Thánh Kinh và truyền thống
Cái hiểu của Luther về Kinh Thánh, việc giải thích nó, và các truyền thống của con người
195. Cuộc tranh cãi liên quan tới việc truyền bá Chín Mươi Lăm Luận Đề về ân xá của Luther mau chóng đặt ra câu hỏi là khi có tranh chấp, người ta có thể dựa vào thẩm quyền nào. Nhà thần học của giáo triều là Sylvester Prierias, trong câu trả lời đầu tiên cho các luận đề của Luther về ân xá, đã lập luận như sau: "Bất cứ ai không tuân giữ giáo huấn của Giáo Hội Rôma và của Đức Giáo Hoàng như quy luật không thể sai lầm của đức tin mà từ đó Thánh Kinh cũng lấy được sức mạnh và thẩm quyền của nó: người ấy là một kẻ lạc giáo "(72) Còn John Eck thì trả lời Luther như sau: ".. Kinh Thánh không chân chính nếu không có thẩm quyền của Giáo Hội" (73). Cuộc xung đột nhanh chóng từ một tranh cãi về vấn đề tín lý (cái hiểu đúng đắn về ân xá, thống hối, và xá tội) chuyển thành một vấn đề về thẩm quyền trong Giáo Hội. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các thẩm quyền khác nhau, Luther chỉ có thể coi Kinh Thánh như là thẩm phán tối hậu vì nó đã tự chứng minh mình là một thẩm quyền hữu hiệu và mạnh mẽ, trong khi các thẩm quyền khác chỉ đơn giản lấy sức mạnh từ nó mà thôi.
196. Luther coi Thánh Kinh như là nguyên lý đầu tiên (primum principium) (74) mà trên đó tất cả các tuyên bố thần học phải trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào. Là một giáo sư, nhà thuyết giảng, nhà cố vấn, và đối tác đối thoại, ông thực hành thần học như là một cách giải thích Kinh Thánh một cách nhất quán và phức tạp. Ông xác tín rằng các Kitô hữu và các nhà thần học không nên chỉ gắn bó với Thánh Kinh, nhưng phải sống và ở lại mãi trong đó. Ông gọi điều này là "tử cung của Thiên Chúa, trong đó Người tượng thai chúng ta, mang thai chúng ta và sinh ra chúng ta" (75).
197. Theo Luther, cách đúng đắn để học thần học là một quá trình ba bước gồm oratio [cầu nguyện], meditatio [suy niệm], tentatio [phiền não hoặc thử thách] (76). Trong khi cầu xin Chúa Thánh Thần làm thầy dậy, ta nên đọc Kinh Thánh trước nhan Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, và trong khi ấy, suy niệm về những lời của Kinh Thánh, lưu ý tới các tình huống trong đời xem ra mâu thuẫn với những gì tìm thấy ở đó. Qua diễn trình này, Thánh Kinh chứng tỏ thẩm quyền của nó bằng cách vượt qua các phiền não này. Như Luther từng nói: "Hãy lưu ý: sức mạnh của Thánh Kinh là đây, nó không bị thay đổi thành người đang nghiên cứu nó, nhưng nó biến đổi người yêu thương nó thành chính nó và sức mạnh của nó" (77). Trong bối cảnh kinh nghiệm này, điều trở nên hiển nhiên là người ta không chỉ giải thích Thánh Kinh, mà còn được nó giải thích, và đây là điều chứng tỏ sức mạnh và thẩm quyền của nó.
198. Kinh Thánh làm chứng cho sự mặc khải của Thiên Chúa; như vậy, nhà thần học nên cẩn thận đi theo cách thức phát biểu sự mặc khải của Thiên Chúa trong các sách Kinh Thánh (modus loquendi scripturae). Nếu không, người ta sẽ không coi trọng sự mặc khải của Thiên Chúa cách trọn vẹn. Những tiếng nói đa dạng của Kinh Thánh được tổng hợp thành một tổng thể bằng cách qui chiếu chúng vào Chúa Giêsu Kitô: "Lấy Chúa Kitô ra khỏi Kinh Thánh, thì các bạn còn tìm được gì trong đó?" (78). Do đó, "điều dẫn tới Chúa Kitô" (was Christum treibet) là tiêu chuẩn để giải quyết các vấn đề liên quan tới tính qui điển và các giới hạn của qui điển. Nó là một tiêu chuẩn được khai triển từ chính Kinh thánh và trong một vài trường hợp, được áp dụng một cách có phê phán vào các sách đặc thù, như thư Giacôbê.
199. Luther hiếm khi sử dụng biểu thức "sola scriptura". Mối quan tâm chính của ông là: không có gì có thể đòi một thẩm quyền cao hơn Kinh Thánh, và ông hết sức nghiêm khắc chống lại bất cứ ai và bất cứ điều gì thay đổi hoặc di dời các câu chữ của Kinh Thánh. Nhưng dù khẳng định thẩm quyền của một mình Kinh Thánh, ông đã không đọc một mình Kinh Thánh nhưng tham chiếu các bối cảnh đặc thù và trong tương quan với các kinh Tin Kính có tính Kitô học và Chúa Ba Ngôi của Giáo Hội tiên khởi, các kinh, đối với ông, vốn bày tỏ ý định và ý nghĩa của Kinh Thánh. Ông tiếp tục học hỏi Kinh Thánh qua Sách Giáo Lý Nhỏ và Lớn, được ông coi là những bản tóm tắt ngắn của Kinh Thánh, và thực hành việc giải thích của ông trong khi tham chiếu các giáo phụ, đặc biệt là Thánh Augustinô. Ông cũng đã sử dụng rộng dài nhiều cách giải thích khác đã có trước đây và đã rút tỉa từ mọi trợ cụ sẵn có của khoa ngữ văn nhân bản. Ông tiến hành việc giải thích Thánh Kinh của mình bằng cách trực tiếp tranh luận với các quan niệm thần học của thời ông và của các thế hệ trước đó. Cách đọc Thánh Kinh của ông dựa trên kinh nghiệm và được thực hành một cách nhất quán bên trong cộng đồng tín hữu.
