Chương IV: Đào tạo toàn diện
Tính cụ thể, tính phức tạp và tính toàn diện
157. Điều kiện hiện tại có đặc trưng ở tính phức tạp ngày càng gia tăng nơi các hiện tượng xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Trong thế giới cụ thể của cuộc sống, những thay đổi trong hành động tự gây ảnh hưởng lẫn nhau và ta không thể xử lý chúng bằng cái nhìn lựa lọc. Trong thế giới thực, mọi thứ đều được nối kết với nhau: cuộc sống gia đình và cam kết nghề nghiệp, việc sử dụng kỹ thuậ và cách trải nghiệm cộng đồng, bảo vệ phôi thai và bảo vệ di dân. Sự cụ thể của cuộc hiện sinh nói với ta một viễn kiến nhân học về con người như một tổng thể và một cách nhận thức không tách biệt, nhưng biết nắm bắt các dây liên kết, học hỏi từ kinh nghiệm bằng cách đọc lại nó dưới ánh sáng Lời Chúa, tự để cho mình được linh hứng bởi các chứng từ gương mẫu hơn là những mô hình trừu tượng. Điều này đòi hỏi một phương thức đào tạo có xu hướng tích hợp các viễn tượng, giúp khả năng nắm bắt các vấn đề chồng chéo lên nhau và biết cách thống nhất hóa các chiều kích khác nhau của con người. Phương thức này hài hòa sâu sắc với viễn kiến Kitô giáo, một viễn kiến luôn chiêm ngưỡng trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con, cuộc gặp gỡ không thể tách rời của thần thiêng và nhân bản, của đất và của trời.
Giáo dục, trường học và đại học
158. Trong thời gian Thượng hội đồng, người ta đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ có tính quyết định và không thể thay thế của việc đào tạo chuyên nghiệp, tại trường học và tại đại học, đặc biệt bởi vì ở đây đề cập tới các nơi mà phần lớn người trẻ dành nhiều thời gian cho. Ở một số nơi trên thế giới, giáo dục cơ bản là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất mà giới trẻ muốn ngỏ cùng Giáo hội. Do đó, đối với cộng đồng Kitô giáo, điều cần là phải phát biểu sự hiện diện hùng hồn của mình trong các môi trường này, với các giáo viên có trình độ, các tuyên úy có ý nghĩa và một cam kết văn hóa thỏa đáng.
Các định chế giáo dục Công Giáo xứng đáng được xem xét đặc biệt vì chúng nói lên mối quan tâm của Giáo hội đối với việc đào tạo toàn diện người trẻ. Đây là những không gian quý giá cho cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với nền văn hóa của một dân tộc và cho sự phát triển của việc nghiên cứu. Chúng được mời gọi đề xuất một mô hình đào tạo có khả năng làm cho đức tin đối thoại với các vấn đề của thế giới đương thời, với các quan điểm nhân học khác nhau, với các thách thức của khoa học và kỹ thuật, với những thay đổi của phong hóa xã hội và với cam kết đối với công lý.
Trong các môi trường này, cần phải đặc biệt khuyến khích tính sáng tạo của người trẻ trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, thơ ca và văn học, âm nhạc và thể thao, kỹ thuật số và phương tiện truyền thông, v.v., phải được đặc biệt khuyến khích. Bằng cách này, người trẻ sẽ khám phá ra các tài năng của họ và để xã hội sử dụng chúng gây ích lợi cho mọi người.
Chuẩn bị các nhà đào tạo mới
159. Tông hiến Veritatis gaudium gần đây về các trường đại học và phân khoa giáo hội học đã đề xuất một số tiêu chuẩn căn bản cho một dự án đào tạo phù hợp với những thách thức hiện nay: việc chiêm niệm thiêng liêng, trí thức và hiện sinh đối với tín lý sơ truyền (kerygma), cuộc đối thoại rất rộng rãi và rất cởi mở, tính liên khoa (trans-disciplinarité) thực hiện một cách khôn ngoan và sáng tạo và nhu cầu cấp thiết phải "tạo mạng lưới (faire réseau)" (xem Veritatis Gaudium, số 4, d). Các nguyên tắc này có thể truyền cảm hứng cho mọi môi trường giáo dục và các nhà đạo tạo; việc tiếp nhận chúng sẽ đặc biệt có lợi cho việc đào tạo các nhà giáo dục mới, bằng cách giúp họ cởi mở đối với một viễn kiến khôn ngoan, có khả năng tích hợp kinh nghiệm và sự thật. Các trường đại học giáo hoàng và trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò căn bản ở bình diện thế giới, lục địa và quốc gia. Việc kiểm nghiệm định kỳ, đánh giá khắt khe và đổi mới liên tục các định chế này nói lên một sự đầu tư chiến lược lớn lao cho lợi ích của giới trẻ và toàn thể Giáo hội.
