Suy Niệm Lễ Chúa Chịu Phép Rửa:
Người ta cần phải trở thành một người Kitô hữu như thế nào?
(Lc 3,15-16.22)
Ðứng trước câu hỏi: «Người ta phải thực sự trở thành một người Kitô hữu như thế nào?» có lẽ sẽ có người bảo rằng, để tìm ra câu trả lời đâu có gì khó khăn: Người ta phải cùng với người đỡ đầu mang trẻ sơ sinh đến nhà thờ để Cha Sở rửa tội cho, thế là đứa trẻ trở thành người Kitô hữu! Dĩ nhiên, một ngày nào đó đứa bé còn phải tự tuyên xưng lời hứa Rửa Tội của mình, tức ngày em Rước Lễ lần Ðầu và ngày em chịu Phép Thêm Sức. Nhưng theo nguyên tắc thì một khi đã được rửa tội, người ta trở thành một Kitô hữu, và hoàn toàn thuộc về Giáo Hội, với tất cả quyền lợi và trách nhiệm kèm theo.
Thế nhưng, ở đây người ta sẽ khó tránh được sự phản đối: Một câu trả lời như vậy thì thật quá đơn sơ và dễ dàng! nếu vậy, thì người ta chỉ là một Kitô hữu theo nghĩa hành chánh dân sự, một Kitô hữu với tấm giấy chứng chỉ Rửa Tội, chứ không phải là một Kitô hữu thực thụ đúng theo ý muốn của Ðức Giêsu, mà nhân danh Người chúng ta đã được lãnh nhận Phép Rửa!
Vâng, qua lễ nghi của Phép Rửa Tội được thực hiện trong lòng Giáo Hội, Ðức Giêsu ban cho đứa bé một cuộc sống mới. Tuy nhiên, cuộc sống đó không phải là một sự chiếm hữu chắc chắn và đương nhiên, một cách dễ dàng được: một lần là xong, nhưng nó cần phải được nỗ lực mỗi ngày để duy trì và để phát huy không ngừng qua những thực hành cụ thể trong cuộc sống. Chúng ta thư đưa ra một ví dụ nho nhỏ: Đức tin hay cuộc sống đức tin của chúng ta cũng tương tựng như một hạt giống vừa nảy mầm; nhưng mầm non đó chỉ sống sót và rồi đâm hoa kết quả được khi được khi người ta nỗ lực săn sóc phân bón, vun tưới, v.v... Đúng vậy, người ta chỉ thực sự trở nên một Kitô hữu đúng nghĩa, khi người ta biết ra sức bảo vệ đức tin của mình, biết sống đúng với những đòi hỏi của Bí tích Rửa Tội, tức biết sống theo tinh thần bác ái của Tin Mừng. Vì thế, một câu nói được áp dụng ở đây là: Thật ra, qua Bí tích Rửa Tội anh trở thành một người Kitô hữu, nhưng giờ đây vì Bí tích Rửa Tội, anh hãy trở thành người Kitô hữu thực sự! Anh hãy trở thành đúng với danh xưng «Kitô hữu» của anh! Người ta cần phải hiểu điều đó trong bối cảnh Phép Rửa của Ðức Giêsu!
Nhưng điều gì đã thực sự xảy ra trong Phép Rửa của Ðức Giêsu?
Chúa Thánh Thần đã công khai ngự xuống dư tràn trên Người và làm cho Người đủ khả năng để chu toàn sứ mệnh Chúa Cha đã giao phó cho Người, là:
• loan báo Tin Mừng giải thoát và ơn Cứu Rỗi,
• dẹp tan mọi quyền lực của sự ác,
• hy sinh mạng sống mình cho phần rỗi nhân loại.
Trọn cuộc sống và toàn bộ mọi hành động của Ðức Giêsu là do sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Ðúng vậy, chính Chúa Thánh Thần tác động trong Ðức Giêsu và ban cho Người mọi quyền lực, để mọi hành động của Người đều mang lại hiệu quả sung mãn. Ðức Giêsu sống hoàn toàn bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Chính điều đó cũng đã tương tự xảy ra trong Phép Rửa của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Nhờ Ðức Giêsu, Ðấng Tẩy Giả thực sự, Chúa Thánh Thần ngự xuống tràn đầy trên người tân tòng, chiếm hữu trọn vẹn con người anh và tác động trong anh, để anh - nếu không chống lại Người – có thể thực hiện được cuộc sống Kitô hữu của mình, một cuộc sống hoàn toàn theo sát dấu chân Ðức Giêsu; nói cách khác: Anh lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa, suy niệm và đưa ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày, hay nói đúng hơn: đem áp dụng Lời Chúa vào trong các hoàn cảnh đa phức của sự thiện và sự ác trong chính mình và trong cuộc sống của mình! Như thế, anh loại bỏ sự ác trong chính mình và trong cuộc sống của mình. Anh được giải thoát khỏi quyền lực của sự ích kỷ.
