Đáp lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo Công Giáo Iraq, nhất là của Thượng Phụ Louis Raphael Sako, ngày 6 tháng 8 đã được giành cho việc cầu nguyện cho các Kitô hữu đang bị bách hại thảm khốc tại Iraq dưới bàn tay tàn bạo của Quốc Gia Hồi Giáo Trị (ISIS).
Nhân dịp này, Thượng Phụ Sako có soạn lời cầu nguyện cho hòa bình như sau:
“Lạy Chúa,
cảnh ngộ khốn khổ của đất nước chúng con
thật là sâu thẳm và sự đau khổ của các Kitô hữu
thật là nặng nề và khủng khiếp.
Vì thế, chúng con xin Chúa
tha mạng sống cho chúng con, và ban cho chúng con sự nhẫn nại,
và can đảm để chúng con tiếp tục làm chứng cho các giá trị Kitô Giáo
một cách tin tưởng và hy vọng.
Lạy Chúa, hòa bình là nền tảng của sự sống;
Xin ban cho chúng con hòa bình và ổn định giúp chúng con
sống với nhau không sợ hãi lo âu,
mà đầy phẩm giá và hân hoan.
Vinh danh Chúa đến muôn đời”.
Tất nhiên ngày này được Đức Phanxicô chúc phúc. Nền ngoại giao của ngài vốn đặt căn bản trên cầu nguyện và đối thoại. Nhiều người hoài nghi hiệu quả của phương thức này, nhưng hình như họ không học được gì từ bài học quá khứ: chiến thắng Lepanto năm 1571 là chiến thắng của tràng hạt Mân Côi.
Thực vậy, hậu bán thế kỷ 16, khi trống trận Hồi Giáo vang lên, giáo sĩ của nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên thánh chiến, và chỉ có Đức Giáo Hoàng mới đánh giá trọn vẹn được đe dọa này. Như Brandon Rogers, khi bình luận bài thơ “Lepanto” của G.K. Chesterton (người đang được vận động phong á thánh), đã viết: chỉ có Đức Piô V mới hiểu rằng “trận chiến thực sự đang diễn ra là trận chiến thiêng liêng, một cuộc đụng độ niềm tin đang diễn ra, và cái giá đặt cược là chính sự hiện hữu của Phương Tây Kitô Giáo. Có người nhận định thêm rằng: lúc đó cũng như bây giờ, bất hạnh thay, sự hợp nhất Kitô Giáo đang ở hồi tơi tả, nên sau cơn nổi loạn của Thệ Phản, Hồi Giáo thấy thời cơ của họ đã đến.
Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, trung tâm quyền lực Hồi Giáo, tìm cách khống chế Địa Trung Hải. Hải tặc cướp phá từ Bắc Phi, hải đội hùng hậu của Nhà Vua Hồi thả neo ở Đông Địa Trung Hải, còn quân đội Hồi thì dàn hàng dọc các duyên hải Châu Phi, Trung và Cận Đông, và gây áp lực lên vùng biển Adriatic. Các đạo quân này đe dọa Đế Quốc Habsburg qua ngả Balkans.
Người Thổ có tham vọng thâu tóm toàn bộ Châu Âu dưới trướng dar al-Islam, “Nhà Tùng Phục”, bắt phải suy phục luật Sharia. Là nhà của bọn vô đạo, Châu Âu bị gọi là dar al-Harb, “Nhà của Chiến Tranh”.
Mà “Nhà của Chiến Tranh” lúc đó đang chia rẽ. Đế Quốc Habsburg là chiến lũy của Âu Châu chống lại thánh chiến Hồi Giáo, nhưng cột kèo của nó đang mục nát bởi nạn Thệ Phản, những người đang làm trệch hướng các đạo quân Công Giáo, thậm chí còn hoan hô quân Hồi, được họ coi như đồng thù nghịch với giáo hoàng Rôma.
Năm 1568, Hoàng Đế Maximilian, của nửa Đế Quốc Habsburg thuộc Áo, đồng ý ký hiệp ước hòa bình với quân Thổ, nhờ thế Danube được tạm thời yên ổn tương đối.
Tại Tây Ban Nha, cột trụ khác của Đế Quốc Habsburg là Philip II. Đối với vị này, tình thế không yên ổn chút nào. Ông vốn là một nhà cai trị ác nghiệt, lầm lì. Nơi ông, không còn chỗ nào dành cho bác ái, nhưng chỗ cho âm mưu tính toán thì lúc nào cũng dư thừa, lấy cớ bảo vệ đức tin, nhưng pha trộn vào đó là đủ hầm bà làng các chất liệu không thuộc đức tin chút nào. Các hiệp sĩ của ông từng tràn ngập Tân Thế Giới, tạo nên một đế quốc bao la cung cấp cho ông đủ bạc vàng châu báu. Ông biết đấy là tương lai của ông. Nhưng cận kề phía bắc ông đang mai phục một đe dọa.
