Vatican City (CNS) – Nhắc đến những ngôi nhà thờ chính tòa lớn lao ở Âu châu thời Trung cổ, Đức giáo hoàng Benedict XVI nói rằng khi chiêm ngắm nghệ thuật và vẻ đẹp, chúng ta có được một cách thức đặc biệt để hiệp thông với Thiên Chúa.
Trong cuộc triều yết chung hàng tuần hôm qua tại thính đường ở Vatican, Đức giáo hoàng đưa ra một bài học ngắn về lịch sử nghệ thuật, giải thích tầm quan trọng về tôn giáo trong những phong cách nghệ thuật gôtich và rôman ở Ý và Pháp vào những thế kỷ 11, 12 và 13.
Lời nhấn mạnh về sự liên hệ giữa tâm linh và nghệ thuật của Đức giáo hoàng được đưa ra đúng vào lúc ngài chuẩn bị gặp gỡ hơn 200 người làm nghệ thuật trên khắp thế giới tại nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Từ nhiều tuần qua, Đức giáo hoàng đã dùng những buổi nói chuyện trong cuộc triều yết chung để minh họa cuộc sống của các tu viện trưởng, các thánh nhân và những vị khác ở thời Trung cổ, coi họ như những tấm gương thích đáng cho những người nam nữ thời hiện đại.
Ngài nói rằng việc chiêm ngắm, thưởng ngoạn các nhà thờ chính tòa của thời đại đó, là điều quan trọng vì hai lý do. Trước hết, việc xem xét các phong trào nghệ thuật thuộc những thế kỷ đã qua chứng tỏ rằng “không thể hiểu được những kiệt tác nếu như không chú ý đến tinh thần tôn giáo đã tạo nên hứng khởi để thực hiện những công trình đó.”
Thứ hai, những điều diệu kỳ do các thánh đường đó linh hứng chứng tỏ rằng, ngay cả vào thời nay, “vẻ mỹ lệ là con đường đặc sủng và hào hứng dẫn đưa tới huyền nhiệm về Thiên Chúa.”
Ngài nêu lên câu hòi: “Đâu là vẻ đẹp mà các văn nhân, thi sĩ, nhạc gia và các nhà nghệ sĩ đã chiêm ngắm và diễn dịch ra trong ngôn ngữ của họ, nếu không phải là phản ảnh vẻ huy hoàng của Ngôi Lời Vĩnh cũu nhập thể làm người?”
Và Đức giáo hoàng trưng dẫn những câu của thánh Augustinô khẳng định rằng vẻ đẹp nâng tâm hồn lên tới chính Đấng Mỹ Lệ: “Hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của đại dương, hãy hỏi vẻ đẹp của không khí mênh mông lan rộng. Hãy hỏi vẻ đẹp của thinh không, hãy hỏi trật tự của các vì sao, hãy hỏi mặt trời huy hoàng làm bừng sáng ban ngày; hãy hỏi mặt trăng sáng sủa làm dịu nhạt bóng tối ban đêm. Hãy hỏi các muông thú chuyển động dưới nước, đi lại trên mặt đất, bay lượn trong không gian: những linh hồn ẩn giấu, những xác thân hiển hiện; những gì hữu hình chịu được hướng dẫn, những gì vô hình hướng dẫn.
“Hãy hỏi chúng! Tất cả đều trả lời bạn: Hãy nhìn ngắm chúng tôi xem, chúng tôi thật mỹ lệ! Vẻ đẹp của chúng phô bày chúng ra cho người ta biết. Vẻ đẹp có thể biến đổi này, ai đã sáng tạo nên nó, nếu không phải là Đấng Mỹ lệ Không biến đổi ư?”
Ngoài ra, trong bài giảng dậy giáo lý, Đức giáo hoàng cũng nói đến mối liên hệ truyền thống giữa đức tin Kitô giáo và cách biểu hiện đức tin đó trong nghệ thuật, trong kiến trúc. Ngài giải thích cho biết “niềm hăng say sùng kính tôn giáo đặc biệt” ở Âu châu vào thế kỷ 11 đã trùng khớp như thế nào với sự ổn định hơn về chính trị, gia tăng dân số, phát triển các đô thị và tăng tiến thịnh vượng.
Ngài cho biết một trong những kêt quả, đó là sự tiến bộ lớn lao về kỹ thuật xây cất và khả năng của các nhà kiến trúc khi xây dựng những giáo đưòng lớn lao hơn để cung ứng cho các tín hữu “ơn cứu độ và vẻ hoành tráng.”