200. Theo Luther, Thánh Kinh không chống đối mọi truyền thống mà chỉ chống đối điều gọi là các truyền thống của con người. Về các truyền thống này, ông nói, "Chúng tôi chỉ trích các học thuyết của con người không phải vì họ đã nói ra chúng, nhưng vì chúng là những lời láo khoét và phạm thượng chống lại Thánh Kinh. Và Thánh Kinh, mặc dù cũng được viết bởi con người, nhưng chúng không phải là của con người cũng không phải là từ con người nhưng là từ Thiên Chúa"(79). Đối với Luther, khi đánh giá một thẩm quyền khác, câu hỏi quyết định là thẩm quyền này làm lu mờ Kinh Thánh hay tiếp nhận sứ điệp của nó và làm cho nó có ý nghĩa trong một bối cảnh đặc thù. Do sự rõ ràng bên ngoài của nó, ý nghĩa của Kinh Thánh có thể được nhận diện; do sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Thánh Kinh có thể thuyết phục được trái tim của con người về các sự thật của nó, tức sự rõ ràng bên trong của Thánh Kinh. Theo ý nghĩa này, Thánh Kinh là người giải thích của chính nó.
Các quan tâm Công Giáo về Kinh Thánh, truyền thống, và thẩm quyền
201. Vào thời điểm khi những câu hỏi mới liên quan đến việc biện phân các truyền thống và thẩm quyền giải thích Kinh Thánh được đặt ra, Công đồng Trent cũng như các nhà thần học thời đó đã cố gắng đưa ra một câu trả lời cân bằng. Kinh nghiệm của Công Giáo là: đời sống Giáo Hội được phong phú hóa và được xác định bởi nhiều nhân tố đa dạng, chứ không thể rút gọn vào một mình Kinh Thánh mà thôi. Công Đồng Trent chủ trương rằng Kinh Thánh và các truyền thống Tông Đồ bất thành văn là hai phương thế để chuyển giao Tin Mừng. Điều này đòi phải phân biệt các truyền thống tông đồ khỏi các truyền thống Giáo Hội, là các truyền thống tuy có giá trị, nhưng thuộc thứ cấp và có thể thay đổi. Người Công Giáo cũng lo ngại đối với nguy cơ có thể có những kết luận tín lý được rút ra các giải thích tư riêng về Kinh Thánh. Dưới ánh sáng này, Công đồng Trent khẳng định rằng việc giải thích Kinh Thánh phải được hướng dẫn bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội.
202. Các bậc thầy Công Giáo như Melchior Cano khai triển nhận thức thông sáng sau đây: đánh giá thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội là một điều phức tạp. Cano đã khai triển một hệ thống gồm mười loci, hay mười nguồn của thần học, lần lượt bàn đến thẩm quyền của Kinh Thánh, truyền thống truyền miệng, Giáo Hội Công Giáo, các công đồng, các giáo phụ, các nhà thần học kinh viện, giá trị của tự nhiên, lý do như đã tỏ hiện trong khoa học, thẩm quyền của các nhà triết học, và thẩm quyền của lịch sử. Cuối cùng, ông khảo sát việc sử dụng và việc ứng dụng các loci hoặc các nguồn này, trong cuộc tranh luận kinh viện hay bút chiến thần học (80).
203. Tuy nhiên, trong những thế kỷ sau, có một xu hướng nhằm cô lập huấn quyền như là thẩm quyền giải thích có tính ràng buộc khỏi các loci thần học khác. Các truyền thống Giáo Hội đôi khi bị lẫn lộn với các truyền thống tông đồ và do đó, được coi như nguồn tài liệu có giá trị tương đương đối với đức tin Kitô giáo. Cũng có một sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận khả thể phê phán các truyền thống Giáo Hội. Nền thần học của Vatican II, xét toàn bộ, có cái nhìn cân bằng hơn đối với các thẩm quyền khác nhau trong Giáo Hội và mối tương quan giữa Kinh Thánh và truyền thống. Trong Dei Verbum 10, một bản văn huấn quyền, lần đầu tiên khẳng định rằng chức vụ giáo huấn của Giáo Hội "không ở trên Lời Thiên Chúa, nhưng ở thế phục vụ nó".
204. Vai trò của Kinh Thánh trong đời sống của Giáo Hội được nhấn rất mạnh khi Công đồng Vatican II nói rằng "sức mạnh và quyền lực trong lời của Thiên Chúa là lớn lao đến nỗi hiện diện như là sự nâng đỡ và là năng lực của Giáo Hội, là sức mạnh đức tin đối với con cái Giáo Hội, là lương thực của linh hồn, nguồn tinh khiết và vĩnh cửu của đời sống thiêng liêng"(DV 21) (81). Do đó, các tín hữu được khuyên phải thực hành việc đọc Kinh Thánh, trong đó Thiên Chúa nói với họ, kèm theo lời cầu nguyện (DV 25).
205. Cuộc đối thoại đại kết giúp người Luthêrô và người Công Giáo đi đến một cái nhìn dị biệt hóa nhiều hơn về các điểm qui chiếu và thẩm quyền khác biệt vốn đóng một vai trò trong diễn trình thể hiện những gì đức tin Kitô giáo muốn nói và đức tin này nên khuôn định cuộc sống của Giáo Hội ra sao.
Cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô về Kinh Thánh và truyền thống
206. Như một hệ quả của việc đổi mới Kinh Thánh, vốn là nguồn cảm hứng của Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum của Công Đồng Vatican II, một cái hiểu đại kết mới về vai trò và ý nghĩa của Kinh Thánh đã trở thành khả hữu. Như văn kiện đại kết Tính Tông Truyền của Giáo Hội từng quả quyết, "tín lý Công Giáo, do đó, không chủ trương điều bị nền thần học Cải Cách sợ hãi và muốn tránh bằng bất cứ giá nào, đó là, rút thẩm quyền kinh thánh như có tính qui điển và ràng buộc từ thẩm quyền của phẩm trật Giáo Hội, là thẩm quyền đã công bố qui điển này "(ApC 400).
207. Trong cuộc đối thoại, người Công Giáo đã nhấn mạnh các xác tín có chung với Phong Trào Cải Cách, chẳng hạn như tính hữu hiệu của các bản văn Kinh Thánh do Chúa Thánh Thần linh hứng để "truyền đạt sự thật mặc khải nhằm đào tạo tâm trí con người, như đã được khẳng định trong 2 Tm. 3:17 và tuyên bố của Vatican II (DV 21-25) "(ApC 409). Người Công Giáo nói thêm, "tính hữu hiệu này đã và đang có tác dụng trong Giáo Hội trong các thời gian qua, không chỉ ở nơi các tín hữu cá nhân, mà còn ở nơi các truyền thống Giáo Hội, cả trong các biểu thức cao cấp về tín lý như các quy tắc của đức tin, các kinh tin kính, giáo huấn của công đồng, và trong các cơ cấu chính của việc thờ phượng công cộng ... Thánh Kinh đã tự làm nó hiện diện trong truyền thống, nên truyền thống này có khả năng đóng một vai trò giải thích chủ yếu. Vatican II không nói rằng truyền thống làm phát sinh những chân lý mới bên ngoài Thánh Kinh, nhưng nó chuyển tải một sự chắc chắn về mặc khải, được Thánh Kinh chứng thực"(ApC 410).
208. Đối với nền thần học Luthêrô, cuộc đối thoại đại kết khiến nó cởi mở đối với xác tín của Công Giáo rằng tính hữu hiệu của Thánh Kinh không phải chỉ hoạt động nơi các cá nhân, mà còn hoạt động trong Giáo Hội như một toàn thể. Bằng chứng của điều này nằm ở vai trò của các Tuyên Tín Luthêrô dành cho các Giáo Hội Luthêrô.
Thánh Kinh và truyền thống
209. Ngày nay, vai trò và ý nghĩa của Kinh Thánh và truyền thống, do đó, được hiểu cách khác trong Giáo Hội Công Giáo Rôma so với cách hiểu thần học đối nghịch của Luther. Về vấn đề giải thích Kinh Thánh một cách chân chính, người Công Giáo vốn nói rằng, "Khi tín lý Công Giáo chủ trương rằng ‘phán quyết của Giáo Hội’ có một vai trò trong việc giải thích Kinh Thánh cách chân chính, nó không gán cho huấn quyền Giáo Hội việc độc quyền giải thích, điều mà các tín hữu Cải Cách sợ sệt và bác bỏ một cách chính đáng. Trước khi có Phong Trào Cải Cách, các nhân vật chủ chốt vốn đã cho thấy tính đa nguyên của Giáo Hội về các tác nhân giải thích... Khi Vatican II nói tới việc Giáo Hội có ‘phán quyết tối hậu’ (DV 12), rõ ràng nó muốn tránh chủ trương độc quyền, một chủ trương đòi huấn quyền phải là cơ quan giải thích duy nhất; điều này được xác nhận bởi cả việc cổ vũ chính thức từ nhiều thế kỷ qua đối với việc nghiên cứu Kinh Thánh Công Giáo lẫn việc thừa nhận vai trò của khoa chú giải trong việc chín mùi hóa giáo huấn của huấn quyền trong Dei Verbum 12" (ApC 407).
210. Như vậy, người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau kết luận, "Vì vậy, liên quan tới Kinh Thánh và truyền thống, người Luthêrô và người Công Giáo hiện đang có một sự thỏa thuận sâu rộng đến nỗi các nhấn mạnh khác nhau của họ, tự chúng, không đòi phải duy trì sự chia rẽ hiện nay giữa các Giáo Hội. Trong phạm vi này, có sự hợp nhất trong sự đa dạng đã được hòa giải"(ApC 448) (82).
Nhìn về phía trước: tin mừng và Giáo Hội
211. Ngoài việc giúp người Công Giáo hiểu rõ hơn về thần học của Martin Luther, cùng với việc nghiên cứu lịch sử và thần học, cuộc đối thoại đại kết cũng đã cung cấp cho cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về học thuyết của nhau, các điểm chính thỏa thuận nhau, và các vấn đề vẫn còn cần được liên tục nói chuyện. Giáo Hội đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận này.
212. Bản chất của Giáo Hội là một chủ đề được tranh cãi vào thời điểm có Phong Trào Cải Cách. Vấn đề hàng đầu là mối liên hệ giữa hành động cứu độ của Thiên Chúa và Giáo Hội, là chủ thể vừa lãnh nhận vừa thông ban ơn thánh của Thiên Chúa bằng Lời và bằng bí tích. Mối liên hệ giữa tin mừng và Giáo Hội là chủ đề của giai đoạn đầu trong cuộc đối thoại quốc tế Luthêrô-Công Giáo Rôma. Nhờ báo cáo Malta này, cũng như nhiều văn kiện đại kết tiếp theo khác, ngày nay, người ta có thể hiểu rõ hơn các lập trường Luthêrô và các lập trường Công Giáo và nhận diện được cả các cách hiểu chung lẫn các vấn đề cần được xem xét thêm.
