Đáp ứng Vị Thiên Chúa đang nói với ta
Ta được mời gọi bước vào giao ước với Thiên Chúa
Khi nhấn mạnh tới nhiều hình thức của lời, ta đã có thể chiêm ngưỡng được một số cách Thiên Chúa dùng để nói và gặp gỡ con người, làm cho Người được biết đến trong đối thoại. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tuyên bố, điều chắc là “cuộc đối thoại này, khi nói tới mạc khải, kéo theo tính tối thượng của lời Chúa được ngỏ với con người” (71). Mầu nhiệm của Giao Ước nói lên mối liên hệ giữa Thiên Chúa, Đấng lên tiếng mời gọi con người bằng chính lời của Người, và con người, kẻ đáp ứng, dù nó cho thấy rõ đây không phải là vấn đề gặp gỡ giữa hai người đồng trang lứa; điều ta gọi là Cựu Ước và Tân Ước không hề là một khế ước giữa hai bên ngang hàng, nhưng đơn thuần là một hồng ân của Thiên Chúa. Với hồng ân đầy yêu thương này, Thiên Chúa bắc nhịp cầu qua mọi phân cách và làm chúng ta trở nên các “bạn tình” (partners) của Người, hầu tạo nên mầu nhiệm hôn phối đầy yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Trong viễn tượng này, mỗi người trong chúng ta xuất hiện như một chủ thể được lời nói với, thách thức và mời gọi bước vào cuộc đối thoại yêu thương bằng một đáp ứng tự do. Như thế, mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa ban cho khả năng biết nghe và đáp ứng lời Người. Ta được tạo dựng trong lời và ta sống trong lời; ta không thể hiểu được chính ta nếu ta không chịu cởi mở đón nhận cuộc đối thoại này. Lời Thiên Chúa cho ta thấy bản chất hiếu tử và có tương quan của cuộc hiện hữu nhân bản. Thực vậy, ta được ơn thánh mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Con Một Chúa Cha, và được biến đổi trong Người.
Thiên Chúa nghe ta và trả lời các vấn nạn của ta
Trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa này, ta hiểu được chính ta và tìm được câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa nhất của trái tim ta. Lời Chúa thực sự không thù nghịch đối với ta; nó không làm ngột ngạt các khát vọng của ta, nhưng đúng hơn soi sáng chúng, thanh tẩy chúng và đem chúng đến thỏa mãn hoàn toàn. Trong thời đại ta, việc nhận ra chỉ có Chúa mới đáp ứng các khát vọng trong trái tim mỗi người chúng ta là việc quan trọng biết bao nhiêu! Điều đáng buồn cần phải nói là ngày nay, ở Tây Phương, người ta đang có ý niệm phổ biến cho rằng Thiên Chúa đứng ngoài cuộc sống và các vấn nạn của con người, và sự hiện diện của Người chỉ có thể là một đe dọa đối với quyền tự lập của họ. Ấy thế nhưng, toàn bộ nhiệm cục cứu rỗi đều chứng minh rằng Thiên Chúa lên tiếng và hành động trong lịch sử vì thiện ích ta và để cứu vớt ta một cách toàn diện. Như thế, đứng trên quan điểm mục vụ, điều có tính quyết định là trình bày lời Chúa trong khả năng nó có thể bước vào đối thoại với các vấn nạn thường ngày mà con người gặp phải. Chính Chúa Giêsu đã nói rằng Người tới để chúng ta được sống dồi dào (xem Ga 10:10). Thành thử, ta cần hết sức cố gắng chia sẻ lời Chúa như một cởi mở đối với các vấn nạn của ta, một trả lời cho các câu hỏi của ta, một mở rộng đối với các giá trị của ta và một thoả mãn hoàn toàn đối với các hoài mong của ta. Hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần phải làm rõ việc Thiên Chúa lắng nghe các nhu cầu và yêu cầu xin giúp đỡ của ta ra sao. Như Thánh Bonaventura từng nói trong cuốn Breviloquium (Đoản Thoại?): "Hoa trái của Thánh Kinh không phải là bất cứ hoa trái nào, mà là chính sự viên mãn của hạnh phúc đời đời. Thánh Kinh là sách chứa đựng lời ban sự sống đời đời, đến nỗi, ta không phải chỉ tin mà còn có sự sống đời đời nữa, một sự sống trong đó ta sẽ thấy và sẽ yêu, và mọi khát vọng của ta đều được thoả mãn hoàn toàn” (72).
