1. Đức Thánh Cha gặp các Hồng y về vụ Vatileaks
Lúc 10 giờ sáng ngày 23/6, Đức Thánh Cha đã nhóm họp các vị Hồng Y Tổng trưởng và Tổng Giám Mục Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Trong bối cảnh tình trạng xảy ra sau vụ thất thoát và phổ biến các tài liệu mật, Đức Thánh Cha đào sâu suy tư qua việc đối thoại liên tục với những người cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Như đã biết, thứ bẩy 16-6 vừa qua, ngài đã được Ủy ban 3 Hồng Y điều tra thông báo rộng rãi hơn về diễn tiến việc điều tra, do Đức Hồng Y Julian Herraz người Tây Ban Nha hướng dẫn.
Cha Lombardi cũng nói rằng “cuộc họp của Đức Thánh Cha với các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, như thường lệ, bàn về việc phối hợp hoạt động của Giáo triều Roma cho tốt đẹp. Việc phối hợp này ngày nay đặc biệt quan trọng và cấp thiết để chứng tỏ một cách hữu hiệu tinh thần hiệp nhất là yếu tố vốn làm linh hoạt Giáo Triều Rôma.
Ngoài ra, lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha nhóm họp với các vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục giáo phận Sydney Australia, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Đức Hồng Y Camillo Ruini, người Ý, nguyên Giám quản Roma và Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo.
Cha Lombardi giải thích rằng: “Đức Thánh Cha quyết định gặp một số vị Hồng Y, vốn có nhiều kinh nghiệm khác nhau trong việc phục vụ Giáo Hội, không những ở Roma, nhưng cả trong lãnh vực quốc tế, các vị có thể trao đổi với ngài những nhận xét và đề nghị hữu ích để góp phần tái lập bầu không khí thanh thản và tín nhiệm đối với công việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.”
2. Đức Giáo Hoàng đến thăm vùng bị động đất ở Ý
Hôm thứ Ba 26 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến Rovereto di Novi thuộc thành phố Modena để thăm các nạn nhân của hai trận động đất xảy ra vào ngày 29 tháng Năm vừa qua. Từ Vatican, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức Giám Mục sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Hôm 20 tháng Năm một trận động đất lên tới 6.0 độ đã tàn phá khu vực lân cận. Đến ngày 29 tháng Năm Rovereto di Novi bị tàn phá bởi trận động đất khác lên tới 5.8 độ. Sau khi đã thiết lập một trại tản cư cho dân chúng trong vùng, cha Ivan Martini đã trở lại ngôi nhà thờ của mình để lấy bức ảnh của Đức Mẹ. Chẳng may, nóc nhà thờ sập xuống khiến ngài thiệt mạng.
Đức Thánh Cha và anh chị em giáo dân hiện diện đã cầu nguyện trước bức ảnh để kính nhớ cha Ivan Martini.
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng Sáu:
Dưới trời nóng bức mùa hè của Rôma, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha.
Phụng vụ Chúa Nhật 24 tháng Sáu, Giáo Hội đã cử hành lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tiền Hô. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến lời kêu gọi thống hối của Thánh Gioan Tiền Hô.
Ngài nói:
"Gioan là một tiếng nói, một tiếng hô trong sa mạc, kêu gọi toàn dân Chúa hãy ăn năn sám hối. Chúng ta hãy để tiếng nói của ngài vang vọng trong ta hôm nay, và nhường chỗ cho Chúa trong tâm hồn chúng ta. "
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được.
Ngài cũng đề cập đến chuyến đi của đến miền Bắc nước Ý, vào thứ Ba 26 tháng Sáu đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gần đây.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi mong muốn chuyến tông du này là một dấu chỉ liên đới của Giáo Hội với những nạn nhân, vì vậy tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp ý với tôi trong lời cầu nguyện."
Trong số các biểu ngữ đầy màu sắc tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô, có những biểu ngữ từ Bolivia. Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào đặc biệt đến anh chị em từ Bolivia.