Philip không hề là bạn của Hồi Giáo, và quân Hồi vốn là mối đe dọa thường xuyên đối với việc Tây Ban Nha chiếm giữ Naples và Sicily. Các hạm đội của Tây Ban Nha đụng độ với hải tặc Hồi Giáo khắp Địa Trung Hải. Ngay thời điểm này, lục quân Tây Ban Nha đang dẹp cuộc nổi loạn Morisco của người Marốc không chịu trở lại đạo. Ông tin rằng Tây Ban Nha đủ trang bị để đánh bại quân Hồi.
Nhưng Phong Trào Thệ Phản là một điều tương đối mới. Nó là phản bội và lạc giáo. Và với Philip, nó còn tệ hại hơn nữa: nó là Kitô hữu giết Kitô hữu, nó là Kitô hữu làm khiếp đảm Đức Kitô, nó là Kitô hữu “thù ghét Đức Maria, đấng được Thiên Chúa ôm hôn tại Galilê”.
Trong khi nhà Habsburg của Áo hy vọng hòa giải được với những người Thệ Phản thuộc dòng Giécmanh đầy bạo lực của mình, thì Philip chỉ tin tưởng vào lục quân của ông. Đức Piô V cũng chẳng ưa gì người Thệ Phản, nhưng đối với ngài và các vị giáo hoàng trước ngài, Hồi Giáo vẫn là mối đe dọa thực sự. Ngài cảm thấy ngài có nhiều trách vụ cần làm, nhưng trách vụ sinh tử vẫn là đương đầu với thách thức Hồi Giáo.
Giống Philip, Đức Piô V cũng là một con người khắc khổ, không hẳn là điển hình cho một Kitô Giáo vui tươi như người Ý mong muốn. Tuy nhiên, không như Philip, ngài có một cốt lõi thiêng liêng quân bình, giữ cho ngài không mắc các sai lầm của hoàng đế. Trong tư cách giáo hoàng, ngài là một người cải cách, đem sự tinh ròng của đan viện vào việc tổ chức và quản trị Giáo Hội, duyệt chỉnh các dòng tu, giáo dục tín hữu, phúc âm hóa và chăm sóc người nghèo.
Nếu thế giới Kitô Giáo lúc ấy chia rẽ, thì Đức Piô V vẫn có thế giá cả thiêng liêng lẫn trần thế, thế giá của một vị thánh tương lai, để tổ chức một Liên Minh Thánh, một lực lượng chiến đấu bao gồm các hiệp sĩ không những của các lãnh thổ giáo hoàng và Hội Hiệp Sĩ Malta mà còn là của Ý, Đức, Tây Ban Nha và cả của Anh, Tô Cách Lan, và Bắc Âu…
Pháp chỉ được đại diện bởi các hiệp sĩ, chứ chính quốc gia này không tham gia Liên Minh, một phần vì thù nhà Habsburg. Tệ hơn nữa nhà vua Pháp còn sẵn sàng thương lượng với người Hồi Giáo nhằm quay mũi dùi hải tặc của họ chống lại Genoa và Tây Ban Nha, và đừng chống lại người Pháp. Lấy cớ mệt mỏi sau khi đánh phá nhóm Huguenots, Charles IX của Pháp xin miễn tham gia. Nước Anh Thệ Phản càng không có lý do tham gia Liên Minh.
Những nước khác, nhất là Cộng Hòa Venice, tích cực tham gia. Cái nước cộng hòa tí hon, vốn được coi như cha đẻ của chủ nghĩa tư bản này, trái với huyền thoại thường tình vẫn coi vai trò này là của phong trào Thệ Phản, đến đầu thời Trung Cổ, đã là một thị quốc vững chãi tạo ra một đế quốc cả về thương mại lẫn lãnh thổ.
Dĩ nhiên người Venice thích làm tiền hơn làm chiến tranh. Nên khi Đức Piô V kêu gọi thập tự chinh để đẩy lui quân Hồi, họ không thấy hứng thú gì cả. Dù sao, người Hồi Giáo cũng là khách hàng của họ, mà khách hàng thì lúc nào cũng đúng, dù thương gia có bí mật ghét họ cách mấy.
Tuy nhiên, cuối cùng họ buộc phải đi tới một vài kết luận tỉnh táo về cuộc gây hấn của người Hồi tại vùng Đông Địa Trung Hải. Năm 1565, người Thổ đã bao vây Đảo Malta, lúc đó đang được Hội Hiệp Sĩ Bệnh Viện bảo vệ. Trong bốn tháng trời, các hiệp sĩ can trường này đã đẩy lui quan Thổ đang vây khốn, tạo nên những thiệt hại to lớn cho kẻ thù, cuối cùng kẻ thù phải rút lui sau khi Tây Ban Nha tới tăng cường các hiệp sĩ.
