Liền ngay sau khi được bầu làm giáo hoàng ngày 13 tháng Ba, năm 2013, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tự nhủ mình: “Này Jorge, đừng có thay đổi, tiếp tục là chính mình đi, vì thay đổi vào tuổi này quả là một trò hề”.
Ngài tiết lộ như thế trong một cuộc phỏng vấn độc quyền do Elisabetta Piquè của tờ La Nacion, Á Căn Đình, thực hiện và được công bố ngày 7 tháng Mười Hai. Elisabetta vốn là phóng viên tại Ý của tờ La Nacion và là tác giả cuốn Francis: Life and Revolution (Loyola Press).
Ngài trả lời các câu hỏi của bà trong khoảng 50 phút về đủ mọi vấn đề từ THĐ, tới người ly dị tái hôn, cải tổ Giáo Triều, tới việc ngài bị chống đối, việc ngài “sa thải” Đức HY Raymond Burke và trưởng đội vệ binh Thụy Sĩ và các cuộc tông du ngoại quốc mới đây.
Được hỏi ngài nghĩ sao về việc một số giới trong Giáo Hội cảm thấy mất hướng và cho rằng Giáo Hội hiện đang giống như một con tầu không có tay lái, nhất là sau THĐ vừa qua, Đức Phanxicô hỏi lại: liệu người ta có thực sự nói điều đó hay không. Ngài quả quyết rằng vấn đề một phần do việc người ta không chịu đọc những gì ngài đã viết: một thông điệp viết chung với Đức Bênêđíctô XVI, các bài giảng lễ, các lời tuyên bố, và “Niềm Vui Tin Mừng”. Ngài nhắc nhở rằng lúc kết thúc THĐ, bài diễn văn kết thúc của ngài được các giám mục tiếp nhận rất phấn khởi, “điều này cho thấy vấn đề đâu phải là Đức Giáo Hoàng”.
Trước câu hỏi: một số người, nhất là sau THĐ, sợ rằng tín lý truyền thống của Giáo Hội về hôn nhân sẽ bị bãi bỏ, Đức Phanxicô cho hay: “Lúc nào cũng có sợ sệt cả, nhưng chỉ vì người ta không chịu đọc sự việc (các bản văn) hoặc họ chỉ đọc tin tức trên nhật báo, các bài báo. Họ không đọc những gì đã được THĐ biểu quyết và công bố”. Ngài liệt kê 3 điều mà ngài cho là kết quả “dứt khoát” của THĐ: “Tường trình sau cùng, sứ điệp hậu THĐ, và bài diễn văn của Đức GH”. Nhưng ngay những văn kiện này cũng chỉ có tính tương đối, ngài nhận định như thế, vì chúng sẽ “được biến cải thành các chỉ dẫn” cho THĐ tháng Mười, năm 2015.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “không ai nói về hôn nhân đồng tính tại THĐ, việc này không xẩy ra đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói đến việc một gia đình có đứa con trai hay con gái đồng tính thì phải giáo dục nó ra sao, phải khuyên dạy nó thế nào, phải giúp gia đình này cách nào để họ tiến tới trong hoàn cảnh trước đây ít xẩy ra. Thành thử, tại THĐ, người ta chỉ nói về gia đình và những người đồng tính trong tương quan với gia đình họ, vì đây là một thực tại mà chúng tôi gặp rất nhiều trong tòa giải tội”. Cho nên, THĐ phải thấy ra “việc làm cách nào giúp ông bố bà mẹ đồng hành với đứa con của mình. Đó là điều đã được đề cập tại THĐ. Vì lý do này, có người cho rằng có nhiều yếu tố tích cực trong dự thảo đầu tiên. Nhưng dự thảo ấy cũng chỉ có giá trị tương đối”.