Đào tạo các môn đệ truyền giáo
160. Con đường đồng nghị vốn nhấn mạnh ước nguyện ngày càng gia tăng muốn lên khuôn và dành chỗ cho vai trò của người trẻ. Điều rõ ràng là việc tông đồ của người trẻ với những người trẻ khác không thể ứng biến tùy hứng được, nhưng phải là thành quả của một con đường đào tạo nghiêm túc và thích đáng: làm thế nào để đồng hành với diễn trình này? Làm thế nào cung ứng các khí cụ tốt hơn cho người trẻ để họ trở thành các chứng nhân chân chính của Tin Mừng? Các câu hỏi này cũng trùng với ước nguyện của nhiều người trẻ muốn hiểu đức tin của họ nhiều hơn: khám phá nguồn gốc Kinh thánh của nó, hiểu sự phát triển lịch sử của tín lý, ý nghĩa của tín điều và sự phong phú của phụng vụ. Điều này cho phép người trẻ suy tư các vấn đề hiện nay trong đó đức tin đang bị thử thách, để biết cách giải thích lý do cho niềm hy vọng ở trong họ (1Pr 3:15).
Đó là lý do tại sao Thượng hội đồng đề nghị làm nổi bật các kinh nghiệm truyền giáo của người trẻ qua việc thành lập các trung tâm đào tạo cho việc truyền giảng Tin Mừng dành cho giới trẻ và các cặp vợ chồng trẻ, nhắm đạt tới một kinh nghiệm toàn diện sẽ tự kết thúc bằng việc sai đi truyền giáo. Đã có nhiều sáng kiến thuộc loại này ở các lãnh thổ khác nhau, nhưng người ta đang yêu cầu mỗi Hội đồng Giám mục nên nghiên cứu khả thể thành lập chúng trong các bối cảnh riêng của chúng.
Một thời để đồng hành với việc biện phân
161. Trong hội trường Thượng hội đồng, rất thường vang dội lời kêu gọi khẩn cấp phải đầu tư cách hậu hĩnh, đồng thời, cả một niềm đam mê giáo dục lẫn một thời gian kéo dài và nhiều tài nguyên kinh tế. Khi tập hợp các lần góp ý và các mong ước khác nhau xuất hiện trong cuộc tranh luận tại Thượng hội đồng, ngoài việc lắng nghe những kinh nghiệm có giá trị đã mang ra thực hiện, Thượng hội đồng đã, một cách xác tín, đề nghị mọi Giáo hội đặc thù, các hội dòng, các phong trào, hiệp hội và các tác nhân giáo hội khác, cung ứng cho người trẻ một kinh nghiệm đồng hành nhằm mục đích biện phân. Kinh nghiệm này – mà thời gian kéo dài phải cố định theo các bối cảnh và cơ hội - có thể xứng hợp với thời gian dành cho sự chín mùi của đời sống Kitô hữu trưởng thành. Nó phải dự ứng một sự xa cách kéo dài đối với các mối liên hệ và môi trường thông thường và được xây dựng quanh ít nhất ba trụ cột thiết yếu sau đây: một kinh nghiệm sống huynh đệ chung với các nhà giáo dục trưởng thành, một cuộc chung sống phải có tính trung tâm, điều độ và tôn trọng ngôi nhà chung; một đề xuất tông đồ mạnh mẽ và có ý nghĩa muốn sống với nhau; một cung ứng linh đạo bắt nguồn từ cầu nguyện và đời sống bí tích. Nhờ cách này, người ta sẽ tìm được mọi thành tố cần thiết để Giáo hội có thể cung cấp một kinh nghiệm sâu sắc về biện phân ơn gọi cho những người trẻ nào mong muốn.