Người Thổ hận các hiệp sĩ, nhưng nghĩ rằng Đảo Síp do người Venice trấn giữ là mục tiêu dễ đánh nên 5 năm sau, họ đã bao vây Đảo này. Thế là Venice, trước đây vốn làm ngơ lời kêu gọi của Đức Piô V, giờ đây buộc phải tham chiến. Vì đã quen với lề thói làm ăn, người Venice luôn luôn giành giụm đề phòng: kho lẫm quân sự của họ là lực lượng hải quân hùng hậu. Kho lẫm này bị bốc cháy năm 1569. Nên tháng Hai năm 1570, giáo sĩ Ebn Said của Thổ Nhĩ Kỳ, nhân danh Vua Selim III, tuyên thánh chiến với các Kitô hữu tại Síp. Dù không phải là một chiến binh hay thủy thủ, Selim hoàn toàn hỗ trợ mọi nhóm hải tặc sẵn sàng tấn công tầu buôn Tây Phương, bành trướng hải quân Thổ và bao vây Síp.
Người Thổ nhào tới với 70,000 quân, trong đó có lực lượng xung kích tức đội cận vệ nhà vua. Quân Công Giáo phòng vệ Síp đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 7 lần mình, ngoài ra còn gặp vận không may. Hai điểm chủ yếu tại Síp là Nicosia và Famagusta. Sau khi cầm cự được 7 tuần, vì chỉ còn lại 500 binh sĩ, Nicosia đành đầu hàng, hy vọng bảo toàn mạng sống cho thường dân. Nào ngờ, sau khi chiếm thành, quân Hồi hạ sát bất cứ Kitô hữu nào họ trông thấy: 20,000 nạn nhân bị thảm sát bất kể cấp bậc, giới tính, hay tuổi tác, trừ 1,000 phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ.
Do đó, còn lại pháo đài Famagusta làm điểm phòng ngự trên Đảo. Được kích thích bởi việc quân Thổ bêu đầu người Venice ở Nicosia, các binh sĩ Kitô Giáo cố thủ pháo đài còn lại và đôi lúc họ được các thủy thủ Venice tái cung cấp vật tư. Nhưng người tận tụy nhất trong việc hỗ trợ Famagusta chính là Đức Piô V.
Chính nhờ cố gắng ngoại giao không ngừng của ngài mà Liên Minh Thánh đã thành hình. Ngài không giận người Venice vì việc không hợp tác trước đây của họ.
Nhưng đã quá trễ đối với các chiến binh bảo vệ Famagusta. Tháng 8 năm 1571, sau 10 tháng chống cự, chỉ huy trưởng Marco Antonio, do áp lực dân sự, đã thương lượng với người Thổ. Điều kiện được thỏa thuận là: đơn vị đồn trú sẽ bị lưu đầy, dân sự được tha mạng. Binh lính bị tước vũ khí và được đưa đi lưu đầy, nhưng sau đó, tất cả đều bị thảm sát cùng với các chỉ huy của họ. Riêng Marco Antonio thì bị xẻo tai và mũi, bị bêu riếu ngay tại Famagusta và kéo lê khắp trại quân Thổ, trên mình chỉ có chiếc khố và buộc phải hôn đất trước lều của Lala Mustapha. Quân Thổ được khuyến khích ném rác rưởi và phân thối vào ông… Lala Mustapha thân hành khạc nhổ vào ông và đổ ống phân của mình lên đầu viên tướng già nua này.
Chưa hết, lúc còn thoi thóp, Marco Antonio bị lột da rồi xác ông bị nhồi và gửi tới nhà vua Thổ làm chiến tích trong một nhà kho những xác người khác.
Đứng trước sự điên dại trên, Đức Piô V có một đáp án khác và ngài tìm được người thi hành đáp án này: chàng thanh niên mới có 24 tuổi đời, đó là Don Juan của Áo.
Don Juan vốn là anh em cùng cha khác mẹ với Philip II, người luôn luôn lạnh lùng, tính toán và ghen tương người anh em này, nên đã làm mọi sự để cột chặt anh ta vào uy quyền của mình cũng như vào sự chỉ huy của các viên tướng Tây Ban Nha khác. Tuy nhiên, khi mọi sự đã đâu ra đó, các giới hạn này đã bị bẻ gẫy và Don Juan hoàn toàn thống lĩnh.
Chiến thắng trước nhất của anh là giữ cho người Venice, người Genoa và người Tây Ban Nha khỏi giết nhau. Chiến thắng thứ hai còn quan trọng hơn nữa: dẹp được các thận trọng quá trớn của một số chỉ huy, nhất là của thuỷ sư đô đốc người Genoa là Giovanni Andrea Doria: Don Juan của Áo cho hạm đội của mình tiến lên tấn kích.