Những lòng nhà thờ dài để có thể dung nạp nhiều người, kiểu mẫu giản dị và những bức tường dày theo phong cách rôman đã phát triển. Các giáo đường đã rất đúng khi trưng bầy những bức tượng điêu khắc có mục đích giáo dục tín hữu và “có khả năng khơi dậy trong tâm hồn những ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ.”
Những hình tượng Chúa Giêsu làm quan tòa phán xét vũ trụ, hoặc các hình ảnh từ trong sách Khải huyền, đều có chủ đích hướng dẫn giáo dân lìa xa tội lỗi và hướng về các nhân đức.
Ở miền bắc nước Pháp vào các thế kỷ 12 và 13, những kỹ thuật xây dựng mới đã cho phép các nhà kiến trúc xây dựng được những thánh đường vừa cao hơn vừa có nhiều ánh sáng hơn.
“Đạt đến những chiều kích cao hơn chính là bắt chước lời cầu nguyện và hướng tâm hồn lên tới Chúa”; còn những cửa sở rộng lớn ghép kính mầu, với những tranh cảnh trong cuộc đời các thánh, các dụ ngôn trong Tin Mừng, “trở thành những hình ảnh lớn lao, rực rỡ để làm ngời sáng đức tin.”
Những nhà thờ chính tòa thời trung cổ là những nơi chỗ cả cộng đồng tham dự, quy tụ lại với nhau “người hèn kém với bậc quyền uy, người vô học với bậc thông thái. Nơi ngôi nhà chung này, mọi tín hữu đều được học hỏi… Kiến trúc gôtich biến ngôi giáo đường thành một cuốn sách Kinh Thánh biểu hiện bằng đá.”
Đức giáo hoàng Benedict gọi cuộc gặp gỡ sắp tới của ngài với các nghệ sĩ là “một đề xướng nói lên tình huynh đệ giữa tâm linh Kitô giáo và nghệ thuật.”
Ngài kết luận bằng lời cầu xin “Thiên Chúa giúp chúng ta tái khám phá ra con đường mỹ lệ, một trong những con đường có lẽ là hấp dẫn và kỳ thú nhất, để có thể tìm được và yêu mến Thiên Chúa.”
Trong cuộc triều yết chung hàng tuần hôm qua tại thính đường ở Vatican, Đức giáo hoàng đưa ra một bài học ngắn về lịch sử nghệ thuật, giải thích tầm quan trọng về tôn giáo trong những phong cách nghệ thuật gôtich và rôman ở Ý và Pháp vào những thế kỷ 11, 12 và 13.
Nhà thờ chính tòa Courtances ở Pháp |
Lời nhấn mạnh về sự liên hệ giữa tâm linh và nghệ thuật của Đức giáo hoàng được đưa ra đúng vào lúc ngài chuẩn bị gặp gỡ hơn 200 người làm nghệ thuật trên khắp thế giới tại nguyện đường Sistine vào ngày 21 tháng 11 sắp tới.
Từ nhiều tuần qua, Đức giáo hoàng đã dùng những buổi nói chuyện trong cuộc triều yết chung để minh họa cuộc sống của các tu viện trưởng, các thánh nhân và những vị khác ở thời Trung cổ, coi họ như những tấm gương thích đáng cho những người nam nữ thời hiện đại.
Ngài nói rằng việc chiêm ngắm, thưởng ngoạn các nhà thờ chính tòa của thời đại đó, là điều quan trọng vì hai lý do. Trước hết, việc xem xét các phong trào nghệ thuật thuộc những thế kỷ đã qua chứng tỏ rằng “không thể hiểu được những kiệt tác nếu như không chú ý đến tinh thần tôn giáo đã tạo nên hứng khởi để thực hiện những công trình đó.”
Thứ hai, những điều diệu kỳ do các thánh đường đó linh hứng chứng tỏ rằng, ngay cả vào thời nay, “vẻ mỹ lệ là con đường đặc sủng và hào hứng dẫn đưa tới huyền nhiệm về Thiên Chúa.”
Ngài nêu lên câu hòi: “Đâu là vẻ đẹp mà các văn nhân, thi sĩ, nhạc gia và các nhà nghệ sĩ đã chiêm ngắm và diễn dịch ra trong ngôn ngữ của họ, nếu không phải là phản ảnh vẻ huy hoàng của Ngôi Lời Vĩnh cũu nhập thể làm người?”
