Lễ Lá, Ngày Tân Tòng và Đại Lễ Vùng Paris tại GXVN Paris
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 01.04.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại lễ Vùng Paris.
I. NGÀY TÂN TÒNG HỘI HỌC VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI
Ngày Tân Tòng đã được khởi sự tổ chức lần đầu tiên vào Lễ Lá, năm 2010. Năm ấy, các anh chị em tân tòng và người đỡ đầu đã trao đổi về 2 câu hỏi :
Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không ?
Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không ?
Năm nay, 2012, các thơ mời đã được gửi đi cho các anh chị em đã gia nhập Giáo Hội vào các năm 2009, 2010 và 2011. Đáp lời mời của Ban Giám Đốc, 25 anh chị em tân tòng đã về họp mặt. Chương trình xoay quanh hai mục :
Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau.
Mục sinh hoạt chung với cộng đoàn : 13g 30 : Các cha ban Bí tích hòa giải ; 14g 00 : Ngắm đường thánh giá ; 15g 00 : Làm phép lá, kiệu lá và thánh lễ.
Về sinh hoạt riêng, năm nay trọng tâm đặt vào việc ôn lại và học hỏi thêm về Bí Tích Hòa Giải. Sáu điểm đã được Đức Ông ôn lại cho các tân tòng.
1. Chúa có quyền tha tội và Chúa đã trao quyền ấy cho Giáo Hội. Đó là điều mà các Phúc Âm đã trình thuật, đặc biệt là Phúc Âm Luca, chương 15, với 3 dụ ngôn : con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu, và Phúc Âm thánh Mát-Thêu, chương 16, câu 19 : Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
2. Bốn điều kiện để hối nhân được tha tội là : Phải có lòng tin, lòng mến, lòng khiêm tốn và thiện chí sửa mình.
3. Tội là gì ? Một cách tổng quát, ta có thể nói vắn tắt rằng : tội là lỗi luật ; là lạm dụng tự do ; là hành động trái với lương tâm ; là xúc phạm đến tình yêu.
4. Tội được phân loại thế nào ? Có hai loại tội, là tội nguyên tổ và tội riêng mỗi người. Về loại tội riêng mỗi người, lại có hai thứ khác nhau : tôi trọng và tội nhẹ. Tội trọng là phạm điều trọng, biết là trọng, mà cố tình làm. Người mắc tội trọng không được rước lễ. Đi xưng tội, chỉ buộc xưng tội trọng. Tội không phải là trọng thì là tội nhẹ.
5. Khi nào nên đi xưng tội và phải làm gì ? Nếu có tội trọng, buộc phải đi xưng tội, trước khi rước lễ. Nếu không có tội trọng, không buộc phải đi xưng tội. Nhưng Giáo hội buộc phải đi xưng tội, một năm ít là một lần, ngay cả khi không có tội trọng. Nhiều giáo hữu có thói quen, vẫn đi xưng tội thường xuyên, ngay cả khi không có tội trọng. Khi đi xưng tội phải làm 3 việc : xét mình, xưng tội và làm việc đền tội.
6. Linh mục giải tội và hối nhân xưng tội phải có thái độ nào ? Cả linh mục giải tội, lẫn hối nhân xưng tội đều phải có 4 thái độ chính yếu sau đây. Thứ nhất là lòng tin, tin vào Chúa, tin vào tình yêu Chúa và tin vào quyền tha tội của Chúa và của Giáo Hội do Chúa ban trao. Thứ hai là phải có lòng khiêm tốn. Thứ ba là phải cẩn trọng trong lời nói. Thứ tư là giữ bí mật những điều đã nói trong tòa giải tội, mà người ta vẫn gọi là ấn tòa giải tội.
Sau lời tóm tắt trình bày của Đức Ông, nhiều câu hỏi cụ thể đã được nêu ra. Đức Ông đã tỷ mỷ giải thích và tổng hợp, gói ghém vào sáu điều trên đây. Buổi học hỏi và trao đổi đã chấm dứt vào khoảng 12g 30. Các anh chị em tân tòng và bõ đỡ đầu đã đi dùng cơm chung với nhau.
II. NGÀY ĐẠI LỄ VÙNG PARIS
Từ những năm 80, các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris đã có thói quen cùng nhau cử hành chung hai thánh lễ mỗi năm : Lễ Lá và Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đó là hai ngày Đại Lễ của Công Giáo Việt Nam vùng Paris.
Vì vậy, sau hai sinh hoạt riêng của mình, Các Tân Tòng đã về sinh hoạt chung với toàn thể các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris. Từ 13g 30, các anh chị em tân tòng đã cùng với tất cả các tín hữu kỳ cựu khác đi xưng tội. Có khoảng 10 linh mục đã ngồi các góc khác nhau trong nhà nguyện để đón các hối nhân đi xưng tội. Đồng thời cả cộng đoàn đã cùng nhau ngắm đàng thánh giá, suy gẫm 14 chặng thánh giá Chúa đã trải qua.