Quân Thổ có khoảng 328 tầu chiến, trong đó 208 là tầu lớn loại galê (galley), số còn lại là các tầu yểm trợ nhỏ hơn. Trên đó, là gần 77,000 người, trong đó, 10,000 là cận vệ hoàng gia và 50,000 tay chèo phần đông là Kitô hữu bị bắt làm nô lệ. Dưới quyền chỉ huy của Don Juan là 206 tầu lớn (galley) với 40,000 tay chèo và thủy thủ, hơn 28,000 binh sĩ, hiệp sĩ và những tay mạo hiểm quí tộc. Ông cũng được sự chúc phúc của Đức Giáo Hoàng và cờ hiệu của ngài, lại được các cha Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và dòng Capuchin theo tháp tùng đoàn tầu, được lời cầu nguyện của các tín hữu, và các tràng hạt được nhét vào tay từng tay chèo Kitô hữu.
Đoàn tầu Công Giáo bị tầu thám thính Hồi khám phá. Chúng báo cáo về bản doanh rằng đoàn tầu này không thấm thía gì so với đoàn tầu Hồi. Ngày 7 tháng Mười năm 1571, tầu thám thính của Don Juan báo động: họ đã vào Vịnh Patras. Từ căn cứ hải quân của họ tại Lepanto kế cận vịnh Côrintô, người Thổ đã lập chiến tuyến, tiền phương của họ được dàn thành 3 mặt trận, giống phía Kitô Giáo. Dẫn đầu 3 mặt trận của Don Juan là mũi nhọn gồm một số tầu lớn, đều là những tầu chiến tuy chậm chạp, ít cơ động nhưng có hỏa lực vô song.
Trận giao tranh bắt đầu. Cánh trái của đoàn tầu Công Giáo bị tấn công dữ dội, nhiều lúc cuộc chiến sáp lá cà diễn ra ngay trên boong tầu của nhau. Bị ghìm chặt tại Mũi Scropha và bị các tầu Công Giáo khác tới tiếp chiến, đội ngũ Thổ bắt đầu tan ra rã. Giữa lúc ấy, các tay chèo Kitô hữu bị bắt làm nô lệ trên các tầu chiến Thổ nổi loạn, nên các cấp chỉ huy Thổ tìm đường lên bờ thoát chạy. Đến sáng hôm sau, thì cánh trái của đoàn tầu Công Giáo kể như chiến thắng.
Cánh giữa do Don Juan chỉ huy. Đối với anh và đối với tướng địch Ali Pasha, trận đánh này giống cuộc cỡi ngựa đấu thương. Họ bắn súng loan báo sự hiện diện của mình cho nhau biết, rồi lao mình vào trận đấu lấy tầu đại chiến của mình làm ngựa chiến. Tầu của họ va vào nhau, Don Juan dẫn đầu, và khắp chiến tuyến, đại bác, bom, tiếng súng ầm vang, rồi gươm rồi rìu xoang xoảng, trong khi các mũi tên giết người âm thầm ghim vào tầu và người.
Trong cuộc hỗn chiến này xem ra tầu chiến và binh lính của Don Juan kém ưu thế, cho tới lúc Marco Antonio Colonna, chỉ huy đoàn tầu chiến Công Giáo, dùng tầu chỉ huy của mình đâm vào tầu chỉ huy của Ali Pasha. Rồi trận chiến lục quân ngay trên boong tầu diễn ra và thực tế đã loại bỏ đoàn quân Hồi, Ali Pasha bị giết và bị chặt đầu. Cờ hiệu của Liên Minh Thánh được kéo lên cột cờ của tầu chiến Thổ.
Ở cánh phải, Andrea Doria với hội Hiệp Sĩ Malta đã hạ được đoàn tầu do Uluch Ali Pasha, một người Ý trở thành hải tặc Hồi Giáo, chỉ huy. Người Thổ đã thua trận cùng với 170 tầu chiến lớn và 33,000 người bị giết, bị thương hay bị bắt, và 12,000 kitô hữu nô lệ được giải phóng. Người Thổ mất hết cả một thế hệ xạ thủ và thủy thủ kinh nghiệm, và dù đoàn tầu chiến của họ được phục hồi và dù nhà vua Thổ thề sẽ tái thánh chiến trên biển, sự đe dọa thống trị Địa Trung Hải của đế quốc Thổ đã chấm dứt.
