Anh em linh mục rất thân mến,
Trong những mối tương quan giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác, chiều nay, tôi muốn chia sẻ với anh em về chiều kích hy lễ trong đời sống và tác vụ linh mục: sacerdos in Victima.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thư thứ Năm Tuần Thánh gửi các linh mục năm 2004: Từ phòng tiệc ly, chúng ta được sinh ra làm linh mục, chúng ta được sinh ra từ bí tích Thánh Thể. Sẽ không có bí tích Thánh Thể nếu không có chức Linh mục, cũng như không có chức Linh mục nếu không có bí tích Thánh Thể. Và ngài lập lại chân lý này trong tác phẩm “Quà Tặng và Mầu Nhiệm” nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài. Không thể có Thánh Thể nếu không có chức Linh mục cũng như không thể có chức Linh mục nếu không có Thánh Thể - Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh mối tương quan mật thiết giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh mục thừa tác, từ phòng tiệc ly hôm qua đến hiến tế tạ ơn nơi bàn thờ hôm nay, linh mục không thể tự tách mình khỏi bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu và linh mục được nối kết bằng bí tích Thánh Thể vì với tư cách của Chúa Giêsu Linh mục thượng phẩm, linh mục cử hành Thánh Thể và ban phát Thánh Thể cho các tín hữu. Đây là mầu nhiệm đức tin, bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin và chức Linh mục thừa tác cũng là một mầu nhiệm đức tin; đây là mầu nhiệm của sự thánh hóa và tình yêu, là công trình của Chúa Thánh Thần làm cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô nhờ tác động hữu hình của linh mục chủ tế. Nhờ các Tông đồ, các Giám mục và các linh mục, bí tích Thánh Thể được cử hành trong thời gian: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.
Nhờ việc cử hành Thánh lễ, Thánh Thể được trao ban hằng ngày cho các tín hữu để họ được sống và sống dồi dào. Ý nghĩa thực sự bí tích Thánh Thể là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa con người. Chức Linh mục thừa tác gắn kết với bí tích Thánh Thể bằng mối tương quan hữu cơ, nghĩa là hy tế thập giá và bí tích Thánh Thể không thể được hiện thực và thường tồn trong thời gian nếu không có chức Linh mục thừa tác, và chức Linh mục thừa tác không có lý do hiện hữu nếu không cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng niệm hy tế thập giá. Nơi phòng tiệc ly, Chúa Giêsu gắn kết các linh mục với hy tế thập giá. Đời sống linh mục thông phần mầu nhiệm dâng hiến của Chúa Giêsu, thể hiện tình yêu thương của Chúa đối với Hội thánh và đỉnh cao của sự dâng hiến của Chúa Giêsu là hy tế thập giá.
Mỗi lần cử hành Thánh lễ, Hội thánh tưởng niệm hy tế thập giá của Chúa Giêsu. Đời linh mục luôn kết hiệp với hy tế thập giá, đây là một sự kết hiệp rất cơ bản, kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh là cùng với Ngài dâng hiến đời mình cho Chúa Cha và tự hiến bản thân cho nhân loại, đặc biệt cho những người nghèo vào đau khổ. Linh mục là tư tế và là của lễ, giống như Chúa Giêsu là chủ tế và lễ vật. Trong những bài hát cầu nguyện, thường người ta đề cao phẩm giá cao quí của đời linh mục nhưng lại ít nói tới hy tế, hy lễ của đời sống linh mục. Vinh quang hay lời ca tụng, nhất là trong ngày tạ ơn tân linh mục, giúp cho việc hiến dâng trở nên dễ dàng hơn, nhưng khi thời gian phủ bụi những vinh quang thì đời sống linh mục dần dần vứt bỏ cái hình thức và đi vào chiều sâu hơn của của lễ.
Những hy lễ của đời linh mục khởi đi từ những kinh nghiệm về yếu đuối, mỏng dòn, dễ vỡ, những kinh nghiệm này đến từ nhiều ngõ của tham sân si. Cuộc sống đâu phải một lần dứt bỏ là xong cho mọi lần, mỗi ngày là một hy lễ và mỗi ngày càng dứt bỏ khó hơn vì những dính báng, tham vọng và đam mê, nhưng đời linh mục là đời dứt bỏ, đời linh mục là đời hiến lễ. Thánh lễ của ngày đầu đời linh mục cử hành trong vinh quang, Thánh của những ngày cuối đời trong âm thầm lặng lẽ, Thánh lễ nào có ý nghĩa hơn, gần giống với hy lễ thập giá xưa trên đồi Núi Sọ. Linh mục thánh hóa bản thân nhờ Thánh lễ và chính Thánh lễ là nguồn hồng ân cứu độ cho linh mục.