Đối thoại với Thiên Chúa bằng chính lời của Người
Lời Chúa lôi cuốn mỗi người chúng ta bước vào cuộc đàm thoại với Chúa: Đấng Thiên Chúa đang nói dạy ta cách để nói với Người. Ở đây, dĩ nhiên ta nghĩ tới Sách Thánh Vịnh, trong đó, Thiên Chúa ban cho ta lời dùng để nói với Người, để đặt đời sống ta trước mặt Người, và do đó, biến chính đời sống trở thành nẻo đường đưa ta tới Thiên Chúa (73). Trong các Thánh Vịnh, mọi tâm tình nhân bản có thể có đều được nói tới, được trình bày một cách tuyệt vời trước nhan thánh Chúa; niềm vui và nỗi đau, nỗi sầu muộn và niềm hy vọng, nỗi sợ sệt và nỗi lắng lo: tất cả đều được nói tới ở đây. Cùng với các Thánh Vịnh, ta cũng thấy nhiều đoạn khác của Sách Thánh nói lên việc ta hướng về Thiên Chúa trong lời kinh chuyển cầu (xem Xh 33:12-16), trong bài ca chiến thắng hân hoan (xem Xh 15) hay trong cơn buồn sầu vì gặp khó khăn trên đường thi hành sứ vụ (xem Gr 20:7-18). Theo cách đó, lời ta thưa với Chúa trở thành chính lời Chúa, và như thế củng cố bản chất đối thoại của mọi mạc khải Kitô Giáo (74), và trọn hiện sinh của ta trở nên một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Đấng nói và nghe, Đấng mời gọi ta và hướng dẫn đời ta. Ở đây, lời Chúa cho ta thấy: trọn cuộc sống ta diễn ra dưới lời mời gọi của Người (75).
Lời Chúa và đức tin
"‘Vâng tin’ (Rm 16:26; xem Rm 1:5; 2 Cor 10: 5-6) phải là đáp ứng của ta với Thiên Chúa, Đấng mạc khải. Bằng đức tin, ta tự ý tín thác hoàn toàn nơi Chúa, ‘tâm trí và ý chí ta hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, Đấng mạc khải’ và sẵn sàng đồng thuận mạc khải của Thiên Chúa” (76). Qua những lời này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” muốn nói lên tư thế chính xác mà ta phải có đối với Thiên Chúa. Đáp ứng nhân bản thích đáng đối với vị Thiên Chúa đang nói chính là đức tin. Ở đây, ta thấy rõ điều này “để chấp nhận mạc khải, con người phải mở tâm trí của mình ra đón nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng giúp họ có khả năng hiểu lời Chúa hiện diện trong Sách Thánh” (77). Sự thực, chính việc rao giảng lời Chúa đã phát sinh ra đức tin, nhờ đó, ta đồng tâm nhất trí với chân lý đã được mạc khải cho ta và ta hoàn toàn tín thác vào Chúa Kitô: “Đức tin đến từ điều nghe được, và điều nghe được đến từ lời Chúa Kitô” (Rm 10:17). Trọn lịch sử cứu rỗi đã lần hồi chứng minh cho mối liên kết sâu xa giữa lời Chúa và đức tin, một đức tin vốn phát xuất từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Như thế, đức tin mang dáng dấp một cuộc gặp gỡ với Đấng ta tín thác trọn đời ta cho Người. Chúa Giêsu Kitô vẫn hiện diện trong lịch sử hôm nay, trong nhiệm thể Người là Giáo Hội; vì thế, hành vi đức tin của ta cùng một lúc vừa có tính bản thân vừa có tính giáo hội.