Giáo Hội trong truyền thống Luthêrô
213. Trong truyền thống Luthêrô, Giáo Hội được hiểu như "cộng đoàn các thánh trong đó tin mừng được giảng dạy cách tinh ròng và các bí tích được ban phát một cách đúng đắn" (CA VII). Điều này có nghĩa: đời sống thiêng liêng tập trung tại cộng đoàn địa phương tụ họp quanh bục giảng và bàn thờ. Điều này bao gồm chiều kích Giáo Hội phổ quát vì mỗi cộng đoàn cá thể được nối kết với cộng đoàn khác bằng lời rao giảng tinh ròng và việc cử hành đúng đắn các bí tích, mà vì chúng, thừa tác vụ trong Giáo Hội đã được thiết lập. Người ta nên ghi nhớ rằng Luther, trong cuốn Giáo Lý Lớn của ông, đã gọi Giáo Hội là "người mẹ hạ sinh và nuôi nấng mọi Kitô hữu bằng Lời Thiên Chúa mà Chúa Thánh Thần đã mặc khải và công bố ... Chúa Thánh Thần sẽ ở lại với cộng đoàn thánh [Gemeine] hay dân Kitô giáo cho đến ngày tận cùng. Qua cộng đoàn này, Người đem chúng ta về với Chúa Kitô, sử dụng nó để giảng dạy và rao giảng Lời Chúa"(83).
Giáo Hội trong truyền thống Công Giáo
214. Giáo huấn của Công đồng Vatican II trong Lumen Gentium là điều chủ yếu đối với cái hiểu Công Giáo về Giáo Hội. Các nghị phụ của Công đồng giải thích vai trò của Giáo Hội trong lịch sử cứu rỗi theo quan điểm bí tích: "Giáo Hội ở trong Chúa Kitô giống như một bí tích hoặc như một dấu chỉ và dụng cụ của cả sự kết hợp hết sức chặt chẽ với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn thể nhân loại "(LG 1).
215. Khái niệm cơ bản để giải thích cái hiểu bí tích này về Giáo Hội lại xuất hiện một lần nữa trong khái niệm mầu nhiệm và khẳng định mối liên hệ không thể tách rời nhau giữa các khía cạnh hữu hình và vô hình của Giáo Hội. Các nghị phụ Công đồng dạy rằng: "Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, đã thiết lập và liên tục duy trì ở đây, trên trái đất này,Giáo Hội thánh của Người, cộng đồng đức tin, cậy, mến, như một thực thể được phân định hữu hình qua đó Người truyền đạt sự thật và ơn thánh cho mọi người. Nhưng, xã hội được cơ cấu hóa bằng các cơ phận có phẩm trật và Nhiệm Thể Chúa Kitô, thì không nên bị coi như hai thực tại, cũng không phải là cộng đoàn hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng, cũng không phải là Giáo Hội trần thế và Giáo Hội được phong phú hóa bằng các sự vật trên trời; đúng hơn, chúng tạo thành một thực tại phức tạp hợp thành bởi một yếu tố thần linh và một yếu tố nhân bản "(LG 8).
Hướng tới sự đồng thuận
216. Trong các cuộc đàm thoại Luthêrô-Công Giáo, đã có sự đồng thuận rõ ràng rằng học lý về công chính hóa và học lý về Giáo Hội thuộc về nhau. Cái hiểu chung này đã được quả quyết trong văn kiện Giáo Hội và Công Chính Hóa: "Người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau tuyên xưng rằng sự cứu rỗi chỉ được ban cho trong Chúa Kitô và bởi ơn thánh mà thôi và được tiếp nhận bằng đức tin. Họ cùng đọc chung kinh tin kính, cùng tuyên xưng ‘Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền’. Cả việc công chính hóa các người tội lỗi và Giáo Hội đều là các điều căn bản của đức tin "(Church and Justifications, 4).
217. Giáo Hội và Công Chính Hóa cũng khẳng định: "Nói cho đúng và thích đáng ra, chúng ta không tin vào sự công chính hóa và vào Giáo Hội, nhưng tin vào Chúa Cha, Đấng đã thương xót chúng ta và đã tập họp chúng ta trong Giáo Hội như là dân của Người; và tin vào Chúa Kitô, Đấng công chính hóa chúng ta và thân thể Người chính là Giáo Hội; và tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa chúng ta và ngự trong Giáo Hội. Đức tin của chúng ta bao gồm sự công chính hóa và Giáo Hội như là công việc của Thiên Chúa Ba Ngôi, một công việc chỉ có thể được nhận lãnh một cách thích đáng bằng đức tin vào Người "(Church and Justification, 5).
218. Mặc dù các văn kiện Giáo Hội và Công Chính Hóa và Tính Tông Truyền của Giáo Hội có những đóng góp đáng kể vào một số vấn đề chưa được giải quyết giữa người Công Giáo và người Luthêrô, cuộc đối thoại đại kết thêm nữa vẫn còn cần thiết đối với các vấn đề: mối liên hệ giữa tính hữu hình và tính vô hình của Giáo Hội, mối liên hệ giữa Giáo Hội phổ quát và địa phương, Giáo Hội như bí tích, sự cần thiết của bí tích phong chức trong đời sống Giáo Hội, và đặc điểm bí tích của việc tấn phong giám mục. Cuộc thảo luận trong tương lai phải tính đến công việc quan trọng đã được thực hiện trong các văn kiện này và nhiều văn kiện quan trọng khác. Trách vụ này hiện rất cấp bách vì người Công Giáo và người Luthêrô vốn không lúc ngừng việc cùng nhau tuyên xưng niềm tin của họ vào "Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền".