Chỉ khi nào người Kitô hữu thực sự sống Phép Rửa của mình như thế trong tinh thần môn đệ Ðức Kitô, khi anh sống trong Thánh Thần của tình yêu, chứ không phải trong xác thịt của sự ích kỷ, bấy giờ anh sẽ thực sự trở thành một Kitô hữu chân chính; bấy giờ, khi phải đối mặt với sự ác, anh sẽ là «người khỏe mạnh hơn», giống như Ðức Kitô vậy!
Nhưng trong Phép Rửa của Ðức Giêsu còn có gì khác xảy ra nữa?
Thiên Chúa Cha đã công khai tuyên nhận Người: «Con là Con yêu dấu của Ta, Ta đã chọn Con!» Chúa Cha đã công bố Ðức Giêsu là Con yêu dấu của Người, là Ðấng luôn hiệp nhất trọn vẹn với Người: Trong suốt cuộc đời của mình - từ khi làm người cho đến khi chết - cả trong khi phải gánh chịu mọi đau khổ đến cùng cực và bị bỏ rơi trên thập giá.
Ðiều đó cũng xảy ra trong Phép Rửa của chúng ta: Thiên Chúa tuyên nhận Người là Cha của chúng ta, gọi chúng ta là con cái của Người, yêu thương chúng ta, chứ không hề bỏ rơi chúng ta - cả khi bên ngoài xem ra Người bỏ rơi chúng ta – dù cho bao sự thất trung và sa ngã của chúng ta; Thiên Chúa vẫn yêu thương, chứ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, dĩ nhiên không vì sự bất phục tùng của chúng ta, nhưng do sự vâng phục của Ðức Giêsu. Tiếng nói có này của Thiên Chúa được đáp trả bằng tiếng nói có của chúng ta trong Ðức Giêsu Kitô và nhờ Ðức Giêsu Kitô; sự vâng phục của chúng ta là dấu chỉ sự hiệp nhất của chúng ta với Thiên Chúa.
Ðối với con người tân thời ngày nay, hai tiếng «vâng lời» xem ra xa lạ và lạc hậu, lỗi thời và bất xứng, bởi vì họ nghĩ rằng họ đã thoát ly khỏi Thiên Chúa, đã tự giải thoát khỏi Người, không cần đến Người nữa, sẽ có thể làm chủ vũ trụ mà không cần đến Thiên Chúa, sẽ có thể tạo nên một vũ trụ hoàn toàn theo ý riêng của mình.
Nhưng điều đó có nghĩa gì? Sau cùng chẳng phải đó là kế hoạch của Thiên Chúa, Ðấng đã ban cho con người mọi khả năng và bây giờ Người muốn con người sử dụng các khả năng đó sao? Nhưng nếu Thiên Chúa đã ban cho con người các khả năng, thì cuối cùng điều đó có nghĩa là con người - với tất cả mọi khả năng và ý muốn của mình – không được phép xa lìa thánh ý của Thiên Chúa và sự hiệp nhất với Người; đàng khác, tự bản chất là một tạo vật, con người cũng không thể làm được chuyện đó đối với Ðấng Tạo Hóa của mình.
Do đó, không bao giờ có sự thoát ly khỏi Thiên Chúa. Nhưng nếu có ai vẫn quan niệm như thế, thì tự lừa dối mình, và sự lừa dối đó sẽ gặt hái được hoa quả đau thương trong nhiều nơi và nhiều trường hợp của cuộc sống người đó. Việc hiểu rõ được điều đó và tìm cách sống theo, là nguyên nhân làm cho một người trở thành một Kitô hữu đícht thực.
Tất cả những điều đó người ta có thể tóm tắt lại trong lời nói của Giáo phụ Tertulian: «Qua cuộc sống người ta trở thành người Kitô hữu, chứ không phải qua việc sinh đẻ». Dĩ nhiên, điều đó không phủ nhận hình ảnh đẹp của Phép Rửa như được tái sinh qua nước và Chúa Thánh Thần. Ðiều Giáo phụ Tertulian muốn nói, là: Người ta không trở thành Kitô hữu qua một biến cố tự nhiên như việc sinh đẻ, nhưng qua diễn biến của một cuộc sống sám hối và cải thiện, dĩ nhiên được khởi đầu với Bí tích Rửa Tội.