Tội lỗi là khước từ không nghe lời Chúa
Lời Chúa cũng không thể không mạc khải khả thể bi thảm này là tự do con người có thể làm họ rút chân ra khỏi cuộc đối thoại giao ước với Thiên Chúa, cuộc đối thoại mà vì nó ta đã được dựng nên. Lời Chúa cũng cho thấy tội lỗi vốn rình rập trong trái tim con người. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, ta thường đọc thấy tội lỗi được diễn tả là việc từ khước không nghe lời, là bẻ gẫy giao ước và do đó là đóng cửa với Thiên Chúa, Đấng vốn mời gọi ta hiệp thông với Người (78). Sách Thánh cho thấy tội lỗi con người, trong yếu tính, vốn là sự bất tuân và từ khước không nghe. Sự vâng lời căn để của Chúa Giêsu cho đến chết trên thập giá (xem Pl 2:8) đã hoàn toàn lột mặt nạ tội lỗi ấy. Sự vâng lời của Người đã phát sinh ra Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và con người, và ban cho ta khả thể giao hòa. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến làm của lễ đền vì tội lỗi ta và tội lỗi toàn thế giới (xem 1 Ga 2:2; 4:10; Dt 7:27). Như thế, ta được hiến tặng khả thể cứu chuộc đầy nhân từ và việc khởi đầu một sự sống mới trong Chúa Kitô. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải dạy tín hữu biết nhìn nhận rằng cội rễ của tội chính là việc từ khước không nghe lời Thiên Chúa và chấp nhận nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, sự tha thứ vốn có đó để ta bước vào cứu độ.
Đức Maria, “Mẹ Lời Chúa” và “Mẹ đức tin”
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng mục tiêu căn bản của Cuộc Họp Thứ Mười Hai này là “đổi mới đức tin của Giáo Hội đối với lời Thiên Chúa”. Để làm được điều đó, ta cần nhìn lên đấng mà nơi ngài hành động qua lại giữa lời Chúa và đức tin đã trở thành hoàn hảo, đó chính là Trinh Nữ Maria, “đấng, bằng tiếng ‘xin vâng’ đối với lời giao ước và sứ mệnh của mình, đã làm trọn một cách hoàn hảo lời mời gọi nhân loại của Thiên Chúa” (79). Thực tại nhân bản, do lời tạo ra, tìm được hình ảnh hoàn hảo nhất của nó trong đức tin vâng lời của Đức Maria. Từ Truyền Tin đến Hiện Xuống, ngài luôn tỏ ra là một người phụ nữ hoàn toàn cởi mở đón nhận ý Thiên Chúa. Ngài là Vô Nhiễm Thai, là đấng được Thiên Chúa làm cho “đầy ơn phúc” (xem Lc 1:28) và vâng phục lời của Người vô điều kiện (xem Lc 1:38). Đức tin vâng lời của ngài đã lên khuôn cho cuộc đời ngài mọi giây mọi phút trước kế hoạch của Thiên Chúa. Là một Trinh Nữ lúc nào cũng chăm chú lắng nghe lời Chúa, ngài sống hoà điệu hoàn toàn với lời ấy; ngài trân qúi trong lòng mọi biến cố của Con mình, nối kết chúng lại với nhau thành như một bức tranh ghép duy nhất (xem Lc 2:19, 51) (80).
