Khuôn mặt mùa Vọng: Sa mạc
Những hình ảnh trên sách báo, trên màn ảnh truyền hình về những vùng sa mạc vẽ diễn tả vùng thiên nhiên toàn cát hoang vu không cây cối, không có con vật nào cùng nóng bỏng ngày đêm. Quang cảnh thiên nhiên khác lạ của sa mạc không chỉ gợi lên sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý nơi con người, nhưng sa mạc còn là nơi chốn của điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho sự sống hay cho cuộc mạo hiểm thám thính.
Với nhiều người sa mạc lại là đích điểm du lịch hấp dẫn và có hồi hộp khám phá trông chờ. Như thế sa mạc là nơi chốn lý tưởng cho quãng thời gian thư giãn đi ra ngoài công việc nếp sống thường ngày muốn đi tìm sự khác lạ mạo hiểm gây cấn!Muốn có trải nghiệm mới khác lạ.
Sa mạc hình thể địa lý thể hiện hai khuôn mặt: đầy bí ẩn, thu hút và đồng thời cũng có sự nguy hiểm đe dọa!
Và trong đời sống con người cũng có sa mạc: những thời gian sa mạc. Những thời gian sa mạc này thường xảy ra trong đời sống không ai muốn và có cả nguy hiểm đe dọa nữa. Đó là những thời điểm khủng hoảng, hồi hộp lo sợ, bị đòi hỏi thách đố, vướng mắc vào cám dỗ, sống trong cô đơn cùng hoài nghi lo âu, bệnh tật…
Trong Kinh Thánh sa mạc là một nơi chốn rất quan trọng. Nơi đó hoàn cảnh trái ngược với đời sống, nhưng lại không phải là không có Thiên Chúa.
Trong sa mạc diễn xảy ra biến cố mang chiều kích quyết định. Nơi đây Thiên Chúa tỏ mình mặc khải mình ra cho Ông Mose. Dân Israel trên đường từ nước Ai Cập trở về quê hương mới đất nước Chúa hứa ban đã có hành trình lâu dài 40 năm trong sa mạc. Tiên tri Elija đã đi 40 đêm ngày băng qua sa mạc tìm đến núi Horeb để gặp được Thiên Chúa. Sa mạc là nơi chốn của sự thay đổi bắt đầu, sự quyết định chín mùi, điều mới cùng sự ngạc nhiên được trải nghiệm.
Vào ngày Chúa nhật 2. mùa Vọng khuôn mặt Ông Gioan tẩy gỉa xuất hiện trong sa mạ, như phúc âm thuật lại. Ông Gioan đã từ gĩa cha mẹ tự đi tìm vào sống đời khổ hạnh chuyên chú cầu nguyện trong sa mạc hoang vu bên nước Do Thái. Nơi đây ông bắt đầu sứ mạng của mình. Và cả Chúa Giêsu Kitô cũng khởi đầu sứ mạng công khai của mình trong sa mạc, sống 40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện. Như thế trong vùng sa mạc hoang địa không kinh tế tin mừng cho đời sống khởi hành đi vào đời sống con người. Nơi đây Thiên Chúa trông chờ cùng với sự đổi mới cùng sự ngạc nhiên.
Ông Gioan, người khai mở dọn đường cho Thiên Chúa đến trong trần gian, là công việc sứ mạng của người sống trong sa mạc, như phúc âm viết thuật lại: Ông là tiếng kêu trong sa mạc. Hãy sửa dọn con đường cho Thiên Chúa đến. ( Lc 3,4).
Từ trong nơi chốn hoang vu hẻo lánh tin mừng Chúa lan truyền đi khắp nơi tới con người: Thiên Chúa có mặt ở mọi nơi chốn. Sự rộng mở tâm hồn và sự quay trở lại là điều cần thiết, như Ông Gioan sống tự hạ mình buông bỏ, để dọn nhường chỗ cho một người khác.
Điều này đòi hỏi đức tin vào Thiên Chúa (Chúa Giesu Kitô), Người đã không do dự cùng sợ hãi vào sống trong sa mạc, và sống trải qua những thời gian sa mạc. Trong sa mạc, nơi là địch thù của sự sống, đồng thời cũng là nơi thu thập kinh nghiệm. Từ đó mở ra điều gì mới, cùng phát triển ra những khả thể không nghĩ tưởng ra. Ông Gioan tẩy gỉa đã sống, và chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã sống như vậy ở nơi đây.