Đồng hành với hôn nhân
162. Cần nhắc lại tầm quan trọng phải đồng hành với các cặp vợ chồng dọc hành trình chuẩn bị hôn nhân của họ, bằng cách lưu ý rằng có nhiều cách khác nhau để tổ chức các hành trình này. Như tông huấn Amoris laetitia đã quả quyết ở số 207: "Không cần trình bầy cho họ toàn bộ Sách Giáo Lý hay được nhồi nhét quá nhiều tín liệu... mà là một thứ ‘khai tâm’ dẫn vào bí tích hôn phối, cung cấp cho họ các yếu tố cần thiết để có thể lãnh nhận bí tích trong các thiên hướng tốt đẹp hơn khởi đầu cuộc sống gia đình một cách đầy quyết tâm”. Điều quan trọng là đeo đuổi việc đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là trong các năm đầu của hôn nhân, bằng cách giúp họ trở thành một phần tích cực của cộng đồng Kitô hữu.
Việc đào tạo các chủng sinh và các người thánh hiến
163. Trách vụ chuyên biệt của việc đào tạo toàn diện các ứng viên cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến nam và nữ vẫn là một thách thức quan trọng đối với Giáo hội. Cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của việc đào tạo văn hóa và thần học vững chắc cho các người thánh hiến. Đối với các chủng sinh, bổn phận đầu tiên hiển nhiên là việc tiếp nhận và triển khai cụ thể văn kiện mới Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (Lý do căn bản của định chế linh mục). Trong thời gian Thượng hội đồng, nhiều khía cạnh quan trọng đã xuất hiện và nên được đề cập ở đây.
Đầu tiên, việc lựa chọn của các nhà đào tạo: sẽ không đủ nếu họ chỉ được đào tạo tốt về văn hóa, mà họ cũng phải có khả năng có những mối liên hệ huynh đệ, biết lắng nghe thấu cảm (empathique) và tự do nội tâm sâu sắc. Thứ hai, để có được một đồng hành thích đáng, cần phải có một việc làm nghiêm túc và có năng lực, trong các nhóm giáo dục được dị biệt hóa bao gồm cả các nhân vật nữ. Sự kết cấu của các nhóm đào tạo này, trong đó các ơn gọi khác nhau tương tác với nhau, là một hình thức đồng nghị nhỏ nhưng qúy giá, ảnh hưởng đến não trạng của người trẻ trong việc đào tạo lúc ban đầu. Thứ ba, việc đào tạo phải có xu hướng phát triển, nơi các mục tử tương lai và các người thánh hiến, khả năng thi hành vai trò hướng dẫn của họ một cách có trình độ và không độc đoán, bằng cách giáo dục các ứng viên trẻ tự hiến thân cho cộng đồng. Một sự chú ý đặc biệt cần được dành một số tiêu chuẩn đào tạo như: vượt lên trên xu hướng giáo sĩ trị, khả năng làm việc theo nhóm, lưu ý đến người nghèo, minh bạch trong cuộc sống, sẵn sàng để mình đồng hành. Thứ tư, nghiêm túc đối với việc biện phân ban đầu là điều có tính quyết định, vì những người trẻ tự ý đến trình diện ở các chủng viện hoặc nhà đào tạo rất thường được chào đón mà không hề có kiến thức chính xác hoặc đọc lại lịch sử đời họ. Vấn đề trở nên đặc biệt tế nhị trong trường hợp "các chủng sinh lang thang": sự bất ổn về liên hệ và cảm giới và thiếu bén rễ sâu trong giáo hội là những dấu hiệu nguy hiểm. Làm ngơ các qui phạm của giáo hội về khía cạnh này tạo nên một tác phong vô trách nhiệm, rất có thể có những hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng Kitô giáo. Điểm thứ năm liên quan đến tầm quan trọng về con số của các cộng đồng đào tạo: trong các cộng đồng quá lớn, người ta gặp nguy cơ phi bản vị (dépersonnalisation) chương trình đào tạo và hiểu biết không thích đáng các người trẻ đang được đào tạo, trong khi các cộng đồng có quá ít người có nguy cơ bị ngột ngạt và chịu luận lý học phụ thuộc; trong những trường hợp này, giải pháp hay hơn là thành lập các chủng viện liên giáo phận hoặc các nhà đào tạo cho một số tỉnh dòng, với các dự án đào tạo rõ ràng và các trách nhiệm được xác định rõ.