Thời ta, tín hữu cần được giúp đỡ để thấy rõ hơn sợi dây nối kết giữa Đức Maria Thành Nadarét và việc nghe lời Chúa với niềm tin trọn vẹn. Tôi cũng khuyến khích các học giả hãy nghiên cứu mối liên hệ giữa Thánh Mẫu Học và nền thần học về lời. Điều này rõ ràng hết sức có ích đối với cả đời sống thiêng liêng lẫn việc nghiên cứu thần học và Thánh Kinh. Thực thế, điều mà sự hiểu biết của đức tin đã giúp ta biết được về Đức Maria nằm ngay ở tâm điểm chân lý Kitô Giáo. Vì người ta sẽ không thể nào quan niệm được sự nhập thể của lời nếu tách biệt nó khỏi sự tự do của người phụ nữ trẻ này, người, nhờ sự đồng thuận của mình, đã nhất quyết hợp tác với việc bước vào thời gian của Đấng Trường Cửu. Đức Maria là hình ảnh của Giáo Hội đang chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa, một lời đang lên xương thịt trong ngài. Đức Maria cũng tượng trưng cho sự cởi mở với Thiên Chúa và tha nhân; cho sự lắng nghe đầy tích cực, một sự lắng nghe biết nội tâm hóa và thẩm thấu, một sự lắng nghe trong đó lời trở thành một lối sống.
Ở đây, tôi muốn nhắc đến sự thân quen của Đức Maria đối với lời Chúa. Điều này thấy rõ trong Kinh Ngượi Khen (Magnificat). Trong kinh này, theo một nghĩa nào đó, ta thấy ngài đã đồng nhất hóa với lời, nhập hẳn vào lời; trong ca khúc đức tin đầy kỳ diệu này, Trinh Nữ đã ca bài tán tụng Chúa bằng chính lời của Người: “Kinh Ngượi Khen, bức chân dung vẽ chính linh hồn ngài, có thể nói như vậy, hoàn toàn đã được dệt bằng các sợi chỉ trong Thánh Kinh, những sợi chỉ rút ra từ lời Chúa. Ở đây, ta thấy Đức Maria đã hoàn toàn thân thuộc ra sao đối với lời Chúa, ngài thoải mái vào ra lời ấy. Ngài nói và suy nghĩ bằng lời Chúa; lời Chúa trở thành lời ngài, và lời ngài phát xuất từ lời Chúa. Ở đây, ta thấy tư tưởng của ngài hòa điệu ra sao đối với tư tưởng Thiên Chúa, ý chí của ngài là một với ý Chúa như thế nào. Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhuần lời Chúa, nên ngài có khả năng trở thành Mẹ của Lời Nhập Thể (81).
Đàng khác, nhìn lên Mẹ Thiên Chúa, ta thấy hoạt động của Thiên Chúa trên thế giới luôn mời gọi tự do của ta cam kết như thế nào, vì nhờ đức tin, lời Chúa biến đổi chúng ta. Công việc tông đồ và mục vụ của ta không bao giờ hữu hiệu nếu không học nơi Đức Mẹ cách để Thiên Chúa lên khuôn ta trong ta: “việc lấy lòng sốt sắng và tin yêu lấy Đức Mẹ làm khuôn mẫu và nguyên mẫu cho đức tin của Giáo Hội có một tầm quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra trong thời ta một thay đổi điển hình cụ thể trong mối tương quan của Giáo Hội với lời, cả trong việc lắng nghe trong cầu nguyện lẫn trong việc dấn thân một cách quảng đại vào sứ vụ và rao giảng” (82).
Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc đời hoàn toàn do lời lên khuôn, ta hiểu được rằng cả ta nữa cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó, Chúa Kitô tới cư ngụ trong đời ta. Thánh Ambrôsiô nhắc nhở ta rằng xét theo một phương diện nào đó, mọi tín hữu Kitô đều tượng thai và sinh hạ lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Kitô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin (83). Như thế, điều xẩy ra cho Đức Maria cũng hàng ngày xẩy ra nơi mỗi người chúng ta, trong việc nghe lời Chúa và trong việc cử hành các bí tích.