Ngài cho biết ngài “không sợ” bước theo diễn trình công đồng (synodality) này, nghĩa là cùng nhau làm cuộc hành trình, “vì chính Thiên Chúa yêu cầu ta làm cuộc hành trình này. Hơn nữa, giáo hoàng là người bảo đảm; ngài có mặt ở đó để lưu tâm tới cả việc này nữa. Nên điều cần thiết là tiếp tục với con đường này”.
Đức GH Phanxicô còn nhắc nhở rằng trong bài diễn văn bế mạc của ngài với THĐ, ngài lưu ý tới sự kiện: “không được đụng tới một điểm tín lý nào của Giáo Hội về hôn nhân cả”. Còn đối với người ly dị tái hôn, ngài bảo: “chúng tôi có nêu vấn đề: ‘chúng ta có thể làm gì với họ, có thể mở cánh cửa nào cho họ? Đây là một quan tâm mục vụ: họ có được chịu lễ hay không?”. Nhưng Đức Phanxicô cho hay: “Không phải là một giải pháp nếu họ lên rước lễ. Nguyên việc đó mà thôi không phải là một giải pháp, giải pháp là việc hội nhập (integration). Họ không bị tuyệt thông, đúng như thế. Nhưng nào là họ không được làm cha mẹ đỡ đầu lúc chịu phép rửa. Nào là họ không được đọc sách thánh trong thánh lễ. Nào là họ không được cho rước lễ, không được dạy giáo lý, không được làm bẩy chuyện. Tôi có cả hàng bảng liệt kê dài ở đây. Xin ngừng lại đi! Nếu cứ nằng nặc như thế, xem ra họ bị tuyệt thông trên thực tế rồi còn gì”. Ngài nhận định như thế.
Ngài cho rằng, vấn đề vì thế là “mở cửa nhiều hơn nữa. Tại sao họ không được đỡ đầu lúc chịu phép rửa?” Ngài bảo: người ta nói không vì hỏi rằng “họ làm chứng tá gì cho đứa con đỡ đầu?” Nhưng vẫn có thể có chứng tá của một người đàn ông và một người đàn bà biết nói rằng “Vâng, tôi đã mắc lầm lỗi, tôi đã trượt ngã về điểm này, nhưng tôi tin Chúa thương tôi, tôi muốn theo Chúa, tội lỗi không chiến thắng tôi, tôi nhất định bước đi”. Ngài bảo: thử hỏi có chứng tá Kitô Giáo nào hơn thế không? Ngài so sánh những người như thế với trường hợp “những người lừa đảo chính trị thối nát” vẫn “tới làm cha mẹ đỡ đầu và vẫn cứ kết hôn trong nhà thờ”. Giáo Hội có chấp nhận những người này không? Thế thì họ đem lại cho đứa con đỡ đầu của họ thứ chứng tá nào? Ngài kết luận: “ta phải thay đổi sự việc đi một chút” liên quan tới các qui định và các giá trị về tác phong.
Một số người tự gọi là “bảo thủ” cho rằng Đức Phanxicô "sa thải” Đức HY Raymond Burke, nguyên đứng đầu Tòa Án Tối Cao của Giáo Hội, vì ngài dẫn đầu nhóm chống lại bất cứ loại thay đổi nào tại THĐ về gia đình. Đức GH bác bỏ lối giải thích này. Ngài giải thích rằng “Đức HY Burke, một ngày kia, hỏi tôi rằng ngài sẽ phải làm gì vì ngài chưa được xác nhận chức vụ trong ngành luật pháp, và đến lúc đó, vẫn còn đang trong công thức ‘cho tới lúc được quyết định cách khác’”. Ngài bảo lúc đó, ngài nói với Đức HY “xin Đức HY cho tôi thêm chút thời gian nữa vì trong Nhóm G9, các vị ấy đang nghĩ tới việc tái tổ chức lại ngành luật pháp”. Sau đó, Đức GH cho hay, “chức vụ ở Hội Malta được đặt ra, và cần một vị giáo phẩm Mỹ khôn ngoan ở đó, một vị có khả năng di chuyển trong một môi trường như thế, nên tôi nghĩ dành cho ngài chức vụ này. Tôi đề nghị điều này với ngài trước THĐ khá xa và tôi nói: ‘việc này sẽ diễn ra sau THĐ vì tôi muốn Đức HY tham dự THĐ trong tư cách một người đứng đầu một bộ của Tòa Thánh, vì làm tuyên úy cho Hội Malta, Đức HY không có khả năng làm điều đó’”.