Phía Công Giáo có 7,500 người thiệt mạng và 22,000 người bị thương. Riêng Đức Giáo Hoàng Piô V, người đã “chỉ huy” các tín hữu đọc kinh mân côi để cầu chiến thắng, thì xác tín rằng chính lời cầu nguyện đã xoay chuyển chiến trận. Chính vì thế, ngài đã lấy trận đánh Lepanto làm ngày lễ Đức Mẹ Chiến Thắng, sau đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Nhân dịp này, Thượng Phụ Sako có soạn lời cầu nguyện cho hòa bình như sau:
“Lạy Chúa,
cảnh ngộ khốn khổ của đất nước chúng con
thật là sâu thẳm và sự đau khổ của các Kitô hữu
thật là nặng nề và khủng khiếp.
Vì thế, chúng con xin Chúa
tha mạng sống cho chúng con, và ban cho chúng con sự nhẫn nại,
và can đảm để chúng con tiếp tục làm chứng cho các giá trị Kitô Giáo
một cách tin tưởng và hy vọng.
Lạy Chúa, hòa bình là nền tảng của sự sống;
Xin ban cho chúng con hòa bình và ổn định giúp chúng con
sống với nhau không sợ hãi lo âu,
mà đầy phẩm giá và hân hoan.
Vinh danh Chúa đến muôn đời”.
Tất nhiên ngày này được Đức Phanxicô chúc phúc. Nền ngoại giao của ngài vốn đặt căn bản trên cầu nguyện và đối thoại. Nhiều người hoài nghi hiệu quả của phương thức này, nhưng hình như họ không học được gì từ bài học quá khứ: chiến thắng Lepanto năm 1571 là chiến thắng của tràng hạt Mân Côi.
Thực vậy, hậu bán thế kỷ 16, khi trống trận Hồi Giáo vang lên, giáo sĩ của nhà vua Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên thánh chiến, và chỉ có Đức Giáo Hoàng mới đánh giá trọn vẹn được đe dọa này. Như Brandon Rogers, khi bình luận bài thơ “Lepanto” của G.K. Chesterton (người đang được vận động phong á thánh), đã viết: chỉ có Đức Piô V mới hiểu rằng “trận chiến thực sự đang diễn ra là trận chiến thiêng liêng, một cuộc đụng độ niềm tin đang diễn ra, và cái giá đặt cược là chính sự hiện hữu của Phương Tây Kitô Giáo. Có người nhận định thêm rằng: lúc đó cũng như bây giờ, bất hạnh thay, sự hợp nhất Kitô Giáo đang ở hồi tơi tả, nên sau cơn nổi loạn của Thệ Phản, Hồi Giáo thấy thời cơ của họ đã đến.
Đế Quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, trung tâm quyền lực Hồi Giáo, tìm cách khống chế Địa Trung Hải. Hải tặc cướp phá từ Bắc Phi, hải đội hùng hậu của Nhà Vua Hồi thả neo ở Đông Địa Trung Hải, còn quân đội Hồi thì dàn hàng dọc các duyên hải Châu Phi, Trung và Cận Đông, và gây áp lực lên vùng biển Adriatic. Các đạo quân này đe dọa Đế Quốc Habsburg qua ngả Balkans.
Người Thổ có tham vọng thâu tóm toàn bộ Châu Âu dưới trướng dar al-Islam, “Nhà Tùng Phục”, bắt phải suy phục luật Sharia. Là nhà của bọn vô đạo, Châu Âu bị gọi là dar al-Harb, “Nhà của Chiến Tranh”.
Mà “Nhà của Chiến Tranh” lúc đó đang chia rẽ. Đế Quốc Habsburg là chiến lũy của Âu Châu chống lại thánh chiến Hồi Giáo, nhưng cột kèo của nó đang mục nát bởi nạn Thệ Phản, những người đang làm trệch hướng các đạo quân Công Giáo, thậm chí còn hoan hô quân Hồi, được họ coi như đồng thù nghịch với giáo hoàng Rôma.
Năm 1568, Hoàng Đế Maximilian, của nửa Đế Quốc Habsburg thuộc Áo, đồng ý ký hiệp ước hòa bình với quân Thổ, nhờ thế Danube được tạm thời yên ổn tương đối.
Tại Tây Ban Nha, cột trụ khác của Đế Quốc Habsburg là Philip II. Đối với vị này, tình thế không yên ổn chút nào. Ông vốn là một nhà cai trị ác nghiệt, lầm lì. Nơi ông, không còn chỗ nào dành cho bác ái, nhưng chỗ cho âm mưu tính toán thì lúc nào cũng dư thừa, lấy cớ bảo vệ đức tin, nhưng pha trộn vào đó là đủ hầm bà làng các chất liệu không thuộc đức tin chút nào. Các hiệp sĩ của ông từng tràn ngập Tân Thế Giới, tạo nên một đế quốc bao la cung cấp cho ông đủ bạc vàng châu báu. Ông biết đấy là tương lai của ông. Nhưng cận kề phía bắc ông đang mai phục một đe dọa.