Sau đó, từ 15g 00, hợp cùng toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ, các giáo hữu Vùng Paris đã cùng nhau long trọng cử hành Lễ Lá. Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã cùng Công Đoàn suy niệm về « Người đầy tớ đau khổ và thành tín ». Ngài nói :
Nhìn chung những bài Thánh kinh của Chúa nhật Lễ lá hôm nay, chúng ta thấy ba ý tưởng nổi bật :
Trước tiên là chân dung Chúa Giêsu vinh quang ngồi trên mình lừa tiến vào thành Gialiêm giữa muôn tiếng 'tung hô Đấng ngự đến nhân danh Thiên Chúa'. Dân chúng, trẻ già, Do thái, ngoại kiều…cầm lá, trải áo… nhiệt tình đón rước 'Con chí ái của Thiên Chúa tự nguyện giáng thế cứu độ loài người, mở ra một triều đại ơn cứu độ phổ quát (bài Tin Mừng).
Thứ đến là chân dung của Người Tôi Tớ đau khổ 'gánh lấy thân phận tội lỗi của cả nhân loại'. Người đầy tớ dịu hiền và can đảm, giữa lúc bị hành nhục đã nêu cao tấm gương trung tín : lấy thánh ý Chúa làm ý riêng mình, lấy lời Chúa làm lương thực và hành trang… Người tôi tớ tự nguyện chịu đau khổ, tự nguyện chịu chết cho nhân loại được sống (bài đọc 1).
Sau cùng là dung nhan của Đấng Cứu Thế, của Đấng đã tự nguyện chịu thương khó với bao hình nhục, và sau cùng đã chết treo trên Thập giá vì chúng ta, vì nhân loại… Thật, không tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá ! Tất cả chỉ vì yêu thương và cứu độ loài người (bài đọc 2).
Vì thế, tâm tình của chúng ta hôm nay phải là tâm tình của « người đầy tớ đau khổ và thành tín » :
Lạy Chúa, con bị đời mắng nhiếc dể duôi,
Thấy con, ai cũng chê cười,
Lắc đầu, nhăn mặt, buông lời mỉa mai :
"Nó cậy vào Chúa, để Ngài cứu nó !
Ngài có thương, thì giải thoát nó đi !"
Cả bầy chó, trong ngoài vây bủa,
Chúng đâm con thủng cả chân tay,
Xương con, đếm được vắn dài,
Áo ngoài áo trong, chúng bắt thăm chia !..
Nhưng, lạy Chúa, xin mau cứu con,
Con nguyền sẽ loan truyền danh Chúa,
Cho anh em tất cả được hay,
Và trong đại hội, con suy tôn kính Chúa !
Paris, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh
Paris. Chúa nhật lễ Lá, 01.04.2013, Giáo xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày gặp gỡ Tân Tòng và Đại lễ Vùng Paris.
I. NGÀY TÂN TÒNG HỘI HỌC VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI
Là Tân tòng, sau khi đã sống đạo 1, 2 hay 3 năm, nhớ lại thời gian học giáo lý, các anh chị thấy thế nào ? Thời gian học có đủ không ? Nội dung hấp thụ có đủ căn bản không ? Có cần phải bổ túc thêm gì không ?
Người trưởng thành khi vào đạo là có một sự tự do chọn lựa. Vậy sau khi đã vào đạo 1, 2 hay 3 năm, quý anh chị thấy thái độ gì, ý nghĩ gì của những người thân quen ? Họ có tiếp nhận anh chị tích cực hơn không ?
Năm nay, 2012, các thơ mời đã được gửi đi cho các anh chị em đã gia nhập Giáo Hội vào các năm 2009, 2010 và 2011. Đáp lời mời của Ban Giám Đốc, 25 anh chị em tân tòng đã về họp mặt. Chương trình xoay quanh hai mục :
Mục sinh hoạt riêng : 10g 00 : Gặp gỡ giữa các anh chị em tân tòng đã rửa tội từ 3 năm trở lại đây ; 12g 30 : Cơm trưa chung với nhau.
Về sinh hoạt riêng, năm nay trọng tâm đặt vào việc ôn lại và học hỏi thêm về Bí Tích Hòa Giải. Sáu điểm đã được Đức Ông ôn lại cho các tân tòng.