4. Một số bố nhiệm tại Tòa Thánh
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và bổ nhiệm người kế nhiệm là Đức Cha Vincenzo Paglia.
Đức Hồng Y Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là Tổng Giám Mục giáo phận Firenze, trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, Đức Thánh Cha đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng Tổng Giám Mục.
Cũng ngày hôm qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm Giám Mục giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, Giám Mục giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), Giám Mục giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm Tổng Giám Mục Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức Tổng Giám Mục Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức Tổng Giám Mục Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Quyền Dòng Malta
Sáng thứ Hai 25 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 đã tiếp Tổng Quyền Dòng Malta Festing Matthew.
Vị tổng quyền thứ 79 của dòng các hiệp sĩ Malta, cùng với các thành viên cao cấp của nhà dòng đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến tại dinh Tông Toà.
Cuộc họp đã diễn ra chỉ một ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả, vị thánh bảo trợ của Dòng Malta.
6. Hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo
Trong 17 năm qua, mỗi năm tại Rôma đã đều đặn diễn ra hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo bao gồm các tín hữu Kitô tại châu Âu, những người nghiêm túc và đam mê Internet và tất cả các khả năng đi cùng với nó.
Năm nay, trọng tâm của hội nghị là việc khai thác điện thoại di động trong lãnh vực truyền giáo. Các tham dự viên của hội nghị không chỉ là người Công Giáo nhưng còn gồm cả các tín hữu Tin Lành.
Juha Kinanen, Cựu Chủ Tịch Hội Nghị Internet của Kitô Hữu Châu Âu cho biết:
"Tôi đến đây vì rất muốn biết những gì Vatican đang làm với Internet. Tòa Thánh đã hiện diện trên Internet trong một thời gian khá dài và thật là thú vị để xem những gì đang xảy ra tại Vatican và Internet ".
Đức Ông. Paul Tighe, Thư ký, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói:
"Đây là cơ hội của chúng tôi gặp gỡ những người đang làm việc ngày qua ngày trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số trong mạng lưới các quản trị viên các mạng Kitô giáo châu Âu, những người hiểu biết nền văn hóa này rất rành rẽ. Chúng tôi hiện diện để học hỏi từ họ để qua đó chúng ta có thể hiện diện hiệu quả hơn trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số. "
Các tham dự viên đặc biệt thảo luận vấn đề là làm thế nào Internet có thể dẫn mọi người đến với Thiên Chúa.
Leif Eiman, một tham dự viên cho biết thêm:
"Chúng tôi chủ yếu là thảo luận những cách tiếp cận khác nhau với những người sử dụng Internet. Ở mỗi quốc gia, chúng tôi có vấn nạn khác nhau. Vì thế, cuộc thảo luận khá là đa dạng. "
Juha Kinanen giới thiệu một kỹ thuật mới vừa được đề nghị:
"Chúng tôi có một chương trình trên điện thoại cầm tay. Chương trình đó có thể hiển thị trên điện thoại của bạn những gì đang xảy ra trong một nhà thờ mà bạn đi qua và nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham dự với cộng đoàn."
7. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Montenegro để phê chuẩn thỏa thuận giữa hai quốc gia
Sáng thứ Năm, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ với tổng thống Montenegro, Filip Vujanovic tại Vatican. Cuộc họp được tổ chức để chính thức phê chuẩn một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Montenegro.
Các thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2011, công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia đó. Thỏa thuận cũng nhấn mạnh tự do thờ phượng và tự do dự phần trong các lãnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, chăm sóc mục vụ và bác ái.
Montenegro tuyên bố độc lập khỏi Liên Bang Serbia vào năm 2006.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Vujanovic, đã cảm ơn Tòa Thánh đã ủng hộ những tiến bộ của đất nước, bao gồm cả nỗ lực để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.
8. Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu và bạo lực tại Syria
Hôm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự lo âu của ngài liên quan đến tình trạng an ninh của các Kitô hữu tại Trung Đông. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp thường niên với Tổ chức trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương, gọi tắt là ROACO.
Đức Giáo Hoàng lặp lại cam kết hỗ trợ những khu vực trong vùng Trung Đông, đặc biệt là theo sau những bất ổn xuất phát từ cuộc nổi dậy Ả Rập.
Ngài nói:
"Trên tất cả, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ duy trì trong thời điểm này các chương trình bác ái, theo sự uỷ quyền của Giáo Hoàng, để Đất Thánh và các khu vực Trung Đông khác có thể nhận được những hỗ trợ vật chất và tinh thần."
Đức Thánh Cha đặc biệt nói về Syria. Ngài bày tỏ sự hiệp thông trong suy tư và lời cầu nguyện của ngài với những người đang đau khổ vì bạo lực hoành hành trên đất nước, đặc biệt là với các trẻ em và những người không có khả năng tự vệ.
Ngài cũng kêu gọi người dân Syria đừng để bị mất đức tin trong thời điểm này của bóng tối và tiếp tục duy trì tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để tất cả bạo lực và đổ máu có thể kết thúc.
Đức Thánh Cha nói:
“Cách đây năm năm khi đến thăm Bộ các Giáo Hội Đông Phương, tôi đã đề cập điều này và bây giờ tôi muốn nhắc lại mạnh mẽ lời kêu gọi tương tự như thế để nhấn mạnh những nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại”
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ cho những người đã rời bỏ nhà cửa của họ với hy vọng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở các nước láng giềng.
Đức Thánh Cha kết thúc cuộc họp, với lời nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ ngài trong chuyến đi sắp tới tại Lebanon từ ngày 14 đến 16 tháng Bẩy.
9. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi giúp các bà mẹ và con bị Sida
Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Sida.
Đức Hồng Y Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là “Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
Đức Hồng Y cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
Đức Hồng Y Bertone long trọng nói rằng: “Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh Đức Thánh Cha, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.”
10. Đưa đạo đức trở lại vào hệ thống ngân hàng
Khi nói đến cuộc khủng hoảng tài chính, làm thế nào ngân hàng có thể là một phần của giải pháp và không phải yếu tố tạo thêm ra những vấn đề?
Trong diễn đàn "Gli Eventi di Elea” là cuộc họp thường niên đã diễn ra trong nhiều năm qua để thảo luận về việc ứng dụng huấn quyền Tòa Thánh trong lãnh vực kinh tế quốc tế và chính trị, chủ tịch của Ủy Ban Thông tin tài chính của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Attilio Nicora, nói rằng câu trả lời thuộc lãnh vực đạo đức.
Từ hôm 21 tháng 6, ngài đã bắt đầu các cuộc thảo luận cùng với các đại diện các ngân hàng lớn của Ý, trong cuộc họp với chủ đề chính là làm thế nào để kết hợp kinh doanh với luân lý, đạo đức và sự minh bạch.
Ông Francesco DE Pasquale, giám đốc cơ quan Thông tin tài chính của Tòa Thánh cho biết:
"Các quy tắc và chuẩn mực của các ngân hàng không thể cứng ngắc. Chúng cần phải năng động và có một chiều kích tâm linh. "
Trong ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Tòa Thánh đã kêu gọi thế giới tài chính hãy chú ý đến thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 "Caritas in Veritate. ' trong đó, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chú ý đến các tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực tài chính.
11. Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha cám ơn các ngài về những nỗ lực trong việc thúc đẩy các sáng kiến và chương trình Giáo Hội, nhưng ngài cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng tinh thần đang diễn ra trên đất nước này. Ngài nói thêm điều đó không chỉ giới hạn tại Colombia, nhưng đang lan rộng mạnh tại các phần khác của châu Mỹ La tinh.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong khi những năm trước có một sự thống nhất có thể nhận ra trong cơ cấu xã hội trong đó các tham chiếu về đức tin và những nguồn cảm hứng đức tin đã được chấp nhận rộng rãi, ngày nay trong nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội điều này có lẽ không còn đúng nữa vì cuộc khủng hoảng tinh thần và các giá trị đạo đức. "
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự gia tăng của các giáo phái Kitô giáo khác, như các nhóm Ngũ Tuần và Tin Lành. Ngài đặc biệt đề cập đến vấn nạn là nhiều tín hữu Công Giáo chân thành đang lìa bỏ Giáo Hội không phải vì các vấn đề liên quan đến tín lý hay các xung đột thần học, nhưng là vì các lý do mục vụ và các vấn đề về phương pháp luận trong Giáo Hội.
Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục hãy củng cố đức tin cho anh chị em giáo dân.
Ngài nói:
"Điều không thể thiếu là làm sao làm sống lại lương tâm của các tín hữu để họ có thể là các môn đệ và các nhà truyền giáo của Chúa Kitô. Làm sao nuôi dưỡng că cội đức tin của họ, để tăng cường niềm hy vọng của họ và phục hồi chứng tá bác ái của họ."
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các Đức Giám Mục thúc đẩy các chương trình giúp đỡ nạn nhân thiên tai, người nghèo, các bệnh nhân, cũng như những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm việc làm.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng “Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.
Lúc 10 giờ sáng ngày 23/6, Đức Thánh Cha đã nhóm họp các vị Hồng Y Tổng trưởng và Tổng Giám Mục Chủ tịch các cơ quan trung ương Tòa Thánh.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Trong bối cảnh tình trạng xảy ra sau vụ thất thoát và phổ biến các tài liệu mật, Đức Thánh Cha đào sâu suy tư qua việc đối thoại liên tục với những người cùng chia sẻ trách nhiệm với ngài trong việc cai quản Giáo Hội. Như đã biết, thứ bẩy 16-6 vừa qua, ngài đã được Ủy ban 3 Hồng Y điều tra thông báo rộng rãi hơn về diễn tiến việc điều tra, do Đức Hồng Y Julian Herraz người Tây Ban Nha hướng dẫn.
Cha Lombardi cũng nói rằng “cuộc họp của Đức Thánh Cha với các vị lãnh đạo các cơ quan trung ương Tòa Thánh, như thường lệ, bàn về việc phối hợp hoạt động của Giáo triều Roma cho tốt đẹp. Việc phối hợp này ngày nay đặc biệt quan trọng và cấp thiết để chứng tỏ một cách hữu hiệu tinh thần hiệp nhất là yếu tố vốn làm linh hoạt Giáo Triều Rôma.
Ngoài ra, lúc 6 giờ chiều cùng ngày, Đức Thánh Cha nhóm họp với các vị Hồng Y, trong đó có Đức Hồng Y George Pell, Tổng Giám Mục giáo phận Sydney Australia, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, Đức Hồng Y Jean Louis Tauran, người Pháp, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn, Đức Hồng Y Camillo Ruini, người Ý, nguyên Giám quản Roma và Đức Hồng Y Jozef Tomko, người Slovak, nguyên Tổng trưởng Bộ truyền giáo.
Cha Lombardi giải thích rằng: “Đức Thánh Cha quyết định gặp một số vị Hồng Y, vốn có nhiều kinh nghiệm khác nhau trong việc phục vụ Giáo Hội, không những ở Roma, nhưng cả trong lãnh vực quốc tế, các vị có thể trao đổi với ngài những nhận xét và đề nghị hữu ích để góp phần tái lập bầu không khí thanh thản và tín nhiệm đối với công việc phục vụ của các cơ quan trung ương Tòa Thánh.”