Kỳ sau: Chương V: Được kêu gọi kỷ niệm chung
Cái hiểu của Luther về Kinh Thánh, việc giải thích nó, và các truyền thống của con người
195. Cuộc tranh cãi liên quan tới việc truyền bá Chín Mươi Lăm Luận Đề về ân xá của Luther mau chóng đặt ra câu hỏi là khi có tranh chấp, người ta có thể dựa vào thẩm quyền nào. Nhà thần học của giáo triều là Sylvester Prierias, trong câu trả lời đầu tiên cho các luận đề của Luther về ân xá, đã lập luận như sau: "Bất cứ ai không tuân giữ giáo huấn của Giáo Hội Rôma và của Đức Giáo Hoàng như quy luật không thể sai lầm của đức tin mà từ đó Thánh Kinh cũng lấy được sức mạnh và thẩm quyền của nó: người ấy là một kẻ lạc giáo "(72) Còn John Eck thì trả lời Luther như sau: ".. Kinh Thánh không chân chính nếu không có thẩm quyền của Giáo Hội" (73). Cuộc xung đột nhanh chóng từ một tranh cãi về vấn đề tín lý (cái hiểu đúng đắn về ân xá, thống hối, và xá tội) chuyển thành một vấn đề về thẩm quyền trong Giáo Hội. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các thẩm quyền khác nhau, Luther chỉ có thể coi Kinh Thánh như là thẩm phán tối hậu vì nó đã tự chứng minh mình là một thẩm quyền hữu hiệu và mạnh mẽ, trong khi các thẩm quyền khác chỉ đơn giản lấy sức mạnh từ nó mà thôi.
196. Luther coi Thánh Kinh như là nguyên lý đầu tiên (primum principium) (74) mà trên đó tất cả các tuyên bố thần học phải trực tiếp hoặc gián tiếp dựa vào. Là một giáo sư, nhà thuyết giảng, nhà cố vấn, và đối tác đối thoại, ông thực hành thần học như là một cách giải thích Kinh Thánh một cách nhất quán và phức tạp. Ông xác tín rằng các Kitô hữu và các nhà thần học không nên chỉ gắn bó với Thánh Kinh, nhưng phải sống và ở lại mãi trong đó. Ông gọi điều này là "tử cung của Thiên Chúa, trong đó Người tượng thai chúng ta, mang thai chúng ta và sinh ra chúng ta" (75).
197. Theo Luther, cách đúng đắn để học thần học là một quá trình ba bước gồm oratio [cầu nguyện], meditatio [suy niệm], tentatio [phiền não hoặc thử thách] (76). Trong khi cầu xin Chúa Thánh Thần làm thầy dậy, ta nên đọc Kinh Thánh trước nhan Thiên Chúa, trong lời cầu nguyện, và trong khi ấy, suy niệm về những lời của Kinh Thánh, lưu ý tới các tình huống trong đời xem ra mâu thuẫn với những gì tìm thấy ở đó. Qua diễn trình này, Thánh Kinh chứng tỏ thẩm quyền của nó bằng cách vượt qua các phiền não này. Như Luther từng nói: "Hãy lưu ý: sức mạnh của Thánh Kinh là đây, nó không bị thay đổi thành người đang nghiên cứu nó, nhưng nó biến đổi người yêu thương nó thành chính nó và sức mạnh của nó" (77). Trong bối cảnh kinh nghiệm này, điều trở nên hiển nhiên là người ta không chỉ giải thích Thánh Kinh, mà còn được nó giải thích, và đây là điều chứng tỏ sức mạnh và thẩm quyền của nó.
198. Kinh Thánh làm chứng cho sự mặc khải của Thiên Chúa; như vậy, nhà thần học nên cẩn thận đi theo cách thức phát biểu sự mặc khải của Thiên Chúa trong các sách Kinh Thánh (modus loquendi scripturae). Nếu không, người ta sẽ không coi trọng sự mặc khải của Thiên Chúa cách trọn vẹn. Những tiếng nói đa dạng của Kinh Thánh được tổng hợp thành một tổng thể bằng cách qui chiếu chúng vào Chúa Giêsu Kitô: "Lấy Chúa Kitô ra khỏi Kinh Thánh, thì các bạn còn tìm được gì trong đó?" (78). Do đó, "điều dẫn tới Chúa Kitô" (was Christum treibet) là tiêu chuẩn để giải quyết các vấn đề liên quan tới tính qui điển và các giới hạn của qui điển. Nó là một tiêu chuẩn được khai triển từ chính Kinh thánh và trong một vài trường hợp, được áp dụng một cách có phê phán vào các sách đặc thù, như thư Giacôbê.
199. Luther hiếm khi sử dụng biểu thức "sola scriptura". Mối quan tâm chính của ông là: không có gì có thể đòi một thẩm quyền cao hơn Kinh Thánh, và ông hết sức nghiêm khắc chống lại bất cứ ai và bất cứ điều gì thay đổi hoặc di dời các câu chữ của Kinh Thánh. Nhưng dù khẳng định thẩm quyền của một mình Kinh Thánh, ông đã không đọc một mình Kinh Thánh nhưng tham chiếu các bối cảnh đặc thù và trong tương quan với các kinh Tin Kính có tính Kitô học và Chúa Ba Ngôi của Giáo Hội tiên khởi, các kinh, đối với ông, vốn bày tỏ ý định và ý nghĩa của Kinh Thánh. Ông tiếp tục học hỏi Kinh Thánh qua Sách Giáo Lý Nhỏ và Lớn, được ông coi là những bản tóm tắt ngắn của Kinh Thánh, và thực hành việc giải thích của ông trong khi tham chiếu các giáo phụ, đặc biệt là Thánh Augustinô. Ông cũng đã sử dụng rộng dài nhiều cách giải thích khác đã có trước đây và đã rút tỉa từ mọi trợ cụ sẵn có của khoa ngữ văn nhân bản. Ông tiến hành việc giải thích Thánh Kinh của mình bằng cách trực tiếp tranh luận với các quan niệm thần học của thời ông và của các thế hệ trước đó. Cách đọc Thánh Kinh của ông dựa trên kinh nghiệm và được thực hành một cách nhất quán bên trong cộng đồng tín hữu.