164. Thượng hội đồng đưa ra ba đề nghị nhằm tạo dễ dàng cho việc đổi mới.
Đề nghị đầu tiên liên quan đến việc đào tạo chung các giáo dân, người thánh hiến và linh mục. Điều quan trọng là các thanh niên nam nữ đang được đào tạo giữ liên lạc thường xuyên với cuộc sống hàng ngày của gia đình và cộng đồng, bằng cách dành chú ý đặc biệt đến sự hiện diện của các nhân vật nữ và các cặp vợ chồng Kitô hữu, và làm thế nào để việc đào tạo bám rễ vào cuộc sống cụ thể và có đặc tính của chiều kích tương quan với khả năng tương tác với bối cảnh văn hóa xã hội.
Đề nghị thứ hai liên quan đến việc lồng vào chương trình chuẩn bị cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến các yếu tố chuyên biệt liên quan đến mục vụ giới trẻ, nhờ các khóa đào tạo có mục tiêu và kinh nghiệm sống về hoạt động tông đồ và truyền giảng Tin Mừng.
Đề nghị thứ ba yêu cầu đánh giá, trong khuôn khổ biện phân chân chính về người và hoàn cảnh theo viễn kiến và tinh thần của văn kiện Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, khả thể xác minh con đường đào tạo trên các bình diện kinh nghiệm và cộng đồng. Điều này có giá trị đặc biệt đối với giai đoạn cuối của hành trình, là giai đoạn dự ứng việc từ từ được lồng vào trách nhiệm mục vụ. Các công thức và phương thức có thể được chỉ định bởi các Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia, tùy theo Ratio nationalis (lý do quôc gia) của họ.
Kỳ cuối: Kết luận và Kết quả đầu phiếu Tài Liệu Sau Cùng
Tính cụ thể, tính phức tạp và tính toàn diện
157. Điều kiện hiện tại có đặc trưng ở tính phức tạp ngày càng gia tăng nơi các hiện tượng xã hội và kinh nghiệm cá nhân. Trong thế giới cụ thể của cuộc sống, những thay đổi trong hành động tự gây ảnh hưởng lẫn nhau và ta không thể xử lý chúng bằng cái nhìn lựa lọc. Trong thế giới thực, mọi thứ đều được nối kết với nhau: cuộc sống gia đình và cam kết nghề nghiệp, việc sử dụng kỹ thuậ và cách trải nghiệm cộng đồng, bảo vệ phôi thai và bảo vệ di dân. Sự cụ thể của cuộc hiện sinh nói với ta một viễn kiến nhân học về con người như một tổng thể và một cách nhận thức không tách biệt, nhưng biết nắm bắt các dây liên kết, học hỏi từ kinh nghiệm bằng cách đọc lại nó dưới ánh sáng Lời Chúa, tự để cho mình được linh hứng bởi các chứng từ gương mẫu hơn là những mô hình trừu tượng. Điều này đòi hỏi một phương thức đào tạo có xu hướng tích hợp các viễn tượng, giúp khả năng nắm bắt các vấn đề chồng chéo lên nhau và biết cách thống nhất hóa các chiều kích khác nhau của con người. Phương thức này hài hòa sâu sắc với viễn kiến Kitô giáo, một viễn kiến luôn chiêm ngưỡng trong mầu nhiệm nhập thể của Chúa Con, cuộc gặp gỡ không thể tách rời của thần thiêng và nhân bản, của đất và của trời.
Giáo dục, trường học và đại học
158. Trong thời gian Thượng hội đồng, người ta đặc biệt chú trọng đến nhiệm vụ có tính quyết định và không thể thay thế của việc đào tạo chuyên nghiệp, tại trường học và tại đại học, đặc biệt bởi vì ở đây đề cập tới các nơi mà phần lớn người trẻ dành nhiều thời gian cho. Ở một số nơi trên thế giới, giáo dục cơ bản là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất mà giới trẻ muốn ngỏ cùng Giáo hội. Do đó, đối với cộng đồng Kitô giáo, điều cần là phải phát biểu sự hiện diện hùng hồn của mình trong các môi trường này, với các giáo viên có trình độ, các tuyên úy có ý nghĩa và một cam kết văn hóa thỏa đáng.
Các định chế giáo dục Công Giáo xứng đáng được xem xét đặc biệt vì chúng nói lên mối quan tâm của Giáo hội đối với việc đào tạo toàn diện người trẻ. Đây là những không gian quý giá cho cuộc gặp gỡ của Tin Mừng với nền văn hóa của một dân tộc và cho sự phát triển của việc nghiên cứu. Chúng được mời gọi đề xuất một mô hình đào tạo có khả năng làm cho đức tin đối thoại với các vấn đề của thế giới đương thời, với các quan điểm nhân học khác nhau, với các thách thức của khoa học và kỹ thuật, với những thay đổi của phong hóa xã hội và với cam kết đối với công lý.
