Thừa tác vụ
Cái hiểu của Luther về chức linh mục chung của các người chịu phép rửa và các người được thụ phong
162. Trong Tân Ước, chữ hiereus (linh mục; chữ Latinh, sacerdos) không chỉ một chức vụ trong cộng đoàn Kitô hữu, cho dù Thánh Phaolô mô tả thừa tác vụ tông đồ của ngài như là thừa tác vụ của một linh mục (Rm 15:16). Chúa Kitô là vị linh mục tối cao. Luther hiểu mối liên hệ của các tín hữu với Chúa Kitô như là một "trao đổi hân hoan", trong đó người tín hữu được dự phần vào các tài sản của Chúa Kitô, và do đó cũng tham dự vào chức linh mục của Người. "Giờ đây, như Chúa Kitô, do sinh quyền của Người, thủ đắc được hai đặc quyền này thế nào, thì Người cũng ban chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin vào Người theo luật hôn nhân đã nói ở trên, theo đó người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô, đều là linh mục và là vua trong Chúa Kitô, như thư 1 Phêrô 2 [: 9] đã nói: "Anh em là một chủng tộc được lựa chọn, là dân Thiên Chúa, là hàng tư tế vương giả, là vương quốc tư tế’" (56). " [Chúng ta] hết thẩy là các linh mục được thánh hiến nhờ phép rửa"(57).
163. Mặc dù trong cái hiểu của Luther, tất cả các Kitô hữu đều là linh mục, nhưng ông không coi họ tất cả đều là các thừa tác viên. "Đúng là mọi Kitô hữu đều là linh mục, nhưng không phải tất cả đều là mục tử. Vì muốn là một mục tử, người ta không những phải là Kitô hữu và là linh mục, nhưng còn phải có một chức vụ (office) và một lĩnh vực làm việc được ủy thác cho họ. Ơn gọi và mệnh lệnh này tạo ra các mục tử và các nhà giảng thuyết"(58).
164. Khái niệm thần học của Luther rằng tất cả các Kitô hữu đều là linh mục mâu thuẫn với việc sắp đặt xã hội đã trở nên phổ biến thời Trung Cổ. Theo Gratian, có hai loại Kitô hữu, giáo sĩ và giáo dân (59). Với học thuyết của ông về chức linh mục chung, Luther có ý định xóa bỏ cơ sở của sự phân rẽ này. Điều người Kitô hữu là trong tư cách linh mục phát sinh từ việc họ tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô. Bất kể là nam hay nữ, họ đều mang các quan tâm của người ta vào lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa và các quan tâm của Thiên Chúa tới người khác qua việc thông truyền tin mừng.
165. Luther hiểu chức vụ của người được thụ phong như một việc phục vụ công cộng cho tòan thể Giáo Hội. Mục tử là các ministri (đầy tớ). Chức vụ này không cạnh tranh với chức linh mục chung của mọi người đã chịu phép rửa nhưng, đúng hơn, nó phục vụ họ để mọi người Kitô hữu đều có thể là các linh mục cho nhau.
Thiên Chúa thiết lập thừa tác vụ
166. Trong hơn 150 năm, một trong những cuộc tranh luận trong nền thần học Luthêrô là xét xem liệu thừa tác vụ thụ phong lệ thuộc việc Thiên Chúa thiết lập hay do con người ủy nhiệm. Tuy nhiên, Luther nói tới "chức vụ mục tử, mà Thiên Chúa đã thiết lập, một chức vụ phải cai quản cộng đoàn bằng các bài giảng và các bí tích" (60). Luther coi chức vụ này bắt nguồn từ sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô: "Thực vậy, tôi hy vọng rằng các tín hữu, những người muốn được gọi là Kitô hữu, biết rất rõ rằng phẩm cấp (estate) thiêng liêng này đã được thành lập và định chế hóa bởi Thiên Chúa, không phải bằng vàng hay bạc nhưng bằng huyết báu và cái chết cay đắng của Con Một Người, là Chúa Giêsu Kitô [1 Pr 1 : 18-19]. Quả vậy, từ các vết thương của Người đã tuôn chảy các bí tích [...] Người đã trả giá đắt để người ở khắp mọi nơi có được chức vụ giảng giải, làm phép rửa, tha, buộc, ban bí tích, an ủi, cảnh báo, và khuyên răn bằng lời Chúa, và bất cứ điều gì khác thuộc về chức vụ mục vụ này [...]. Phẩm cấp tôi đang nghĩ đến, đúng hơn, là một phẩm cấp có chức vụ giảng dạy và phục vụ lời Chúa và các bí tích và là chức vụ thông ban Thánh Thần và ơn cứu độ. "(61). Như thế, đối với Luther, rõ ràng Thiên Chúa đã thiết lập ra chức vụ thừa tác viên.
167. Luther tin rằng, không ai có thể tự thiết lập mình vào chức vụ này; người ta phải được kêu gọi mới bước vào nó được. Bắt đầu từ năm 1535, các cuộc tấn phong đã được thực hiện ở Wittenberg. Chúng đã diễn ra sau một cuộc kiểm tra về tín lý và cuộc sống của các ứng viên và nếu có lời mời gọi phục vụ một cộng đoàn. Nhưng việc phong chức không được thực hiện ở cộng đoàn mời gọi nhưng tập trung ở Wittenberg, vì phong chức là phong chức để phục vụ toàn thể Giáo Hội.
168. Các cuộc tấn phong được cử hành bằng việc cầu nguyện và đặt tay. Như lời nguyện khởi đầu, tức lời nguyện xin Thiên Chúa gửi người làm tới thu hoạch mùa gặt (Mt 09:38) -và lời nguyện xin Chúa Thánh Thần đều cho thấy rõ, Thiên Chúa là Đấng thực sự đang hành động trong lễ phong chức. Trong lễ phong chức, lời mời gọi của Thiên Chúa bao trùm toàn thể con người. Với niềm tín thác rằng lời cầu nguyện sẽ được Thiên Chúa đáp ứng, việc sai đi đã diễn ra với những lời của thư 1 Pr 5:. 2-4 (62). Một trong các công thức phong chức viết thế này: "Đối với mọi Giáo Hội, chức vụ trong Giáo Hội là một điều rất vĩ đại và quan trọng và được một mình Thiên Chúa phú ban và duy trì"(63).
169. Bởi vì định nghĩa của Luther về bí tích chặt chẽ hơn định nghĩa chung của thời Trung Cổ, và bởi vì ông nhận thấy bí tích truyền chức thánh của Công Giáo chủ yếu để phục vụ việc thực hành hy tế Thánh Lễ, nên ông không còn xem việc truyền chức như một bí tích nữa. Tuy nhiên, Melanchthon đã phát biểu trong bản Biện Hộ cho Tuyên Tín Augsburg rằng: "Nhưng nếu việc truyền chức được hiểu là để phục vụ Lời Chúa, thì chúng ta không phản đối gọi việc truyền chức là một bí tích. Vì thừa tác vụ Lời Chúa có mệnh lệnh của Thiên Chúa và có những lời hứa tuyệt vời như thư Rôma 1:16 nói: Tin Mừng ‘là sức mạnh của Thiên Chúa để được cứu độ đối với mọi người có đức tin'. Cũng thế, I-sai-a 55: 11, ' ... thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó…’ Nếu việc truyền chức được hiểu theo cách này, chúng ta sẽ không phản đối gọi việc đặt tay là một bí tích. Vì Giáo Hội được ủy thác việc bổ nhiệm các thừa tác viên, một việc hẳn phải làm chúng ta hài lòng rất nhiều bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa chấp thuận thừa tác vụ này và hiện diện trong đó"(64).