200. Theo Luther, Thánh Kinh không chống đối mọi truyền thống mà chỉ chống đối điều gọi là các truyền thống của con người. Về các truyền thống này, ông nói, "Chúng tôi chỉ trích các học thuyết của con người không phải vì họ đã nói ra chúng, nhưng vì chúng là những lời láo khoét và phạm thượng chống lại Thánh Kinh. Và Thánh Kinh, mặc dù cũng được viết bởi con người, nhưng chúng không phải là của con người cũng không phải là từ con người nhưng là từ Thiên Chúa"(79). Đối với Luther, khi đánh giá một thẩm quyền khác, câu hỏi quyết định là thẩm quyền này làm lu mờ Kinh Thánh hay tiếp nhận sứ điệp của nó và làm cho nó có ý nghĩa trong một bối cảnh đặc thù. Do sự rõ ràng bên ngoài của nó, ý nghĩa của Kinh Thánh có thể được nhận diện; do sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Thánh Kinh có thể thuyết phục được trái tim của con người về các sự thật của nó, tức sự rõ ràng bên trong của Thánh Kinh. Theo ý nghĩa này, Thánh Kinh là người giải thích của chính nó.
Các quan tâm Công Giáo về Kinh Thánh, truyền thống, và thẩm quyền
201. Vào thời điểm khi những câu hỏi mới liên quan đến việc biện phân các truyền thống và thẩm quyền giải thích Kinh Thánh được đặt ra, Công đồng Trent cũng như các nhà thần học thời đó đã cố gắng đưa ra một câu trả lời cân bằng. Kinh nghiệm của Công Giáo là: đời sống Giáo Hội được phong phú hóa và được xác định bởi nhiều nhân tố đa dạng, chứ không thể rút gọn vào một mình Kinh Thánh mà thôi. Công Đồng Trent chủ trương rằng Kinh Thánh và các truyền thống Tông Đồ bất thành văn là hai phương thế để chuyển giao Tin Mừng. Điều này đòi phải phân biệt các truyền thống tông đồ khỏi các truyền thống Giáo Hội, là các truyền thống tuy có giá trị, nhưng thuộc thứ cấp và có thể thay đổi. Người Công Giáo cũng lo ngại đối với nguy cơ có thể có những kết luận tín lý được rút ra các giải thích tư riêng về Kinh Thánh. Dưới ánh sáng này, Công đồng Trent khẳng định rằng việc giải thích Kinh Thánh phải được hướng dẫn bởi thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội.
202. Các bậc thầy Công Giáo như Melchior Cano khai triển nhận thức thông sáng sau đây: đánh giá thẩm quyền giáo huấn của Giáo Hội là một điều phức tạp. Cano đã khai triển một hệ thống gồm mười loci, hay mười nguồn của thần học, lần lượt bàn đến thẩm quyền của Kinh Thánh, truyền thống truyền miệng, Giáo Hội Công Giáo, các công đồng, các giáo phụ, các nhà thần học kinh viện, giá trị của tự nhiên, lý do như đã tỏ hiện trong khoa học, thẩm quyền của các nhà triết học, và thẩm quyền của lịch sử. Cuối cùng, ông khảo sát việc sử dụng và việc ứng dụng các loci hoặc các nguồn này, trong cuộc tranh luận kinh viện hay bút chiến thần học (80).
203. Tuy nhiên, trong những thế kỷ sau, có một xu hướng nhằm cô lập huấn quyền như là thẩm quyền giải thích có tính ràng buộc khỏi các loci thần học khác. Các truyền thống Giáo Hội đôi khi bị lẫn lộn với các truyền thống tông đồ và do đó, được coi như nguồn tài liệu có giá trị tương đương đối với đức tin Kitô giáo. Cũng có một sự miễn cưỡng trong việc thừa nhận khả thể phê phán các truyền thống Giáo Hội. Nền thần học của Vatican II, xét toàn bộ, có cái nhìn cân bằng hơn đối với các thẩm quyền khác nhau trong Giáo Hội và mối tương quan giữa Kinh Thánh và truyền thống. Trong Dei Verbum 10, một bản văn huấn quyền, lần đầu tiên khẳng định rằng chức vụ giáo huấn của Giáo Hội "không ở trên Lời Thiên Chúa, nhưng ở thế phục vụ nó".
204. Vai trò của Kinh Thánh trong đời sống của Giáo Hội được nhấn rất mạnh khi Công đồng Vatican II nói rằng "sức mạnh và quyền lực trong lời của Thiên Chúa là lớn lao đến nỗi hiện diện như là sự nâng đỡ và là năng lực của Giáo Hội, là sức mạnh đức tin đối với con cái Giáo Hội, là lương thực của linh hồn, nguồn tinh khiết và vĩnh cửu của đời sống thiêng liêng"(DV 21) (81). Do đó, các tín hữu được khuyên phải thực hành việc đọc Kinh Thánh, trong đó Thiên Chúa nói với họ, kèm theo lời cầu nguyện (DV 25).
205. Cuộc đối thoại đại kết giúp người Luthêrô và người Công Giáo đi đến một cái nhìn dị biệt hóa nhiều hơn về các điểm qui chiếu và thẩm quyền khác biệt vốn đóng một vai trò trong diễn trình thể hiện những gì đức tin Kitô giáo muốn nói và đức tin này nên khuôn định cuộc sống của Giáo Hội ra sao.