2. Đức Giáo Hoàng đến thăm vùng bị động đất ở Ý
Hôm thứ Ba 26 tháng Sáu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã đến Rovereto di Novi thuộc thành phố Modena để thăm các nạn nhân của hai trận động đất xảy ra vào ngày 29 tháng Năm vừa qua. Từ Vatican, Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng bay đến làng San Marino di Carpi, thuộc tỉnh Modena, lúc quá 10 giờ 15. Tại đây ngài được chính quyền địa phương, cùng với Đức Giám Mục sở tại Francesco Cavina và ông Franco Gabrielli, giám đốc cơ ban bảo vệ dân chúng, cùng với nhiều người dân đón tiếp. Liền đó ngài đến Nhà thờ thánh nữ Caterina Alessandria ở làng Roverteto di Novi, nơi cha sở Ivan Martini đã bị thiệt mạng, vì nhà thờ sụp trong lúc cha tìm cách cứu vãn tượng Đức Mẹ trong thánh đường. Khi đến trước thánh đường, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ. Trên cửa nhà thờ có treo hình cha sở bị tử nạn.
Hôm 20 tháng Năm một trận động đất lên tới 6.0 độ đã tàn phá khu vực lân cận. Đến ngày 29 tháng Năm Rovereto di Novi bị tàn phá bởi trận động đất khác lên tới 5.8 độ. Sau khi đã thiết lập một trại tản cư cho dân chúng trong vùng, cha Ivan Martini đã trở lại ngôi nhà thờ của mình để lấy bức ảnh của Đức Mẹ. Chẳng may, nóc nhà thờ sập xuống khiến ngài thiệt mạng.
Đức Thánh Cha và anh chị em giáo dân hiện diện đã cầu nguyện trước bức ảnh để kính nhớ cha Ivan Martini.
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 24 tháng Sáu:
Dưới trời nóng bức mùa hè của Rôma, hàng ngàn người đã tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô để đọc kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha.
Phụng vụ Chúa Nhật 24 tháng Sáu, Giáo Hội đã cử hành lễ Sinh Nhật của Thánh Gioan Tiền Hô. Nhân dịp này, Đức Thánh Cha đã đề cập đến lời kêu gọi thống hối của Thánh Gioan Tiền Hô.
Ngài nói:
"Gioan là một tiếng nói, một tiếng hô trong sa mạc, kêu gọi toàn dân Chúa hãy ăn năn sám hối. Chúng ta hãy để tiếng nói của ngài vang vọng trong ta hôm nay, và nhường chỗ cho Chúa trong tâm hồn chúng ta. "
Sau đó, Đức Thánh Cha nói thêm rằng đối với Thiên Chúa không có gì là không thể được.
Ngài cũng đề cập đến chuyến đi của đến miền Bắc nước Ý, vào thứ Ba 26 tháng Sáu đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi các trận động đất gần đây.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi mong muốn chuyến tông du này là một dấu chỉ liên đới của Giáo Hội với những nạn nhân, vì vậy tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp ý với tôi trong lời cầu nguyện."
Trong số các biểu ngữ đầy màu sắc tràn ngập Quảng trường Thánh Phêrô, có những biểu ngữ từ Bolivia. Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã gởi lời chào đặc biệt đến anh chị em từ Bolivia.
4. Một số bố nhiệm tại Tòa Thánh
Hôm 26 tháng 6, Đức Thánh Cha đã nhận đơn từ chức vì lý do tuổi tác của Đức Hồng Y Ennio Antonelli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, và bổ nhiệm người kế nhiệm là Đức Cha Vincenzo Paglia.
Đức Hồng Y Antonelli người Italia, năm nay 76 tuổi (1936) nguyên là Tổng Giám Mục giáo phận Firenze, trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình cách đây 4 năm. ĐHY đã điều động tốt đẹp việc tổ chức Đại hội kỳ 7 các gia đình Công Giáo thế giới ở Milano hồi cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Đức Cha Vincenzo Paglia, người Italia, năm nay 67 tuổi (1945) nguyên là đồng sáng lập kiêm tuyên úy cộng đồng thánh Egidio ở Roma, và được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám Mục giáo phận Terni hồi năm 2000. Giáo phận này có gần 150 ngàn tín hữu và cách Roma lối 100 cây số. Cùng với việc bổ nhiệm trên đây, Đức Thánh Cha đã thăng Đức Cha Paglia lên hàng Tổng Giám Mục.