Ngài cho biết Đức HY Burke “cám ơn tôi rất nhiều, một cách vui vẻ và nhận việc đó, thành thử đối với tôi xem ra ngài thích việc đó. Vì ngài là người ưa di chuyển, du hành, và ở đây, ngài sẽ có việc để làm. Do đó, chắc chắn tôi đâu có sa thải ngài vì cách ngài ứng xử tại THĐ”.
Ngài cũng bác bỏ việc sa thải người đứng đầu đội vệ binh Thụy Sĩ. Vì thực ra, người này hết hạn phục vụ trước cả khi ngài được bầu làm giáo hoàng; chính ngài lưu nhiệm ông cho tới lúc có người thay thế.
Về việc cải tổ Giáo Triều, ngài cho hay chưa thể hoàn tất trong năm 2015. Tuy nhiên, lúc này, ngài lưu tâm hơn tới việc cải tổ thiêng liêng, cải tổ cõi lòng. Ngài cho biết Ngân Hàng Vatican hiện nay hoạt động rất tốt. Lãnh vực kinh tế cũng thế. Ngài dự kiến rằng khi cuộc cải tổ hoàn tất, mỗi thánh bộ tại Vatican sẽ do một vị Hồng Y đứng đầu, vì “sự gần gũi của vị này với Đức Giáo Hoàng, như một cộng sự viên tại một lãnh vực nhất định”. Nhưng điều đáng lưu ý là Đức Phanxicô tuyên bố rằng: “các thư ký của các thánh bộ này không cần là giám mục”.
Mọi vị giáo hoàng gần đây đều gặp chống đối ở một giai đoạn nào đó, và, sau 20 tháng, việc chống đối Đức Phanxicô, bắt đầu chỉ có tính thầm lặng, nay đã trở thành hiển hiện nhiều hơn. Được hỏi cảm nghĩ của ngài về việc này, Đức Phanxicô tuyên bố rằng ngài coi đó là một “dấu hiệu tốt” vì việc chống đối đã ra công khai, “người ta không còn nói sau lưng khi không đồng ý nữa. Làm công khai sự việc như thế là điều lành mạnh, rất lành mạnh”. Ngài cho rằng việc chống đối này có liên quan tới các quyết định được ngài đưa ra, “các quyết định đụng tới một số quyền lợi kinh tế, các quyết định khác thì có tính mục vụ nhiều hơn”. Nhưng ngài không lo âu, “không có quan điểm khác biệt mới là điều bất thường”. Khi đã tiến khá xa trong việc thanh lọc và cải tổ, ngài cảm thấy thư thái, và nhận định “Chúa thật tốt đối với tôi, Người ban cho tôi mội liều lượng không để bụng (unconsciousness) khá lành mạnh. Tôi cứ tiếp tục làm điều tôi phải làm”.
Về sức khỏe bản thân, ngài cho biết vào tuổi này, dĩ nhiên cảm thấy lúc đau chỗ này lúc đau chỗ kia. “Nhưng tôi ở trong tay Chúa, và cho tới nay, vẫn có thể theo kịp nhịp độ làm việc ít nhiều tốt đẹp”.
Ngài sẽ mừng sinh nhật lần thứ 78 vào ngày 17 tháng Mười Hai này, bằng một bữa ăn với các nhân viên tại Nhà Thánh Mácta. Nhưng ngài tiết lộ: năm ngoái, chính vị Trưởng Cơ Quan Làm Phúc của Tòa Thánh đã mời mấy thanh niên vô gia cư tới dùng bữa sáng với các nhân viên của Nhà Thánh Mácta. “Việc ấy rất tốt”, nhưng đã tạo nên một giai thoại: sự thật là ngài dùng bữa sáng với mọi nhân viên của Nhà Thánh Mácta, và các thanh niên vô gia cư có mặt trong số này.
