Đức Hồng Y Ngoại trưởng Parolin bày tỏ hy vọng về tương lai của Syria
Đức Hồng Y Ngoại trưởng đang ở Milan, Ý, để tham dự một lễ hội tại Đại học Thánh Tâm (Sacro Cuore) và lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Al Issa về Nghiên cứu Ả Rập-Hồi giáo. Bên lề sự kiện, Đức Hồng Y bình luận về tình hình ở Syria sau khi Bashar al-Assad sụp đổ, ĐHY lưu ý rằng tình hình diễn ra quá nhanh và các diễn tiến mở ra hy vọng về sự tôn trọng cho tất cả mọi người, đối thoại và hòa hợp.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Ngoại trưởng bày tỏ lo ngại về tốc độ diễn biến nhanh chóng ở Syria, nơi một chế độ có vẻ rất vững chắc đã bị "xóa sổ". Hy vọng của ngài là những người nắm quyền có thể tạo ra "một hệ thống tôn trọng mọi người". Ngài phát biểu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Assad sụp đổ dưới tay quân nổi dậy, trong khi hiện nay tại Damascus, cung điện chính phủ của quốc gia này đang tổ chức các cuộc họp để thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Đức Hồng Y Parolin đang ở Milan, Ý, để tham dự một lễ hội tại Đại học Thánh Tâm có chủ đề "Nghiên cứu Đối thoại. Giải thưởng Nghiên cứu Al Issa cho Nghiên cứu Ả Rập-Hồi giáo", trong đó một khoản tài trợ nghiên cứu do Tổng thư ký của Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, Muhammad Al-Issa, dành cho các nhà nghiên cứu trẻ tập trung vào văn hóa Ả Rập-Hồi giáo sẽ được trao.
Những thay đổi nhanh chóng
Những diễn biến nhanh chóng ở Syria mang đến "một cơ hội tốt để tiếp tục xây dựng những nhịp cầu" với thế giới Hồi giáo, Đức Hồng Y Parolin bình luận khi nói chuyện với các nhà báo yêu cầu ngài cho biết phản ứng về tình hình hiện tại. Vấn đề cấp bách nhất là tình hình hỗn loạn trong 72 giờ qua ở Syria. "Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Syria, đặc biệt là vì tốc độ diễn ra của các sự kiện. Thật khó để thấu hiểu những gì đang diễn ra", Tổng trưởng Ngoại giao Vatican nhấn mạnh. "Tôi rất ngạc nhiên khi một chế độ dường như rất mạnh mẽ, rất vững chắc, lại có thể bị xụp đổ hoàn toàn trong một thời gian ngắn như vậy".
Hy vọng về sự cởi mở
Có những hy vọng thận trọng về một hệ thống cởi mở và tôn trọng tất cả mọi người. "Chúng ta hãy cùng chờ xem những diễn tiến ra sao... Có lẽ còn hơi sớm để suy đoán", ngài nói, đồng thời nói thêm, "Chúng ta đã có một số dấu hiệu về sự tôn trọng đối với các cộng đồng Kitô giáo, vì vậy chúng tôi thực sự hy vọng có một tương lai tôn trọng tất cả mọi người". Hy vọng "là những người lên nắm quyền sẽ cố gắng tạo ra một chế độ cởi mở và tôn trọng mọi người".
Tòa thánh tiếp tục công tác đối thoại và ngoại giao, mặc dù không có "vai trò chính thức", Đức Hồng Y giải thích. Ví dụ, tại Ukraine, "không có cuộc đàm phán chính thức nào được khởi xướng, nhưng chúng tôi thích ứng với mọi tình huống để tìm kiếm các điều kiện cho phép đối thoại và giải quyết vấn đề, chẳng hạn như các thỏa thuận ngừng bắn, thả con tin ở Trung Đông và viện trợ nhân đạo. Đây đều là những lĩnh vực mà chúng tôi đang tích cực tham gia".