Thừa tác vụ giám mục
170. Vì các giám mục từ chối tấn phong các ứng viên có cảm tình với phong trào Cải Cách, nên các nhà cải cách đã thực hành việc truyền chức bởi các linh mục (mục sư). Điều 28 của Tuyên Tín Augsburg than phiền rằng các giám mục đã từ chối việc truyền chức. Điều này buộc các nhà cải cách phải lựa chọn giữa việc duy trì để các giám mục truyền chức hoặc trung thành với điều họ hiểu là sự thật của tin mừng.
171. Các nhà cải cách có thể thực hành được việc để các linh mục truyền chức vì họ đã học được từ cuốn Các Quan Điểm (Sentences) của Peter Lombard; cuốn này cho rằng các khoản luật của Giáo Hội chỉ công nhận hai chức thánh bí tích trong các chức thánh chính mà thôi, đó là chức phó tế và chức linh mục, và, theo cái hiểu rộng rãi thời Trung cổ, việc phong chức của các giám mục, tự nó, không thông ban bất cứ đặc tính bí tích nào (65). Các nhà cải cách minh nhiên nhắc đến một bức thư của Thánh Giêrôm; vị thánh này xác tín rằng theo Tân Ước, các chức vụ linh mục và giám mục y như nhau chỉ trừ việc các giám mục có quyền phong chức. Theo nhận định của các nhà cải cách, bức thư gửi cho Evangelus này đã được thừa nhận trong bộ Decretum Gratiani (Bộ Giáo Luật của Gratianô) (66).
172. Luther và các nhà cải cách nhấn mạnh rằng chỉ có một thừa tác vụ thụ phong, một chức vụ công bố tin mừng công khai và ban phát các bí tích, mà bởi chính bản chất của chúng vốn là các biến cố công cộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, đã có một sự dị biệt hóa về chức vụ. Ngay từ những cuộc thăm viếng đầu tiên, chức vụ giám sát đã được khai triển; chức vụ này có nhiệm vụ đặc biệt là giám sát các mục tử. Philip Melanchthon đã viết vào năm 1535: "Bởi vì trong Giáo Hội, cần có các vị cai quản; các vị này sẽ khảo sát và phong chức cho những người được kêu gọi đảm nhận các chức vụ trong Giáo Hội, tuân giữ luật Giáo Hội và giám sát việc giảng dậy của các linh mục. Và nếu không có các giám mục, người ta sẽ vẫn phải tạo ra các ngài"(67).
Mối quan tâm của Công Giáo đối với chức linh mục chung và việc truyền chức
173. Phẩm giá và trách nhiệm của mọi người đã chịu phép rửa trong và vì đời sống của Giáo Hội đã không được nhấn mạnh đủ vào cuối thời trung cổ. Mãi tới Công đồng Vatican II, huấn quyền mới trình bày được một nền thần học coi Giáo Hội như là dân Thiên Chúa và khẳng định sự "bình đẳng thực sự của mọi người về phẩm giá và hành động chung của mọi người để xây dựng thân thể Chúa Kitô” (LG 32).
174. Trong khuôn khổ này, Công đồng đã khai triển khái niệm chức linh mục của người đã chịu phép rửa và giải quyết mối liên hệ của nó với chức linh mục thừa tác. Trong thần học Công Giáo, thừa tác viên thụ phong được ban quyền bí tích để hành động nhân danh Chúa Kitô cũng như nhân danh giào hội.
175. thần học Công Giáo xác tín rằng chức giám mục thực hiện một đóng góp không thể thiếu vào sự hợp nhất của Giáo Hội. Người Công Giáo nêu ra câu hỏi nếu thiếu chức vụ giám mục, làm thế nào duy trì được sự hợp nhất này lúc có tranh chấp. Họ cũng lo ngại rằng học thuyết đặc biệt của Luther về chức linh mục chung không duy trì thỏa đáng cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, được xem như là do Thiên Chúa thiết lập.
Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về thừa tác vụ
176. Cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô đã nhận diện được nhiều điểm chung với nhau cũng như khác biệt nhau liên quan tới thần học và hình thức định chế của các chức vụ thụ phong, trong đó có việc truyền chức cho phụ nữ, hiện đang được nhiều Giáo Hội Luthêrô thực hành. Một trong những vấn đề còn lại là liệu Giáo Hội Công Giáo có thể thừa nhận thừa tác vụ của các Giáo Hội Luthêrô không. Cùng nhau, người Luthêrô và người Công Giáo có thể giải quyết được mối liên hệ giữa trách nhiệm công bố Lời Chúa và ban phát các bí tích và chức vụ của những người được phong chức cho công tác này. Cùng nhau, họ có thể khai triển các sự phân biệt giữa các tác vụ như episkopé (giám sát) và các chức vụ địa phương và có tính miền nhiều hơn.
Cái hiểu chung về thừa tác vụ
Chức linh mục của người đã chịu phép rửa
177. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào tính chuyên biệt trong các trách vụ của các người thụ phong được xác định đúng đắn trong mối liên hệ với chức linh mục chung của mọi tín hữu đã chịu phép rửa. Tài liệu nghiên cứu tựa là Tính Tông Truyền của Giáo Hội (The Apostolicity of the Church) quả quyết như sau, "Người Công Giáo và người Luthêrô hiện nhất trí rằng mọi người đã chịu phép rửa để tin vào Chúa Kitô đều dự phần vào chức linh mục của Chúa Kitô và do đó được ủy nhiệm việc 'rao giảng các hành vi quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi bóng tối mà vào ánh sáng lạ lùng của Người "(1 Pr 2: 9). Do đó không có thành viên nào thiếu phần đóng trong sứ mệnh của toàn bộ thân thể "(ApC 273).
Nguồn gốc thần linh của thừa tác vụ
178. Trong việc hiểu biết chức vụ thụ phong, có một niềm xác tín chung về nguồn gốc thần linh của nó: "Người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau khẳng định rằng Thiên Chúa thiết lập ra thừa tác vụ và thừa tác vụ là điều cần thiết cho sự hiện hữu của Giáo Hội, vì lời Thiên Chúa và việc công bố nó cách công khai bằng lời nói và bí tích là điều cần thiết để đức tin vào Chúa Giêsu Kitô có thể phát sinh và được gìn giữ và cùng với điều này để Giáo Hội hiện hữu và được gìn giữ như những tín hữu hợp thành thân thể Chúa Kitô trong sự hợp nhất của đức tin"(ApC 276).