Năm 1898 Thánh Charles de Foucauld ( 1858/1916) đã viết thư cho một Thầy Dòng bạn thân:” Người ta phải đi vào trong sa mạc và sống ở nơi đó. Để đón nhận ân đức của Thiên Chúa. Nơi đó con người sống trở nên trống không, từ bỏ tất cả những gì không thụôc về Chúa. Ngôi nhà nhỏ tâm hồn thành trống không, tất cả mọi chỗ chỉ cho một mình Thiên Chúa thôi”.
Vị Thánh như thế nhìn nhận ra trong thinh lặng tĩnh mịch và trống không nơi sa mạc là cơ hội tìm được sự trong sáng. Thời gian sống trong sa mạc như thế mang đến cơ hội hồi tâm thống hối quay trở lại, và cũng có thể dẫn đến quyết định tốt lành đúng đắn. Sa mạc là nơi chốn chỉ phương hướng cho đời sống, và cũng là nơi chốn gần gũi với Thiên Chúa cùng thu lượm được một sự thanh thản tự do mới cho đời sống.
Thánh Charles de Foucauld mong chờ ân cứu chuộc cho đời sống mình, mà Thiên Chúa hứa với dân Israel qua lời Tiên tri Hosea:
” Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình.
Từ nơi đó, Ta sẽ trả lại vườn nho của nó,biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng.
Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó đi lên từ Ai-cập.” ( Hosea 2,16/17).
“ Chúa phán: “Trong sa mạc, Ta sẽ nói vào trái tim nó” (Hs 2,16). Nói vào trái tim là nói bằng lửa tình yêu. Khi trái tim được lửa tình yêu đốt cháy, nó sẽ không còn dửng dưng, không còn lạnh lùng, không còn cứng cỏi. Nhưng nó sẽ cảm nghiệm được thế nào là yêu. Trong trường hợp lửa tình yêu đốt nó là lửa tình yêu bởi Chúa và của Chúa, nó sẽ có cảm xúc, cảm động, cảm thông phần nào như tình Chúa.
Lúc đó, ta sẽ hiểu tình Chúa là tình đi bước trước và rất đỗi xót thương, như thánh Gioan viết: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước. Nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (Ga 4,10) ( Đức cố gíam mục Bùi Tuần, Được dẫn vào sa mạc)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Những hình ảnh trên sách báo, trên màn ảnh truyền hình về những vùng sa mạc vẽ diễn tả vùng thiên nhiên toàn cát hoang vu không cây cối, không có con vật nào cùng nóng bỏng ngày đêm. Quang cảnh thiên nhiên khác lạ của sa mạc không chỉ gợi lên sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý nơi con người, nhưng sa mạc còn là nơi chốn của điều kiện khí hậu khắc nghiệt cho sự sống hay cho cuộc mạo hiểm thám thính.
Với nhiều người sa mạc lại là đích điểm du lịch hấp dẫn và có hồi hộp khám phá trông chờ. Như thế sa mạc là nơi chốn lý tưởng cho quãng thời gian thư giãn đi ra ngoài công việc nếp sống thường ngày muốn đi tìm sự khác lạ mạo hiểm gây cấn!Muốn có trải nghiệm mới khác lạ.
Sa mạc hình thể địa lý thể hiện hai khuôn mặt: đầy bí ẩn, thu hút và đồng thời cũng có sự nguy hiểm đe dọa!
Và trong đời sống con người cũng có sa mạc: những thời gian sa mạc. Những thời gian sa mạc này thường xảy ra trong đời sống không ai muốn và có cả nguy hiểm đe dọa nữa. Đó là những thời điểm khủng hoảng, hồi hộp lo sợ, bị đòi hỏi thách đố, vướng mắc vào cám dỗ, sống trong cô đơn cùng hoài nghi lo âu, bệnh tật…
Trong Kinh Thánh sa mạc là một nơi chốn rất quan trọng. Nơi đó hoàn cảnh trái ngược với đời sống, nhưng lại không phải là không có Thiên Chúa.
Trong sa mạc diễn xảy ra biến cố mang chiều kích quyết định. Nơi đây Thiên Chúa tỏ mình mặc khải mình ra cho Ông Mose. Dân Israel trên đường từ nước Ai Cập trở về quê hương mới đất nước Chúa hứa ban đã có hành trình lâu dài 40 năm trong sa mạc. Tiên tri Elija đã đi 40 đêm ngày băng qua sa mạc tìm đến núi Horeb để gặp được Thiên Chúa. Sa mạc là nơi chốn của sự thay đổi bắt đầu, sự quyết định chín mùi, điều mới cùng sự ngạc nhiên được trải nghiệm.
