Những nỗ lực xoa dịu giới cử tri Công Giáo của chính quyền Obama, đặc biệt bản thông cáo công bố vội vàng vào cuối chiều thứ Sáu trước lể St Patrick Day, đã không đưa lại kết quả mong muốn cho chính quyền.

Nhiều chiến dịch vận động quần chúng, từ biểu tình cho tới cầu nguyện tập thể, đã được các đòan thể giáo dân và hàng giáo phẩm công bố để bảo vệ sự Tự Do Tín Ngưỡng.

Chiến dịch xoay quanh đề tài "Cầu nguyện cho Tự do Tôn giáo", đồng thời tạo nên "một tiếng nói rõ ràng và thống nhất" để bảo vệ quyền lương tâm "trong giờ phút quyết định lịch sử của đất nước."

Họat động giáo dân:

Ngày 23 tháng 3 này, 120 cuộc biểu tình do Liên đoàn "Hành động Phò Sự Sống" sẽ được tổ chức trên nhiều thành phố lớn của hầu hết các tiểu bang. Liên Đòan kêu gọi các giáo dân tham gia tại các địa điểm sau:

http://standupforreligiousfreedom.com/locations/

Khởi đầu Liên đòan chỉ hy vọng sẽ tổ chức biểu tình tại 50 di tích lịch sử và các cơ sở liên bang mà thôi, nhưng sau khi tin tức được loan ra, thì nhiều đòan thể Công Giáo đã nhập cuộc và ghi danh, và chỉ trong vòng có hai tuần lễ, số địa điểm đã tăng lên đến 120.

"Tôi không thể tin được," theo lời tuyên bố ngày 20 tháng 3 của ông Eric Scheidler, giám đốc điều hành của Liên đoàn, "Tôi nhận được điện thoại từ người dân khắp nơi trên đất nước."

"Nhiều thành phố và thị trấn mới đã được ghi thêm vào chương trình biểu tình mỗi ngày...Trước lúc Cuối Tuần chúng tôi mới chỉ có 110 thành phố, vào ngày Chúa Nhật thì con số đã tăng lên đến 120 và còn tiếp."

Ông lưu ý rằng "Số lượng bài đăng trên các blog, những câu chuyện kể, và các cuộc đàm luận trên Facebook là những dấu hiệu cho thấy sự quan tâm của dân chúng đã lên rất cao". Dựa trên các dấu hiệu của cả hai phương tiện truyền thông Internet và truyền thông truyền thống (Điên thọai, báo chí), ông hy vọng số người tham dự có thể đạt tới số hàng chục ngàn.

Ngày 23 tháng 3 tới là ngày Thứ Sáu trước Lễ Truyền Tin. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm lời phát biểu bất hủ của ông Patrick Henry, từng là khẩu hiệu cho tinh thần cách mạng của người Mỹ từ năm 1775 cho đến nay, "Cho tôi tự do, hoặc tôi thà chết".

Chương trình của hàng giáo phẩm:

Ngòai các họat động của các đòan thể giáo dân, hàng giáo phẩm Hoa kỳ cũng bắt đầu một chương trình giáo dục đại chúng khởi đầu bằng một chương trình cầu nguyện.

Hội Đồng Các giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi "mọi người Công giáo và tất cả những người có đức tin trên toàn quốc thực hiện một ngày cầu nguyện và ăn chay cho tự do tôn giáo và bảo vệ lương tâm" vào ngày 30 tháng 3.

"Cầu nguyện là nguồn gốc tối hậu của sức mạnh của chúng ta," bản kêu gọi viết, "không có Thiên Chúa, chúng ta không thể làm gì, nhưng với Thiên Chúa, mọi sự đều có thể."