Ta được mời gọi bước vào giao ước với Thiên Chúa
Khi nhấn mạnh tới nhiều hình thức của lời, ta đã có thể chiêm ngưỡng được một số cách Thiên Chúa dùng để nói và gặp gỡ con người, làm cho Người được biết đến trong đối thoại. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã tuyên bố, điều chắc là “cuộc đối thoại này, khi nói tới mạc khải, kéo theo tính tối thượng của lời Chúa được ngỏ với con người” (71). Mầu nhiệm của Giao Ước nói lên mối liên hệ giữa Thiên Chúa, Đấng lên tiếng mời gọi con người bằng chính lời của Người, và con người, kẻ đáp ứng, dù nó cho thấy rõ đây không phải là vấn đề gặp gỡ giữa hai người đồng trang lứa; điều ta gọi là Cựu Ước và Tân Ước không hề là một khế ước giữa hai bên ngang hàng, nhưng đơn thuần là một hồng ân của Thiên Chúa. Với hồng ân đầy yêu thương này, Thiên Chúa bắc nhịp cầu qua mọi phân cách và làm chúng ta trở nên các “bạn tình” (partners) của Người, hầu tạo nên mầu nhiệm hôn phối đầy yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Trong viễn tượng này, mỗi người trong chúng ta xuất hiện như một chủ thể được lời nói với, thách thức và mời gọi bước vào cuộc đối thoại yêu thương bằng một đáp ứng tự do. Như thế, mỗi người chúng ta đều được Thiên Chúa ban cho khả năng biết nghe và đáp ứng lời Người. Ta được tạo dựng trong lời và ta sống trong lời; ta không thể hiểu được chính ta nếu ta không chịu cởi mở đón nhận cuộc đối thoại này. Lời Thiên Chúa cho ta thấy bản chất hiếu tử và có tương quan của cuộc hiện hữu nhân bản. Thực vậy, ta được ơn thánh mời gọi trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, Con Một Chúa Cha, và được biến đổi trong Người.
Thiên Chúa nghe ta và trả lời các vấn nạn của ta
Trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa này, ta hiểu được chính ta và tìm được câu trả lời cho các vấn nạn sâu xa nhất của trái tim ta. Lời Chúa thực sự không thù nghịch đối với ta; nó không làm ngột ngạt các khát vọng của ta, nhưng đúng hơn soi sáng chúng, thanh tẩy chúng và đem chúng đến thỏa mãn hoàn toàn. Trong thời đại ta, việc nhận ra chỉ có Chúa mới đáp ứng các khát vọng trong trái tim mỗi người chúng ta là việc quan trọng biết bao nhiêu! Điều đáng buồn cần phải nói là ngày nay, ở Tây Phương, người ta đang có ý niệm phổ biến cho rằng Thiên Chúa đứng ngoài cuộc sống và các vấn nạn của con người, và sự hiện diện của Người chỉ có thể là một đe dọa đối với quyền tự lập của họ. Ấy thế nhưng, toàn bộ nhiệm cục cứu rỗi đều chứng minh rằng Thiên Chúa lên tiếng và hành động trong lịch sử vì thiện ích ta và để cứu vớt ta một cách toàn diện. Như thế, đứng trên quan điểm mục vụ, điều có tính quyết định là trình bày lời Chúa trong khả năng nó có thể bước vào đối thoại với các vấn nạn thường ngày mà con người gặp phải. Chính Chúa Giêsu đã nói rằng Người tới để chúng ta được sống dồi dào (xem Ga 10:10). Thành thử, ta cần hết sức cố gắng chia sẻ lời Chúa như một cởi mở đối với các vấn nạn của ta, một trả lời cho các câu hỏi của ta, một mở rộng đối với các giá trị của ta và một thoả mãn hoàn toàn đối với các hoài mong của ta. Hoạt động mục vụ của Giáo Hội cần phải làm rõ việc Thiên Chúa lắng nghe các nhu cầu và yêu cầu xin giúp đỡ của ta ra sao. Như Thánh Bonaventura từng nói trong cuốn Breviloquium (Đoản Thoại?): "Hoa trái của Thánh Kinh không phải là bất cứ hoa trái nào, mà là chính sự viên mãn của hạnh phúc đời đời. Thánh Kinh là sách chứa đựng lời ban sự sống đời đời, đến nỗi, ta không phải chỉ tin mà còn có sự sống đời đời nữa, một sự sống trong đó ta sẽ thấy và sẽ yêu, và mọi khát vọng của ta đều được thoả mãn hoàn toàn” (72).