Philip không hề là bạn của Hồi Giáo, và quân Hồi vốn là mối đe dọa thường xuyên đối với việc Tây Ban Nha chiếm giữ Naples và Sicily. Các hạm đội của Tây Ban Nha đụng độ với hải tặc Hồi Giáo khắp Địa Trung Hải. Ngay thời điểm này, lục quân Tây Ban Nha đang dẹp cuộc nổi loạn Morisco của người Marốc không chịu trở lại đạo. Ông tin rằng Tây Ban Nha đủ trang bị để đánh bại quân Hồi.
Nhưng Phong Trào Thệ Phản là một điều tương đối mới. Nó là phản bội và lạc giáo. Và với Philip, nó còn tệ hại hơn nữa: nó là Kitô hữu giết Kitô hữu, nó là Kitô hữu làm khiếp đảm Đức Kitô, nó là Kitô hữu “thù ghét Đức Maria, đấng được Thiên Chúa ôm hôn tại Galilê”.
Trong khi nhà Habsburg của Áo hy vọng hòa giải được với những người Thệ Phản thuộc dòng Giécmanh đầy bạo lực của mình, thì Philip chỉ tin tưởng vào lục quân của ông. Đức Piô V cũng chẳng ưa gì người Thệ Phản, nhưng đối với ngài và các vị giáo hoàng trước ngài, Hồi Giáo vẫn là mối đe dọa thực sự. Ngài cảm thấy ngài có nhiều trách vụ cần làm, nhưng trách vụ sinh tử vẫn là đương đầu với thách thức Hồi Giáo.
Giống Philip, Đức Piô V cũng là một con người khắc khổ, không hẳn là điển hình cho một Kitô Giáo vui tươi như người Ý mong muốn. Tuy nhiên, không như Philip, ngài có một cốt lõi thiêng liêng quân bình, giữ cho ngài không mắc các sai lầm của hoàng đế. Trong tư cách giáo hoàng, ngài là một người cải cách, đem sự tinh ròng của đan viện vào việc tổ chức và quản trị Giáo Hội, duyệt chỉnh các dòng tu, giáo dục tín hữu, phúc âm hóa và chăm sóc người nghèo.
Nếu thế giới Kitô Giáo lúc ấy chia rẽ, thì Đức Piô V vẫn có thế giá cả thiêng liêng lẫn trần thế, thế giá của một vị thánh tương lai, để tổ chức một Liên Minh Thánh, một lực lượng chiến đấu bao gồm các hiệp sĩ không những của các lãnh thổ giáo hoàng và Hội Hiệp Sĩ Malta mà còn là của Ý, Đức, Tây Ban Nha và cả của Anh, Tô Cách Lan, và Bắc Âu…
Pháp chỉ được đại diện bởi các hiệp sĩ, chứ chính quốc gia này không tham gia Liên Minh, một phần vì thù nhà Habsburg. Tệ hơn nữa nhà vua Pháp còn sẵn sàng thương lượng với người Hồi Giáo nhằm quay mũi dùi hải tặc của họ chống lại Genoa và Tây Ban Nha, và đừng chống lại người Pháp. Lấy cớ mệt mỏi sau khi đánh phá nhóm Huguenots, Charles IX của Pháp xin miễn tham gia. Nước Anh Thệ Phản càng không có lý do tham gia Liên Minh.
Những nước khác, nhất là Cộng Hòa Venice, tích cực tham gia. Cái nước cộng hòa tí hon, vốn được coi như cha đẻ của chủ nghĩa tư bản này, trái với huyền thoại thường tình vẫn coi vai trò này là của phong trào Thệ Phản, đến đầu thời Trung Cổ, đã là một thị quốc vững chãi tạo ra một đế quốc cả về thương mại lẫn lãnh thổ.
Dĩ nhiên người Venice thích làm tiền hơn làm chiến tranh. Nên khi Đức Piô V kêu gọi thập tự chinh để đẩy lui quân Hồi, họ không thấy hứng thú gì cả. Dù sao, người Hồi Giáo cũng là khách hàng của họ, mà khách hàng thì lúc nào cũng đúng, dù thương gia có bí mật ghét họ cách mấy.
Tuy nhiên, cuối cùng họ buộc phải đi tới một vài kết luận tỉnh táo về cuộc gây hấn của người Hồi tại vùng Đông Địa Trung Hải. Năm 1565, người Thổ đã bao vây Đảo Malta, lúc đó đang được Hội Hiệp Sĩ Bệnh Viện bảo vệ. Trong bốn tháng trời, các hiệp sĩ can trường này đã đẩy lui quan Thổ đang vây khốn, tạo nên những thiệt hại to lớn cho kẻ thù, cuối cùng kẻ thù phải rút lui sau khi Tây Ban Nha tới tăng cường các hiệp sĩ.