Các giám mục kêu gọi mọi người hiệp thông với hàng giáo phẩm "trong lời cầu nguyện và đền tội cho các nhà lãnh đạo của chúng ta và để bảo vệ đầy đủ quyền tự do "thứ Nhất" - tự do tôn giáo - không chỉ là bảo vệ pháp luật và phong tục, nhưng còn bảo vệ cái nguồn gốc của các truyền thống vĩ đại của chúng ta. "

Các hướng dẫn được đăng trên trang web của Hội Ðồng Giám Mục:

http://www.usccb.org/issues-and-action/religious-liberty/conscience-protection/resources-on-conscience-protection.cfm

Các thẻ "Cầu nguyện cho Tự do Tôn giáo" được xuất bản bằng Anh ngữ và Tây Ban Nha, với các hình ảnh khác nhau: Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, bổn mạng của Hoa Kỳ, Đức Bà Guadalupe, bổn mạng của các nước châu Mỹ và của những trẻ chưa sinh, và Thánh Thomas More, vị thánh bảo trợ của nghề luật và của những người chịu tử đạo cho niềm tin tôn giáo của mình.

Chiến dịch Cầu Nguyện thừa nhận rằng "quyền sống, quyền tự do, và mưu cầu hạnh phúc" của con người đến từ "bàn tay quan phòng của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa."

Do đó con người có "quyền và nghĩa vụ" để thờ phượng Thiên Chúa bằng cách sống đức tin "ở giữa thế giới".

Và con người phải sử dụng "sức mạnh của tâm trí và trái tim để sẵn sàng bảo vệ quyền tự do khi bị đe dọa," cũng như "can đảm cất cao tiếng nói cho các quyền của Giáo Hội và cho quyền tự do lương tâm của tất cả mọi người có đức tin."

Lời cầu nguyện cầu xin Thiên Chúa hộ phù để vượt thắng mọi thử thách và gian nguy, để những thế hệ tương lai có thể tiếp tục trải nghiệm sự vĩ đại của nước Mỹ là "một quốc gia, dưới bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, không thể phân ly, với tự do và công lý cho tất cả mọi người."

Lý do và diễn biến về những chiến dịch cho Tự Do Tôn Giáo.

Cuộc tranh luận về các quy tắc Ngừa Phá Thai đã gia tăng cường độ trong những tuần gần đây, sau khi Tòa Bạch Cung thông báo ngày 20 tháng 1 là sẽ áp dụng mà không hề có thay đổi nào về Sắc Lệnh được bộ Y Tế và Nhân Sinh đề nghị vào tháng 11 năm ngóai.

Nhắc lại vào tháng 11 năm ngóai sau khi đưa ra đề nghị và "thu thập ý kiến", Obama đã gặp riêng với ĐHY Dolan và long trọng hứa hẹn "rằng ông sẽ không làm gì để cản trở công việc của giáo hội trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục và từ thiện, và rằng ông coi việc bảo vệ lương tâm là một nhiệm vụ thiêng liêng."

ĐHY Dolan cho biết ngài đã cảm thấy rất ấn tượng với vị Tổng Thống tại Phòng Bầu Dục, ngài đã rời cuộc họp với một cảm giác yên tâm.

Trong những tháng kế tiếp, chính quyền và phe Cấp Tiến đã âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh truyền thông ồ ạt trong khi HĐGM HK và các giới Công Giáo đặt niềm tin vào lời hứa của vị lãnh đạo Quốc Gia, nhẫn nại đóng góp ý kiến cho chính quyền và chờ đợi.

Khi bà bộ trưởng Sebelius công bố các quy định 'kết cuộc' vào ngày 20 tháng 1, ĐHY Dolan nói rằng ngài đã bị sốc, và rõ ràng cảm thấy bị phản bội.

Những miễn trừ chỉ áp dụng cho những nơi thờ phượng mà thôi.

Đối với Giáo Hội, Nhà Nước lấy quyền mà quyết định 'thế nào mới thực sự là một công việc Mục Vụ của Giáo hội' là một sự xâm phạm.

Lập tức các cơ quan truyền thông của phe Obama cáo buộc các giám mục là phát động một "cuộc chiến tranh chống lại phụ nữ" và trình bày các lập luận của Obama như là một cuộc tranh luận về quyền truy cập vào các lợi ích phòng bệnh.