Đối thoại với Thiên Chúa bằng chính lời của Người
Lời Chúa lôi cuốn mỗi người chúng ta bước vào cuộc đàm thoại với Chúa: Đấng Thiên Chúa đang nói dạy ta cách để nói với Người. Ở đây, dĩ nhiên ta nghĩ tới Sách Thánh Vịnh, trong đó, Thiên Chúa ban cho ta lời dùng để nói với Người, để đặt đời sống ta trước mặt Người, và do đó, biến chính đời sống trở thành nẻo đường đưa ta tới Thiên Chúa (73). Trong các Thánh Vịnh, mọi tâm tình nhân bản có thể có đều được nói tới, được trình bày một cách tuyệt vời trước nhan thánh Chúa; niềm vui và nỗi đau, nỗi sầu muộn và niềm hy vọng, nỗi sợ sệt và nỗi lắng lo: tất cả đều được nói tới ở đây. Cùng với các Thánh Vịnh, ta cũng thấy nhiều đoạn khác của Sách Thánh nói lên việc ta hướng về Thiên Chúa trong lời kinh chuyển cầu (xem Xh 33:12-16), trong bài ca chiến thắng hân hoan (xem Xh 15) hay trong cơn buồn sầu vì gặp khó khăn trên đường thi hành sứ vụ (xem Gr 20:7-18). Theo cách đó, lời ta thưa với Chúa trở thành chính lời Chúa, và như thế củng cố bản chất đối thoại của mọi mạc khải Kitô Giáo (74), và trọn hiện sinh của ta trở nên một cuộc đối thoại với Thiên Chúa, Đấng nói và nghe, Đấng mời gọi ta và hướng dẫn đời ta. Ở đây, lời Chúa cho ta thấy: trọn cuộc sống ta diễn ra dưới lời mời gọi của Người (75).
Lời Chúa và đức tin
"‘Vâng tin’ (Rm 16:26; xem Rm 1:5; 2 Cor 10: 5-6) phải là đáp ứng của ta với Thiên Chúa, Đấng mạc khải. Bằng đức tin, ta tự ý tín thác hoàn toàn nơi Chúa, ‘tâm trí và ý chí ta hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, Đấng mạc khải’ và sẵn sàng đồng thuận mạc khải của Thiên Chúa” (76). Qua những lời này, Hiến Chế Tín Lý “Lời Chúa” muốn nói lên tư thế chính xác mà ta phải có đối với Thiên Chúa. Đáp ứng nhân bản thích đáng đối với vị Thiên Chúa đang nói chính là đức tin. Ở đây, ta thấy rõ điều này “để chấp nhận mạc khải, con người phải mở tâm trí của mình ra đón nhận hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng giúp họ có khả năng hiểu lời Chúa hiện diện trong Sách Thánh” (77). Sự thực, chính việc rao giảng lời Chúa đã phát sinh ra đức tin, nhờ đó, ta đồng tâm nhất trí với chân lý đã được mạc khải cho ta và ta hoàn toàn tín thác vào Chúa Kitô: “Đức tin đến từ điều nghe được, và điều nghe được đến từ lời Chúa Kitô” (Rm 10:17). Trọn lịch sử cứu rỗi đã lần hồi chứng minh cho mối liên kết sâu xa giữa lời Chúa và đức tin, một đức tin vốn phát xuất từ cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Như thế, đức tin mang dáng dấp một cuộc gặp gỡ với Đấng ta tín thác trọn đời ta cho Người. Chúa Giêsu Kitô vẫn hiện diện trong lịch sử hôm nay, trong nhiệm thể Người là Giáo Hội; vì thế, hành vi đức tin của ta cùng một lúc vừa có tính bản thân vừa có tính giáo hội.