Người Thổ hận các hiệp sĩ, nhưng nghĩ rằng Đảo Síp do người Venice trấn giữ là mục tiêu dễ đánh nên 5 năm sau, họ đã bao vây Đảo này. Thế là Venice, trước đây vốn làm ngơ lời kêu gọi của Đức Piô V, giờ đây buộc phải tham chiến. Vì đã quen với lề thói làm ăn, người Venice luôn luôn giành giụm đề phòng: kho lẫm quân sự của họ là lực lượng hải quân hùng hậu. Kho lẫm này bị bốc cháy năm 1569. Nên tháng Hai năm 1570, giáo sĩ Ebn Said của Thổ Nhĩ Kỳ, nhân danh Vua Selim III, tuyên thánh chiến với các Kitô hữu tại Síp. Dù không phải là một chiến binh hay thủy thủ, Selim hoàn toàn hỗ trợ mọi nhóm hải tặc sẵn sàng tấn công tầu buôn Tây Phương, bành trướng hải quân Thổ và bao vây Síp.
Người Thổ nhào tới với 70,000 quân, trong đó có lực lượng xung kích tức đội cận vệ nhà vua. Quân Công Giáo phòng vệ Síp đối đầu với một lực lượng địch đông gấp 7 lần mình, ngoài ra còn gặp vận không may. Hai điểm chủ yếu tại Síp là Nicosia và Famagusta. Sau khi cầm cự được 7 tuần, vì chỉ còn lại 500 binh sĩ, Nicosia đành đầu hàng, hy vọng bảo toàn mạng sống cho thường dân. Nào ngờ, sau khi chiếm thành, quân Hồi hạ sát bất cứ Kitô hữu nào họ trông thấy: 20,000 nạn nhân bị thảm sát bất kể cấp bậc, giới tính, hay tuổi tác, trừ 1,000 phụ nữ và trẻ em bị bắt làm nô lệ.
Do đó, còn lại pháo đài Famagusta làm điểm phòng ngự trên Đảo. Được kích thích bởi việc quân Thổ bêu đầu người Venice ở Nicosia, các binh sĩ Kitô Giáo cố thủ pháo đài còn lại và đôi lúc họ được các thủy thủ Venice tái cung cấp vật tư. Nhưng người tận tụy nhất trong việc hỗ trợ Famagusta chính là Đức Piô V.
Chính nhờ cố gắng ngoại giao không ngừng của ngài mà Liên Minh Thánh đã thành hình. Ngài không giận người Venice vì việc không hợp tác trước đây của họ.
Nhưng đã quá trễ đối với các chiến binh bảo vệ Famagusta. Tháng 8 năm 1571, sau 10 tháng chống cự, chỉ huy trưởng Marco Antonio, do áp lực dân sự, đã thương lượng với người Thổ. Điều kiện được thỏa thuận là: đơn vị đồn trú sẽ bị lưu đầy, dân sự được tha mạng. Binh lính bị tước vũ khí và được đưa đi lưu đầy, nhưng sau đó, tất cả đều bị thảm sát cùng với các chỉ huy của họ. Riêng Marco Antonio thì bị xẻo tai và mũi, bị bêu riếu ngay tại Famagusta và kéo lê khắp trại quân Thổ, trên mình chỉ có chiếc khố và buộc phải hôn đất trước lều của Lala Mustapha. Quân Thổ được khuyến khích ném rác rưởi và phân thối vào ông… Lala Mustapha thân hành khạc nhổ vào ông và đổ ống phân của mình lên đầu viên tướng già nua này.
Chưa hết, lúc còn thoi thóp, Marco Antonio bị lột da rồi xác ông bị nhồi và gửi tới nhà vua Thổ làm chiến tích trong một nhà kho những xác người khác.
Đứng trước sự điên dại trên, Đức Piô V có một đáp án khác và ngài tìm được người thi hành đáp án này: chàng thanh niên mới có 24 tuổi đời, đó là Don Juan của Áo.
Don Juan vốn là anh em cùng cha khác mẹ với Philip II, người luôn luôn lạnh lùng, tính toán và ghen tương người anh em này, nên đã làm mọi sự để cột chặt anh ta vào uy quyền của mình cũng như vào sự chỉ huy của các viên tướng Tây Ban Nha khác. Tuy nhiên, khi mọi sự đã đâu ra đó, các giới hạn này đã bị bẻ gẫy và Don Juan hoàn toàn thống lĩnh.
Chiến thắng trước nhất của anh là giữ cho người Venice, người Genoa và người Tây Ban Nha khỏi giết nhau. Chiến thắng thứ hai còn quan trọng hơn nữa: dẹp được các thận trọng quá trớn của một số chỉ huy, nhất là của thuỷ sư đô đốc người Genoa là Giovanni Andrea Doria: Don Juan của Áo cho hạm đội của mình tiến lên tấn kích.