Tầm quan trọng của đối thoại
Như thường lệ, đối thoại vẫn là ưu tiên hàng đầu. Sự kiện tại Đại học Thánh Tâm đánh dấu cơ hội củng cố những cây cầu giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau cùng chia sẻ xã hội đương đại. "Một cơ hội kịp thời", Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh. "Tôi rất vui mừng khi một tổ chức như Università Cattolica đã đi đầu trong sáng kiến này, cho phép hiểu biết lẫn nhau, đào sâu kiến thức và thúc đẩy sự hợp tác." "Tôi tin rằng," Đức Hồng Y kết luận, "thách thức ngày nay là hợp tác để ứng phó với nhiều vấn đề và khó khăn mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng ta cần khôi phục lại sự hiệp lực và hợp tác."
Các cam kết của Đức Hồng Y Parolin
Đức Hồng Y Parolin đang ở Milan để tham dự hội nghị tại Đại học Thánh Tâm cùng với Hiệu trưởng Đại học Elena Beccalli, cùng với Muhammad Al Issa và Wael Farouq, Phó Giáo sư Ngôn ngữ và Văn học Ả Rập. Vào sáng thứ Ba ngày 10 tháng 12, Đức Hồng Y sẽ cử hành Thánh lễ để chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, và vào buổi chiều, ngài sẽ tham dự buổi ra mắt cuốn sách "Vì một nền kinh tế mới" của Tiến sĩ Beccalli lúc 4 giờ chiều, cuốn sách khám phá những hạn chế của mô hình kinh tế hiện tại và đề xuất một mô hình mới dựa trên đạo đức, lòng tin và sự hợp tác. Sự kiện này cũng sẽ có lời chào mừng từ Tổng giám mục Milan, Mario Delpini, và sự tham gia của nhiều người, trong đó có Alberto Quadrio Curzio, Chủ tịch danh dự của Accademia dei Lincei.
Đức Hồng Y Ngoại trưởng đang ở Milan, Ý, để tham dự một lễ hội tại Đại học Thánh Tâm (Sacro Cuore) và lễ trao Giải thưởng Nghiên cứu Al Issa về Nghiên cứu Ả Rập-Hồi giáo. Bên lề sự kiện, Đức Hồng Y bình luận về tình hình ở Syria sau khi Bashar al-Assad sụp đổ, ĐHY lưu ý rằng tình hình diễn ra quá nhanh và các diễn tiến mở ra hy vọng về sự tôn trọng cho tất cả mọi người, đối thoại và hòa hợp.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Đức Hồng Y Pietro Parolin, Ngoại trưởng bày tỏ lo ngại về tốc độ diễn biến nhanh chóng ở Syria, nơi một chế độ có vẻ rất vững chắc đã bị "xóa sổ". Hy vọng của ngài là những người nắm quyền có thể tạo ra "một hệ thống tôn trọng mọi người". Ngài phát biểu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Assad sụp đổ dưới tay quân nổi dậy, trong khi hiện nay tại Damascus, cung điện chính phủ của quốc gia này đang tổ chức các cuộc họp để thành lập một chính phủ chuyển tiếp.
Đức Hồng Y Parolin đang ở Milan, Ý, để tham dự một lễ hội tại Đại học Thánh Tâm có chủ đề "Nghiên cứu Đối thoại. Giải thưởng Nghiên cứu Al Issa cho Nghiên cứu Ả Rập-Hồi giáo", trong đó một khoản tài trợ nghiên cứu do Tổng thư ký của Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, Muhammad Al-Issa, dành cho các nhà nghiên cứu trẻ tập trung vào văn hóa Ả Rập-Hồi giáo sẽ được trao.
