Cộng đồng ngôn ngữ quyết định về vấn đề tôn giáo,
hay
sự vô thần trong triết học?
Triết gia người Mỹ Richard Rorty (1931-2007), một đại diện cho học thuyết thực dụng (Pragmatismus), khẳng định rằng những cảm nghiệm người ta có được về tôn giáo quá lắm chỉ có được giá trị và ý nghĩa trong lãnh vực cá nhân riêng tư mà thôi. Vì thế, trong những dòng sau đây chúng ta thử trình bày tóm lược quan điểm đó của Rorty trong tác phẩm của ông „Philosophie als Kulturpolitik“.
Ai có thể tin vào Thiên Chúa mà lại không cần đến ý thức, một khả năng giúp cho con người có thể có được những cảm nghiệm chắc chắn về tôn giáo cũng như có thể chia sẻ các cảm nghiệm ấy cho người khác?
Câu hỏi trên đây nghe có vẻ xa lạ, nhưng lại rất bình thường trong ngôn ngữ triết học Anh-Mỹ, và cả ở Đức cũng đã có được một chỗ đứng khá chắc chắn, tuy nhiên lối suy tư ấy còn cần có thời gian để trở nên phổ thông hơn.
Ai thiếu sự ý thức khả thông tri, thì người ấy khó lòng có được cảm nghiệm tốt. Những cảm nghiệm cá nhân về tôn giáo chỉ có thể được hiểu là khi tôn giáo được cảm nghiệm như thế thì chỉ có giá trị trong lãnh vực cá nhân riêng tư. Và nói một cách chính xác hơn, đó là khuynh hướng chính của một nền triết học chủ trương phủ nhận sự hiện hữu khách quan của Thiên Chúa. Đứng phía sau quan điểm này là lý thuyết của triết gia Wittgenstein(1) về vai trò của ngôn ngữ. Theo Wittgenstein, con người không có được cảm nghiệm, nếu không do ngôn ngữ làm trung gian mai mối và mang lai cho họ sự cảm nghiệm. Điều đó cũng muốn nói rằng sự sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò quyết định về ý nghĩa sự cảm nghiệm của con người và qua đó quyết định về thế giới sự sống.
Như vậy, điều gì mà đại đa số không chấp nhận như là sự sử dụng ngôn ngữ thì vô nghĩa. Điều trước tiên cần đề cập tới phải là những phát biểu của sự hiện hữu về những gì tương quan tới tư tưởng, cảm xúc, hay ngay cả đức tin. Richard Rorty, một người theo truyền thống tư tưởng trên, cho rằng những biểu tượng của cuộc sống về vấn đề tôn giáo – những biểu tượng dĩ nhiên cũng được trung gian bởi sự ý thức tôn giáo – cần phải được minh chứng là vô nghĩa và được xếp vào hàng những vấn đề thuộc phạm vi chính trị-văn hóa tổng quát. Vì thế, Rorty cũng cho rằng người ta cần tới những bằng chứng chắc chắn và đã được xã hội chấp nhận về sự cảm nghiệm tôn giáo. Nhưng thay vì nhìn nhận sự cảm nghiệm tôn giáo và chứng từ của các tín hữu, ông lại không nhắc đến những điều này và coi đó là những vấn đề thuộc phạm vi chính trị-văn hóa mà một xã hội thường đề cập tới. Thật vậy, theo Rorty, Thiên Chúa là sản phẩm của ngôn ngữ – dị bản tân tiến của tâm lý ngoại phóng (Projektionspsychologie) cũ –, bởi vì thiếu sự cảm nghiệm chắc chắn của ý thức như toàn bộ triết học Tây phương đã khẳng định. Rorty nói: „Phần tôi, tôi muốn khẳng định rằng „ý thức“ chỉ là sản phẩm được triết học của Descartes sáng chế ra cũng như Thiên Chúa là sản phẩm của những vũ trụ luận xưa kia“.