Quân Thổ có khoảng 328 tầu chiến, trong đó 208 là tầu lớn loại galê (galley), số còn lại là các tầu yểm trợ nhỏ hơn. Trên đó, là gần 77,000 người, trong đó, 10,000 là cận vệ hoàng gia và 50,000 tay chèo phần đông là Kitô hữu bị bắt làm nô lệ. Dưới quyền chỉ huy của Don Juan là 206 tầu lớn (galley) với 40,000 tay chèo và thủy thủ, hơn 28,000 binh sĩ, hiệp sĩ và những tay mạo hiểm quí tộc. Ông cũng được sự chúc phúc của Đức Giáo Hoàng và cờ hiệu của ngài, lại được các cha Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và dòng Capuchin theo tháp tùng đoàn tầu, được lời cầu nguyện của các tín hữu, và các tràng hạt được nhét vào tay từng tay chèo Kitô hữu.
Đoàn tầu Công Giáo bị tầu thám thính Hồi khám phá. Chúng báo cáo về bản doanh rằng đoàn tầu này không thấm thía gì so với đoàn tầu Hồi. Ngày 7 tháng Mười năm 1571, tầu thám thính của Don Juan báo động: họ đã vào Vịnh Patras. Từ căn cứ hải quân của họ tại Lepanto kế cận vịnh Côrintô, người Thổ đã lập chiến tuyến, tiền phương của họ được dàn thành 3 mặt trận, giống phía Kitô Giáo. Dẫn đầu 3 mặt trận của Don Juan là mũi nhọn gồm một số tầu lớn, đều là những tầu chiến tuy chậm chạp, ít cơ động nhưng có hỏa lực vô song.
Trận giao tranh bắt đầu. Cánh trái của đoàn tầu Công Giáo bị tấn công dữ dội, nhiều lúc cuộc chiến sáp lá cà diễn ra ngay trên boong tầu của nhau. Bị ghìm chặt tại Mũi Scropha và bị các tầu Công Giáo khác tới tiếp chiến, đội ngũ Thổ bắt đầu tan ra rã. Giữa lúc ấy, các tay chèo Kitô hữu bị bắt làm nô lệ trên các tầu chiến Thổ nổi loạn, nên các cấp chỉ huy Thổ tìm đường lên bờ thoát chạy. Đến sáng hôm sau, thì cánh trái của đoàn tầu Công Giáo kể như chiến thắng.
Cánh giữa do Don Juan chỉ huy. Đối với anh và đối với tướng địch Ali Pasha, trận đánh này giống cuộc cỡi ngựa đấu thương. Họ bắn súng loan báo sự hiện diện của mình cho nhau biết, rồi lao mình vào trận đấu lấy tầu đại chiến của mình làm ngựa chiến. Tầu của họ va vào nhau, Don Juan dẫn đầu, và khắp chiến tuyến, đại bác, bom, tiếng súng ầm vang, rồi gươm rồi rìu xoang xoảng, trong khi các mũi tên giết người âm thầm ghim vào tầu và người.
Trong cuộc hỗn chiến này xem ra tầu chiến và binh lính của Don Juan kém ưu thế, cho tới lúc Marco Antonio Colonna, chỉ huy đoàn tầu chiến Công Giáo, dùng tầu chỉ huy của mình đâm vào tầu chỉ huy của Ali Pasha. Rồi trận chiến lục quân ngay trên boong tầu diễn ra và thực tế đã loại bỏ đoàn quân Hồi, Ali Pasha bị giết và bị chặt đầu. Cờ hiệu của Liên Minh Thánh được kéo lên cột cờ của tầu chiến Thổ.
Ở cánh phải, Andrea Doria với hội Hiệp Sĩ Malta đã hạ được đoàn tầu do Uluch Ali Pasha, một người Ý trở thành hải tặc Hồi Giáo, chỉ huy. Người Thổ đã thua trận cùng với 170 tầu chiến lớn và 33,000 người bị giết, bị thương hay bị bắt, và 12,000 kitô hữu nô lệ được giải phóng. Người Thổ mất hết cả một thế hệ xạ thủ và thủy thủ kinh nghiệm, và dù đoàn tầu chiến của họ được phục hồi và dù nhà vua Thổ thề sẽ tái thánh chiến trên biển, sự đe dọa thống trị Địa Trung Hải của đế quốc Thổ đã chấm dứt.
Phía Công Giáo có 7,500 người thiệt mạng và 22,000 người bị thương. Riêng Đức Giáo Hoàng Piô V, người đã “chỉ huy” các tín hữu đọc kinh mân côi để cầu chiến thắng, thì xác tín rằng chính lời cầu nguyện đã xoay chuyển chiến trận. Chính vì thế, ngài đã lấy trận đánh Lepanto làm ngày lễ Đức Mẹ Chiến Thắng, sau đổi thành lễ Đức Mẹ Mân Côi.