ĐTC: Các nước giàu làm quá ít để chống lại nạn đói toàn cầu
Vatican City (AsiaNews) - Các nước giàu phải nhận thức được rằng nếu họ không tăng viện trợ cho các nước nghèo, thì cuộc khủng hoảng lương thực sẽ không thể giải quyết được. Liên đới thôi thì "không đủ", trong khi "các sáng kiến cụ thể" hêt sức cần thiết để mọi người có thể thực hiện quyền có lương thực và nước uống hàng ngày. Tuy nhiện, "giữa những áp lực của toàn cầu hóa, dưới ảnh hưởng của những lợi ích vốn vẫn thường bị phân mảnh quá thường xuyên, sự chú ý bị chệch hướng từ nhu cầu của người dân, sự chú trọng không đầy đủ được đặt vào công việc trong các lĩnh vực, và hàng hóa của trái đất không được bảo vệ thích đáng. Hậu quả là nảy sinh nền kinh tế mất cân bằng, và các quyền bất khả xâm phạm cùng với phẩm giá của mỗi con người bị bỏ qua". Nạn đói và khát của "nhiều anh chị em" chính là cốt lõi của sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương Thực Thế Giới được tổ chức vào ngày 16 tháng Mười.
Trích dẫn từ chủ đề "Đoàn kết chống lại nạn đói", trong sứ điệp gửi cho Tổng Giám Đốc Tổ Chức Lương Thực Thế Giới (FAO), Jacques Diouf, Đức Thánh Cha viết rằng nếu cộng đồng quốc tế thực sự "đoàn kết" chống lại nạn đói, thì sự nghèo khổ phải được khắc phục qua sự phát triển con người đích thực, dựa trên quan niệm của con người như là một sự thống nhất của tâm hồn, thể xác và tinh thần". Tất cả mọi người - từ các cá nhân cho đến các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhà nước và quốc tế - phải ưu tiên một trong những mục tiêu cấp bách nhất của gia đình nhân loại: tự do từ sự đói".
Cuộc chiến chống lại nạn đói phải được đấu tranh qua các sáng kiến cụ thể "được truyền đi bằng lòng bác ái, và được lấy cảm hứng từ sự thật", "rằng có thể vượt thắng những trở ngại liên quan đến chu kỳ tự nhiên của các mùa hoặc điều kiện môi trường, cũng như những trở ngại do con người". Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự lưu thông lành mạnh các nguồn tài nguyên của trái đất, và cuối cùng đạt đến hòa bình.
Để "duy trì mức độ an ninh lương thực trong ngắn hạn, thì tài trợ thích đáng phải được cung cấp để nông nghiệp có khả năng phục hồi lại chu kỳ sản xuất, dù cho có sự xấu đi của điều kiện khí hậu và môi trường. Phải nói rằng các điều kiện này có tác động tiêu cực rõ rệt đến người dân nông thôn, đến hệ thống cây trồng và các mô hình làm việc, nhất là ở các nước bị ảnh hưởng bằng tình trạng thiếu lương thực..."
Trong bối cảnh này, các nước phát triển "đã nhận thức được rằng sự phát triển của thế giới đòi hỏi những mức độ phù hợp của viện trợ từ họ. Họ không thể vẫn chỉ đơn giản là khép lại cánh cửa đối với các nước khác: một thái độ như thế không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng".
Đề cập đến cuộc vận động "1 tỷ người đói" do Liên Hiệp Quốc đề xướng để làm xúc động công chúng về sự khẩn thiết của việc chống lại nạn đói, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kết luận bằng cách cho rằng "nó đã nêu bật sự cần thiết của sự hưởng ứng thích đáng cả từ các quốc gia riêng lẻ và từ cộng đồng quốc tế, ngay cả khi sự hưởng ứng bị giới hạn bởi sự giúp đỡ hoặc viện trợ khẩn cấp".
Đây là lý do tại sao, "một cuộc cải cách của các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc bổ sung là điều cần thiết", bởi vì "bản thân các tổ chức vẫn chưa đủ, vì phát triển con người toàn diện trước tiên là một ơn gọi, do đó nó liên quan đến tự do gánh vác trách nhiệm liên đới đến phần việc của tất cả mọi người".