Thừa tác vụ Lời Chúa và bí tích
179. Tính Tông Truyền của Giáo Hội coi trách vụ nền tảng của các thừa tác viên thụ phong đối với cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo là loan báo Tin Mừng: "Các thừa tác viên thụ phong có một trách vụ đặc biệt bên trong sứ mệnh của Giáo Hội như một toàn thể" (ApC 274). Đối với cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô "bổn phận và ý hướng nền tảng của thừa tác vụ thụ phong là công khai phục vụ Lời Thiên Chúa, tức Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã ủy nhiệm cho Giáo Hội loan báo cho toàn thế giới. Mọi chức vụ và mọi người giữ chức vụ phải được đánh giá theo nghĩa vụ này "(ApC 274).
180. Việc nhấn mạnh vào trách vụ thừa tác phải công bố Tin Mừng này là điều có chung giữa người Công Giáo và người Luthêrô (x ApC 247, 255, 257, 274). Người Công Giáo định vị nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục ở việc loan báo Tin Mừng. Sắc Lệnh về Các Linh Mục (Presbyterorum ordinis) tuyên bố rằng "Dân Thiên Chúa được tụ tập thành một trước nhất bởi lời của Thiên Chúa hằng sống, một điều người ta khá đúng khi mong chờ từ miệng các linh mục. Vì không ai có thể được cứu rỗi mà trước nhất đã không tin tưởng, trách vụ đầu tiên của các linh mục trong tư cách người cùng làm việc với các giám mục là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi người" (PO 4, được trích dẫn trong ApC 247). "Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng trách vụ của các thừa tác viên thụ phong là tập hợp Dân Thiên Chúa lại với nhau bằng lời Thiên Chúa và công bố việc này đến mọi người để họ có thể tin" (ApC 274). Tương tự như vậy, cái hiểu của người Luthêrô là "thừa tác vụ có nền tảng và tiêu chuẩn của nó trong việc thông truyền Tin Mừng cho toàn thể cộng đoàn một cách thuyết phục đến nỗi sự bảo đảm của đức tin được đánh thức và biến thành khả thể" (ApC 255).
181. Người Luthêrô và người Công Giáo cũng đồng ý về trách nhiệm của giới lãnh đạo thụ phong trong việc ban phát các bí tích. Người Luthêrô nói rằng: "Tin Mừng ủy nhiệm cho những người chủ trì các Giáo Hội quyền công bố Tin Mừng, tha thứ tội lỗi, và ban phát các bí tích" (ApC 274). (68). Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng các linh mục được giao nhiệm vụ ban phát các bí tích, điều họ coi như "gắn liền với Thánh thể" và hướng về nó như là "nguồn mạch và tột đỉnh của mọi việc rao giảng Tin Mừng" (PO 5, được trích dẫn trong ApC 274.).
182. Tính Tông Truyền của Giáo Hội còn nhận định thêm rằng "Điều đáng làm là lưu ý sự giống nhau giữa các mô tả về chức năng thừa tác của linh mục và của giám mục. Khuôn khổ y như nhau của ba chức vụ rao giảng, phụng vụ, lãnh đạo, đều được sử dụng cho các giám mục và linh mục, và trong đời sống cụ thể của Giáo Hội, chính các linh mục đảm nhiệm việc thi hành thông thường các chức năng này qua đó Giáo Hội được bồi đắp, trong khi các giám mục đảm nhiệm việc giám sát đối với việc giảng dạy và chăm sóc sự hiệp thông giữa các cộng đoàn địa phương. Tuy nhiên các linh mục thi hành thừa tác vụ của họ trong sự lệ thuộc các giám mục và trong sự hiệp thông với các ngài"(ApC 248).
Nghi thức phong chức
183. Liên quan đến việc bổ nhiệm vào chức vụ đặc biệt này, có sự tương đồng như sau: "việc bổ nhiệm (induction) vào thừa tác vụ này diễn ra bởi việc phong chức, trong đó một Kitô hữu được kêu gọi và ủy nhiệm, bằng lời cầu nguyện và đặt tay, cho thừa tác vụ của công khai rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và bí tích. Lời cầu nguyện này khẩn xin lãnh nhận được Chúa Thánh Thần và các ơn của Người; một lời cầu nguyện được thực hiện trong niềm tin chắc chắn rằng nó sẽ được lắng nghe "(ApC 277).
Thừa tác vụ địa phương và khu miền
184. Người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau nói rằng sự dị biệt hóa chức vụ "thành một chức vụ có tính địa phương và khu miền nhiều hơn nhất thiết phát sinh từ ý định và trách vụ của thừa tác vụ muốn là một thừa tác vụ hợp nhất trong đức tin" (ApC 279). Trong các Giáo Hội Luthêrô, trách vụ của episkopé (giám sát viên) được biết dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở một số nơi, những người thi hành thừa tác vụ siêu cộng đoàn được chỉ định bằng các tước vị khác với tước hiệu giám mục, chẳng hạn như, ephorus, chủ tịch Giáo Hội, tổng giám sát, hay mục sư thượng hội đồng. Người Luthêrô hiểu rằng thừa tác vụ của episkopé cũng được thi hành không chỉ một cách cá thể mà còn dưới các hình thức khác thế, như thượng hội đồng, trong đó cả các thành viên thụ phong cũng như không thụ phong cùng tham gia (69).
Tính tông truyền
185. Mặc dù người Công Giáo và người Luthêrô coi các cơ cấu thừa tác của họ là để thông truyền tính tông truyền của Giáo Hội cách khác nhau, nhưng họ đồng ý với nhau rằng "sự trung thành với tin mừng tông truyền là điều ưu tiên trong sự tương tác giữa traditio (chuyển giao), successio (tiếp nối) và communio (hiệp thông)" (ApC 291). Cả hai đều đồng ý rằng "Giáo Hội là tông truyền dựa trên sự trung thành với tin mừng tông truyền" (ApC 292). Sự nhất trí này đem lại hậu quả là người Công Giáo Rôma thừa nhận rằng các cá nhân "thi hành chức vụ giám sát, là chức vụ, trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, được thi hành bởi các giám mục" cũng "mang một trách nhiệm đặc biệt đối với tính tông truyền của tín lý trong Giáo Hội của họ" và do đó không thể bị loại ra khỏi "vòng của những người mà sự đồng thuận là dấu chỉ tính tông truyền của tín lý, theo quan điểm Công Giáo"(ApC 291).
Phục vụ Giáo Hội phổ quát
186. Người Luthêrô và người Công Giáo đồng ý rằng thừa tác vụ là để phục vụ Giáo Hội phổ quát. Người Luthêrô "giả thiết rằng cộng đoàn tụ họp để thờ phượng nằm trong mối liên hệ chủ yếu đối với Giáo Hội phổ quát", và mối liên hệ này có tính nội tại đối với cộng đoàn thờ phượng, chứ không phải là một cái gì phụ thêm vào nó (ApC 285). Dù cho các giám mục Công Giáo Rôma "thi hành việc quản trị mục vụ của họ trên một phần Dân Chúa được trao phó cho họ chăm sóc, chứ không phải trên các Giáo Hội khác hay trên Giáo Hội phổ quát", nhưng mỗi giám mục đều có nghĩa vụ phải "ân cần lo lắng cho toàn thể Giáo Hội" (LG 23). Do chính chức vụ của mình, Giám Mục Rôma là "mục tử của toàn thể Giáo Hội" (LG 22).