1. Chúa có quyền tha tội và Chúa đã trao quyền ấy cho Giáo Hội. Đó là điều mà các Phúc Âm đã trình thuật, đặc biệt là Phúc Âm Luca, chương 15, với 3 dụ ngôn : con chiên bị mất, đồng bạc bị đánh mất và người cha nhân hậu, và Phúc Âm thánh Mát-Thêu, chương 16, câu 19 : Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy".
2. Bốn điều kiện để hối nhân được tha tội là : Phải có lòng tin, lòng mến, lòng khiêm tốn và thiện chí sửa mình.
4. Tội được phân loại thế nào ? Có hai loại tội, là tội nguyên tổ và tội riêng mỗi người. Về loại tội riêng mỗi người, lại có hai thứ khác nhau : tôi trọng và tội nhẹ. Tội trọng là phạm điều trọng, biết là trọng, mà cố tình làm. Người mắc tội trọng không được rước lễ. Đi xưng tội, chỉ buộc xưng tội trọng. Tội không phải là trọng thì là tội nhẹ.
5. Khi nào nên đi xưng tội và phải làm gì ? Nếu có tội trọng, buộc phải đi xưng tội, trước khi rước lễ. Nếu không có tội trọng, không buộc phải đi xưng tội. Nhưng Giáo hội buộc phải đi xưng tội, một năm ít là một lần, ngay cả khi không có tội trọng. Nhiều giáo hữu có thói quen, vẫn đi xưng tội thường xuyên, ngay cả khi không có tội trọng. Khi đi xưng tội phải làm 3 việc : xét mình, xưng tội và làm việc đền tội.
Sau lời tóm tắt trình bày của Đức Ông, nhiều câu hỏi cụ thể đã được nêu ra. Đức Ông đã tỷ mỷ giải thích và tổng hợp, gói ghém vào sáu điều trên đây. Buổi học hỏi và trao đổi đã chấm dứt vào khoảng 12g 30. Các anh chị em tân tòng và bõ đỡ đầu đã đi dùng cơm chung với nhau.
II. NGÀY ĐẠI LỄ VÙNG PARIS
Vì vậy, sau hai sinh hoạt riêng của mình, Các Tân Tòng đã về sinh hoạt chung với toàn thể các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris. Từ 13g 30, các anh chị em tân tòng đã cùng với tất cả các tín hữu kỳ cựu khác đi xưng tội. Có khoảng 10 linh mục đã ngồi các góc khác nhau trong nhà nguyện để đón các hối nhân đi xưng tội. Đồng thời cả cộng đoàn đã cùng nhau ngắm đàng thánh giá, suy gẫm 14 chặng thánh giá Chúa đã trải qua.
Sau đó, từ 15g 00, hợp cùng toàn thể Giáo Hội Hoàn vũ, các giáo hữu Vùng Paris đã cùng nhau long trọng cử hành Lễ Lá. Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã cùng Công Đoàn suy niệm về « Người đầy tớ đau khổ và thành tín ». Ngài nói :
Nhìn chung những bài Thánh kinh của Chúa nhật Lễ lá hôm nay, chúng ta thấy ba ý tưởng nổi bật :
Thứ đến là chân dung của Người Tôi Tớ đau khổ 'gánh lấy thân phận tội lỗi của cả nhân loại'. Người đầy tớ dịu hiền và can đảm, giữa lúc bị hành nhục đã nêu cao tấm gương trung tín : lấy thánh ý Chúa làm ý riêng mình, lấy lời Chúa làm lương thực và hành trang… Người tôi tớ tự nguyện chịu đau khổ, tự nguyện chịu chết cho nhân loại được sống (bài đọc 1).
Sau cùng là dung nhan của Đấng Cứu Thế, của Đấng đã tự nguyện chịu thương khó với bao hình nhục, và sau cùng đã chết treo trên Thập giá vì chúng ta, vì nhân loại… Thật, không tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của Chúa Giêsu tử nạn trên thập giá ! Tất cả chỉ vì yêu thương và cứu độ loài người (bài đọc 2).
Vì thế, tâm tình của chúng ta hôm nay phải là tâm tình của « người đầy tớ đau khổ và thành tín » :
Thấy con, ai cũng chê cười,
Lắc đầu, nhăn mặt, buông lời mỉa mai :
"Nó cậy vào Chúa, để Ngài cứu nó !
Ngài có thương, thì giải thoát nó đi !"
Cả bầy chó, trong ngoài vây bủa,
Chúng đâm con thủng cả chân tay,
Xương con, đếm được vắn dài,
Áo ngoài áo trong, chúng bắt thăm chia !..
Nhưng, lạy Chúa, xin mau cứu con,
Con nguyền sẽ loan truyền danh Chúa,
Cho anh em tất cả được hay,
Và trong đại hội, con suy tôn kính Chúa !
Paris, ngày 01 tháng 04 năm 2012
Trần Văn Cảnh