Và Đức giáo hoàng trưng dẫn những câu của thánh Augustinô khẳng định rằng vẻ đẹp nâng tâm hồn lên tới chính Đấng Mỹ Lệ: “Hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của đại dương, hãy hỏi vẻ đẹp của không khí mênh mông lan rộng. Hãy hỏi vẻ đẹp của thinh không, hãy hỏi trật tự của các vì sao, hãy hỏi mặt trời huy hoàng làm bừng sáng ban ngày; hãy hỏi mặt trăng sáng sủa làm dịu nhạt bóng tối ban đêm. Hãy hỏi các muông thú chuyển động dưới nước, đi lại trên mặt đất, bay lượn trong không gian: những linh hồn ẩn giấu, những xác thân hiển hiện; những gì hữu hình chịu được hướng dẫn, những gì vô hình hướng dẫn.
“Hãy hỏi chúng! Tất cả đều trả lời bạn: Hãy nhìn ngắm chúng tôi xem, chúng tôi thật mỹ lệ! Vẻ đẹp của chúng phô bày chúng ra cho người ta biết. Vẻ đẹp có thể biến đổi này, ai đã sáng tạo nên nó, nếu không phải là Đấng Mỹ lệ Không biến đổi ư?”
Ngoài ra, trong bài giảng dậy giáo lý, Đức giáo hoàng cũng nói đến mối liên hệ truyền thống giữa đức tin Kitô giáo và cách biểu hiện đức tin đó trong nghệ thuật, trong kiến trúc. Ngài giải thích cho biết “niềm hăng say sùng kính tôn giáo đặc biệt” ở Âu châu vào thế kỷ 11 đã trùng khớp như thế nào với sự ổn định hơn về chính trị, gia tăng dân số, phát triển các đô thị và tăng tiến thịnh vượng.
Ngài cho biết một trong những kêt quả, đó là sự tiến bộ lớn lao về kỹ thuật xây cất và khả năng của các nhà kiến trúc khi xây dựng những giáo đưòng lớn lao hơn để cung ứng cho các tín hữu “ơn cứu độ và vẻ hoành tráng.”
Những lòng nhà thờ dài để có thể dung nạp nhiều người, kiểu mẫu giản dị và những bức tường dày theo phong cách rôman đã phát triển. Các giáo đường đã rất đúng khi trưng bầy những bức tượng điêu khắc có mục đích giáo dục tín hữu và “có khả năng khơi dậy trong tâm hồn những ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ.”
Những hình tượng Chúa Giêsu làm quan tòa phán xét vũ trụ, hoặc các hình ảnh từ trong sách Khải huyền, đều có chủ đích hướng dẫn giáo dân lìa xa tội lỗi và hướng về các nhân đức.
Ở miền bắc nước Pháp vào các thế kỷ 12 và 13, những kỹ thuật xây dựng mới đã cho phép các nhà kiến trúc xây dựng được những thánh đường vừa cao hơn vừa có nhiều ánh sáng hơn.
Bên trong nhà thờ Courtances |
“Đạt đến những chiều kích cao hơn chính là bắt chước lời cầu nguyện và hướng tâm hồn lên tới Chúa”; còn những cửa sở rộng lớn ghép kính mầu, với những tranh cảnh trong cuộc đời các thánh, các dụ ngôn trong Tin Mừng, “trở thành những hình ảnh lớn lao, rực rỡ để làm ngời sáng đức tin.”
Những nhà thờ chính tòa thời trung cổ là những nơi chỗ cả cộng đồng tham dự, quy tụ lại với nhau “người hèn kém với bậc quyền uy, người vô học với bậc thông thái. Nơi ngôi nhà chung này, mọi tín hữu đều được học hỏi… Kiến trúc gôtich biến ngôi giáo đường thành một cuốn sách Kinh Thánh biểu hiện bằng đá.”
Đức giáo hoàng Benedict gọi cuộc gặp gỡ sắp tới của ngài với các nghệ sĩ là “một đề xướng nói lên tình huynh đệ giữa tâm linh Kitô giáo và nghệ thuật.”
Ngài kết luận bằng lời cầu xin “Thiên Chúa giúp chúng ta tái khám phá ra con đường mỹ lệ, một trong những con đường có lẽ là hấp dẫn và kỳ thú nhất, để có thể tìm được và yêu mến Thiên Chúa.”