Các khác biệt trong cách hiểu thừa tác vụ
Hàng giám mục
187. Các khác biệt đáng kể liên quan tới cách hiểu thừa tác vụ trong Giáo Hội vẫn còn đó. Tính Tông Truyền của Giáo Hội thừa nhận rằng đối với người Công Giáo, chức giám mục là hình thức trọn vẹn của thừa tác vụ thụ phong và do đó là điểm khởi đầu cho việc giải thích thần học về thừa tác vụ trong Giáo Hội. Tài liệu này trích dẫn Lumen Gentium 21: "hơn nữa, thánh công đồng dạy rằng sự viên mãn của Bí Tích Truyền Chức Thánh được trao ban bởi việc thánh hiến giám mục ... Cùng với chức vụ thánh hóa, [Việc thánh hiến này] trao ban các chức vụ giảng dạy và cai quản; tuy nhiên, do chính bản chất của chúng, các chức vụ này chỉ có thể được thi hành trong sự hiệp thông có tính phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của hợp đoàn (giám mục)"(trích trong ApC 243).
188. Công Đồng Vatican II khẳng định lại cái hiểu của mình "rằng, do sự thiết lập của Thiên Chúa, các giám mục chiếm địa vị của các tông đồ như những mục tử của Giáo Hội một cách khôn ngoan đến nỗi ai nghe các ngài là nghe Chúa Kitô và bất cứ ai bác bỏ các ngài là bác bỏ Chúa Kitô và Đấng đã sai Chúa Kitô" (LG 20). Tuy nhiên, tín lý Công Giáo dạy “rằng một giám mục cá nhân không ở trong sự kế thừa tông truyền nhờ là một phần trong một chuỗi việc đặt tay có thể kiểm chứng được về lịch sử và không bị gián đoạn qua các vị tiền nhiệm ngược tới một trong các tông đồ", nhưng thay vào đó ngài ở "trong sự hiệp thông với toàn bộ trật tự giám mục, một trật tự, như một toàn bộ, đã thừa nhiệm toàn thể hợp đoàn tông đồ và sứ mệnh của nó"(ApC 291).
189. Quan điểm này về thừa tác vụ, tức quan điểm bắt đầu với chức giám mục, nói lên một sự thay đổi từ việc Công đồng Trent tập chú vào chức linh mục và nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề kế thừa tông đồ, cho dù Lumen Gentium nhấn mạnh tới khía cạnh thừa tác vụ của việc kế thừa này nhưng không phủ nhận chiều kích tín lý, truyền giáo, và hiện sinh của nó (ApC 240). Vì lý do này, người Công Giáo đồng nhất hóa Giáo Hội địa phương với giáo phận, coi các yếu tố chủ chốt của Giáo Hội là lời Chúa, bí tích, và thừa tác vụ tông đồ trong con người của giám mục (ApC 284).
Hàng linh mục
190. Người Công Giáo khác với người Luthêrô ở việc họ giải thích bản sắc bí tích của linh mục và mối liên hệ của chức linh mục bí tích với chức linh mục của Chúa Kitô. Họ khẳng định rằng các linh mục được "biến thành người tham dự một cách đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô và, nhờ thi hành các chức năng thánh, đã hoạt động như là các thừa tác viên của Đấng, qua Thần Khí của Người, đã liên tục thi hành vai trò linh mục của mình vì lợi ích của chúng ta trong phụng vụ" (PO 5).
Tính viên mãn của dấu chỉ bí tích
191. Đối với người Công Giáo, các vụ phong chức của người Luthêrô thiếu sự viên mãn của dấu chỉ bí tích. Trong tín lý Công Giáo, "cùng với thừa tác vụ ba chiều, thực hành và tín lý kế thừa tông đồ trong hàng giám mục là một phần của cơ cấu trọn vẹn của Giáo Hội. Sự kế thừa này được thể hiện một cách hợp đoàn khi các giám mục được nhận vào hợp đoàn giám mục Công Giáo và do đó có quyền phong chức. Do đó giáo lý Công Giáo cũng dạy rằng trong các Giáo Hội Luthêrô, dấu chỉ bí tích của việc truyền chức không hiện diện trọn vẹn bởi vì những người tấn phong không hành động trong sự hiệp thông với hợp đoàn Giám mục Công Giáo. Bởi thế, Công đồng Vatican II nói tới một defectus sacramenti ordinis (thiếu trật tự bí tích) (UR 22) trong các Giáo Hội này"(ApC 283) (70).
Thừa tác vụ toàn thế giới
192. Cuối cùng, người Công Giáo và người Luthêrô khác nhau trong cả chức vụ lẫn thẩm quyền của thừa tác vụ và quyền lãnh đạo vượt ra ngoài bình diện miền. Đối với người Công Giáo, Đức Giáo Hoàng có "quyền lực trọn vẹn, tối cao, và phổ quát khắp Giáo Hội" (LG 22). Hợp đoàn giám mục cũng thi hành quyền lực tối cao và trọn vẹn khắp Giáo Hội phổ quát "cùng với đầu của nó, là Giám Mục Rôma, và không bao giờ mà không có đầu này" (LG 22). Tính Tông Truyền của Giáo Hội lưu ý một số quan điểm khác nhau của người Luthêrô về "năng quyền của các cơ phận lãnh đạo cao hơn bình diện các Giáo Hội cá thể và sức mạnh trói buộc trong các quyết định của họ" (APC 287).
Các xem xét
193. Trong cuộc đối thoại, người ta thường lưu ý điều này: mối liên hệ của các giám mục và linh mục vào đầu thế kỷ mười sáu đã không được hiểu như sau này Công Đồng Vatican II hiểu. Do đó, việc truyền chức linh mục vào thời cải cách cần được xem xét bằng cách tham chiếu các điều kiện của thời kỳ đó. Điều cũng quan trọng là: trách vụ của các người Công Giáo và các người Luthêrô giữ các chức vụ tương hợp với nhau một cách tổng quát.
194. Trong dòng lịch sử, chức vụ thừa tác của người Luthêrô đã có khả năng hoàn thành trách vụ của mình trong việc gìn giữ Giáo Hội trong sự thật đến nỗi gần năm trăm năm sau ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách, ta đã có thể công bố một sự đồng thuận Công Giáo-Luthêrô về các sự thật cơ bản của tín lý công chính hóa. Theo phán quyết của Công Đồng Vatican II, nếu Chúa Thánh Thần sử dụng "các cộng đồng Giáo Hội" như phương tiện cứu rỗi, thì xem ra công trình này của Chúa Thánh Thần sẽ có nhiều hệ luận đối với một số công nhận thừa tác vụ của nhau. Do đó, chức vụ thừa tác cho thấy cả các trở ngại đáng kể đối với cái hiểu chung lẫn các viễn ảnh đầy hy vọng được xích lại gần nhau (71).