Cũng ngày hôm qua, Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Jean Louis Bruguès O.P, người Pháp, tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo, làm tân Thư viện trưởng của Tòa Thánh, thay thế ĐHY Raffaele Farina, dòng Don Bosco, về hưu.
Đức Tổng Giám Mục Bruguès, 69 tuổi (1943) nguyên làm Giám Mục giáo phận Angers bên Pháp trước khi được thăng TGM Tổng thư ký Bộ giáo dục Công Giáo hồi tháng 11-2007.
Đức Tổng Giám Mục Joseph Augustine Di Noia, dòng Đa Minh người Mỹ, cho đến nay là Tổng thư ký Bộ phụng tự và kỷ luật bí tích, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Ecclesia Dei, Giáo Hội của Thiên Chúa, và Đức Cha Arthur Roche, người Anh, Giám Mục giáo phận Leeds, được thăng TGM Tổng thư ký Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích.
Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Đức Cha Protase Rugambwa, 52 tuổi (1960), Giám Mục giáo phận Kogoma bên Tanzania, làm Tổng Giám Mục Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo, thay thế Đức Tổng Giám Mục Piergiuseppe Vacchelli, về hưu. Với chức vụ này, Đức Tổng Giám Mục Rugambwa là Chủ tịch các Hội Giáo Hoàng truyền giáo.
5. Đức Giáo Hoàng tiếp Tổng Quyền Dòng Malta
Sáng thứ Hai 25 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 đã tiếp Tổng Quyền Dòng Malta Festing Matthew.
Vị tổng quyền thứ 79 của dòng các hiệp sĩ Malta, cùng với các thành viên cao cấp của nhà dòng đã được Đức Thánh Cha tiếp kiến tại dinh Tông Toà.
Cuộc họp đã diễn ra chỉ một ngày sau khi Giáo Hội Công Giáo tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật của Thánh Gioan Tẩy Giả, vị thánh bảo trợ của Dòng Malta.
6. Hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo
Trong 17 năm qua, mỗi năm tại Rôma đã đều đặn diễn ra hội nghị về công nghệ thông tin truyền giáo bao gồm các tín hữu Kitô tại châu Âu, những người nghiêm túc và đam mê Internet và tất cả các khả năng đi cùng với nó.
Năm nay, trọng tâm của hội nghị là việc khai thác điện thoại di động trong lãnh vực truyền giáo. Các tham dự viên của hội nghị không chỉ là người Công Giáo nhưng còn gồm cả các tín hữu Tin Lành.
Juha Kinanen, Cựu Chủ Tịch Hội Nghị Internet của Kitô Hữu Châu Âu cho biết:
"Tôi đến đây vì rất muốn biết những gì Vatican đang làm với Internet. Tòa Thánh đã hiện diện trên Internet trong một thời gian khá dài và thật là thú vị để xem những gì đang xảy ra tại Vatican và Internet ".
Đức Ông. Paul Tighe, Thư ký, Hội đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội nói:
"Đây là cơ hội của chúng tôi gặp gỡ những người đang làm việc ngày qua ngày trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số trong mạng lưới các quản trị viên các mạng Kitô giáo châu Âu, những người hiểu biết nền văn hóa này rất rành rẽ. Chúng tôi hiện diện để học hỏi từ họ để qua đó chúng ta có thể hiện diện hiệu quả hơn trên lãnh vực truyền thông kỹ thuật số. "
Các tham dự viên đặc biệt thảo luận vấn đề là làm thế nào Internet có thể dẫn mọi người đến với Thiên Chúa.