Nhưng ở đây người ta thắc mắc tự hỏi là tại sao Rorty lại không nhận ra được rằng ý thức là một ý niệm nền tảng của triết học? Ông ta giản lược hóa vấn đề nhận thức Thiên Chúa thành vấn đề văn hóa-chính trị, nghĩa là thành một vấn đề thực dụng. Còn chính quan điểm thực dụng của ông, Rorty dựa vào quan niệm về sự đau đớn (der Schmerz, hay: la douleur) của triết gia Wittgenstein(2). Thật vậy, theo quan niệm triết học của Wittgenstein, nếu người ta bàn luận về sự đau đớn, thì người ta đang làm một chuyện vô nghĩa, đang mất công làm một chuyện vô ích, vì sự đau đớn chỉ xảy ra trong cách sử dụng ngôn ngữ tư riêng. Cũng tương tự như thế, người ta chỉ làm một việc vô ích khi nói đến cảm giác đau đớn tư riêng của mình, một điều người ta không thể đem thông tri cho những người khác được, vì họ không thể hoàn toàn kiểm chứng được điều ấy.
Một truyền thống hoàn toàn mang màu sắc triết học Wittgenstein, đó là: Chỉ con đường dẫn từ liên chủ thể tính (Intersubjektivität) tiến tới khách quan tính (Objektivität) mới là con đường hợp lý. Theo quan niệm này thì tình trạng đau đớn cũng chỉ phát xuất từ một cộng đồng ngôn ngữ, nghĩa là từ những người cùng sử dụng một ngôn ngữ chung, tức từ liên chủ thế tính (Intersubjektivität); cũng tương tự như thế, khi một đa số cùng đồng thuận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, theo quan niệm này thì Thiên Chúa chỉ hiện hữu, vì cộng đồng ngôn ngữ cùng đồng thuận chấp nhận điều đó.
Rorty cũng thường xuyên dựa theo trường phái Pittsburgh(3) của tân học thuyết Hegel, được dẫn đầu bởi giáo sư triết học Robert Brandom(4), tác giả của tác phẩm „Expressive Vernunft“: Lý trí minh bạch, (nhà xuất bản Suhrkamp 2000). Theo quan điểm tân học thuyết Hegel, thì không hề hiện hữu bất cứ nguyên tắc nào khác, nếu chúng không phải là những nguyên tắc thuộc phạm vi xã hội. Còn các nguyên tắc xã hội là những nguyên tắc được sử dụng trong sự giao tiếp và trao đổi giữa con người với nhau. Tất cả chỉ có được ý nghĩa nào đó, „nếu người ta ban tặng cho chúng ý nghĩa ấy“, như xảy ra trong các cuộc thảo luận xã hội. Nếu như „Qualia(5) cần phải chứng minh cho thấy sự thể ra sao“, thì những phẩm chất nguyên thủy của ý thức bị loại trừ. Vì thế, là một điều đơn giản đối với Rorty trong việc khẳng định rằng „không hề có Thiên Chúa theo nghĩa hữu thể học, nhưng hoàn toàn chỉ theo nghĩa xã hội học khi người ta phải đứng trước tình trạng không có được những nguyên tắc để qui định sự thảo luận“.
Nơi triết gia Rorty, người ta bắt gặp một luận cứ bất bình thường, đó là ông không còn muốn đề cập tới các đối tượng – kể cả Thiên Chúa – luôn hiện hữu như chúng vẫn hiện hữu, tức các đối tượng bất biến; vì theo ông, như thế các đối tượng ấy không còn phụ thuộc vào sự tương quan xã hội, ông viết: „Brandom đề nghị triết học không nên tiếp tục đặt nghi vấn: liệu chúng ta có thực sự tương quan với những đối tượng “vô thức“, nghĩa là những đối tượng độc lập với ý thức (bewusstseinsunabhängige Gegenstände), tức với những đối tượng luôn hiện hữu như chúng vẫn hiện hữu mà chúng ta vừa nói tới, dù cho chúng ta quan niệm thế nào về chúng. Thay vì điều đó, chúng ta cần nêu nghi vấn là một ý niệm về đối tượng như thế thì phục vụ cho mục đích nào của con người. Về điều đó chúng ta nên tự hỏi: Phải chăng là một ý tưởng hay khi nói về những đối tượng như thế“.
Ở đây, đối tượng – tức điều chúng ta đặt thành chủ đề – chỉ có nghĩa trong việc thực hành xã hội mà thôi. Đối với Rorty, vấn đề trọng yếu là „việc đi từ một vũ trụ quan hữu thần tiến tới một vũ trụ quan nhân bản“. Đây là một câu nói khiến người đọc có cảm tưởng như được trích dẫn từ lời phát biểu của các người vô thần, chẳng hạn của Charles Darwin hay của những người vô thần khác. Rorty viết: „Chúng ta cần thay thế nghi vấn hữu thể học về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng nghi vấn về sự kỳ vọng thuộc văn hóa muốn nói về Thiên Chúa, như tôi đã thường thực hiện“. Và Rorty vẫn không chút bận tâm, dù ông biết rằng viễn tượng này trước tiên mang tính chất tương đối và cuối cùng sẽ chấm dứt trong sự hoài nghi.