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Thánh Kinh và truyền thống
Cái hiểu của Luther về chức linh mục chung của các người chịu phép rửa và các người được thụ phong
162. Trong Tân Ước, chữ hiereus (linh mục; chữ Latinh, sacerdos) không chỉ một chức vụ trong cộng đoàn Kitô hữu, cho dù Thánh Phaolô mô tả thừa tác vụ tông đồ của ngài như là thừa tác vụ của một linh mục (Rm 15:16). Chúa Kitô là vị linh mục tối cao. Luther hiểu mối liên hệ của các tín hữu với Chúa Kitô như là một "trao đổi hân hoan", trong đó người tín hữu được dự phần vào các tài sản của Chúa Kitô, và do đó cũng tham dự vào chức linh mục của Người. "Giờ đây, như Chúa Kitô, do sinh quyền của Người, thủ đắc được hai đặc quyền này thế nào, thì Người cũng ban chúng và chia sẻ chúng với mọi người tin vào Người theo luật hôn nhân đã nói ở trên, theo đó người vợ sở hữu bất cứ điều gì thuộc về người chồng. Do đó, tất cả chúng ta, những người tin vào Chúa Kitô, đều là linh mục và là vua trong Chúa Kitô, như thư 1 Phêrô 2 [: 9] đã nói: "Anh em là một chủng tộc được lựa chọn, là dân Thiên Chúa, là hàng tư tế vương giả, là vương quốc tư tế’" (56). " [Chúng ta] hết thẩy là các linh mục được thánh hiến nhờ phép rửa"(57).
163. Mặc dù trong cái hiểu của Luther, tất cả các Kitô hữu đều là linh mục, nhưng ông không coi họ tất cả đều là các thừa tác viên. "Đúng là mọi Kitô hữu đều là linh mục, nhưng không phải tất cả đều là mục tử. Vì muốn là một mục tử, người ta không những phải là Kitô hữu và là linh mục, nhưng còn phải có một chức vụ (office) và một lĩnh vực làm việc được ủy thác cho họ. Ơn gọi và mệnh lệnh này tạo ra các mục tử và các nhà giảng thuyết"(58).
164. Khái niệm thần học của Luther rằng tất cả các Kitô hữu đều là linh mục mâu thuẫn với việc sắp đặt xã hội đã trở nên phổ biến thời Trung Cổ. Theo Gratian, có hai loại Kitô hữu, giáo sĩ và giáo dân (59). Với học thuyết của ông về chức linh mục chung, Luther có ý định xóa bỏ cơ sở của sự phân rẽ này. Điều người Kitô hữu là trong tư cách linh mục phát sinh từ việc họ tham dự vào chức linh mục của Chúa Kitô. Bất kể là nam hay nữ, họ đều mang các quan tâm của người ta vào lời cầu nguyện dâng lên Thiên Chúa và các quan tâm của Thiên Chúa tới người khác qua việc thông truyền tin mừng.
165. Luther hiểu chức vụ của người được thụ phong như một việc phục vụ công cộng cho tòan thể Giáo Hội. Mục tử là các ministri (đầy tớ). Chức vụ này không cạnh tranh với chức linh mục chung của mọi người đã chịu phép rửa nhưng, đúng hơn, nó phục vụ họ để mọi người Kitô hữu đều có thể là các linh mục cho nhau.
Thiên Chúa thiết lập thừa tác vụ
166. Trong hơn 150 năm, một trong những cuộc tranh luận trong nền thần học Luthêrô là xét xem liệu thừa tác vụ thụ phong lệ thuộc việc Thiên Chúa thiết lập hay do con người ủy nhiệm. Tuy nhiên, Luther nói tới "chức vụ mục tử, mà Thiên Chúa đã thiết lập, một chức vụ phải cai quản cộng đoàn bằng các bài giảng và các bí tích" (60). Luther coi chức vụ này bắt nguồn từ sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô: "Thực vậy, tôi hy vọng rằng các tín hữu, những người muốn được gọi là Kitô hữu, biết rất rõ rằng phẩm cấp (estate) thiêng liêng này đã được thành lập và định chế hóa bởi Thiên Chúa, không phải bằng vàng hay bạc nhưng bằng huyết báu và cái chết cay đắng của Con Một Người, là Chúa Giêsu Kitô [1 Pr 1 : 18-19]. Quả vậy, từ các vết thương của Người đã tuôn chảy các bí tích [...] Người đã trả giá đắt để người ở khắp mọi nơi có được chức vụ giảng giải, làm phép rửa, tha, buộc, ban bí tích, an ủi, cảnh báo, và khuyên răn bằng lời Chúa, và bất cứ điều gì khác thuộc về chức vụ mục vụ này [...]. Phẩm cấp tôi đang nghĩ đến, đúng hơn, là một phẩm cấp có chức vụ giảng dạy và phục vụ lời Chúa và các bí tích và là chức vụ thông ban Thánh Thần và ơn cứu độ. "(61). Như thế, đối với Luther, rõ ràng Thiên Chúa đã thiết lập ra chức vụ thừa tác viên.
167. Luther tin rằng, không ai có thể tự thiết lập mình vào chức vụ này; người ta phải được kêu gọi mới bước vào nó được. Bắt đầu từ năm 1535, các cuộc tấn phong đã được thực hiện ở Wittenberg. Chúng đã diễn ra sau một cuộc kiểm tra về tín lý và cuộc sống của các ứng viên và nếu có lời mời gọi phục vụ một cộng đoàn. Nhưng việc phong chức không được thực hiện ở cộng đoàn mời gọi nhưng tập trung ở Wittenberg, vì phong chức là phong chức để phục vụ toàn thể Giáo Hội.
168. Các cuộc tấn phong được cử hành bằng việc cầu nguyện và đặt tay. Như lời nguyện khởi đầu, tức lời nguyện xin Thiên Chúa gửi người làm tới thu hoạch mùa gặt (Mt 09:38) -và lời nguyện xin Chúa Thánh Thần đều cho thấy rõ, Thiên Chúa là Đấng thực sự đang hành động trong lễ phong chức. Trong lễ phong chức, lời mời gọi của Thiên Chúa bao trùm toàn thể con người. Với niềm tín thác rằng lời cầu nguyện sẽ được Thiên Chúa đáp ứng, việc sai đi đã diễn ra với những lời của thư 1 Pr 5:. 2-4 (62). Một trong các công thức phong chức viết thế này: "Đối với mọi Giáo Hội, chức vụ trong Giáo Hội là một điều rất vĩ đại và quan trọng và được một mình Thiên Chúa phú ban và duy trì"(63).
169. Bởi vì định nghĩa của Luther về bí tích chặt chẽ hơn định nghĩa chung của thời Trung Cổ, và bởi vì ông nhận thấy bí tích truyền chức thánh của Công Giáo chủ yếu để phục vụ việc thực hành hy tế Thánh Lễ, nên ông không còn xem việc truyền chức như một bí tích nữa. Tuy nhiên, Melanchthon đã phát biểu trong bản Biện Hộ cho Tuyên Tín Augsburg rằng: "Nhưng nếu việc truyền chức được hiểu là để phục vụ Lời Chúa, thì chúng ta không phản đối gọi việc truyền chức là một bí tích. Vì thừa tác vụ Lời Chúa có mệnh lệnh của Thiên Chúa và có những lời hứa tuyệt vời như thư Rôma 1:16 nói: Tin Mừng ‘là sức mạnh của Thiên Chúa để được cứu độ đối với mọi người có đức tin'. Cũng thế, I-sai-a 55: 11, ' ... thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta, sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả, chưa thực hiện ý muốn của Ta, chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó…’ Nếu việc truyền chức được hiểu theo cách này, chúng ta sẽ không phản đối gọi việc đặt tay là một bí tích. Vì Giáo Hội được ủy thác việc bổ nhiệm các thừa tác viên, một việc hẳn phải làm chúng ta hài lòng rất nhiều bởi vì chúng ta biết rằng Thiên Chúa chấp thuận thừa tác vụ này và hiện diện trong đó"(64).