Những thay đổi nhanh chóng
Những diễn biến nhanh chóng ở Syria mang đến "một cơ hội tốt để tiếp tục xây dựng những nhịp cầu" với thế giới Hồi giáo, Đức Hồng Y Parolin bình luận khi nói chuyện với các nhà báo yêu cầu ngài cho biết phản ứng về tình hình hiện tại. Vấn đề cấp bách nhất là tình hình hỗn loạn trong 72 giờ qua ở Syria. "Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Syria, đặc biệt là vì tốc độ diễn ra của các sự kiện. Thật khó để thấu hiểu những gì đang diễn ra", Tổng trưởng Ngoại giao Vatican nhấn mạnh. "Tôi rất ngạc nhiên khi một chế độ dường như rất mạnh mẽ, rất vững chắc, lại có thể bị xụp đổ hoàn toàn trong một thời gian ngắn như vậy".
Hy vọng về sự cởi mở
Có những hy vọng thận trọng về một hệ thống cởi mở và tôn trọng tất cả mọi người. "Chúng ta hãy cùng chờ xem những diễn tiến ra sao... Có lẽ còn hơi sớm để suy đoán", ngài nói, đồng thời nói thêm, "Chúng ta đã có một số dấu hiệu về sự tôn trọng đối với các cộng đồng Kitô giáo, vì vậy chúng tôi thực sự hy vọng có một tương lai tôn trọng tất cả mọi người". Hy vọng "là những người lên nắm quyền sẽ cố gắng tạo ra một chế độ cởi mở và tôn trọng mọi người".
Tòa thánh tiếp tục công tác đối thoại và ngoại giao, mặc dù không có "vai trò chính thức", Đức Hồng Y giải thích. Ví dụ, tại Ukraine, "không có cuộc đàm phán chính thức nào được khởi xướng, nhưng chúng tôi thích ứng với mọi tình huống để tìm kiếm các điều kiện cho phép đối thoại và giải quyết vấn đề, chẳng hạn như các thỏa thuận ngừng bắn, thả con tin ở Trung Đông và viện trợ nhân đạo. Đây đều là những lĩnh vực mà chúng tôi đang tích cực tham gia".
Tầm quan trọng của đối thoại
Như thường lệ, đối thoại vẫn là ưu tiên hàng đầu. Sự kiện tại Đại học Thánh Tâm đánh dấu cơ hội củng cố những cây cầu giữa các nền văn hóa tôn giáo khác nhau cùng chia sẻ xã hội đương đại. "Một cơ hội kịp thời", Đức Hồng Y Parolin nhấn mạnh. "Tôi rất vui mừng khi một tổ chức như Università Cattolica đã đi đầu trong sáng kiến này, cho phép hiểu biết lẫn nhau, đào sâu kiến thức và thúc đẩy sự hợp tác." "Tôi tin rằng," Đức Hồng Y kết luận, "thách thức ngày nay là hợp tác để ứng phó với nhiều vấn đề và khó khăn mà thế giới đang phải đối mặt. Chúng ta cần khôi phục lại sự hiệp lực và hợp tác."
Các cam kết của Đức Hồng Y Parolin
Đức Hồng Y Parolin đang ở Milan để tham dự hội nghị tại Đại học Thánh Tâm cùng với Hiệu trưởng Đại học Elena Beccalli, cùng với Muhammad Al Issa và Wael Farouq, Phó Giáo sư Ngôn ngữ và Văn học Ả Rập. Vào sáng thứ Ba ngày 10 tháng 12, Đức Hồng Y sẽ cử hành Thánh lễ để chuẩn bị cho lễ Giáng sinh, và vào buổi chiều, ngài sẽ tham dự buổi ra mắt cuốn sách "Vì một nền kinh tế mới" của Tiến sĩ Beccalli lúc 4 giờ chiều, cuốn sách khám phá những hạn chế của mô hình kinh tế hiện tại và đề xuất một mô hình mới dựa trên đạo đức, lòng tin và sự hợp tác. Sự kiện này cũng sẽ có lời chào mừng từ Tổng giám mục Milan, Mario Delpini, và sự tham gia của nhiều người, trong đó có Alberto Quadrio Curzio, Chủ tịch danh dự của Accademia dei Lincei.