Khi đọc tác phẩm của Rorty người ta cũng nhận thấy được một cách quá rõ ràng sự tương quan giữa chủ nghĩa vô thần và một khoa học tự nhiên bị phương tiện hóa, ông viết: „Để có thể đưa ra được sự quyết định: Những thực hành xã hội nào cần phải loại bỏ hay được du nhập, chúng ta sẽ không nhờ vào những cảm nghiệm tôn giáo, nếu như chúng ta cùng với các triết gia Wittgenstein, Sellars hay Brandom ủng hộ ý kiến sau đây: Giữa tình trạng đã được thay đổi của hệ thống tư duy bởi sự cảm nghiệm và những xác tín suy lý của một thành viên thuộc một cộng đồng ngôn ngữ thì không có bộ phận trung gian mà người ta có thể coi như bộ phận làm cho sự cảm nghiệm trở thành sự cảm nghiệm đích thực“. Không phải là một sự ngẫu nhiên tình cờ khi Rorty nói về hệ thống tư duy, bởi vì ở Mỹ triết học thường được theo đuổi như một môn khoa học tự nhiên. Về những sinh viên người Âu châu tham dự các kỳ thi triết học, Rorty cho rằng họ không thể nói là họ không biết được, nếu người ta hỏi họ về sự tương quan giữa hai triết gia Hobbes(6) và Machiavelli, hay tại sao triết gia Nietzsche (7) có khuynh hướng thiên về Sophokles(8) hơn là thiên về Socrate: „Trong các nước sử dụng tiếng Anh sự hiểu biết ấy không nhất thiết cần phải có. Trái lại, người ta không thể không biết việc bàn cãi về những gì đang được đăng trong những tập mới nhất của những Tạp chí chuyên môn hàng đầu bằng Anh ngữ“. Việc gì sẽ xảy ra khi ở đây truyền thống tư tưởng Kitô giáo Âu châu đóng một vai trò phụ thuộc.
Thuật hùng biện thắng lướt chân lý
Triết gia người Đức Jürgen Habermas là một trong những người thần tượng hóa triết gia thực dụng Richard Rorty. Vì thế, trong năm 2008 ông đã cho xuất bản một tập sách với tựa đề: „Ach, Europa“ – „Ô kìa, Châu Âu“ (nhà xuất bản Suhrkamp), trong đó ông trình bày hai bài diễn thuyết quan trọng về triết gia Rorty. Một ít lời trong bài diễn thuyết, như „Richard Rorty và sự ngỡ ngàng về tình trạng phá sản“, cho thấy rằng Jürgen Habermas không những hoàn toàn vô cảm trong lãnh vực tôn giáo, nhưng ông cũng không còn dành nhiều tâm huyết cho triết học nữa. Chính Rorty trong chín năm cuối cùng đời ông cũng đề cao địa vị giáo sư khoa văn chương hơn là ghế giáo sư triết học, ông viết: „Chúng ta cần phải thay thế sự tìm kiếm chân lý và sự khao khát nhận thức bằng sự thực hành hùng biện, một sự thực hành nhắm tới những hiệu quả thực tế hơn là những ý tưởng trừu tượng. Một khi người ta nhìn thấy rõ được:
* sự vô dụng của sự phân biệt hữu thể học giữa bản thể (Wesen) và hiện tượng (Erscheinung),
* sự vô nghĩa của sự phân biệt tri thức luận giữa hữu thể (Sein) và sự xuất hiện (Schein),
* sự vô ích của sự phân biệt thuộc về ý nghĩa giữa cái thật và cái giả,
thì công việc triết học trong những mục đích thực tiễn mới có thể tự định hướng được như một sự tăng triển khả năng và lòng khoan dung“.