Trong Thánh lễ linh mục cử hành mầu nhiệm thánh giá cứu độ, linh mục tiếp cận ơn sủng mầu nhiệm thánh giá Chúa và trở thành như theo kiểu nói của thánh Phaolô: “người phân phát các mầu nhiệm”. Linh mục phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, linh mục là tư tế và là của lễ giống như Chúa Giêsu, linh mục tự hiến mình cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu.
Đỉnh cao của sự thánh thiện là nên một với Chúa Giêsu và không có nơi nào mà vị linh mục được nên một với Chúa một cách triệt để như trong Thánh lễ. Vì ích lợi của dân Chúa là dân tư tế mà Chúa Giêsu muốn có sự đồng hóa huyền nhiệm giữa linh mục với Người, và dân tư tế chỉ có thể dâng Thánh lễ nhờ Thánh lễ và trong Thánh lễ mà linh mục cử hành. Linh mục vừa là tư tế và là hy lễ, đời mình là hy lễ, toàn dân Chúa cũng là hy lễ mà linh mục phải hiến dâng mỗi ngày và mọi ngày trong suốt đời sống của mình. Ơn gọi và thiên chức Linh mục, chiều kích hy lễ là chiều kích tạ ơn nghĩa là biến đổi đời sống và tác vụ linh mục của chúng ta thành hy lễ tạ ơn như Thánh lễ là hy lễ tạ ơn được dâng hằng ngày trên bàn thờ, hiện thực hóa, hiện tại hóa hy tế thập giá mà chính Người đã tự hiến trên Núi Sọ.
Nói đến hy tế tức là nói đến lễ vật dâng lên, Chúa Giêsu là lễ vật được hiến tế trên thánh giá, được dâng lên Thiên Chúa để đền thay tội lỗi cho chúng ta và ban cho chúng ta ơn tái sinh và ơn sự sống là chính Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Đời sống linh mục là một hiến lễ tạ ơn, quan sát bề ngoài có thể nhận xét đời sống linh mục an nhàn, vô tư, không phiền toái nhưng thực sự mỗi người linh mục chúng ta lại vác lấy thập giá phiền muộn, lao nhọc cả phần thể lý lẫn tinh thần, vì lẽ chúng ta là hiện thân của Chúa Kitô, Đấng được tung hô và bị kết án, Đấng được thán phục và bị phê bình chỉ trích. “Tôi tớ không trọng hơn thầy”, đau khổ vì thân phận khiếm tài kém đức, vì bản thân mỏng dòn yếu đuối, vì là kiếp bình sành dễ vỡ mà Chúa Kitô lại ủy thác một mầu nhiệm. Mọi nơi mọi thời đời sống linh mục không thiếu phần cay đắng, thê lương, thất bại, đó là con đường Thầy Giêsu đã đi qua mà không một linh mục chân chính nào được chỉ trước, điều quan trọng và cần thiết là biết biến đổi tất cả nên lễ vật và hiến tế tạ ơn.
Tác vụ Linh mục là hiến lễ tạ ơn, linh mục chọn đời dấn thân cho tác vụ mục tử nhiệt thành, quảng đại, mở rộng vòng tay nhân ái đến với mọi người không phân biệt giàu nghèo, trí thức hay ít học, già trẻ nam nữ, và không ít lần bị phàn nàn trách móc, khinh thị, thậm chí chửi mắng, đau khổ tinh thần, giáo dân không cảm thông, vô ơn bạc nghĩa. Chúa Giêsu đã nói trước điều này, “trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó”, và chính thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô đã nói: ngài luôn mang bên thân mình cuộc thương khó của Chúa Kitô. Đối với linh mục, ngày cũng như đêm phải sẵn sàng đáp lại tiếng mời gọi liên can đến mục vụ. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu vừa là ơn gọi vừa là hiến lễ: “Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, không thể làm môn đệ Tôi. Ai phục vụ Thầy hãy theo Thầy”. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu và vì danh Chúa Giêsu là hiến lễ của linh mục, sách Công vụ Tông đồ ghi lại: “Các Tông đồ ra khỏi Hội đường (hay Thượng Hội Đồng?), lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu”.
