hoàng Tụy đề nghị cải cách giáo dục cần phải có hệ thống, chứ không phải đổi mới vụn vặt, và nhất là không thể coi giáo dục như một phòng thí nghiệm. vì “Thí nghiệm đi thí nghiệm lại không biết bao nhiêu lần, tốn kém bạc tỉ và không tính được hết thiệt hại cho các thế hệ học sinh nạn nhân thí nghiệm. Rất khó hiểu tại sao lợi ích của học sinh bị xem thường đến vậy.”
Về giáo dục đại học, giáo sư Hoàng Tụy cho rằng sự trì trệ bắt nguồn từ quy chế đào tạo tiến sĩ, phó tiến sĩ và quy chế bổ nhiệm giáo sư phó giáo sư còn nhiều điểm sai lầm một cách ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.
Giáo sư Hoàng Tụy còn trích dẫn ý kiến của cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và của cố giáo sư Lê Văn Giạng, đã nhiều lần yêu cầu chấn hưng giáo dục bằng những biện pháp có tính cách cách mạng nghiêm túc và thực sự khoa học.
Bài báo của giáo sư Hoàng Tụy đã gây tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước. Nhà cầm quyền cộng sản không thể đàn áp vị giáo sư uy tín lão thành, nên quay qua xóa sổ những trang điện tử nào đăng bài báo nầy, như tờ Tia Sáng Online, bị đình bản, nhằm đe dọa giới báo chí trong nước.
Trong bài báo trên Tia Sáng Online “Giáo dục, xin cho tôi nói thẳng”, giáo sư Hoàng Tụy tự cho là đã nói thẳng những suy nghĩ của ông về nền giáo dục dưới chế độ cộng sản. Đúng là giáo sư Hoàng Tụy có nói thẳng, nhưng dường như ông chỉ mới nói thẳng nửa chừng, chứ ông chưa nói thẳng hết, ông chưa đi cho trọn đưòng thẳng. Giáo sư Hoàng Tụy, kể cả cựu tướng Võ Nguyên Giáp, cố giáo sư Lê Văn Giạng, chỉ nói thẳng về những nguyên nhân có tính cách cơ chế tổ chức, về hiện tượng bên ngoài, về những vận hành trong giáo dục, về những kết quả yếu kém, chứ các ông không đi hay chưa đi thẳng vào vào vấn đề căn nguyên cốt lõi, đưa đến sự suy thoái của nền giáo dục dưới chế độ cộng sản Việt Nam hiện tại.
Căn nguyên cốt lõi của sự suy thoái giáo dục Việt Nam hiện tại chỉ cần tóm gọn trong một câu như sau: Đó là chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Chính sách giáo dục nầy do Bộ trưởng Giáo dục Liên Xô là Ca-lê-ni-cốp (Kalenikov) (?) đưa ra, và do Nguyễn Khánh Toàn nhập cảng vào Việt Nam năm 1946, khi giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục chính phủ Hồ Chí Minh cải tổ ngày 3-11-1946.
Nguyễn Khánh Toàn dạy tiếng Việt ở Moscow từ năm 1927, có tên Nga là Minin, có vợ Nga, vào học ở Học viện Thợ thuyền Đông phương (Université des travailleurs d’Orient) từ năm 1928 đến năm 1931. Sau đó, ông ở lại Liên Xô. Năm 1939, ông cùng Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) qua Trung Hoa, cùng đến Diên An, căn cứ của CSTH, năm 1941. Ông ở lại Diên An, đến năm 1946 mới trở về Việt Nam.
Chính sách giáo dục phục vụ chính trị được Đảng CSVN thi hành từ năm 1946 cho đến ngày nay. Chính sách nầy còn được củng cố thêm bằng luật số 11/1998/QH10 của Quốc hội Hà Nội, áp dụng từ ngày 2-9-1998, theo đó: “… Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân… lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”
Vì chủ trương giáo dục phục vụ chính trị, phục vụ Đảng, “lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí minh làm nền tảng”, nên nguyên tắc căn bản của nền giáo dục cộng sản là “hồng hơn chuyên”. Hồng tức có tính đảng, tính Mác-xít hơn chuyên là chuyên môn. Chủ trương nầy bao trùm và chi phối toàn bộ tất cả các lãnh vực của nền giáo dục cộng sản.