Kết luận
Nói tóm lại, qua những dòng trình bày trên đây chúng ta thấy rằng, theo quan điểm triết học của Richard Rorty, tôn giáo hay sự hiện hữu của Thiên Chúa chỉ là một vấn đề văn hóa-chính trị, tức một sản phẩm của xã hội, được cộng đồng ngôn ngữ đề xướng lên, chứ không phải là vấn đề thuộc hữu thể học, nghĩa là Thiên Chúa chỉ hiện hữu như một ý niệm thuần túy, chứ không hiện hữu thực tiễn. Nói cách khác, Thiên Chúa chỉ là một ý niệm trừu tượng, chứ không phải là một thực thể hữu thể học. Điều đó muốn nói rằng, chính cộng đồng ngôn ngữ đã đóng vai trò quyết định về vấn đề tôn giáo. Nếu vậy, trong triết học ẩn chứa khuynh hướng vô thần.
Tuy nhiên, quan điểm triết học của Rorty đã tự phơi bày rõ ràng tính cách chủ quan một chiều của mình. Bởi vì, tuy các tôn giáo chân chính nói chung và Kitô giáo nói riêng là một đơn vị có pháp nhân trong xã hội, nhưng không hẳn là một sản phẩm của xã hội, như ngôn ngữ, ý thức hệ, chính trị, v.v… chẳng hạn. Trái lại, tôn giáo là một nhu cầu cơ bản, một thao thức, một khát vọng thẳm sâu nhất của linh hồn con người muốn vươn tới cái tuyệt đối, vươn tới chân thiện mỹ tuyệt đối, muốn tìm đạt tới cứu cánh tối hậu sự hiện hữu của mình. Trong khi đó, chính trị, văn hóa, ý thức hệ hay ngôn ngữ, chỉ dừng lại trong phạm vi sinh hoạt hiện sinh của con người trong đời sống xã hội, nghĩa là trong cuộc sống chung đụng và giao lưu giữa con người với con người. Nói cách khác, ý thức hệ, văn hóa hay chính trị, v.v.v…, là những vấn đề thuộc phạm vi sinh hoạt tinh thần của cuộc sống thể xác hiện tại của con người. Trong khi đó tôn giáo mang trong mình chiều kích siêu nhiên, là phương tiện giúp linh hồn con người đạt tới cứu cánh tối hậu, và là con đường hướng dẫn con người trong cuộc sống siêu nhiên, trong sự hiện hữu vượt lên trên biên giới sự hiện hữu thể xác hiện tại, trong tương quan với Thiên Chúa như mục đích tối hậu và là hạnh phúc vĩnh cửu, trước tiên qua sự cảm nghiệm thần linh và sau cùng là sự chiêm ngưỡng nhãn tiền.
_______________________
1. xem Lm Nguyễn Hữu Thy, Những Tuyệt Tác Tiêu biểu trong Lịch Sử Triết Tây, Trier 2010, trang 306.
2. Theo quan điểm Wittgenstein, danh từ „đau đớn“ (Schmerz) không chút liên quan gì tới cảm giác đau đớn riêng tư của tôi cả. Ví dụ: khi tôi đi tới phòng mạch bác sĩ nha khoa và nói cho ông hay là tôi bị đau răng, thì tôi không hề nói gì với ông bác sĩ về vấn đề đau răng của tôi cả. Chẳng qua: „Điều gì xảy ra trong nội tâm đều cần tới những yếu tố bên ngoài để biểu lộ mình ra“.
3. Pittsburgh là tên một thành phố thuộc tiểu bang Pennsylvania (USA) với khoảng 335.000 dân cư; có ba trường đại học; có nhiều thư viện và nhiều bảo tàng viện nổi danh và kỹ thuật thông tin thời danh; có hải cảng và phi trường. Chính ở đây phát sinh ra tân học thuyết Hegel.
4. Robert Brandom, sinh ngày 13.3.1950, là một trong những giáo sư triết học thời danh hiện nay của Hiệp Chủng Quốc Hoa Ky.
5. Số ít của từ Qualia là Quale, tiếng La-tinh là qualis và có nghĩa là sự nhận thức các ngoại cảnh theo tính cách chủ quan.
6. xem Lm Nguyễn Hữu Thy: Những Tuyệt Tác Tiêu Biểu trong Lịch Sử Triết Tây, Trier 2010, trang 141.
7. như trên, trang 242.
8. Sophokles sinh năm 497/496 trước công nguyên tại làng Kolonos gần Athen/Hy Lạp. Sophokles, Aischylos và Euripides là ba nhà thơ vĩ đại của Hy Lạp vào thời bấy giờ.
Sách tham khảo:
Richard Rorty, Philosophie als Kulturpolitik. Suhrkamp Verlag, Frankfurt a.M.2008, 350 trang.
hay
sự vô thần trong triết học?