Leif Eiman, một tham dự viên cho biết thêm:
"Chúng tôi chủ yếu là thảo luận những cách tiếp cận khác nhau với những người sử dụng Internet. Ở mỗi quốc gia, chúng tôi có vấn nạn khác nhau. Vì thế, cuộc thảo luận khá là đa dạng. "
Juha Kinanen giới thiệu một kỹ thuật mới vừa được đề nghị:
"Chúng tôi có một chương trình trên điện thoại cầm tay. Chương trình đó có thể hiển thị trên điện thoại của bạn những gì đang xảy ra trong một nhà thờ mà bạn đi qua và nếu bạn quan tâm, bạn có thể tham dự với cộng đoàn."
7. Đức Giáo Hoàng tiếp tổng thống Montenegro để phê chuẩn thỏa thuận giữa hai quốc gia
Sáng thứ Năm, Đức Giáo Hoàng gặp gỡ với tổng thống Montenegro, Filip Vujanovic tại Vatican. Cuộc họp được tổ chức để chính thức phê chuẩn một thỏa thuận giữa Tòa Thánh và Montenegro.
Các thỏa thuận đã được ký kết vào năm 2011, công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội Công Giáo tại quốc gia đó. Thỏa thuận cũng nhấn mạnh tự do thờ phượng và tự do dự phần trong các lãnh vực của đời sống xã hội như giáo dục, văn hóa, chăm sóc mục vụ và bác ái.
Montenegro tuyên bố độc lập khỏi Liên Bang Serbia vào năm 2006.
Trong cuộc họp với Đức Thánh Cha, Tổng thống Vujanovic, đã cảm ơn Tòa Thánh đã ủng hộ những tiến bộ của đất nước, bao gồm cả nỗ lực để hội nhập Liên Hiệp Châu Âu.
8. Đức Giáo Hoàng kêu gọi chấm dứt đổ máu và bạo lực tại Syria
Hôm 21 tháng 6, Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự lo âu của ngài liên quan đến tình trạng an ninh của các Kitô hữu tại Trung Đông. Ngài đã đưa ra lập trường trên trong cuộc họp thường niên với Tổ chức trợ giúp các Giáo Hội Đông Phương, gọi tắt là ROACO.
Đức Giáo Hoàng lặp lại cam kết hỗ trợ những khu vực trong vùng Trung Đông, đặc biệt là theo sau những bất ổn xuất phát từ cuộc nổi dậy Ả Rập.
Ngài nói:
"Trên tất cả, tôi hy vọng rằng anh chị em sẽ duy trì trong thời điểm này các chương trình bác ái, theo sự uỷ quyền của Giáo Hoàng, để Đất Thánh và các khu vực Trung Đông khác có thể nhận được những hỗ trợ vật chất và tinh thần."
Đức Thánh Cha đặc biệt nói về Syria. Ngài bày tỏ sự hiệp thông trong suy tư và lời cầu nguyện của ngài với những người đang đau khổ vì bạo lực hoành hành trên đất nước, đặc biệt là với các trẻ em và những người không có khả năng tự vệ.
Ngài cũng kêu gọi người dân Syria đừng để bị mất đức tin trong thời điểm này của bóng tối và tiếp tục duy trì tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để tất cả bạo lực và đổ máu có thể kết thúc.
Đức Thánh Cha nói:
“Cách đây năm năm khi đến thăm Bộ các Giáo Hội Đông Phương, tôi đã đề cập điều này và bây giờ tôi muốn nhắc lại mạnh mẽ lời kêu gọi tương tự như thế để nhấn mạnh những nhu cầu cấp thiết trong thời điểm hiện tại”
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ cho những người đã rời bỏ nhà cửa của họ với hy vọng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn ở các nước láng giềng.
Đức Thánh Cha kết thúc cuộc họp, với lời nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria bảo vệ ngài trong chuyến đi sắp tới tại Lebanon từ ngày 14 đến 16 tháng Bẩy.
9. Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi giúp các bà mẹ và con bị Sida
Đức Hồng Y Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Sida.