Thừa tác vụ giám mục
170. Vì các giám mục từ chối tấn phong các ứng viên có cảm tình với phong trào Cải Cách, nên các nhà cải cách đã thực hành việc truyền chức bởi các linh mục (mục sư). Điều 28 của Tuyên Tín Augsburg than phiền rằng các giám mục đã từ chối việc truyền chức. Điều này buộc các nhà cải cách phải lựa chọn giữa việc duy trì để các giám mục truyền chức hoặc trung thành với điều họ hiểu là sự thật của tin mừng.
171. Các nhà cải cách có thể thực hành được việc để các linh mục truyền chức vì họ đã học được từ cuốn Các Quan Điểm (Sentences) của Peter Lombard; cuốn này cho rằng các khoản luật của Giáo Hội chỉ công nhận hai chức thánh bí tích trong các chức thánh chính mà thôi, đó là chức phó tế và chức linh mục, và, theo cái hiểu rộng rãi thời Trung cổ, việc phong chức của các giám mục, tự nó, không thông ban bất cứ đặc tính bí tích nào (65). Các nhà cải cách minh nhiên nhắc đến một bức thư của Thánh Giêrôm; vị thánh này xác tín rằng theo Tân Ước, các chức vụ linh mục và giám mục y như nhau chỉ trừ việc các giám mục có quyền phong chức. Theo nhận định của các nhà cải cách, bức thư gửi cho Evangelus này đã được thừa nhận trong bộ Decretum Gratiani (Bộ Giáo Luật của Gratianô) (66).
172. Luther và các nhà cải cách nhấn mạnh rằng chỉ có một thừa tác vụ thụ phong, một chức vụ công bố tin mừng công khai và ban phát các bí tích, mà bởi chính bản chất của chúng vốn là các biến cố công cộng. Tuy nhiên, ngay từ đầu, đã có một sự dị biệt hóa về chức vụ. Ngay từ những cuộc thăm viếng đầu tiên, chức vụ giám sát đã được khai triển; chức vụ này có nhiệm vụ đặc biệt là giám sát các mục tử. Philip Melanchthon đã viết vào năm 1535: "Bởi vì trong Giáo Hội, cần có các vị cai quản; các vị này sẽ khảo sát và phong chức cho những người được kêu gọi đảm nhận các chức vụ trong Giáo Hội, tuân giữ luật Giáo Hội và giám sát việc giảng dậy của các linh mục. Và nếu không có các giám mục, người ta sẽ vẫn phải tạo ra các ngài"(67).
Mối quan tâm của Công Giáo đối với chức linh mục chung và việc truyền chức
173. Phẩm giá và trách nhiệm của mọi người đã chịu phép rửa trong và vì đời sống của Giáo Hội đã không được nhấn mạnh đủ vào cuối thời trung cổ. Mãi tới Công đồng Vatican II, huấn quyền mới trình bày được một nền thần học coi Giáo Hội như là dân Thiên Chúa và khẳng định sự "bình đẳng thực sự của mọi người về phẩm giá và hành động chung của mọi người để xây dựng thân thể Chúa Kitô” (LG 32).
174. Trong khuôn khổ này, Công đồng đã khai triển khái niệm chức linh mục của người đã chịu phép rửa và giải quyết mối liên hệ của nó với chức linh mục thừa tác. Trong thần học Công Giáo, thừa tác viên thụ phong được ban quyền bí tích để hành động nhân danh Chúa Kitô cũng như nhân danh giào hội.
175. thần học Công Giáo xác tín rằng chức giám mục thực hiện một đóng góp không thể thiếu vào sự hợp nhất của Giáo Hội. Người Công Giáo nêu ra câu hỏi nếu thiếu chức vụ giám mục, làm thế nào duy trì được sự hợp nhất này lúc có tranh chấp. Họ cũng lo ngại rằng học thuyết đặc biệt của Luther về chức linh mục chung không duy trì thỏa đáng cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội, được xem như là do Thiên Chúa thiết lập.
Cuộc đối thoại Luthêrô-Công Giáo về thừa tác vụ
176. Cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô đã nhận diện được nhiều điểm chung với nhau cũng như khác biệt nhau liên quan tới thần học và hình thức định chế của các chức vụ thụ phong, trong đó có việc truyền chức cho phụ nữ, hiện đang được nhiều Giáo Hội Luthêrô thực hành. Một trong những vấn đề còn lại là liệu Giáo Hội Công Giáo có thể thừa nhận thừa tác vụ của các Giáo Hội Luthêrô không. Cùng nhau, người Luthêrô và người Công Giáo có thể giải quyết được mối liên hệ giữa trách nhiệm công bố Lời Chúa và ban phát các bí tích và chức vụ của những người được phong chức cho công tác này. Cùng nhau, họ có thể khai triển các sự phân biệt giữa các tác vụ như episkopé (giám sát) và các chức vụ địa phương và có tính miền nhiều hơn.
Cái hiểu chung về thừa tác vụ
Chức linh mục của người đã chịu phép rửa
177. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào tính chuyên biệt trong các trách vụ của các người thụ phong được xác định đúng đắn trong mối liên hệ với chức linh mục chung của mọi tín hữu đã chịu phép rửa. Tài liệu nghiên cứu tựa là Tính Tông Truyền của Giáo Hội (The Apostolicity of the Church) quả quyết như sau, "Người Công Giáo và người Luthêrô hiện nhất trí rằng mọi người đã chịu phép rửa để tin vào Chúa Kitô đều dự phần vào chức linh mục của Chúa Kitô và do đó được ủy nhiệm việc 'rao giảng các hành vi quyền năng của Đấng đã gọi anh em ra khỏi bóng tối mà vào ánh sáng lạ lùng của Người "(1 Pr 2: 9). Do đó không có thành viên nào thiếu phần đóng trong sứ mệnh của toàn bộ thân thể "(ApC 273).
Nguồn gốc thần linh của thừa tác vụ
178. Trong việc hiểu biết chức vụ thụ phong, có một niềm xác tín chung về nguồn gốc thần linh của nó: "Người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau khẳng định rằng Thiên Chúa thiết lập ra thừa tác vụ và thừa tác vụ là điều cần thiết cho sự hiện hữu của Giáo Hội, vì lời Thiên Chúa và việc công bố nó cách công khai bằng lời nói và bí tích là điều cần thiết để đức tin vào Chúa Giêsu Kitô có thể phát sinh và được gìn giữ và cùng với điều này để Giáo Hội hiện hữu và được gìn giữ như những tín hữu hợp thành thân thể Chúa Kitô trong sự hợp nhất của đức tin"(ApC 276).