Triết gia người Mỹ Richard Rorty (1931-2007), một đại diện cho học thuyết thực dụng (Pragmatismus), khẳng định rằng những cảm nghiệm người ta có được về tôn giáo quá lắm chỉ có được giá trị và ý nghĩa trong lãnh vực cá nhân riêng tư mà thôi. Vì thế, trong những dòng sau đây chúng ta thử trình bày tóm lược quan điểm đó của Rorty trong tác phẩm của ông „Philosophie als Kulturpolitik“.
Ai có thể tin vào Thiên Chúa mà lại không cần đến ý thức, một khả năng giúp cho con người có thể có được những cảm nghiệm chắc chắn về tôn giáo cũng như có thể chia sẻ các cảm nghiệm ấy cho người khác?
Câu hỏi trên đây nghe có vẻ xa lạ, nhưng lại rất bình thường trong ngôn ngữ triết học Anh-Mỹ, và cả ở Đức cũng đã có được một chỗ đứng khá chắc chắn, tuy nhiên lối suy tư ấy còn cần có thời gian để trở nên phổ thông hơn.
Ai thiếu sự ý thức khả thông tri, thì người ấy khó lòng có được cảm nghiệm tốt. Những cảm nghiệm cá nhân về tôn giáo chỉ có thể được hiểu là khi tôn giáo được cảm nghiệm như thế thì chỉ có giá trị trong lãnh vực cá nhân riêng tư. Và nói một cách chính xác hơn, đó là khuynh hướng chính của một nền triết học chủ trương phủ nhận sự hiện hữu khách quan của Thiên Chúa. Đứng phía sau quan điểm này là lý thuyết của triết gia Wittgenstein(1) về vai trò của ngôn ngữ. Theo Wittgenstein, con người không có được cảm nghiệm, nếu không do ngôn ngữ làm trung gian mai mối và mang lai cho họ sự cảm nghiệm. Điều đó cũng muốn nói rằng sự sử dụng ngôn ngữ giữ vai trò quyết định về ý nghĩa sự cảm nghiệm của con người và qua đó quyết định về thế giới sự sống.
Như vậy, điều gì mà đại đa số không chấp nhận như là sự sử dụng ngôn ngữ thì vô nghĩa. Điều trước tiên cần đề cập tới phải là những phát biểu của sự hiện hữu về những gì tương quan tới tư tưởng, cảm xúc, hay ngay cả đức tin. Richard Rorty, một người theo truyền thống tư tưởng trên, cho rằng những biểu tượng của cuộc sống về vấn đề tôn giáo – những biểu tượng dĩ nhiên cũng được trung gian bởi sự ý thức tôn giáo – cần phải được minh chứng là vô nghĩa và được xếp vào hàng những vấn đề thuộc phạm vi chính trị-văn hóa tổng quát. Vì thế, Rorty cũng cho rằng người ta cần tới những bằng chứng chắc chắn và đã được xã hội chấp nhận về sự cảm nghiệm tôn giáo. Nhưng thay vì nhìn nhận sự cảm nghiệm tôn giáo và chứng từ của các tín hữu, ông lại không nhắc đến những điều này và coi đó là những vấn đề thuộc phạm vi chính trị-văn hóa mà một xã hội thường đề cập tới. Thật vậy, theo Rorty, Thiên Chúa là sản phẩm của ngôn ngữ – dị bản tân tiến của tâm lý ngoại phóng (Projektionspsychologie) cũ –, bởi vì thiếu sự cảm nghiệm chắc chắn của ý thức như toàn bộ triết học Tây phương đã khẳng định. Rorty nói: „Phần tôi, tôi muốn khẳng định rằng „ý thức“ chỉ là sản phẩm được triết học của Descartes sáng chế ra cũng như Thiên Chúa là sản phẩm của những vũ trụ luận xưa kia“.