Động thái của chính phủ rõ ràng là một hành vi lường gạt. Nhiều tôn giáo và hàng ngàn học giả đã lên tiếng ủng hộ Công Giáo và ngay cả Sơ Keehan là người từng ủng hộ Obama cũng phải gọi đó là một sai lầm. Obama đã nhanh chóng rút lui, ra lệnh sửa đổi.

Một lần nữa chính quyền Obama làm việc mà không có sự tham gia của HĐGM, chỉ dựa vào ý kiến của Sơ Keehan. Kết quả là những "thích ứng" công bố ngày 10 tháng 2, chuyển trách nhiệm cung cấp các dịch vụ Ngừa Phá Thai từ người sử dụng lao động tôn giáo qua các hãng bảo hiểm. Sơ Keehan ngay lập tức hoan nghênh kế hoạch.

Obama gọi điện thoại cho ĐHY Dolan vào buổi sáng để công bố kế hoạch. ĐHY Dolan kể lại "Tôi nói với tổng thống,'Thưa TT, ngài muốn yêu cầu tôi suy nghĩ về điều này? hay là ngài tìm hiểu để xem điều này có thể đựơc không? Hay là ngài muốn nói với tôi rằng đây là quyết định của ngài?' " ĐHY Dolan cho biết câu trà lời của Obam là " là điều sau cùng. " (là quyết định)

Sau khi bàn thảo, HĐGM HK tuyên bố những "thích ứng" là không đủ, và các giám mục quyết định tiếp tục tranh đấu.

Mục tiêu chính của cuộc tranh đấu không phải là vì vấn đề kiểm sóat sinh sản của Chính Quyền, mà chính là vì chính quyền đã đặt để một định nghĩa rất hẹp hòi thế nào là tôn giáo.

"Giáo Hội không ép buộc bất cứ ai phải làm điều gì", bản thông cáo của HĐGM HK ngày 14 tháng 3 viết, nhưng vấn đề ở đây là "Giáo Hội đang bị ép buộc bởi một sắc lệnh của chính phủ Liên Bang, đòi hỏi những tín hữu và một số các cơ quan của giáo hội phải hành động trái nghịch với giáo huấn của giáo hội."

Các giám mục nhấn mạnh rằng "cuộc tranh đấu này không phải là nhắm vào việc cấm đóan cung cấp thuốc ngừa thai. Thực ra các lọai thuốc ngừa và phá thai đã bầy bán đầy dẫy ở khắp nơi với một giá rẻ mạt" ($9 tại các quầy hàng Safeway chẳng hạn)

Nhưng cuộc tranh đấu cần phải tiếp tục là vì đây là một sắc lệnh "không chính đáng" và "chưa từng có" của chính phủ đòi xác định lại "thế nào là một người có đức tin và thế nào mới được kể là những công việc mục vụ của một giào hội."

Do đó sắc lệnh này cần phải bị dẹp bỏ.

Chỉ 2 ngày sau khi Hội Đồng Các Giám Mục Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đẩy mạnh cuộc tranh đấu cho Tự Do Tín Ngưỡng, chính quyền Obama lại vội vã tung ra một đòn phép mới, là một thông báo gọi là “Advance Notice of Proposed Rulemaking on Preventive-Services Policy” (Thông báo trước về dự thảo của qui tắc áp dụng cho chính sách 'ngừa bệnh').

Để mua thêm thời gian, bản thông cáo cũng công bố một thời kỳ "thu thập ý kiến 90 ngày" mới.

Đồng thời chính quyền cũng tung ra nhiều 'tin hành lang' do những nhân viên 'giấu tên' rằng "sẽ cho phép các nhóm Tôn Giáo - giáo phận, giáo phái và những người khác - quyết định về các tổ chức trực thuộc là 'Tôn Giáo' hay không, và do đó được miễn trừ "

Để giải quyết sự lo ngại của các giám mục là Chính phủ có thể dựa vào Sắc Lệnh này mà làm tiền lệ cho các quyết định hành chánh khác trong tương lai với mục đích lọai trừ tôn giáo ra khỏi các dịch vụ xã hội, bản thông cáo ghi chú rằng "những miễn trừ tôn giáo này được dự định chỉ duy nhất cho mục đích bảo hiểm tránh thai" và không "thiết lập một tiền lệ cho bất kỳ mục đích nào khác."