Chịu đau khổ với Chúa Giêsu là đồng hiến tế với Chúa Giêsu để được vinh quang với Người. Xiềng xích, gian truân đang chờ đợi tôi, tôi chu toàn chức vụ lãnh nhận từ Chúa Giêsu là lo làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa, thánh Phaolô tông đồ xác định như thế. Tác vụ linh mục không phải lúc nào cũng thuận lợi, thành công hay hạnh phúc, cũng lắm cay đắng, chán nản, thất vọng và khủng hoảng nữa, “trong thế gian, anh em phải gian nan khốn khó”, Chúa Giêsu đã tiên báo. Tất cả những gian truân khổ ải ấy chỉ có giá trị khi làm nô lệ của đức ái mục tử và đức ái mục tử phát xuất trước tiên từ hy lễ tạ ơn, tất cả đều qui hướng về Thánh Thể và Thánh Thể là tạ ơn, thiếu Thánh Thể, những gian truân khổ ải chỉ là vô dụng và bất hạnh cho linh mục, trái lại, khi linh mục biến đổi tất cả trở nên lễ vật và hiến lễ tạ ơn thì đời sống và tác vụ linh mục mới là lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và thông truyền cho anh chị em mình mà linh mục được mời gọi dấn thân phục vụ.
Anh em linh mục thân mến, sống như một linh mục chân chính thật là khó, vì linh mục không tìm hư danh quyền lực, phô trương hay giàu có, trái lại linh mục luôn đối diện với khinh miệt, cản trở, hiểu lầm, phản đối, chỉ trích và cả vu khống nữa. Những thử thách và cám dỗ ấy luôn có, linh mục chúng ta phải luôn thắng vượt bằng cuộc vượt qua của Thầy chí thánh, vượt qua đau khổ và cái chết bằng biến đổi đời sống và tác vụ linh mục thành lễ vật và hiến lễ tạ ơn mà linh mục hằng ngày cùng với cộng đoàn tín hữu cử hành trên bàn thờ Thánh Thể. Amen.
Trong những mối tương quan giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác, chiều nay, tôi muốn chia sẻ với anh em về chiều kích hy lễ trong đời sống và tác vụ linh mục: sacerdos in Victima.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thư thứ Năm Tuần Thánh gửi các linh mục năm 2004: Từ phòng tiệc ly, chúng ta được sinh ra làm linh mục, chúng ta được sinh ra từ bí tích Thánh Thể. Sẽ không có bí tích Thánh Thể nếu không có chức Linh mục, cũng như không có chức Linh mục nếu không có bí tích Thánh Thể. Và ngài lập lại chân lý này trong tác phẩm “Quà Tặng và Mầu Nhiệm” nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài. Không thể có Thánh Thể nếu không có chức Linh mục cũng như không thể có chức Linh mục nếu không có Thánh Thể - Đức Thánh Cha muốn nhấn mạnh mối tương quan mật thiết giữa bí tích Thánh Thể và chức Linh mục thừa tác, từ phòng tiệc ly hôm qua đến hiến tế tạ ơn nơi bàn thờ hôm nay, linh mục không thể tự tách mình khỏi bí tích Thánh Thể. Chúa Giêsu và linh mục được nối kết bằng bí tích Thánh Thể vì với tư cách của Chúa Giêsu Linh mục thượng phẩm, linh mục cử hành Thánh Thể và ban phát Thánh Thể cho các tín hữu. Đây là mầu nhiệm đức tin, bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm đức tin và chức Linh mục thừa tác cũng là một mầu nhiệm đức tin; đây là mầu nhiệm của sự thánh hóa và tình yêu, là công trình của Chúa Thánh Thần làm cho bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô nhờ tác động hữu hình của linh mục chủ tế. Nhờ các Tông đồ, các Giám mục và các linh mục, bí tích Thánh Thể được cử hành trong thời gian: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến”.
Nhờ việc cử hành Thánh lễ, Thánh Thể được trao ban hằng ngày cho các tín hữu để họ được sống và sống dồi dào. Ý nghĩa thực sự bí tích Thánh Thể là Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện giữa con người. Chức Linh mục thừa tác gắn kết với bí tích Thánh Thể bằng mối tương quan hữu cơ, nghĩa là hy tế thập giá và bí tích Thánh Thể không thể được hiện thực và thường tồn trong thời gian nếu không có chức Linh mục thừa tác, và chức Linh mục thừa tác không có lý do hiện hữu nếu không cử hành bí tích Thánh Thể để tưởng niệm hy tế thập giá. Nơi phòng tiệc ly, Chúa Giêsu gắn kết các linh mục với hy tế thập giá. Đời sống linh mục thông phần mầu nhiệm dâng hiến của Chúa Giêsu, thể hiện tình yêu thương của Chúa đối với Hội thánh và đỉnh cao của sự dâng hiến của Chúa Giêsu là hy tế thập giá.