Nhưng ở đây người ta thắc mắc tự hỏi là tại sao Rorty lại không nhận ra được rằng ý thức là một ý niệm nền tảng của triết học? Ông ta giản lược hóa vấn đề nhận thức Thiên Chúa thành vấn đề văn hóa-chính trị, nghĩa là thành một vấn đề thực dụng. Còn chính quan điểm thực dụng của ông, Rorty dựa vào quan niệm về sự đau đớn (der Schmerz, hay: la douleur) của triết gia Wittgenstein(2). Thật vậy, theo quan niệm triết học của Wittgenstein, nếu người ta bàn luận về sự đau đớn, thì người ta đang làm một chuyện vô nghĩa, đang mất công làm một chuyện vô ích, vì sự đau đớn chỉ xảy ra trong cách sử dụng ngôn ngữ tư riêng. Cũng tương tự như thế, người ta chỉ làm một việc vô ích khi nói đến cảm giác đau đớn tư riêng của mình, một điều người ta không thể đem thông tri cho những người khác được, vì họ không thể hoàn toàn kiểm chứng được điều ấy.
Một truyền thống hoàn toàn mang màu sắc triết học Wittgenstein, đó là: Chỉ con đường dẫn từ liên chủ thể tính (Intersubjektivität) tiến tới khách quan tính (Objektivität) mới là con đường hợp lý. Theo quan niệm này thì tình trạng đau đớn cũng chỉ phát xuất từ một cộng đồng ngôn ngữ, nghĩa là từ những người cùng sử dụng một ngôn ngữ chung, tức từ liên chủ thế tính (Intersubjektivität); cũng tương tự như thế, khi một đa số cùng đồng thuận về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Nói cách khác, theo quan niệm này thì Thiên Chúa chỉ hiện hữu, vì cộng đồng ngôn ngữ cùng đồng thuận chấp nhận điều đó.
Rorty cũng thường xuyên dựa theo trường phái Pittsburgh(3) của tân học thuyết Hegel, được dẫn đầu bởi giáo sư triết học Robert Brandom(4), tác giả của tác phẩm „Expressive Vernunft“: Lý trí minh bạch, (nhà xuất bản Suhrkamp 2000). Theo quan điểm tân học thuyết Hegel, thì không hề hiện hữu bất cứ nguyên tắc nào khác, nếu chúng không phải là những nguyên tắc thuộc phạm vi xã hội. Còn các nguyên tắc xã hội là những nguyên tắc được sử dụng trong sự giao tiếp và trao đổi giữa con người với nhau. Tất cả chỉ có được ý nghĩa nào đó, „nếu người ta ban tặng cho chúng ý nghĩa ấy“, như xảy ra trong các cuộc thảo luận xã hội. Nếu như „Qualia(5) cần phải chứng minh cho thấy sự thể ra sao“, thì những phẩm chất nguyên thủy của ý thức bị loại trừ. Vì thế, là một điều đơn giản đối với Rorty trong việc khẳng định rằng „không hề có Thiên Chúa theo nghĩa hữu thể học, nhưng hoàn toàn chỉ theo nghĩa xã hội học khi người ta phải đứng trước tình trạng không có được những nguyên tắc để qui định sự thảo luận“.
Nơi triết gia Rorty, người ta bắt gặp một luận cứ bất bình thường, đó là ông không còn muốn đề cập tới các đối tượng – kể cả Thiên Chúa – luôn hiện hữu như chúng vẫn hiện hữu, tức các đối tượng bất biến; vì theo ông, như thế các đối tượng ấy không còn phụ thuộc vào sự tương quan xã hội, ông viết: „Brandom đề nghị triết học không nên tiếp tục đặt nghi vấn: liệu chúng ta có thực sự tương quan với những đối tượng “vô thức“, nghĩa là những đối tượng độc lập với ý thức (bewusstseinsunabhängige Gegenstände), tức với những đối tượng luôn hiện hữu như chúng vẫn hiện hữu mà chúng ta vừa nói tới, dù cho chúng ta quan niệm thế nào về chúng. Thay vì điều đó, chúng ta cần nêu nghi vấn là một ý niệm về đối tượng như thế thì phục vụ cho mục đích nào của con người. Về điều đó chúng ta nên tự hỏi: Phải chăng là một ý tưởng hay khi nói về những đối tượng như thế“.
Ở đây, đối tượng – tức điều chúng ta đặt thành chủ đề – chỉ có nghĩa trong việc thực hành xã hội mà thôi. Đối với Rorty, vấn đề trọng yếu là „việc đi từ một vũ trụ quan hữu thần tiến tới một vũ trụ quan nhân bản“. Đây là một câu nói khiến người đọc có cảm tưởng như được trích dẫn từ lời phát biểu của các người vô thần, chẳng hạn của Charles Darwin hay của những người vô thần khác. Rorty viết: „Chúng ta cần thay thế nghi vấn hữu thể học về sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng nghi vấn về sự kỳ vọng thuộc văn hóa muốn nói về Thiên Chúa, như tôi đã thường thực hiện“. Và Rorty vẫn không chút bận tâm, dù ông biết rằng viễn tượng này trước tiên mang tính chất tương đối và cuối cùng sẽ chấm dứt trong sự hoài nghi.