Ngài cho biết trong năm 2015, ngài dự định tới một số quốc gia ở Phi Châu và 3 quốc gia khác tại Mỹ Châu La Tinh, nhưng không phải là Á Căn Đình, phải năm 2016 ngài mới tới nước này được.
Nói về Á Căn Đình, Đức Phanxicô giải thích rằng ngài sẽ không tiếp kiến riêng các chính trị gia nào từ quê hương của ngài trong năm 2015 vì ngài không muốn can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại đó.
Được hỏi phản ứng về việc Phúc Trình Pew mới đây cho hay: bất chấp “hiệu quả Phanxicô”, Người Công Giáo vẫn tiếp tục rời bỏ Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh, ngài cho hay: các dữ kiện duy nhất ngài có là từ phiên họp của các giám mục Mỹ Châu La Tinh tại Aparecida năm 2007. Ngài cho rằng có nhiều nhân tố giải thích việc rời bỏ này: các nhân tố bên ngoài, như người ta bị lôi cuốn bởi “nền thần học thịnh vượng”, và các nhân tố bên trong, trong đó có việc Giáo Hội “thiếu gần gũi” với người ta, và nạn “giáo sĩ trị” ngăn cản không để giáo dân trưởng thành. Ngài bảo, nhưng ngày nay, người Công Giáo “được mời gọi” gần gũi với người ta, gần gũi các vấn nạn của họ và các hoàn cản thực của họ. Ngài nhắc nhở rằng ngài từng nói điều này trong văn kiện có tính lên chương trình của ngài là “Niềm Vui Tin Mừng” và ngài khuyến khích Giáo Hội nên giống như “một bệnh viện dã chiến” biết chăm sóc và chữa chạy cho những ai bị thương.
Ngài tiết lộ như thế trong một cuộc phỏng vấn độc quyền do Elisabetta Piquè của tờ La Nacion, Á Căn Đình, thực hiện và được công bố ngày 7 tháng Mười Hai. Elisabetta vốn là phóng viên tại Ý của tờ La Nacion và là tác giả cuốn Francis: Life and Revolution (Loyola Press).
Ngài trả lời các câu hỏi của bà trong khoảng 50 phút về đủ mọi vấn đề từ THĐ, tới người ly dị tái hôn, cải tổ Giáo Triều, tới việc ngài bị chống đối, việc ngài “sa thải” Đức HY Raymond Burke và trưởng đội vệ binh Thụy Sĩ và các cuộc tông du ngoại quốc mới đây.
Được hỏi ngài nghĩ sao về việc một số giới trong Giáo Hội cảm thấy mất hướng và cho rằng Giáo Hội hiện đang giống như một con tầu không có tay lái, nhất là sau THĐ vừa qua, Đức Phanxicô hỏi lại: liệu người ta có thực sự nói điều đó hay không. Ngài quả quyết rằng vấn đề một phần do việc người ta không chịu đọc những gì ngài đã viết: một thông điệp viết chung với Đức Bênêđíctô XVI, các bài giảng lễ, các lời tuyên bố, và “Niềm Vui Tin Mừng”. Ngài nhắc nhở rằng lúc kết thúc THĐ, bài diễn văn kết thúc của ngài được các giám mục tiếp nhận rất phấn khởi, “điều này cho thấy vấn đề đâu phải là Đức Giáo Hoàng”.