Đức Hồng Y Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là “Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
Đức Hồng Y cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
Đức Hồng Y Bertone long trọng nói rằng: “Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh Đức Thánh Cha, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.”
10. Đưa đạo đức trở lại vào hệ thống ngân hàng
Khi nói đến cuộc khủng hoảng tài chính, làm thế nào ngân hàng có thể là một phần của giải pháp và không phải yếu tố tạo thêm ra những vấn đề?
Trong diễn đàn "Gli Eventi di Elea” là cuộc họp thường niên đã diễn ra trong nhiều năm qua để thảo luận về việc ứng dụng huấn quyền Tòa Thánh trong lãnh vực kinh tế quốc tế và chính trị, chủ tịch của Ủy Ban Thông tin tài chính của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Attilio Nicora, nói rằng câu trả lời thuộc lãnh vực đạo đức.
Từ hôm 21 tháng 6, ngài đã bắt đầu các cuộc thảo luận cùng với các đại diện các ngân hàng lớn của Ý, trong cuộc họp với chủ đề chính là làm thế nào để kết hợp kinh doanh với luân lý, đạo đức và sự minh bạch.
Ông Francesco DE Pasquale, giám đốc cơ quan Thông tin tài chính của Tòa Thánh cho biết:
"Các quy tắc và chuẩn mực của các ngân hàng không thể cứng ngắc. Chúng cần phải năng động và có một chiều kích tâm linh. "
Trong ánh sáng của cuộc khủng hoảng kinh tế, Tòa Thánh đã kêu gọi thế giới tài chính hãy chú ý đến thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict thứ 16 "Caritas in Veritate. ' trong đó, Đức Giáo Hoàng kêu gọi chú ý đến các tiêu chuẩn đạo đức trong lĩnh vực tài chính.
11. Đức Thánh Cha khuyến khích các Giám Mục Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 Giám Mục thuộc Hội Đồng Giám Mục Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
Đức Thánh Cha cám ơn các ngài về những nỗ lực trong việc thúc đẩy các sáng kiến và chương trình Giáo Hội, nhưng ngài cũng bày tỏ sự lo ngại về cuộc khủng hoảng tinh thần đang diễn ra trên đất nước này. Ngài nói thêm điều đó không chỉ giới hạn tại Colombia, nhưng đang lan rộng mạnh tại các phần khác của châu Mỹ La tinh.
Đức Thánh Cha nói:
“Trong khi những năm trước có một sự thống nhất có thể nhận ra trong cơ cấu xã hội trong đó các tham chiếu về đức tin và những nguồn cảm hứng đức tin đã được chấp nhận rộng rãi, ngày nay trong nhiều lãnh vực rộng lớn của xã hội điều này có lẽ không còn đúng nữa vì cuộc khủng hoảng tinh thần và các giá trị đạo đức. "
Đức Thánh Cha đã đề cập đến sự gia tăng của các giáo phái Kitô giáo khác, như các nhóm Ngũ Tuần và Tin Lành. Ngài đặc biệt đề cập đến vấn nạn là nhiều tín hữu Công Giáo chân thành đang lìa bỏ Giáo Hội không phải vì các vấn đề liên quan đến tín lý hay các xung đột thần học, nhưng là vì các lý do mục vụ và các vấn đề về phương pháp luận trong Giáo Hội.
Vì thế, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giám Mục hãy củng cố đức tin cho anh chị em giáo dân.
Ngài nói:
"Điều không thể thiếu là làm sao làm sống lại lương tâm của các tín hữu để họ có thể là các môn đệ và các nhà truyền giáo của Chúa Kitô. Làm sao nuôi dưỡng că cội đức tin của họ, để tăng cường niềm hy vọng của họ và phục hồi chứng tá bác ái của họ."
Đức Giáo Hoàng cũng kêu gọi các Đức Giám Mục thúc đẩy các chương trình giúp đỡ nạn nhân thiên tai, người nghèo, các bệnh nhân, cũng như những người buộc phải rời bỏ quê hương để tìm việc làm.
Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng “Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.