Vào ngày Chúa nhật 2. mùa Vọng khuôn mặt Ông Gioan tẩy gỉa xuất hiện trong sa mạ, như phúc âm thuật lại. Ông Gioan đã từ gĩa cha mẹ tự đi tìm vào sống đời khổ hạnh chuyên chú cầu nguyện trong sa mạc hoang vu bên nước Do Thái. Nơi đây ông bắt đầu sứ mạng của mình. Và cả Chúa Giêsu Kitô cũng khởi đầu sứ mạng công khai của mình trong sa mạc, sống 40 đêm ngày ăn chay cầu nguyện. Như thế trong vùng sa mạc hoang địa không kinh tế tin mừng cho đời sống khởi hành đi vào đời sống con người. Nơi đây Thiên Chúa trông chờ cùng với sự đổi mới cùng sự ngạc nhiên.
Ông Gioan, người khai mở dọn đường cho Thiên Chúa đến trong trần gian, là công việc sứ mạng của người sống trong sa mạc, như phúc âm viết thuật lại: Ông là tiếng kêu trong sa mạc. Hãy sửa dọn con đường cho Thiên Chúa đến. ( Lc 3,4).
Từ trong nơi chốn hoang vu hẻo lánh tin mừng Chúa lan truyền đi khắp nơi tới con người: Thiên Chúa có mặt ở mọi nơi chốn. Sự rộng mở tâm hồn và sự quay trở lại là điều cần thiết, như Ông Gioan sống tự hạ mình buông bỏ, để dọn nhường chỗ cho một người khác.
Điều này đòi hỏi đức tin vào Thiên Chúa (Chúa Giesu Kitô), Người đã không do dự cùng sợ hãi vào sống trong sa mạc, và sống trải qua những thời gian sa mạc. Trong sa mạc, nơi là địch thù của sự sống, đồng thời cũng là nơi thu thập kinh nghiệm. Từ đó mở ra điều gì mới, cùng phát triển ra những khả thể không nghĩ tưởng ra. Ông Gioan tẩy gỉa đã sống, và chính Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã sống như vậy ở nơi đây.
Năm 1898 Thánh Charles de Foucauld ( 1858/1916) đã viết thư cho một Thầy Dòng bạn thân:” Người ta phải đi vào trong sa mạc và sống ở nơi đó. Để đón nhận ân đức của Thiên Chúa. Nơi đó con người sống trở nên trống không, từ bỏ tất cả những gì không thụôc về Chúa. Ngôi nhà nhỏ tâm hồn thành trống không, tất cả mọi chỗ chỉ cho một mình Thiên Chúa thôi”.
Vị Thánh như thế nhìn nhận ra trong thinh lặng tĩnh mịch và trống không nơi sa mạc là cơ hội tìm được sự trong sáng. Thời gian sống trong sa mạc như thế mang đến cơ hội hồi tâm thống hối quay trở lại, và cũng có thể dẫn đến quyết định tốt lành đúng đắn. Sa mạc là nơi chốn chỉ phương hướng cho đời sống, và cũng là nơi chốn gần gũi với Thiên Chúa cùng thu lượm được một sự thanh thản tự do mới cho đời sống.
Thánh Charles de Foucauld mong chờ ân cứu chuộc cho đời sống mình, mà Thiên Chúa hứa với dân Israel qua lời Tiên tri Hosea:
” Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình.
Từ nơi đó, Ta sẽ trả lại vườn nho của nó,biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng.
Ở đó, nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó đi lên từ Ai-cập.” ( Hosea 2,16/17).
“ Chúa phán: “Trong sa mạc, Ta sẽ nói vào trái tim nó” (Hs 2,16). Nói vào trái tim là nói bằng lửa tình yêu. Khi trái tim được lửa tình yêu đốt cháy, nó sẽ không còn dửng dưng, không còn lạnh lùng, không còn cứng cỏi. Nhưng nó sẽ cảm nghiệm được thế nào là yêu. Trong trường hợp lửa tình yêu đốt nó là lửa tình yêu bởi Chúa và của Chúa, nó sẽ có cảm xúc, cảm động, cảm thông phần nào như tình Chúa.
Lúc đó, ta sẽ hiểu tình Chúa là tình đi bước trước và rất đỗi xót thương, như thánh Gioan viết: “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa trước. Nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (Ga 4,10) ( Đức cố gíam mục Bùi Tuần, Được dẫn vào sa mạc)
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long