Thứ nhất, tổ chức và cơ chế giáo dục hoàn toàn do Đảng CSVN kiểm soát. Từ Bộ Giáo dục, các trường đại học, các trường trung tiểu học đều có đảng uỷ để kiểm soát nhà trường, bảo đảm các cơ quan nầy theo đúng đường lối chủ trương của Đảng. Việc bổ nhiệm giáo chức trung tiểu học do Bộ Giáo dục và Ty Giáo dục địa phương nằm trong tay đảng uỷ. Ngay cả việc phong cấp giáo sư đại học cũng cũng do Đảng kiểm soát.
Theo quy chế hiện nay, giáo sư đại học thực thụ do Hội đồng Giáo sư bầu lên mới được phong cấp. Tuy nhiên, chỉ những giáo sư nào gia nhập Đảng CSVN mới được bầu, còn những giáo sư khác, dầu giỏi đến đâu, dầu có nhiều công trình nghiên cứu danh tiếng, mà không vào Đảng CSVN cũng không được bầu chọn. Tình trạng nầy hiện đang xảy ra tại các đại học Việt Nam, mà giáo sư Hoàng Tụy cho rằng “các quy chế đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, hay công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ta vẫn còn nhiều điểm ấu trĩ so với ngay cả một số nước trong khu vực.” (bài đã dẫn) Giáo sư Hoàng Tụy dùng chữ “ấu trĩ” để tránh né vấn đề, chứ nếu nói thẳng “toạc móng heo”, thì có chuyên môn nhưng không hồng, không Đảng, thì không được phong hàm giáo sư thực thụ. Vì vậy, cho đến nay, hầu như chưa có một giáo sư đại học nào ở trong nước được các đại học ngoại quốc hay được UNESCO thừa nhận.
Thậm chí ở các cơ quan giáo dục, các trường đại học, trung tiểu học đều có công an kiểm soát chặt chẽ. Các trường học đều có công an bảo vệ văn hóa theo dõi. Những viên công an bảo vệ văn hóa trà trộn trong ban giảng huấn, trong hàng ngũ sinh viên, học sinh, trong các sinh hoạt của nhà trường và trong các quán giải khát, các quán hàng rong chung quanh trường. Ngoài công an bảo vệ văn hóa, sinh viên học sinh còn được đoàn ngũ hóa trong tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong. Đoàn và Đội là tai mắt để theo dõi chẳng những trường học mà cả gia đình nữa, vì các em sẽ báo cáo tất cả những hoạt động ở trường học và ở trong nhà cho cán bộ chỉ huy.
Thứ hai, chương trình học bao gồm cả lý thuyết Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản, nhất là ở đại học và trung học cấp 3 (đệ nhị cấp trước 1975) và là môn thi bắt buộc để lên lớp. Sách giáo khoa là pháp lệnh, không ai được giảng dạy những gì ra khỏi sách giáo khoa. Nhiều khi sách giáo khoa bị viết sai, nhưng giáo viên cũng phải tuân theo, không được dạy khác sách giáo khoa, ngoài sách giáo khoa. Giáo viên và cả học sinh không được suy nghĩ hay phát biểu bất cứ ý kiến gì mới lạ, ngoài những gì cộng sản chủ trương, ngoài những điều đã học ở trường lớp và sách giáo khoa.
Sách giáo khoa phải luôn luôn đề cao tính ưu việt của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ca tụng Đảng CSVN, ca tụng các lãnh tụ Đảng. Không phải chỉ ca tụng Đảng CSVN, mà cả các đảng cộng sản trên thế giới, từ Liên Xô, Đông Âu, Trung Hoa… mặc dù các chế độ cộng sản Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ.