Tội lỗi là khước từ không nghe lời Chúa
Lời Chúa cũng không thể không mạc khải khả thể bi thảm này là tự do con người có thể làm họ rút chân ra khỏi cuộc đối thoại giao ước với Thiên Chúa, cuộc đối thoại mà vì nó ta đã được dựng nên. Lời Chúa cũng cho thấy tội lỗi vốn rình rập trong trái tim con người. Trong cả Cựu Ước và Tân Ước, ta thường đọc thấy tội lỗi được diễn tả là việc từ khước không nghe lời, là bẻ gẫy giao ước và do đó là đóng cửa với Thiên Chúa, Đấng vốn mời gọi ta hiệp thông với Người (78). Sách Thánh cho thấy tội lỗi con người, trong yếu tính, vốn là sự bất tuân và từ khước không nghe. Sự vâng lời căn để của Chúa Giêsu cho đến chết trên thập giá (xem Pl 2:8) đã hoàn toàn lột mặt nạ tội lỗi ấy. Sự vâng lời của Người đã phát sinh ra Giao Ước Mới giữa Thiên Chúa và con người, và ban cho ta khả thể giao hòa. Chúa Giêsu được Chúa Cha sai đến làm của lễ đền vì tội lỗi ta và tội lỗi toàn thế giới (xem 1 Ga 2:2; 4:10; Dt 7:27). Như thế, ta được hiến tặng khả thể cứu chuộc đầy nhân từ và việc khởi đầu một sự sống mới trong Chúa Kitô. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải dạy tín hữu biết nhìn nhận rằng cội rễ của tội chính là việc từ khước không nghe lời Thiên Chúa và chấp nhận nơi Chúa Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa, sự tha thứ vốn có đó để ta bước vào cứu độ.
Đức Maria, “Mẹ Lời Chúa” và “Mẹ đức tin”
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng tuyên bố rằng mục tiêu căn bản của Cuộc Họp Thứ Mười Hai này là “đổi mới đức tin của Giáo Hội đối với lời Thiên Chúa”. Để làm được điều đó, ta cần nhìn lên đấng mà nơi ngài hành động qua lại giữa lời Chúa và đức tin đã trở thành hoàn hảo, đó chính là Trinh Nữ Maria, “đấng, bằng tiếng ‘xin vâng’ đối với lời giao ước và sứ mệnh của mình, đã làm trọn một cách hoàn hảo lời mời gọi nhân loại của Thiên Chúa” (79). Thực tại nhân bản, do lời tạo ra, tìm được hình ảnh hoàn hảo nhất của nó trong đức tin vâng lời của Đức Maria. Từ Truyền Tin đến Hiện Xuống, ngài luôn tỏ ra là một người phụ nữ hoàn toàn cởi mở đón nhận ý Thiên Chúa. Ngài là Vô Nhiễm Thai, là đấng được Thiên Chúa làm cho “đầy ơn phúc” (xem Lc 1:28) và vâng phục lời của Người vô điều kiện (xem Lc 1:38). Đức tin vâng lời của ngài đã lên khuôn cho cuộc đời ngài mọi giây mọi phút trước kế hoạch của Thiên Chúa. Là một Trinh Nữ lúc nào cũng chăm chú lắng nghe lời Chúa, ngài sống hoà điệu hoàn toàn với lời ấy; ngài trân qúi trong lòng mọi biến cố của Con mình, nối kết chúng lại với nhau thành như một bức tranh ghép duy nhất (xem Lc 2:19, 51) (80).