Trước câu hỏi: một số người, nhất là sau THĐ, sợ rằng tín lý truyền thống của Giáo Hội về hôn nhân sẽ bị bãi bỏ, Đức Phanxicô cho hay: “Lúc nào cũng có sợ sệt cả, nhưng chỉ vì người ta không chịu đọc sự việc (các bản văn) hoặc họ chỉ đọc tin tức trên nhật báo, các bài báo. Họ không đọc những gì đã được THĐ biểu quyết và công bố”. Ngài liệt kê 3 điều mà ngài cho là kết quả “dứt khoát” của THĐ: “Tường trình sau cùng, sứ điệp hậu THĐ, và bài diễn văn của Đức GH”. Nhưng ngay những văn kiện này cũng chỉ có tính tương đối, ngài nhận định như thế, vì chúng sẽ “được biến cải thành các chỉ dẫn” cho THĐ tháng Mười, năm 2015.
Đức Phanxicô nhấn mạnh rằng “không ai nói về hôn nhân đồng tính tại THĐ, việc này không xẩy ra đối với chúng tôi. Chúng tôi chỉ nói đến việc một gia đình có đứa con trai hay con gái đồng tính thì phải giáo dục nó ra sao, phải khuyên dạy nó thế nào, phải giúp gia đình này cách nào để họ tiến tới trong hoàn cảnh trước đây ít xẩy ra. Thành thử, tại THĐ, người ta chỉ nói về gia đình và những người đồng tính trong tương quan với gia đình họ, vì đây là một thực tại mà chúng tôi gặp rất nhiều trong tòa giải tội”. Cho nên, THĐ phải thấy ra “việc làm cách nào giúp ông bố bà mẹ đồng hành với đứa con của mình. Đó là điều đã được đề cập tại THĐ. Vì lý do này, có người cho rằng có nhiều yếu tố tích cực trong dự thảo đầu tiên. Nhưng dự thảo ấy cũng chỉ có giá trị tương đối”.
Ngài cho biết ngài “không sợ” bước theo diễn trình công đồng (synodality) này, nghĩa là cùng nhau làm cuộc hành trình, “vì chính Thiên Chúa yêu cầu ta làm cuộc hành trình này. Hơn nữa, giáo hoàng là người bảo đảm; ngài có mặt ở đó để lưu tâm tới cả việc này nữa. Nên điều cần thiết là tiếp tục với con đường này”.
Đức GH Phanxicô còn nhắc nhở rằng trong bài diễn văn bế mạc của ngài với THĐ, ngài lưu ý tới sự kiện: “không được đụng tới một điểm tín lý nào của Giáo Hội về hôn nhân cả”. Còn đối với người ly dị tái hôn, ngài bảo: “chúng tôi có nêu vấn đề: ‘chúng ta có thể làm gì với họ, có thể mở cánh cửa nào cho họ? Đây là một quan tâm mục vụ: họ có được chịu lễ hay không?”. Nhưng Đức Phanxicô cho hay: “Không phải là một giải pháp nếu họ lên rước lễ. Nguyên việc đó mà thôi không phải là một giải pháp, giải pháp là việc hội nhập (integration). Họ không bị tuyệt thông, đúng như thế. Nhưng nào là họ không được làm cha mẹ đỡ đầu lúc chịu phép rửa. Nào là họ không được đọc sách thánh trong thánh lễ. Nào là họ không được cho rước lễ, không được dạy giáo lý, không được làm bẩy chuyện. Tôi có cả hàng bảng liệt kê dài ở đây. Xin ngừng lại đi! Nếu cứ nằng nặc như thế, xem ra họ bị tuyệt thông trên thực tế rồi còn gì”. Ngài nhận định như thế.