Cuộc đối thoại Công Giáo-Luthêrô về Kinh Thánh và truyền thống
206. Như một hệ quả của việc đổi mới Kinh Thánh, vốn là nguồn cảm hứng của Hiến Chế Tín Lý Dei Verbum của Công Đồng Vatican II, một cái hiểu đại kết mới về vai trò và ý nghĩa của Kinh Thánh đã trở thành khả hữu. Như văn kiện đại kết Tính Tông Truyền của Giáo Hội từng quả quyết, "tín lý Công Giáo, do đó, không chủ trương điều bị nền thần học Cải Cách sợ hãi và muốn tránh bằng bất cứ giá nào, đó là, rút thẩm quyền kinh thánh như có tính qui điển và ràng buộc từ thẩm quyền của phẩm trật Giáo Hội, là thẩm quyền đã công bố qui điển này "(ApC 400).
207. Trong cuộc đối thoại, người Công Giáo đã nhấn mạnh các xác tín có chung với Phong Trào Cải Cách, chẳng hạn như tính hữu hiệu của các bản văn Kinh Thánh do Chúa Thánh Thần linh hứng để "truyền đạt sự thật mặc khải nhằm đào tạo tâm trí con người, như đã được khẳng định trong 2 Tm. 3:17 và tuyên bố của Vatican II (DV 21-25) "(ApC 409). Người Công Giáo nói thêm, "tính hữu hiệu này đã và đang có tác dụng trong Giáo Hội trong các thời gian qua, không chỉ ở nơi các tín hữu cá nhân, mà còn ở nơi các truyền thống Giáo Hội, cả trong các biểu thức cao cấp về tín lý như các quy tắc của đức tin, các kinh tin kính, giáo huấn của công đồng, và trong các cơ cấu chính của việc thờ phượng công cộng ... Thánh Kinh đã tự làm nó hiện diện trong truyền thống, nên truyền thống này có khả năng đóng một vai trò giải thích chủ yếu. Vatican II không nói rằng truyền thống làm phát sinh những chân lý mới bên ngoài Thánh Kinh, nhưng nó chuyển tải một sự chắc chắn về mặc khải, được Thánh Kinh chứng thực"(ApC 410).
208. Đối với nền thần học Luthêrô, cuộc đối thoại đại kết khiến nó cởi mở đối với xác tín của Công Giáo rằng tính hữu hiệu của Thánh Kinh không phải chỉ hoạt động nơi các cá nhân, mà còn hoạt động trong Giáo Hội như một toàn thể. Bằng chứng của điều này nằm ở vai trò của các Tuyên Tín Luthêrô dành cho các Giáo Hội Luthêrô.
Thánh Kinh và truyền thống
209. Ngày nay, vai trò và ý nghĩa của Kinh Thánh và truyền thống, do đó, được hiểu cách khác trong Giáo Hội Công Giáo Rôma so với cách hiểu thần học đối nghịch của Luther. Về vấn đề giải thích Kinh Thánh một cách chân chính, người Công Giáo vốn nói rằng, "Khi tín lý Công Giáo chủ trương rằng ‘phán quyết của Giáo Hội’ có một vai trò trong việc giải thích Kinh Thánh cách chân chính, nó không gán cho huấn quyền Giáo Hội việc độc quyền giải thích, điều mà các tín hữu Cải Cách sợ sệt và bác bỏ một cách chính đáng. Trước khi có Phong Trào Cải Cách, các nhân vật chủ chốt vốn đã cho thấy tính đa nguyên của Giáo Hội về các tác nhân giải thích... Khi Vatican II nói tới việc Giáo Hội có ‘phán quyết tối hậu’ (DV 12), rõ ràng nó muốn tránh chủ trương độc quyền, một chủ trương đòi huấn quyền phải là cơ quan giải thích duy nhất; điều này được xác nhận bởi cả việc cổ vũ chính thức từ nhiều thế kỷ qua đối với việc nghiên cứu Kinh Thánh Công Giáo lẫn việc thừa nhận vai trò của khoa chú giải trong việc chín mùi hóa giáo huấn của huấn quyền trong Dei Verbum 12" (ApC 407).
210. Như vậy, người Luthêrô và người Công Giáo có thể cùng nhau kết luận, "Vì vậy, liên quan tới Kinh Thánh và truyền thống, người Luthêrô và người Công Giáo hiện đang có một sự thỏa thuận sâu rộng đến nỗi các nhấn mạnh khác nhau của họ, tự chúng, không đòi phải duy trì sự chia rẽ hiện nay giữa các Giáo Hội. Trong phạm vi này, có sự hợp nhất trong sự đa dạng đã được hòa giải"(ApC 448) (82).
Nhìn về phía trước: tin mừng và Giáo Hội
211. Ngoài việc giúp người Công Giáo hiểu rõ hơn về thần học của Martin Luther, cùng với việc nghiên cứu lịch sử và thần học, cuộc đối thoại đại kết cũng đã cung cấp cho cả người Luthêrô lẫn người Công Giáo một sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn về học thuyết của nhau, các điểm chính thỏa thuận nhau, và các vấn đề vẫn còn cần được liên tục nói chuyện. Giáo Hội đã trở thành một chủ đề quan trọng trong các cuộc thảo luận này.
212. Bản chất của Giáo Hội là một chủ đề được tranh cãi vào thời điểm có Phong Trào Cải Cách. Vấn đề hàng đầu là mối liên hệ giữa hành động cứu độ của Thiên Chúa và Giáo Hội, là chủ thể vừa lãnh nhận vừa thông ban ơn thánh của Thiên Chúa bằng Lời và bằng bí tích. Mối liên hệ giữa tin mừng và Giáo Hội là chủ đề của giai đoạn đầu trong cuộc đối thoại quốc tế Luthêrô-Công Giáo Rôma. Nhờ báo cáo Malta này, cũng như nhiều văn kiện đại kết tiếp theo khác, ngày nay, người ta có thể hiểu rõ hơn các lập trường Luthêrô và các lập trường Công Giáo và nhận diện được cả các cách hiểu chung lẫn các vấn đề cần được xem xét thêm.