Thứ ba, tất cả các kỳ tuyển sinh đều dựa trên căn bản lý lịch. Lý lịch học sinh được chia thành 14 bậc. Lý lịch càng hồng, càng đỏ thì điểm tuyển càng thấp, càng dễ đậu. Con “ngụy quân”, “ngụy quyền” ở bậc thứ 13 hay 14, nên có khi điểm rất cao, nhưng vẫn không được tuyển chọn. Trong trường hợp có học bổng, nhất là học bổng ra nước ngoài, lại càng rất khó. Bệnh lý lịch đi kèm theo bệnh thân thế. Con mấy ông càng lớn, càng hồng, càng đỏ, càng dễ thi đậu, dốt cũng đậu.
Chính sách giáo dục phục vụ chính trị, tức phục vụ Đảng CSVN, cần “hồng hơn chuyên”, nghiền nát tất cả những sáng kiến nào đi ra ngoài phạm trù Mác-xít, chủ nghĩa cộng sản và nhất là chủ trương của Đảng CSVN. Vì vậy việc các nhà trí thức hàng đầu trong nước thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển (Institute of Development Studies, viết tắt là IDS) ở Hà Nội vào cuối năm 2007 là một việc làm hoàn toàn trái ngược với chính sách giáo dục phục vụ chính trị của Đảng CSVN.
Viện Nghiên cứu Phát triển là nơi tập trung những bộ óc để suy nghĩ (tiến Anh là “think tank”), nghiên cứu, tìm tòi những sáng kiến mới lạ hầu xây dựng đất nước. Đúng là Viện IDS đã làm công việc “dã tràng xe cát biển Đông”, vì đã đem “đàn khảy tai trâu”. Đảng CSVN chỉ cần những người biết vâng lời (Đảng) hơn là biết suy nghĩ, không cần sáng kiến mới lạ, không cần nghe ai góp ý, bởi vì sáng kiến hay góp ý một lúc, thì còn gì là Đảng CSVN nữa. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM SINH RA TRONG SỰ NGHÈO ĐÓI, DỐT NÁT, LỚN LÊN BẰNG LỪA PHỈNH VÀ TỒN TẠI BẰNG BẠO LỰC. Dân nghèo và dốt mới dễ tuyên truyền, dễ lừa phỉnh, che giấu, và cuối cùng dùng bạo lực để thống trị. Dưới “bạo lực cách mạng” của CSVN, hiện nay ở trong nước, tất cả những ai có dấu hiệu bất đồng chính kiến, kể cả tỏ dấu hiệu yêu nước đều bị vào tù hoặc bị cô lập. Cán bộ có chút quyền hành lo mải mê tham nhũng. Dân chúng, kể cả thanh niên, sinh viên học sinh, chỉ còn con đường duy nhất là im lặng hoặc lao vào ăn chơi, nhậu nhẹt, để qua ngày đoạn tháng.
Để tiếp tục tồn tại, việc tất yếu của Đảng CSVN là phải kiếm cách phong tỏa các bộ óc, cho vào kho phế thải hoặc đóng băng các bộ óc, để khỏi có chuyện sáng kiến, hướng dẫn xã hội, gây phiền toái cho Đảng. Do đó, ngày 24-7-2009 Thủ tướng nhà cầm quyền cộng sản Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.
Quyết định nầy hạn chế việc nghiên cứu của Viện IDS hay đúng hơn là trùm óc, trói tay các nhà nghiên cứu Việt Nam. Vì vậy, một ngày trước khi quyết định 97 có hiệu lực, Hội đồng Viện IDS họp phiên cuối cùng ngày 14-9-2009, quyết định tự giải thể, để phản đối quyết định của nhà cầm quyền CSVN. Các ông không tự đóng cửa để phản đối thì các ông cũng sẽ bị CSVN đóng cửa nếu các ông không muốn đồng hóa với cộng sản.
Chuyện dân gian kể rằng sau năm 1975, khi CSVN cưỡng chiếm Sài Gòn, một thầy đờn mù đã sáng mắt và lái xe Honda hai bánh chạy khắp thành phố. Thế mà mãi đến năm 2009, các nhà trí thức hàng đầu Việt Nam trong Viện IDS, đụng chạm trực tiếp với nhà cầm quyền cộng sản, mới giật mình thức tỉnh và sáng mắt.