Ông Stephen F. Schneck, giám đốc của Viện Nghiên cứu Chính sách & Nghiên cứu Công giáo tại Đại học Catholic, cho rằng những đề nghị trên có thể là một khởi đầu cho sự tiến bộ.

Nhưng một số các cơ quan pháp lý của Công Giáo khác đã lên tiếng chỉ trích bản thông cáo chỉ là một 'cái thùng rỗng'.

Hội 'The Cardinal Newman Society' ( 'Hội Đức Hồng Y Newman') tỏ ý thất vọng. "Không có gì để làm giảm sự vi phạm Tự do Tín Ngưỡng tại các trường cao đẳng Công giáo".

Và Quỹ Becket đại diện cho một số thách thức pháp lý liên quan đến sắc lệnh 'ngừa phá thai.' cho rằng "Hành động của chính quyền chỉ là một chiến thuật trì hoãn."

Ngay cả Sơ Carol Keehan, chủ tịch Hiệp hội Y tế Công giáo, đại diện cho hàng trăm bệnh viện Công Giáo, cho biết Sơ và các thành viên "sẽ phải xem xét kỹ lưỡng" trước khi trả lời.

Hy vọng Sơ Keehan lần này sẽ học được bài học sau khi đã bị "hố" tới 2 lần với chính quyền Obama.

Tương lai cuộc đấu tranh

Người Việt Nam có câu "quá tam ba bận", nghĩa là không nên tin ai đã lừa phỉnh mình.

Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi thấy thái độ của giới Công Giáo là nghi ngờ thiện chí mới của chính quyền này.

Vả lại đây chỉ là một đề nghị. Không có gì bảo đảm sau 90 ngày, Obama sẽ không tiếp tục công bố "không có gì thay đổi cả".

Lúc đó thì tình thế sẽ khác xa lắm.

Ngay bây giờ, có vẻ như các giám mục đang trên đà thắng thế với khẩu hiệu "tự do tôn giáo", ít ra là trên bình diện thống kê ngôn luận.

Lập luận của chính quyến cho rằng hầu hết người Mỹ, đặc biệt là giới phụ nữ, đang hổ trợ sắc lệnh cùa Bộ Y tế là hòan tòan sai sự thật. Các cuộc thăm dò chứng minh điều đó.

Tờ New York Times cho biết cuộc thăm dò mới nhất giữa hai câu hỏi "kế hoạch bảo hiểm y tế nên bao gồm các chi phí kiểm soát sinh đẻ " và "chủ nhân lao động với niềm tin tôn giáo có thể chọn không tham gia lọai bảo hiểm này" thì giới phụ nữ có vẻ chia đều nhau.

Nhưng thục sự tờ Times đã gian giối khi bình luận (có sự chia đều nhau) như vậy, sự thực thì tỷ số là 46-44, với 46% phụ nữ ủng hộ sự miễn trừ tôn giáo cho tất cả mọi người sử dụng lao động. Trong trường hợp chủ nhân là một cơ quan liên hệ với tôn giáo, thì tỳ số còn lớn hơn: 53-38.

Với đàn ông, số người ủng hộ sự miễn trừ còn cao hơn nữa, nâng tỷ số chung cho cả hai giới là 57-36 (cho phép người sử dụng lao động tôn giáo được miễn trừ)

Cuộc thăm dò của Wall Street Journal/NBC News cũng cho thấy kết quả tương tự: 49-34%.

Nhưng những con số thống kê sẽ thay đổi tùy theo cảm tính nhất thời của thời cuộc. Điều quan trọng của cuộc đấu tranh cho Tự Do Tôn Giáo là tin tưởng, kiên trường và đòan kết.

Mà với những điểm này thì giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ mới đây đã chứng tỏ là một lực lượng có sức mạnh.