Vậy, Phép Rửa Tội là một lời kêu gọi chúng ta cần phải sống như những người đã được lãnh nhận Phép Rửa nhân danh Ðức Giêsu, tức: Cùng với Ðức Kitô chết cho tội lỗi và cùng với Người sống cho Thiên Chúa. Sự diễn tiến của cuộc sống đó sẽ kết thúc qua ơn Rửa Tội với lời sáng tạo thứ hai của Thiên Chúa: Này đây, Ta sẽ làm mới lại mọi sự! Ðó chính là lúc tất cả chúng ta trở thành những Kitô hữu thật, những con người hoàn toàn được tràn đầy Chúa Thánh Thần, hoàn toàn được Thiên Chúa chấp nhận và kết hiệp cùng Ðức Kitô. Amen.
Người ta cần phải trở thành một người Kitô hữu như thế nào?
(Lc 3,15-16.22)
Ðứng trước câu hỏi: «Người ta phải thực sự trở thành một người Kitô hữu như thế nào?» có lẽ sẽ có người bảo rằng, để tìm ra câu trả lời đâu có gì khó khăn: Người ta phải cùng với người đỡ đầu mang trẻ sơ sinh đến nhà thờ để Cha Sở rửa tội cho, thế là đứa trẻ trở thành người Kitô hữu! Dĩ nhiên, một ngày nào đó đứa bé còn phải tự tuyên xưng lời hứa Rửa Tội của mình, tức ngày em Rước Lễ lần Ðầu và ngày em chịu Phép Thêm Sức. Nhưng theo nguyên tắc thì một khi đã được rửa tội, người ta trở thành một Kitô hữu, và hoàn toàn thuộc về Giáo Hội, với tất cả quyền lợi và trách nhiệm kèm theo.
Thế nhưng, ở đây người ta sẽ khó tránh được sự phản đối: Một câu trả lời như vậy thì thật quá đơn sơ và dễ dàng! nếu vậy, thì người ta chỉ là một Kitô hữu theo nghĩa hành chánh dân sự, một Kitô hữu với tấm giấy chứng chỉ Rửa Tội, chứ không phải là một Kitô hữu thực thụ đúng theo ý muốn của Ðức Giêsu, mà nhân danh Người chúng ta đã được lãnh nhận Phép Rửa!
Nhưng điều gì đã thực sự xảy ra trong Phép Rửa của Ðức Giêsu?
Chúa Thánh Thần đã công khai ngự xuống dư tràn trên Người và làm cho Người đủ khả năng để chu toàn sứ mệnh Chúa Cha đã giao phó cho Người, là:
• loan báo Tin Mừng giải thoát và ơn Cứu Rỗi,
• dẹp tan mọi quyền lực của sự ác,
• hy sinh mạng sống mình cho phần rỗi nhân loại.
Trọn cuộc sống và toàn bộ mọi hành động của Ðức Giêsu là do sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Ðúng vậy, chính Chúa Thánh Thần tác động trong Ðức Giêsu và ban cho Người mọi quyền lực, để mọi hành động của Người đều mang lại hiệu quả sung mãn. Ðức Giêsu sống hoàn toàn bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần.
Chính điều đó cũng đã tương tự xảy ra trong Phép Rửa của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Nhờ Ðức Giêsu, Ðấng Tẩy Giả thực sự, Chúa Thánh Thần ngự xuống tràn đầy trên người tân tòng, chiếm hữu trọn vẹn con người anh và tác động trong anh, để anh - nếu không chống lại Người – có thể thực hiện được cuộc sống Kitô hữu của mình, một cuộc sống hoàn toàn theo sát dấu chân Ðức Giêsu; nói cách khác: Anh lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa, suy niệm và đưa ra thực hành trong cuộc sống hằng ngày, hay nói đúng hơn: đem áp dụng Lời Chúa vào trong các hoàn cảnh đa phức của sự thiện và sự ác trong chính mình và trong cuộc sống của mình! Như thế, anh loại bỏ sự ác trong chính mình và trong cuộc sống của mình. Anh được giải thoát khỏi quyền lực của sự ích kỷ.
Chỉ khi nào người Kitô hữu thực sự sống Phép Rửa của mình như thế trong tinh thần môn đệ Ðức Kitô, khi anh sống trong Thánh Thần của tình yêu, chứ không phải trong xác thịt của sự ích kỷ, bấy giờ anh sẽ thực sự trở thành một Kitô hữu chân chính; bấy giờ, khi phải đối mặt với sự ác, anh sẽ là «người khỏe mạnh hơn», giống như Ðức Kitô vậy!