Trong các môi trường này, cần phải đặc biệt khuyến khích tính sáng tạo của người trẻ trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật, thơ ca và văn học, âm nhạc và thể thao, kỹ thuật số và phương tiện truyền thông, v.v., phải được đặc biệt khuyến khích. Bằng cách này, người trẻ sẽ khám phá ra các tài năng của họ và để xã hội sử dụng chúng gây ích lợi cho mọi người.
Chuẩn bị các nhà đào tạo mới
159. Tông hiến Veritatis gaudium gần đây về các trường đại học và phân khoa giáo hội học đã đề xuất một số tiêu chuẩn căn bản cho một dự án đào tạo phù hợp với những thách thức hiện nay: việc chiêm niệm thiêng liêng, trí thức và hiện sinh đối với tín lý sơ truyền (kerygma), cuộc đối thoại rất rộng rãi và rất cởi mở, tính liên khoa (trans-disciplinarité) thực hiện một cách khôn ngoan và sáng tạo và nhu cầu cấp thiết phải "tạo mạng lưới (faire réseau)" (xem Veritatis Gaudium, số 4, d). Các nguyên tắc này có thể truyền cảm hứng cho mọi môi trường giáo dục và các nhà đạo tạo; việc tiếp nhận chúng sẽ đặc biệt có lợi cho việc đào tạo các nhà giáo dục mới, bằng cách giúp họ cởi mở đối với một viễn kiến khôn ngoan, có khả năng tích hợp kinh nghiệm và sự thật. Các trường đại học giáo hoàng và trung tâm nghiên cứu đóng một vai trò căn bản ở bình diện thế giới, lục địa và quốc gia. Việc kiểm nghiệm định kỳ, đánh giá khắt khe và đổi mới liên tục các định chế này nói lên một sự đầu tư chiến lược lớn lao cho lợi ích của giới trẻ và toàn thể Giáo hội.
Đào tạo các môn đệ truyền giáo
160. Con đường đồng nghị vốn nhấn mạnh ước nguyện ngày càng gia tăng muốn lên khuôn và dành chỗ cho vai trò của người trẻ. Điều rõ ràng là việc tông đồ của người trẻ với những người trẻ khác không thể ứng biến tùy hứng được, nhưng phải là thành quả của một con đường đào tạo nghiêm túc và thích đáng: làm thế nào để đồng hành với diễn trình này? Làm thế nào cung ứng các khí cụ tốt hơn cho người trẻ để họ trở thành các chứng nhân chân chính của Tin Mừng? Các câu hỏi này cũng trùng với ước nguyện của nhiều người trẻ muốn hiểu đức tin của họ nhiều hơn: khám phá nguồn gốc Kinh thánh của nó, hiểu sự phát triển lịch sử của tín lý, ý nghĩa của tín điều và sự phong phú của phụng vụ. Điều này cho phép người trẻ suy tư các vấn đề hiện nay trong đó đức tin đang bị thử thách, để biết cách giải thích lý do cho niềm hy vọng ở trong họ (1Pr 3:15).
Đó là lý do tại sao Thượng hội đồng đề nghị làm nổi bật các kinh nghiệm truyền giáo của người trẻ qua việc thành lập các trung tâm đào tạo cho việc truyền giảng Tin Mừng dành cho giới trẻ và các cặp vợ chồng trẻ, nhắm đạt tới một kinh nghiệm toàn diện sẽ tự kết thúc bằng việc sai đi truyền giáo. Đã có nhiều sáng kiến thuộc loại này ở các lãnh thổ khác nhau, nhưng người ta đang yêu cầu mỗi Hội đồng Giám mục nên nghiên cứu khả thể thành lập chúng trong các bối cảnh riêng của chúng.