Ngài cho rằng, vấn đề vì thế là “mở cửa nhiều hơn nữa. Tại sao họ không được đỡ đầu lúc chịu phép rửa?” Ngài bảo: người ta nói không vì hỏi rằng “họ làm chứng tá gì cho đứa con đỡ đầu?” Nhưng vẫn có thể có chứng tá của một người đàn ông và một người đàn bà biết nói rằng “Vâng, tôi đã mắc lầm lỗi, tôi đã trượt ngã về điểm này, nhưng tôi tin Chúa thương tôi, tôi muốn theo Chúa, tội lỗi không chiến thắng tôi, tôi nhất định bước đi”. Ngài bảo: thử hỏi có chứng tá Kitô Giáo nào hơn thế không? Ngài so sánh những người như thế với trường hợp “những người lừa đảo chính trị thối nát” vẫn “tới làm cha mẹ đỡ đầu và vẫn cứ kết hôn trong nhà thờ”. Giáo Hội có chấp nhận những người này không? Thế thì họ đem lại cho đứa con đỡ đầu của họ thứ chứng tá nào? Ngài kết luận: “ta phải thay đổi sự việc đi một chút” liên quan tới các qui định và các giá trị về tác phong.
Một số người tự gọi là “bảo thủ” cho rằng Đức Phanxicô "sa thải” Đức HY Raymond Burke, nguyên đứng đầu Tòa Án Tối Cao của Giáo Hội, vì ngài dẫn đầu nhóm chống lại bất cứ loại thay đổi nào tại THĐ về gia đình. Đức GH bác bỏ lối giải thích này. Ngài giải thích rằng “Đức HY Burke, một ngày kia, hỏi tôi rằng ngài sẽ phải làm gì vì ngài chưa được xác nhận chức vụ trong ngành luật pháp, và đến lúc đó, vẫn còn đang trong công thức ‘cho tới lúc được quyết định cách khác’”. Ngài bảo lúc đó, ngài nói với Đức HY “xin Đức HY cho tôi thêm chút thời gian nữa vì trong Nhóm G9, các vị ấy đang nghĩ tới việc tái tổ chức lại ngành luật pháp”. Sau đó, Đức GH cho hay, “chức vụ ở Hội Malta được đặt ra, và cần một vị giáo phẩm Mỹ khôn ngoan ở đó, một vị có khả năng di chuyển trong một môi trường như thế, nên tôi nghĩ dành cho ngài chức vụ này. Tôi đề nghị điều này với ngài trước THĐ khá xa và tôi nói: ‘việc này sẽ diễn ra sau THĐ vì tôi muốn Đức HY tham dự THĐ trong tư cách một người đứng đầu một bộ của Tòa Thánh, vì làm tuyên úy cho Hội Malta, Đức HY không có khả năng làm điều đó’”.
Ngài cho biết Đức HY Burke “cám ơn tôi rất nhiều, một cách vui vẻ và nhận việc đó, thành thử đối với tôi xem ra ngài thích việc đó. Vì ngài là người ưa di chuyển, du hành, và ở đây, ngài sẽ có việc để làm. Do đó, chắc chắn tôi đâu có sa thải ngài vì cách ngài ứng xử tại THĐ”.
Ngài cũng bác bỏ việc sa thải người đứng đầu đội vệ binh Thụy Sĩ. Vì thực ra, người này hết hạn phục vụ trước cả khi ngài được bầu làm giáo hoàng; chính ngài lưu nhiệm ông cho tới lúc có người thay thế.
Về việc cải tổ Giáo Triều, ngài cho hay chưa thể hoàn tất trong năm 2015. Tuy nhiên, lúc này, ngài lưu tâm hơn tới việc cải tổ thiêng liêng, cải tổ cõi lòng. Ngài cho biết Ngân Hàng Vatican hiện nay hoạt động rất tốt. Lãnh vực kinh tế cũng thế. Ngài dự kiến rằng khi cuộc cải tổ hoàn tất, mỗi thánh bộ tại Vatican sẽ do một vị Hồng Y đứng đầu, vì “sự gần gũi của vị này với Đức Giáo Hoàng, như một cộng sự viên tại một lãnh vực nhất định”. Nhưng điều đáng lưu ý là Đức Phanxicô tuyên bố rằng: “các thư ký của các thánh bộ này không cần là giám mục”.