Nhưng trong Phép Rửa của Ðức Giêsu còn có gì khác xảy ra nữa?
Thiên Chúa Cha đã công khai tuyên nhận Người: «Con là Con yêu dấu của Ta, Ta đã chọn Con!» Chúa Cha đã công bố Ðức Giêsu là Con yêu dấu của Người, là Ðấng luôn hiệp nhất trọn vẹn với Người: Trong suốt cuộc đời của mình - từ khi làm người cho đến khi chết - cả trong khi phải gánh chịu mọi đau khổ đến cùng cực và bị bỏ rơi trên thập giá.
Ðiều đó cũng xảy ra trong Phép Rửa của chúng ta: Thiên Chúa tuyên nhận Người là Cha của chúng ta, gọi chúng ta là con cái của Người, yêu thương chúng ta, chứ không hề bỏ rơi chúng ta - cả khi bên ngoài xem ra Người bỏ rơi chúng ta – dù cho bao sự thất trung và sa ngã của chúng ta; Thiên Chúa vẫn yêu thương, chứ không bao giờ bỏ rơi chúng ta, dĩ nhiên không vì sự bất phục tùng của chúng ta, nhưng do sự vâng phục của Ðức Giêsu. Tiếng nói có này của Thiên Chúa được đáp trả bằng tiếng nói có của chúng ta trong Ðức Giêsu Kitô và nhờ Ðức Giêsu Kitô; sự vâng phục của chúng ta là dấu chỉ sự hiệp nhất của chúng ta với Thiên Chúa.
Ðối với con người tân thời ngày nay, hai tiếng «vâng lời» xem ra xa lạ và lạc hậu, lỗi thời và bất xứng, bởi vì họ nghĩ rằng họ đã thoát ly khỏi Thiên Chúa, đã tự giải thoát khỏi Người, không cần đến Người nữa, sẽ có thể làm chủ vũ trụ mà không cần đến Thiên Chúa, sẽ có thể tạo nên một vũ trụ hoàn toàn theo ý riêng của mình.
Nhưng điều đó có nghĩa gì? Sau cùng chẳng phải đó là kế hoạch của Thiên Chúa, Ðấng đã ban cho con người mọi khả năng và bây giờ Người muốn con người sử dụng các khả năng đó sao? Nhưng nếu Thiên Chúa đã ban cho con người các khả năng, thì cuối cùng điều đó có nghĩa là con người - với tất cả mọi khả năng và ý muốn của mình – không được phép xa lìa thánh ý của Thiên Chúa và sự hiệp nhất với Người; đàng khác, tự bản chất là một tạo vật, con người cũng không thể làm được chuyện đó đối với Ðấng Tạo Hóa của mình.
Do đó, không bao giờ có sự thoát ly khỏi Thiên Chúa. Nhưng nếu có ai vẫn quan niệm như thế, thì tự lừa dối mình, và sự lừa dối đó sẽ gặt hái được hoa quả đau thương trong nhiều nơi và nhiều trường hợp của cuộc sống người đó. Việc hiểu rõ được điều đó và tìm cách sống theo, là nguyên nhân làm cho một người trở thành một Kitô hữu đícht thực.
Tất cả những điều đó người ta có thể tóm tắt lại trong lời nói của Giáo phụ Tertulian: «Qua cuộc sống người ta trở thành người Kitô hữu, chứ không phải qua việc sinh đẻ». Dĩ nhiên, điều đó không phủ nhận hình ảnh đẹp của Phép Rửa như được tái sinh qua nước và Chúa Thánh Thần. Ðiều Giáo phụ Tertulian muốn nói, là: Người ta không trở thành Kitô hữu qua một biến cố tự nhiên như việc sinh đẻ, nhưng qua diễn biến của một cuộc sống sám hối và cải thiện, dĩ nhiên được khởi đầu với Bí tích Rửa Tội.
Vậy, Phép Rửa Tội là một lời kêu gọi chúng ta cần phải sống như những người đã được lãnh nhận Phép Rửa nhân danh Ðức Giêsu, tức: Cùng với Ðức Kitô chết cho tội lỗi và cùng với Người sống cho Thiên Chúa. Sự diễn tiến của cuộc sống đó sẽ kết thúc qua ơn Rửa Tội với lời sáng tạo thứ hai của Thiên Chúa: Này đây, Ta sẽ làm mới lại mọi sự! Ðó chính là lúc tất cả chúng ta trở thành những Kitô hữu thật, những con người hoàn toàn được tràn đầy Chúa Thánh Thần, hoàn toàn được Thiên Chúa chấp nhận và kết hiệp cùng Ðức Kitô. Amen.