Thừa tác vụ Lời Chúa và bí tích
179. Tính Tông Truyền của Giáo Hội coi trách vụ nền tảng của các thừa tác viên thụ phong đối với cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo là loan báo Tin Mừng: "Các thừa tác viên thụ phong có một trách vụ đặc biệt bên trong sứ mệnh của Giáo Hội như một toàn thể" (ApC 274). Đối với cả người Công Giáo lẫn người Luthêrô "bổn phận và ý hướng nền tảng của thừa tác vụ thụ phong là công khai phục vụ Lời Thiên Chúa, tức Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã ủy nhiệm cho Giáo Hội loan báo cho toàn thế giới. Mọi chức vụ và mọi người giữ chức vụ phải được đánh giá theo nghĩa vụ này "(ApC 274).
180. Việc nhấn mạnh vào trách vụ thừa tác phải công bố Tin Mừng này là điều có chung giữa người Công Giáo và người Luthêrô (x ApC 247, 255, 257, 274). Người Công Giáo định vị nguồn gốc của thừa tác vụ linh mục ở việc loan báo Tin Mừng. Sắc Lệnh về Các Linh Mục (Presbyterorum ordinis) tuyên bố rằng "Dân Thiên Chúa được tụ tập thành một trước nhất bởi lời của Thiên Chúa hằng sống, một điều người ta khá đúng khi mong chờ từ miệng các linh mục. Vì không ai có thể được cứu rỗi mà trước nhất đã không tin tưởng, trách vụ đầu tiên của các linh mục trong tư cách người cùng làm việc với các giám mục là rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa cho mọi người" (PO 4, được trích dẫn trong ApC 247). "Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng trách vụ của các thừa tác viên thụ phong là tập hợp Dân Thiên Chúa lại với nhau bằng lời Thiên Chúa và công bố việc này đến mọi người để họ có thể tin" (ApC 274). Tương tự như vậy, cái hiểu của người Luthêrô là "thừa tác vụ có nền tảng và tiêu chuẩn của nó trong việc thông truyền Tin Mừng cho toàn thể cộng đoàn một cách thuyết phục đến nỗi sự bảo đảm của đức tin được đánh thức và biến thành khả thể" (ApC 255).
181. Người Luthêrô và người Công Giáo cũng đồng ý về trách nhiệm của giới lãnh đạo thụ phong trong việc ban phát các bí tích. Người Luthêrô nói rằng: "Tin Mừng ủy nhiệm cho những người chủ trì các Giáo Hội quyền công bố Tin Mừng, tha thứ tội lỗi, và ban phát các bí tích" (ApC 274). (68). Người Công Giáo cũng tuyên bố rằng các linh mục được giao nhiệm vụ ban phát các bí tích, điều họ coi như "gắn liền với Thánh thể" và hướng về nó như là "nguồn mạch và tột đỉnh của mọi việc rao giảng Tin Mừng" (PO 5, được trích dẫn trong ApC 274.).
182. Tính Tông Truyền của Giáo Hội còn nhận định thêm rằng "Điều đáng làm là lưu ý sự giống nhau giữa các mô tả về chức năng thừa tác của linh mục và của giám mục. Khuôn khổ y như nhau của ba chức vụ rao giảng, phụng vụ, lãnh đạo, đều được sử dụng cho các giám mục và linh mục, và trong đời sống cụ thể của Giáo Hội, chính các linh mục đảm nhiệm việc thi hành thông thường các chức năng này qua đó Giáo Hội được bồi đắp, trong khi các giám mục đảm nhiệm việc giám sát đối với việc giảng dạy và chăm sóc sự hiệp thông giữa các cộng đoàn địa phương. Tuy nhiên các linh mục thi hành thừa tác vụ của họ trong sự lệ thuộc các giám mục và trong sự hiệp thông với các ngài"(ApC 248).
Nghi thức phong chức
183. Liên quan đến việc bổ nhiệm vào chức vụ đặc biệt này, có sự tương đồng như sau: "việc bổ nhiệm (induction) vào thừa tác vụ này diễn ra bởi việc phong chức, trong đó một Kitô hữu được kêu gọi và ủy nhiệm, bằng lời cầu nguyện và đặt tay, cho thừa tác vụ của công khai rao giảng Tin Mừng bằng lời nói và bí tích. Lời cầu nguyện này khẩn xin lãnh nhận được Chúa Thánh Thần và các ơn của Người; một lời cầu nguyện được thực hiện trong niềm tin chắc chắn rằng nó sẽ được lắng nghe "(ApC 277).
Thừa tác vụ địa phương và khu miền
184. Người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau nói rằng sự dị biệt hóa chức vụ "thành một chức vụ có tính địa phương và khu miền nhiều hơn nhất thiết phát sinh từ ý định và trách vụ của thừa tác vụ muốn là một thừa tác vụ hợp nhất trong đức tin" (ApC 279). Trong các Giáo Hội Luthêrô, trách vụ của episkopé (giám sát viên) được biết dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở một số nơi, những người thi hành thừa tác vụ siêu cộng đoàn được chỉ định bằng các tước vị khác với tước hiệu giám mục, chẳng hạn như, ephorus, chủ tịch Giáo Hội, tổng giám sát, hay mục sư thượng hội đồng. Người Luthêrô hiểu rằng thừa tác vụ của episkopé cũng được thi hành không chỉ một cách cá thể mà còn dưới các hình thức khác thế, như thượng hội đồng, trong đó cả các thành viên thụ phong cũng như không thụ phong cùng tham gia (69).
Tính tông truyền
185. Mặc dù người Công Giáo và người Luthêrô coi các cơ cấu thừa tác của họ là để thông truyền tính tông truyền của Giáo Hội cách khác nhau, nhưng họ đồng ý với nhau rằng "sự trung thành với tin mừng tông truyền là điều ưu tiên trong sự tương tác giữa traditio (chuyển giao), successio (tiếp nối) và communio (hiệp thông)" (ApC 291). Cả hai đều đồng ý rằng "Giáo Hội là tông truyền dựa trên sự trung thành với tin mừng tông truyền" (ApC 292). Sự nhất trí này đem lại hậu quả là người Công Giáo Rôma thừa nhận rằng các cá nhân "thi hành chức vụ giám sát, là chức vụ, trong Giáo Hội Công Giáo Rôma, được thi hành bởi các giám mục" cũng "mang một trách nhiệm đặc biệt đối với tính tông truyền của tín lý trong Giáo Hội của họ" và do đó không thể bị loại ra khỏi "vòng của những người mà sự đồng thuận là dấu chỉ tính tông truyền của tín lý, theo quan điểm Công Giáo"(ApC 291).
Phục vụ Giáo Hội phổ quát
186. Người Luthêrô và người Công Giáo đồng ý rằng thừa tác vụ là để phục vụ Giáo Hội phổ quát. Người Luthêrô "giả thiết rằng cộng đoàn tụ họp để thờ phượng nằm trong mối liên hệ chủ yếu đối với Giáo Hội phổ quát", và mối liên hệ này có tính nội tại đối với cộng đoàn thờ phượng, chứ không phải là một cái gì phụ thêm vào nó (ApC 285). Dù cho các giám mục Công Giáo Rôma "thi hành việc quản trị mục vụ của họ trên một phần Dân Chúa được trao phó cho họ chăm sóc, chứ không phải trên các Giáo Hội khác hay trên Giáo Hội phổ quát", nhưng mỗi giám mục đều có nghĩa vụ phải "ân cần lo lắng cho toàn thể Giáo Hội" (LG 23). Do chính chức vụ của mình, Giám Mục Rôma là "mục tử của toàn thể Giáo Hội" (LG 22).