Mọi vị giáo hoàng gần đây đều gặp chống đối ở một giai đoạn nào đó, và, sau 20 tháng, việc chống đối Đức Phanxicô, bắt đầu chỉ có tính thầm lặng, nay đã trở thành hiển hiện nhiều hơn. Được hỏi cảm nghĩ của ngài về việc này, Đức Phanxicô tuyên bố rằng ngài coi đó là một “dấu hiệu tốt” vì việc chống đối đã ra công khai, “người ta không còn nói sau lưng khi không đồng ý nữa. Làm công khai sự việc như thế là điều lành mạnh, rất lành mạnh”. Ngài cho rằng việc chống đối này có liên quan tới các quyết định được ngài đưa ra, “các quyết định đụng tới một số quyền lợi kinh tế, các quyết định khác thì có tính mục vụ nhiều hơn”. Nhưng ngài không lo âu, “không có quan điểm khác biệt mới là điều bất thường”. Khi đã tiến khá xa trong việc thanh lọc và cải tổ, ngài cảm thấy thư thái, và nhận định “Chúa thật tốt đối với tôi, Người ban cho tôi mội liều lượng không để bụng (unconsciousness) khá lành mạnh. Tôi cứ tiếp tục làm điều tôi phải làm”.
Về sức khỏe bản thân, ngài cho biết vào tuổi này, dĩ nhiên cảm thấy lúc đau chỗ này lúc đau chỗ kia. “Nhưng tôi ở trong tay Chúa, và cho tới nay, vẫn có thể theo kịp nhịp độ làm việc ít nhiều tốt đẹp”.
Ngài sẽ mừng sinh nhật lần thứ 78 vào ngày 17 tháng Mười Hai này, bằng một bữa ăn với các nhân viên tại Nhà Thánh Mácta. Nhưng ngài tiết lộ: năm ngoái, chính vị Trưởng Cơ Quan Làm Phúc của Tòa Thánh đã mời mấy thanh niên vô gia cư tới dùng bữa sáng với các nhân viên của Nhà Thánh Mácta. “Việc ấy rất tốt”, nhưng đã tạo nên một giai thoại: sự thật là ngài dùng bữa sáng với mọi nhân viên của Nhà Thánh Mácta, và các thanh niên vô gia cư có mặt trong số này.
Ngài cho biết trong năm 2015, ngài dự định tới một số quốc gia ở Phi Châu và 3 quốc gia khác tại Mỹ Châu La Tinh, nhưng không phải là Á Căn Đình, phải năm 2016 ngài mới tới nước này được.
Nói về Á Căn Đình, Đức Phanxicô giải thích rằng ngài sẽ không tiếp kiến riêng các chính trị gia nào từ quê hương của ngài trong năm 2015 vì ngài không muốn can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại đó.
Được hỏi phản ứng về việc Phúc Trình Pew mới đây cho hay: bất chấp “hiệu quả Phanxicô”, Người Công Giáo vẫn tiếp tục rời bỏ Giáo Hội tại Mỹ Châu La Tinh, ngài cho hay: các dữ kiện duy nhất ngài có là từ phiên họp của các giám mục Mỹ Châu La Tinh tại Aparecida năm 2007. Ngài cho rằng có nhiều nhân tố giải thích việc rời bỏ này: các nhân tố bên ngoài, như người ta bị lôi cuốn bởi “nền thần học thịnh vượng”, và các nhân tố bên trong, trong đó có việc Giáo Hội “thiếu gần gũi” với người ta, và nạn “giáo sĩ trị” ngăn cản không để giáo dân trưởng thành. Ngài bảo, nhưng ngày nay, người Công Giáo “được mời gọi” gần gũi với người ta, gần gũi các vấn nạn của họ và các hoàn cản thực của họ. Ngài nhắc nhở rằng ngài từng nói điều này trong văn kiện có tính lên chương trình của ngài là “Niềm Vui Tin Mừng” và ngài khuyến khích Giáo Hội nên giống như “một bệnh viện dã chiến” biết chăm sóc và chữa chạy cho những ai bị thương.