Mỗi lần cử hành Thánh lễ, Hội thánh tưởng niệm hy tế thập giá của Chúa Giêsu. Đời linh mục luôn kết hiệp với hy tế thập giá, đây là một sự kết hiệp rất cơ bản, kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh là cùng với Ngài dâng hiến đời mình cho Chúa Cha và tự hiến bản thân cho nhân loại, đặc biệt cho những người nghèo vào đau khổ. Linh mục là tư tế và là của lễ, giống như Chúa Giêsu là chủ tế và lễ vật. Trong những bài hát cầu nguyện, thường người ta đề cao phẩm giá cao quí của đời linh mục nhưng lại ít nói tới hy tế, hy lễ của đời sống linh mục. Vinh quang hay lời ca tụng, nhất là trong ngày tạ ơn tân linh mục, giúp cho việc hiến dâng trở nên dễ dàng hơn, nhưng khi thời gian phủ bụi những vinh quang thì đời sống linh mục dần dần vứt bỏ cái hình thức và đi vào chiều sâu hơn của của lễ.
Những hy lễ của đời linh mục khởi đi từ những kinh nghiệm về yếu đuối, mỏng dòn, dễ vỡ, những kinh nghiệm này đến từ nhiều ngõ của tham sân si. Cuộc sống đâu phải một lần dứt bỏ là xong cho mọi lần, mỗi ngày là một hy lễ và mỗi ngày càng dứt bỏ khó hơn vì những dính báng, tham vọng và đam mê, nhưng đời linh mục là đời dứt bỏ, đời linh mục là đời hiến lễ. Thánh lễ của ngày đầu đời linh mục cử hành trong vinh quang, Thánh của những ngày cuối đời trong âm thầm lặng lẽ, Thánh lễ nào có ý nghĩa hơn, gần giống với hy lễ thập giá xưa trên đồi Núi Sọ. Linh mục thánh hóa bản thân nhờ Thánh lễ và chính Thánh lễ là nguồn hồng ân cứu độ cho linh mục.
Trong Thánh lễ linh mục cử hành mầu nhiệm thánh giá cứu độ, linh mục tiếp cận ơn sủng mầu nhiệm thánh giá Chúa và trở thành như theo kiểu nói của thánh Phaolô: “người phân phát các mầu nhiệm”. Linh mục phải trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, linh mục là tư tế và là của lễ giống như Chúa Giêsu, linh mục tự hiến mình cùng với Chúa Giêsu và trong Chúa Giêsu.
Đỉnh cao của sự thánh thiện là nên một với Chúa Giêsu và không có nơi nào mà vị linh mục được nên một với Chúa một cách triệt để như trong Thánh lễ. Vì ích lợi của dân Chúa là dân tư tế mà Chúa Giêsu muốn có sự đồng hóa huyền nhiệm giữa linh mục với Người, và dân tư tế chỉ có thể dâng Thánh lễ nhờ Thánh lễ và trong Thánh lễ mà linh mục cử hành. Linh mục vừa là tư tế và là hy lễ, đời mình là hy lễ, toàn dân Chúa cũng là hy lễ mà linh mục phải hiến dâng mỗi ngày và mọi ngày trong suốt đời sống của mình. Ơn gọi và thiên chức Linh mục, chiều kích hy lễ là chiều kích tạ ơn nghĩa là biến đổi đời sống và tác vụ linh mục của chúng ta thành hy lễ tạ ơn như Thánh lễ là hy lễ tạ ơn được dâng hằng ngày trên bàn thờ, hiện thực hóa, hiện tại hóa hy tế thập giá mà chính Người đã tự hiến trên Núi Sọ.