Các khác biệt trong cách hiểu thừa tác vụ
Hàng giám mục
187. Các khác biệt đáng kể liên quan tới cách hiểu thừa tác vụ trong Giáo Hội vẫn còn đó. Tính Tông Truyền của Giáo Hội thừa nhận rằng đối với người Công Giáo, chức giám mục là hình thức trọn vẹn của thừa tác vụ thụ phong và do đó là điểm khởi đầu cho việc giải thích thần học về thừa tác vụ trong Giáo Hội. Tài liệu này trích dẫn Lumen Gentium 21: "hơn nữa, thánh công đồng dạy rằng sự viên mãn của Bí Tích Truyền Chức Thánh được trao ban bởi việc thánh hiến giám mục ... Cùng với chức vụ thánh hóa, [Việc thánh hiến này] trao ban các chức vụ giảng dạy và cai quản; tuy nhiên, do chính bản chất của chúng, các chức vụ này chỉ có thể được thi hành trong sự hiệp thông có tính phẩm trật với người đứng đầu và các thành viên của hợp đoàn (giám mục)"(trích trong ApC 243).
188. Công Đồng Vatican II khẳng định lại cái hiểu của mình "rằng, do sự thiết lập của Thiên Chúa, các giám mục chiếm địa vị của các tông đồ như những mục tử của Giáo Hội một cách khôn ngoan đến nỗi ai nghe các ngài là nghe Chúa Kitô và bất cứ ai bác bỏ các ngài là bác bỏ Chúa Kitô và Đấng đã sai Chúa Kitô" (LG 20). Tuy nhiên, tín lý Công Giáo dạy “rằng một giám mục cá nhân không ở trong sự kế thừa tông truyền nhờ là một phần trong một chuỗi việc đặt tay có thể kiểm chứng được về lịch sử và không bị gián đoạn qua các vị tiền nhiệm ngược tới một trong các tông đồ", nhưng thay vào đó ngài ở "trong sự hiệp thông với toàn bộ trật tự giám mục, một trật tự, như một toàn bộ, đã thừa nhiệm toàn thể hợp đoàn tông đồ và sứ mệnh của nó"(ApC 291).
189. Quan điểm này về thừa tác vụ, tức quan điểm bắt đầu với chức giám mục, nói lên một sự thay đổi từ việc Công đồng Trent tập chú vào chức linh mục và nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề kế thừa tông đồ, cho dù Lumen Gentium nhấn mạnh tới khía cạnh thừa tác vụ của việc kế thừa này nhưng không phủ nhận chiều kích tín lý, truyền giáo, và hiện sinh của nó (ApC 240). Vì lý do này, người Công Giáo đồng nhất hóa Giáo Hội địa phương với giáo phận, coi các yếu tố chủ chốt của Giáo Hội là lời Chúa, bí tích, và thừa tác vụ tông đồ trong con người của giám mục (ApC 284).
Hàng linh mục
190. Người Công Giáo khác với người Luthêrô ở việc họ giải thích bản sắc bí tích của linh mục và mối liên hệ của chức linh mục bí tích với chức linh mục của Chúa Kitô. Họ khẳng định rằng các linh mục được "biến thành người tham dự một cách đặc biệt vào chức linh mục của Chúa Kitô và, nhờ thi hành các chức năng thánh, đã hoạt động như là các thừa tác viên của Đấng, qua Thần Khí của Người, đã liên tục thi hành vai trò linh mục của mình vì lợi ích của chúng ta trong phụng vụ" (PO 5).
Tính viên mãn của dấu chỉ bí tích
191. Đối với người Công Giáo, các vụ phong chức của người Luthêrô thiếu sự viên mãn của dấu chỉ bí tích. Trong tín lý Công Giáo, "cùng với thừa tác vụ ba chiều, thực hành và tín lý kế thừa tông đồ trong hàng giám mục là một phần của cơ cấu trọn vẹn của Giáo Hội. Sự kế thừa này được thể hiện một cách hợp đoàn khi các giám mục được nhận vào hợp đoàn giám mục Công Giáo và do đó có quyền phong chức. Do đó giáo lý Công Giáo cũng dạy rằng trong các Giáo Hội Luthêrô, dấu chỉ bí tích của việc truyền chức không hiện diện trọn vẹn bởi vì những người tấn phong không hành động trong sự hiệp thông với hợp đoàn Giám mục Công Giáo. Bởi thế, Công đồng Vatican II nói tới một defectus sacramenti ordinis (thiếu trật tự bí tích) (UR 22) trong các Giáo Hội này"(ApC 283) (70).
Thừa tác vụ toàn thế giới
192. Cuối cùng, người Công Giáo và người Luthêrô khác nhau trong cả chức vụ lẫn thẩm quyền của thừa tác vụ và quyền lãnh đạo vượt ra ngoài bình diện miền. Đối với người Công Giáo, Đức Giáo Hoàng có "quyền lực trọn vẹn, tối cao, và phổ quát khắp Giáo Hội" (LG 22). Hợp đoàn giám mục cũng thi hành quyền lực tối cao và trọn vẹn khắp Giáo Hội phổ quát "cùng với đầu của nó, là Giám Mục Rôma, và không bao giờ mà không có đầu này" (LG 22). Tính Tông Truyền của Giáo Hội lưu ý một số quan điểm khác nhau của người Luthêrô về "năng quyền của các cơ phận lãnh đạo cao hơn bình diện các Giáo Hội cá thể và sức mạnh trói buộc trong các quyết định của họ" (APC 287).
Các xem xét
193. Trong cuộc đối thoại, người ta thường lưu ý điều này: mối liên hệ của các giám mục và linh mục vào đầu thế kỷ mười sáu đã không được hiểu như sau này Công Đồng Vatican II hiểu. Do đó, việc truyền chức linh mục vào thời cải cách cần được xem xét bằng cách tham chiếu các điều kiện của thời kỳ đó. Điều cũng quan trọng là: trách vụ của các người Công Giáo và các người Luthêrô giữ các chức vụ tương hợp với nhau một cách tổng quát.
194. Trong dòng lịch sử, chức vụ thừa tác của người Luthêrô đã có khả năng hoàn thành trách vụ của mình trong việc gìn giữ Giáo Hội trong sự thật đến nỗi gần năm trăm năm sau ngày khởi đầu Phong Trào Cải Cách, ta đã có thể công bố một sự đồng thuận Công Giáo-Luthêrô về các sự thật cơ bản của tín lý công chính hóa. Theo phán quyết của Công Đồng Vatican II, nếu Chúa Thánh Thần sử dụng "các cộng đồng Giáo Hội" như phương tiện cứu rỗi, thì xem ra công trình này của Chúa Thánh Thần sẽ có nhiều hệ luận đối với một số công nhận thừa tác vụ của nhau. Do đó, chức vụ thừa tác cho thấy cả các trở ngại đáng kể đối với cái hiểu chung lẫn các viễn ảnh đầy hy vọng được xích lại gần nhau (71).
Kỳ sau: Chương IV (tiếp theo): Thánh Kinh và truyền thống