Khi đọc tác phẩm của Rorty người ta cũng nhận thấy được một cách quá rõ ràng sự tương quan giữa chủ nghĩa vô thần và một khoa học tự nhiên bị phương tiện hóa, ông viết: „Để có thể đưa ra được sự quyết định: Những thực hành xã hội nào cần phải loại bỏ hay được du nhập, chúng ta sẽ không nhờ vào những cảm nghiệm tôn giáo, nếu như chúng ta cùng với các triết gia Wittgenstein, Sellars hay Brandom ủng hộ ý kiến sau đây: Giữa tình trạng đã được thay đổi của hệ thống tư duy bởi sự cảm nghiệm và những xác tín suy lý của một thành viên thuộc một cộng đồng ngôn ngữ thì không có bộ phận trung gian mà người ta có thể coi như bộ phận làm cho sự cảm nghiệm trở thành sự cảm nghiệm đích thực“. Không phải là một sự ngẫu nhiên tình cờ khi Rorty nói về hệ thống tư duy, bởi vì ở Mỹ triết học thường được theo đuổi như một môn khoa học tự nhiên. Về những sinh viên người Âu châu tham dự các kỳ thi triết học, Rorty cho rằng họ không thể nói là họ không biết được, nếu người ta hỏi họ về sự tương quan giữa hai triết gia Hobbes(6) và Machiavelli, hay tại sao triết gia Nietzsche (7) có khuynh hướng thiên về Sophokles(8) hơn là thiên về Socrate: „Trong các nước sử dụng tiếng Anh sự hiểu biết ấy không nhất thiết cần phải có. Trái lại, người ta không thể không biết việc bàn cãi về những gì đang được đăng trong những tập mới nhất của những Tạp chí chuyên môn hàng đầu bằng Anh ngữ“. Việc gì sẽ xảy ra khi ở đây truyền thống tư tưởng Kitô giáo Âu châu đóng một vai trò phụ thuộc.
Thuật hùng biện thắng lướt chân lý
Triết gia người Đức Jürgen Habermas là một trong những người thần tượng hóa triết gia thực dụng Richard Rorty. Vì thế, trong năm 2008 ông đã cho xuất bản một tập sách với tựa đề: „Ach, Europa“ – „Ô kìa, Châu Âu“ (nhà xuất bản Suhrkamp), trong đó ông trình bày hai bài diễn thuyết quan trọng về triết gia Rorty. Một ít lời trong bài diễn thuyết, như „Richard Rorty và sự ngỡ ngàng về tình trạng phá sản“, cho thấy rằng Jürgen Habermas không những hoàn toàn vô cảm trong lãnh vực tôn giáo, nhưng ông cũng không còn dành nhiều tâm huyết cho triết học nữa. Chính Rorty trong chín năm cuối cùng đời ông cũng đề cao địa vị giáo sư khoa văn chương hơn là ghế giáo sư triết học, ông viết: „Chúng ta cần phải thay thế sự tìm kiếm chân lý và sự khao khát nhận thức bằng sự thực hành hùng biện, một sự thực hành nhắm tới những hiệu quả thực tế hơn là những ý tưởng trừu tượng. Một khi người ta nhìn thấy rõ được:
* sự vô dụng của sự phân biệt hữu thể học giữa bản thể (Wesen) và hiện tượng (Erscheinung),
* sự vô nghĩa của sự phân biệt tri thức luận giữa hữu thể (Sein) và sự xuất hiện (Schein),
* sự vô ích của sự phân biệt thuộc về ý nghĩa giữa cái thật và cái giả,
thì công việc triết học trong những mục đích thực tiễn mới có thể tự định hướng được như một sự tăng triển khả năng và lòng khoan dung“.