Vatican City (AsiaNews) - Các nước giàu phải nhận thức được rằng nếu họ không tăng viện trợ cho các nước nghèo, thì cuộc khủng hoảng lương thực sẽ không thể giải quyết được. Liên đới thôi thì "không đủ", trong khi "các sáng kiến cụ thể" hêt sức cần thiết để mọi người có thể thực hiện quyền có lương thực và nước uống hàng ngày. Tuy nhiện, "giữa những áp lực của toàn cầu hóa, dưới ảnh hưởng của những lợi ích vốn vẫn thường bị phân mảnh quá thường xuyên, sự chú ý bị chệch hướng từ nhu cầu của người dân, sự chú trọng không đầy đủ được đặt vào công việc trong các lĩnh vực, và hàng hóa của trái đất không được bảo vệ thích đáng. Hậu quả là nảy sinh nền kinh tế mất cân bằng, và các quyền bất khả xâm phạm cùng với phẩm giá của mỗi con người bị bỏ qua". Nạn đói và khát của "nhiều anh chị em" chính là cốt lõi của sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Lương Thực Thế Giới được tổ chức vào ngày 16 tháng Mười.
Trích dẫn từ chủ đề "Đoàn kết chống lại nạn đói", trong sứ điệp gửi cho Tổng Giám Đốc Tổ Chức Lương Thực Thế Giới (FAO), Jacques Diouf, Đức Thánh Cha viết rằng nếu cộng đồng quốc tế thực sự "đoàn kết" chống lại nạn đói, thì sự nghèo khổ phải được khắc phục qua sự phát triển con người đích thực, dựa trên quan niệm của con người như là một sự thống nhất của tâm hồn, thể xác và tinh thần". Tất cả mọi người - từ các cá nhân cho đến các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức nhà nước và quốc tế - phải ưu tiên một trong những mục tiêu cấp bách nhất của gia đình nhân loại: tự do từ sự đói".
Cuộc chiến chống lại nạn đói phải được đấu tranh qua các sáng kiến cụ thể "được truyền đi bằng lòng bác ái, và được lấy cảm hứng từ sự thật", "rằng có thể vượt thắng những trở ngại liên quan đến chu kỳ tự nhiên của các mùa hoặc điều kiện môi trường, cũng như những trở ngại do con người". Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự lưu thông lành mạnh các nguồn tài nguyên của trái đất, và cuối cùng đạt đến hòa bình.
Để "duy trì mức độ an ninh lương thực trong ngắn hạn, thì tài trợ thích đáng phải được cung cấp để nông nghiệp có khả năng phục hồi lại chu kỳ sản xuất, dù cho có sự xấu đi của điều kiện khí hậu và môi trường. Phải nói rằng các điều kiện này có tác động tiêu cực rõ rệt đến người dân nông thôn, đến hệ thống cây trồng và các mô hình làm việc, nhất là ở các nước bị ảnh hưởng bằng tình trạng thiếu lương thực..."
Trong bối cảnh này, các nước phát triển "đã nhận thức được rằng sự phát triển của thế giới đòi hỏi những mức độ phù hợp của viện trợ từ họ. Họ không thể vẫn chỉ đơn giản là khép lại cánh cửa đối với các nước khác: một thái độ như thế không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng".
Đề cập đến cuộc vận động "1 tỷ người đói" do Liên Hiệp Quốc đề xướng để làm xúc động công chúng về sự khẩn thiết của việc chống lại nạn đói, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI kết luận bằng cách cho rằng "nó đã nêu bật sự cần thiết của sự hưởng ứng thích đáng cả từ các quốc gia riêng lẻ và từ cộng đồng quốc tế, ngay cả khi sự hưởng ứng bị giới hạn bởi sự giúp đỡ hoặc viện trợ khẩn cấp".
Đây là lý do tại sao, "một cuộc cải cách của các tổ chức quốc tế theo nguyên tắc bổ sung là điều cần thiết", bởi vì "bản thân các tổ chức vẫn chưa đủ, vì phát triển con người toàn diện trước tiên là một ơn gọi, do đó nó liên quan đến tự do gánh vác trách nhiệm liên đới đến phần việc của tất cả mọi người".