Giáo Hội trong truyền thống Luthêrô
213. Trong truyền thống Luthêrô, Giáo Hội được hiểu như "cộng đoàn các thánh trong đó tin mừng được giảng dạy cách tinh ròng và các bí tích được ban phát một cách đúng đắn" (CA VII). Điều này có nghĩa: đời sống thiêng liêng tập trung tại cộng đoàn địa phương tụ họp quanh bục giảng và bàn thờ. Điều này bao gồm chiều kích Giáo Hội phổ quát vì mỗi cộng đoàn cá thể được nối kết với cộng đoàn khác bằng lời rao giảng tinh ròng và việc cử hành đúng đắn các bí tích, mà vì chúng, thừa tác vụ trong Giáo Hội đã được thiết lập. Người ta nên ghi nhớ rằng Luther, trong cuốn Giáo Lý Lớn của ông, đã gọi Giáo Hội là "người mẹ hạ sinh và nuôi nấng mọi Kitô hữu bằng Lời Thiên Chúa mà Chúa Thánh Thần đã mặc khải và công bố ... Chúa Thánh Thần sẽ ở lại với cộng đoàn thánh [Gemeine] hay dân Kitô giáo cho đến ngày tận cùng. Qua cộng đoàn này, Người đem chúng ta về với Chúa Kitô, sử dụng nó để giảng dạy và rao giảng Lời Chúa"(83).
Giáo Hội trong truyền thống Công Giáo
214. Giáo huấn của Công đồng Vatican II trong Lumen Gentium là điều chủ yếu đối với cái hiểu Công Giáo về Giáo Hội. Các nghị phụ của Công đồng giải thích vai trò của Giáo Hội trong lịch sử cứu rỗi theo quan điểm bí tích: "Giáo Hội ở trong Chúa Kitô giống như một bí tích hoặc như một dấu chỉ và dụng cụ của cả sự kết hợp hết sức chặt chẽ với Thiên Chúa lẫn sự hợp nhất của toàn thể nhân loại "(LG 1).
215. Khái niệm cơ bản để giải thích cái hiểu bí tích này về Giáo Hội lại xuất hiện một lần nữa trong khái niệm mầu nhiệm và khẳng định mối liên hệ không thể tách rời nhau giữa các khía cạnh hữu hình và vô hình của Giáo Hội. Các nghị phụ Công đồng dạy rằng: "Chúa Kitô, Đấng Trung Gian duy nhất, đã thiết lập và liên tục duy trì ở đây, trên trái đất này,Giáo Hội thánh của Người, cộng đồng đức tin, cậy, mến, như một thực thể được phân định hữu hình qua đó Người truyền đạt sự thật và ơn thánh cho mọi người. Nhưng, xã hội được cơ cấu hóa bằng các cơ phận có phẩm trật và Nhiệm Thể Chúa Kitô, thì không nên bị coi như hai thực tại, cũng không phải là cộng đoàn hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng, cũng không phải là Giáo Hội trần thế và Giáo Hội được phong phú hóa bằng các sự vật trên trời; đúng hơn, chúng tạo thành một thực tại phức tạp hợp thành bởi một yếu tố thần linh và một yếu tố nhân bản "(LG 8).
Hướng tới sự đồng thuận
216. Trong các cuộc đàm thoại Luthêrô-Công Giáo, đã có sự đồng thuận rõ ràng rằng học lý về công chính hóa và học lý về Giáo Hội thuộc về nhau. Cái hiểu chung này đã được quả quyết trong văn kiện Giáo Hội và Công Chính Hóa: "Người Công Giáo và người Luthêrô cùng nhau tuyên xưng rằng sự cứu rỗi chỉ được ban cho trong Chúa Kitô và bởi ơn thánh mà thôi và được tiếp nhận bằng đức tin. Họ cùng đọc chung kinh tin kính, cùng tuyên xưng ‘Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền’. Cả việc công chính hóa các người tội lỗi và Giáo Hội đều là các điều căn bản của đức tin "(Church and Justifications, 4).
217. Giáo Hội và Công Chính Hóa cũng khẳng định: "Nói cho đúng và thích đáng ra, chúng ta không tin vào sự công chính hóa và vào Giáo Hội, nhưng tin vào Chúa Cha, Đấng đã thương xót chúng ta và đã tập họp chúng ta trong Giáo Hội như là dân của Người; và tin vào Chúa Kitô, Đấng công chính hóa chúng ta và thân thể Người chính là Giáo Hội; và tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa chúng ta và ngự trong Giáo Hội. Đức tin của chúng ta bao gồm sự công chính hóa và Giáo Hội như là công việc của Thiên Chúa Ba Ngôi, một công việc chỉ có thể được nhận lãnh một cách thích đáng bằng đức tin vào Người "(Church and Justification, 5).
218. Mặc dù các văn kiện Giáo Hội và Công Chính Hóa và Tính Tông Truyền của Giáo Hội có những đóng góp đáng kể vào một số vấn đề chưa được giải quyết giữa người Công Giáo và người Luthêrô, cuộc đối thoại đại kết thêm nữa vẫn còn cần thiết đối với các vấn đề: mối liên hệ giữa tính hữu hình và tính vô hình của Giáo Hội, mối liên hệ giữa Giáo Hội phổ quát và địa phương, Giáo Hội như bí tích, sự cần thiết của bí tích phong chức trong đời sống Giáo Hội, và đặc điểm bí tích của việc tấn phong giám mục. Cuộc thảo luận trong tương lai phải tính đến công việc quan trọng đã được thực hiện trong các văn kiện này và nhiều văn kiện quan trọng khác. Trách vụ này hiện rất cấp bách vì người Công Giáo và người Luthêrô vốn không lúc ngừng việc cùng nhau tuyên xưng niềm tin của họ vào "Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền".
Kỳ sau: Chương V: Được kêu gọi kỷ niệm chung