Kết luận
Nói tóm lại, qua những dòng trình bày trên đây chúng ta thấy rằng, theo quan điểm triết học của Richard Rorty, tôn giáo hay sự hiện hữu của Thiên Chúa chỉ là một vấn đề văn hóa-chính trị, tức một sản phẩm của xã hội, được cộng đồng ngôn ngữ đề xướng lên, chứ không phải là vấn đề thuộc hữu thể học, nghĩa là Thiên Chúa chỉ hiện hữu như một ý niệm thuần túy, chứ không hiện hữu thực tiễn. Nói cách khác, Thiên Chúa chỉ là một ý niệm trừu tượng, chứ không phải là một thực thể hữu thể học. Điều đó muốn nói rằng, chính cộng đồng ngôn ngữ đã đóng vai trò quyết định về vấn đề tôn giáo. Nếu vậy, trong triết học ẩn chứa khuynh hướng vô thần.
Tuy nhiên, quan điểm triết học của Rorty đã tự phơi bày rõ ràng tính cách chủ quan một chiều của mình. Bởi vì, tuy các tôn giáo chân chính nói chung và Kitô giáo nói riêng là một đơn vị có pháp nhân trong xã hội, nhưng không hẳn là một sản phẩm của xã hội, như ngôn ngữ, ý thức hệ, chính trị, v.v… chẳng hạn. Trái lại, tôn giáo là một nhu cầu cơ bản, một thao thức, một khát vọng thẳm sâu nhất của linh hồn con người muốn vươn tới cái tuyệt đối, vươn tới chân thiện mỹ tuyệt đối, muốn tìm đạt tới cứu cánh tối hậu sự hiện hữu của mình. Trong khi đó, chính trị, văn hóa, ý thức hệ hay ngôn ngữ, chỉ dừng lại trong phạm vi sinh hoạt hiện sinh của con người trong đời sống xã hội, nghĩa là trong cuộc sống chung đụng và giao lưu giữa con người với con người. Nói cách khác, ý thức hệ, văn hóa hay chính trị, v.v.v…, là những vấn đề thuộc phạm vi sinh hoạt tinh thần của cuộc sống thể xác hiện tại của con người. Trong khi đó tôn giáo mang trong mình chiều kích siêu nhiên, là phương tiện giúp linh hồn con người đạt tới cứu cánh tối hậu, và là con đường hướng dẫn con người trong cuộc sống siêu nhiên, trong sự hiện hữu vượt lên trên biên giới sự hiện hữu thể xác hiện tại, trong tương quan với Thiên Chúa như mục đích tối hậu và là hạnh phúc vĩnh cửu, trước tiên qua sự cảm nghiệm thần linh và sau cùng là sự chiêm ngưỡng nhãn tiền.
_______________________
1. xem Lm Nguyễn Hữu Thy, Những Tuyệt Tác Tiêu biểu trong Lịch Sử Triết Tây, Trier 2010, trang 306.
2. Theo quan điểm Wittgenstein, danh từ „đau đớn“ (Schmerz) không chút liên quan gì tới cảm giác đau đớn riêng tư của tôi cả. Ví dụ: khi tôi đi tới phòng mạch bác sĩ nha khoa và nói cho ông hay là tôi bị đau răng, thì tôi không hề nói gì với ông bác sĩ về vấn đề đau răng của tôi cả. Chẳng qua: „Điều gì xảy ra trong nội tâm đều cần tới những yếu tố bên ngoài để biểu lộ mình ra“.
3. Pittsburgh là tên một thành phố thuộc tiểu bang Pennsylvania (USA) với khoảng 335.000 dân cư; có ba trường đại học; có nhiều thư viện và nhiều bảo tàng viện nổi danh và kỹ thuật thông tin thời danh; có hải cảng và phi trường. Chính ở đây phát sinh ra tân học thuyết Hegel.
4. Robert Brandom, sinh ngày 13.3.1950, là một trong những giáo sư triết học thời danh hiện nay của Hiệp Chủng Quốc Hoa Ky.
5. Số ít của từ Qualia là Quale, tiếng La-tinh là qualis và có nghĩa là sự nhận thức các ngoại cảnh theo tính cách chủ quan.
6. xem Lm Nguyễn Hữu Thy: Những Tuyệt Tác Tiêu Biểu trong Lịch Sử Triết Tây, Trier 2010, trang 141.
7. như trên, trang 242.
8. Sophokles sinh năm 497/496 trước công nguyên tại làng Kolonos gần Athen/Hy Lạp. Sophokles, Aischylos và Euripides là ba nhà thơ vĩ đại của Hy Lạp vào thời bấy giờ.
Sách tham khảo:
Richard Rorty, Philosophie als Kulturpolitik. Suhrkamp Verlag, Frankfurt a.M.2008, 350 trang.