Tuy nhiên các ông sáng mắt đã quá trễ. Các ông bất lực trước cỗ máy mà các ông đã tốn bao nhiêu công sức để dựng lên từ bấy lâu nay. Giáo sư Hoàng Tụy rất thành thật ngao ngán tâm sự trên đài RFA trong cuộc phỏng vấn ngày 30-10-2009 của phóng viên Khánh An như sau:
“Muốn lay chuyển cái tình hình này thì chỉ những người như chúng tôi nói là không đủ. Các bạn trẻ, các bạn sinh viên, các bạn học sinh phải lên tiếng nhiều nữa, bởi vì chính các bạn là chịu ảnh hưởng của cái nền giáo dục này, và tương lai của các bạn tuỳ thuộc nhiều vào cái chất lượng của nền giáo dục này, cho nên các bạn phải lên tiếng, các bạn phải nói. Còn chúng tôi dẫu sao cũng là những người gần đất xa trời rồi và tiếng nói nó cũng chỉ có tác dụng chừng nào thôi.”
Giáo sư Hoàng Tụy kêu gọi thanh niên, sinh viên, học sinh tiếp tay sửa đổi nền giáo dục Việt Nam. Ở đây có ba điểm cần làm rõ.
Thứ nhất, nền giáo dục Việt Nam hiện tại không có cách gì sửa đổi được hết, nếu vẫn tiếp tục duy trì chính sách “Giáo dục phục vụ chính trị” của chế độ CSVN. Dù có cải cách đi cải cách lại như giáo sư Hoàng Tụy đã đề cập đến, thì nền giáo dục cũng phải nằm trong chủ trương phục vụ Đảng CSVN, trong vòng “kim cô” của Đảng CSVN. Cải cách thế nào đi nữa cũng vô ích. Do đó, để cải tiến giáo dục chỉ còn cách duy nhất là phải cắt bỏ hẳn chính sách giáo dục phục vụ chính trị, phải để cho nền giáo dục được tự do thì mới tiến bộ được.
Thứ hai, chính sách giáo dục phục vụ chính trị và cả chế độ CSVN hiện tại đều do các đảng viên CS miệt mài xây dựng trong mấy chục năm qua, trong đó có cựu đại tướng Võ Nguyên Giáp và có cả các vị giáo sư trong Viện IDS. Ông Võ Nguyên Giáp lo võ công, còn các nhà trí thức lo văn trị. Tất cả các ông đều phải chịu trách nhiệm về chế độ nầy, thì các ông phải xắn tay áo lên để giải quyết, nghĩa là chính các ông phải có bổn phận cương quyết dẹp bỏ chính sách giáo dục phục vụ chính trị, trước khi kêu gọi đến thanh niên, sinh viên, học sinh.
Thứ ba, nếu Đảng CSVN nhất quyết bảo vệ chính sách giáo dục phục vụ chế độ, không chịu cắt bỏ hẳn cái ung bướu giáo dục nầy, không chịu cởi trói giáo dục, thì chính các ông, chính các đảng viên CSVN, phải can đảm vận động, kêu gọi giải thể luôn chế độ CSVN. Khi đó, tự nhiên chính sách giáo dục quái đản kia cũng bị dẹp bỏ, để cho nền giáo dục được khai phóng, mở cửa tương lai cho Việt Nam.
Theo như lời giáo sư Hoàng Tụy đã nói, các ông già rồi, các ông gần đất xa trời. Vậy các ông còn sợ gì nữa? Các ông đã lỡ làm sai thì phải can đảm nhận lấy trách nhiệm và cố gắng sửa sai, dầu chẳng còn nhiều năm tháng trên cõi đời như lão tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu các ông không làm gì được, thì tối thiểu các ông phải can đảm chứng tỏ cho mọi người thấy rằng các ông không còn muốn liên hệ đến Đảng CSVN, bằng cách trả thẻ đỏ lại cho Đảng CSVN. Các ông hãy công khai tuyên bố rằng đã đến lúc Đảng CSVN phải giải tán, phải chấm dứt nhiệm vụ.
Làm như thế, các ông mới xứng đáng là trí thức lương thiện, “tri hành hợp nhất”, mới mở đường cho tuổi trẻ noi theo và tiến lên. Các ông mới thật sự làm nên lịch sử. Mong lắm thay!
Toronto, Canada