Thời ta, tín hữu cần được giúp đỡ để thấy rõ hơn sợi dây nối kết giữa Đức Maria Thành Nadarét và việc nghe lời Chúa với niềm tin trọn vẹn. Tôi cũng khuyến khích các học giả hãy nghiên cứu mối liên hệ giữa Thánh Mẫu Học và nền thần học về lời. Điều này rõ ràng hết sức có ích đối với cả đời sống thiêng liêng lẫn việc nghiên cứu thần học và Thánh Kinh. Thực thế, điều mà sự hiểu biết của đức tin đã giúp ta biết được về Đức Maria nằm ngay ở tâm điểm chân lý Kitô Giáo. Vì người ta sẽ không thể nào quan niệm được sự nhập thể của lời nếu tách biệt nó khỏi sự tự do của người phụ nữ trẻ này, người, nhờ sự đồng thuận của mình, đã nhất quyết hợp tác với việc bước vào thời gian của Đấng Trường Cửu. Đức Maria là hình ảnh của Giáo Hội đang chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa, một lời đang lên xương thịt trong ngài. Đức Maria cũng tượng trưng cho sự cởi mở với Thiên Chúa và tha nhân; cho sự lắng nghe đầy tích cực, một sự lắng nghe biết nội tâm hóa và thẩm thấu, một sự lắng nghe trong đó lời trở thành một lối sống.
Ở đây, tôi muốn nhắc đến sự thân quen của Đức Maria đối với lời Chúa. Điều này thấy rõ trong Kinh Ngượi Khen (Magnificat). Trong kinh này, theo một nghĩa nào đó, ta thấy ngài đã đồng nhất hóa với lời, nhập hẳn vào lời; trong ca khúc đức tin đầy kỳ diệu này, Trinh Nữ đã ca bài tán tụng Chúa bằng chính lời của Người: “Kinh Ngượi Khen, bức chân dung vẽ chính linh hồn ngài, có thể nói như vậy, hoàn toàn đã được dệt bằng các sợi chỉ trong Thánh Kinh, những sợi chỉ rút ra từ lời Chúa. Ở đây, ta thấy Đức Maria đã hoàn toàn thân thuộc ra sao đối với lời Chúa, ngài thoải mái vào ra lời ấy. Ngài nói và suy nghĩ bằng lời Chúa; lời Chúa trở thành lời ngài, và lời ngài phát xuất từ lời Chúa. Ở đây, ta thấy tư tưởng của ngài hòa điệu ra sao đối với tư tưởng Thiên Chúa, ý chí của ngài là một với ý Chúa như thế nào. Vì Đức Maria hoàn toàn thấm nhuần lời Chúa, nên ngài có khả năng trở thành Mẹ của Lời Nhập Thể (81).
Đàng khác, nhìn lên Mẹ Thiên Chúa, ta thấy hoạt động của Thiên Chúa trên thế giới luôn mời gọi tự do của ta cam kết như thế nào, vì nhờ đức tin, lời Chúa biến đổi chúng ta. Công việc tông đồ và mục vụ của ta không bao giờ hữu hiệu nếu không học nơi Đức Mẹ cách để Thiên Chúa lên khuôn ta trong ta: “việc lấy lòng sốt sắng và tin yêu lấy Đức Mẹ làm khuôn mẫu và nguyên mẫu cho đức tin của Giáo Hội có một tầm quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra trong thời ta một thay đổi điển hình cụ thể trong mối tương quan của Giáo Hội với lời, cả trong việc lắng nghe trong cầu nguyện lẫn trong việc dấn thân một cách quảng đại vào sứ vụ và rao giảng” (82).
Khi chiêm ngưỡng nơi Mẹ Thiên Chúa một cuộc đời hoàn toàn do lời lên khuôn, ta hiểu được rằng cả ta nữa cũng được mời gọi bước vào mầu nhiệm đức tin, nhờ đó, Chúa Kitô tới cư ngụ trong đời ta. Thánh Ambrôsiô nhắc nhở ta rằng xét theo một phương diện nào đó, mọi tín hữu Kitô đều tượng thai và sinh hạ lời Thiên Chúa: mặc dù chỉ có Mẹ Thiên Chúa là tượng thai bằng xương bằng thịt, còn chúng ta, Chúa Kitô là con cái của mọi người chúng ta trong đức tin (83). Như thế, điều xẩy ra cho Đức Maria cũng hàng ngày xẩy ra nơi mỗi người chúng ta, trong việc nghe lời Chúa và trong việc cử hành các bí tích.