Nói đến hy tế tức là nói đến lễ vật dâng lên, Chúa Giêsu là lễ vật được hiến tế trên thánh giá, được dâng lên Thiên Chúa để đền thay tội lỗi cho chúng ta và ban cho chúng ta ơn tái sinh và ơn sự sống là chính Chúa Giêsu Kitô Phục sinh. Đời sống linh mục là một hiến lễ tạ ơn, quan sát bề ngoài có thể nhận xét đời sống linh mục an nhàn, vô tư, không phiền toái nhưng thực sự mỗi người linh mục chúng ta lại vác lấy thập giá phiền muộn, lao nhọc cả phần thể lý lẫn tinh thần, vì lẽ chúng ta là hiện thân của Chúa Kitô, Đấng được tung hô và bị kết án, Đấng được thán phục và bị phê bình chỉ trích. “Tôi tớ không trọng hơn thầy”, đau khổ vì thân phận khiếm tài kém đức, vì bản thân mỏng dòn yếu đuối, vì là kiếp bình sành dễ vỡ mà Chúa Kitô lại ủy thác một mầu nhiệm. Mọi nơi mọi thời đời sống linh mục không thiếu phần cay đắng, thê lương, thất bại, đó là con đường Thầy Giêsu đã đi qua mà không một linh mục chân chính nào được chỉ trước, điều quan trọng và cần thiết là biết biến đổi tất cả nên lễ vật và hiến tế tạ ơn.
Tác vụ Linh mục là hiến lễ tạ ơn, linh mục chọn đời dấn thân cho tác vụ mục tử nhiệt thành, quảng đại, mở rộng vòng tay nhân ái đến với mọi người không phân biệt giàu nghèo, trí thức hay ít học, già trẻ nam nữ, và không ít lần bị phàn nàn trách móc, khinh thị, thậm chí chửi mắng, đau khổ tinh thần, giáo dân không cảm thông, vô ơn bạc nghĩa. Chúa Giêsu đã nói trước điều này, “trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó”, và chính thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Côrintô đã nói: ngài luôn mang bên thân mình cuộc thương khó của Chúa Kitô. Đối với linh mục, ngày cũng như đêm phải sẵn sàng đáp lại tiếng mời gọi liên can đến mục vụ. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu vừa là ơn gọi vừa là hiến lễ: “Ai muốn theo Tôi phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Ai không vác thập giá mình mà theo Tôi, không thể làm môn đệ Tôi. Ai phục vụ Thầy hãy theo Thầy”. Chịu đau khổ với Chúa Giêsu và vì danh Chúa Giêsu là hiến lễ của linh mục, sách Công vụ Tông đồ ghi lại: “Các Tông đồ ra khỏi Hội đường (hay Thượng Hội Đồng?), lòng hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu”.
Chịu đau khổ với Chúa Giêsu là đồng hiến tế với Chúa Giêsu để được vinh quang với Người. Xiềng xích, gian truân đang chờ đợi tôi, tôi chu toàn chức vụ lãnh nhận từ Chúa Giêsu là lo làm chứng cho Tin Mừng về ân sủng của Thiên Chúa, thánh Phaolô tông đồ xác định như thế. Tác vụ linh mục không phải lúc nào cũng thuận lợi, thành công hay hạnh phúc, cũng lắm cay đắng, chán nản, thất vọng và khủng hoảng nữa, “trong thế gian, anh em phải gian nan khốn khó”, Chúa Giêsu đã tiên báo. Tất cả những gian truân khổ ải ấy chỉ có giá trị khi làm nô lệ của đức ái mục tử và đức ái mục tử phát xuất trước tiên từ hy lễ tạ ơn, tất cả đều qui hướng về Thánh Thể và Thánh Thể là tạ ơn, thiếu Thánh Thể, những gian truân khổ ải chỉ là vô dụng và bất hạnh cho linh mục, trái lại, khi linh mục biến đổi tất cả trở nên lễ vật và hiến lễ tạ ơn thì đời sống và tác vụ linh mục mới là lời tạ ơn dâng lên Thiên Chúa và thông truyền cho anh chị em mình mà linh mục được mời gọi dấn thân phục vụ.
Anh em linh mục thân mến, sống như một linh mục chân chính thật là khó, vì linh mục không tìm hư danh quyền lực, phô trương hay giàu có, trái lại linh mục luôn đối diện với khinh miệt, cản trở, hiểu lầm, phản đối, chỉ trích và cả vu khống nữa. Những thử thách và cám dỗ ấy luôn có, linh mục chúng ta phải luôn thắng vượt bằng cuộc vượt qua của Thầy chí thánh, vượt qua đau khổ và cái chết bằng biến đổi đời sống và tác vụ linh mục thành lễ vật và hiến lễ tạ ơn mà linh mục hằng ngày cùng với cộng đoàn tín hữu cử hành trên bàn thờ Thánh Thể. Amen.