Một thời để đồng hành với việc biện phân
161. Trong hội trường Thượng hội đồng, rất thường vang dội lời kêu gọi khẩn cấp phải đầu tư cách hậu hĩnh, đồng thời, cả một niềm đam mê giáo dục lẫn một thời gian kéo dài và nhiều tài nguyên kinh tế. Khi tập hợp các lần góp ý và các mong ước khác nhau xuất hiện trong cuộc tranh luận tại Thượng hội đồng, ngoài việc lắng nghe những kinh nghiệm có giá trị đã mang ra thực hiện, Thượng hội đồng đã, một cách xác tín, đề nghị mọi Giáo hội đặc thù, các hội dòng, các phong trào, hiệp hội và các tác nhân giáo hội khác, cung ứng cho người trẻ một kinh nghiệm đồng hành nhằm mục đích biện phân. Kinh nghiệm này – mà thời gian kéo dài phải cố định theo các bối cảnh và cơ hội - có thể xứng hợp với thời gian dành cho sự chín mùi của đời sống Kitô hữu trưởng thành. Nó phải dự ứng một sự xa cách kéo dài đối với các mối liên hệ và môi trường thông thường và được xây dựng quanh ít nhất ba trụ cột thiết yếu sau đây: một kinh nghiệm sống huynh đệ chung với các nhà giáo dục trưởng thành, một cuộc chung sống phải có tính trung tâm, điều độ và tôn trọng ngôi nhà chung; một đề xuất tông đồ mạnh mẽ và có ý nghĩa muốn sống với nhau; một cung ứng linh đạo bắt nguồn từ cầu nguyện và đời sống bí tích. Nhờ cách này, người ta sẽ tìm được mọi thành tố cần thiết để Giáo hội có thể cung cấp một kinh nghiệm sâu sắc về biện phân ơn gọi cho những người trẻ nào mong muốn.
Đồng hành với hôn nhân
162. Cần nhắc lại tầm quan trọng phải đồng hành với các cặp vợ chồng dọc hành trình chuẩn bị hôn nhân của họ, bằng cách lưu ý rằng có nhiều cách khác nhau để tổ chức các hành trình này. Như tông huấn Amoris laetitia đã quả quyết ở số 207: "Không cần trình bầy cho họ toàn bộ Sách Giáo Lý hay được nhồi nhét quá nhiều tín liệu... mà là một thứ ‘khai tâm’ dẫn vào bí tích hôn phối, cung cấp cho họ các yếu tố cần thiết để có thể lãnh nhận bí tích trong các thiên hướng tốt đẹp hơn khởi đầu cuộc sống gia đình một cách đầy quyết tâm”. Điều quan trọng là đeo đuổi việc đồng hành với các gia đình trẻ, nhất là trong các năm đầu của hôn nhân, bằng cách giúp họ trở thành một phần tích cực của cộng đồng Kitô hữu.
Việc đào tạo các chủng sinh và các người thánh hiến
163. Trách vụ chuyên biệt của việc đào tạo toàn diện các ứng viên cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến nam và nữ vẫn là một thách thức quan trọng đối với Giáo hội. Cũng cần nhắc lại tầm quan trọng của việc đào tạo văn hóa và thần học vững chắc cho các người thánh hiến. Đối với các chủng sinh, bổn phận đầu tiên hiển nhiên là việc tiếp nhận và triển khai cụ thể văn kiện mới Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis (Lý do căn bản của định chế linh mục). Trong thời gian Thượng hội đồng, nhiều khía cạnh quan trọng đã xuất hiện và nên được đề cập ở đây.
Đầu tiên, việc lựa chọn của các nhà đào tạo: sẽ không đủ nếu họ chỉ được đào tạo tốt về văn hóa, mà họ cũng phải có khả năng có những mối liên hệ huynh đệ, biết lắng nghe thấu cảm (empathique) và tự do nội tâm sâu sắc. Thứ hai, để có được một đồng hành thích đáng, cần phải có một việc làm nghiêm túc và có năng lực, trong các nhóm giáo dục được dị biệt hóa bao gồm cả các nhân vật nữ. Sự kết cấu của các nhóm đào tạo này, trong đó các ơn gọi khác nhau tương tác với nhau, là một hình thức đồng nghị nhỏ nhưng qúy giá, ảnh hưởng đến não trạng của người trẻ trong việc đào tạo lúc ban đầu. Thứ ba, việc đào tạo phải có xu hướng phát triển, nơi các mục tử tương lai và các người thánh hiến, khả năng thi hành vai trò hướng dẫn của họ một cách có trình độ và không độc đoán, bằng cách giáo dục các ứng viên trẻ tự hiến thân cho cộng đồng. Một sự chú ý đặc biệt cần được dành một số tiêu chuẩn đào tạo như: vượt lên trên xu hướng giáo sĩ trị, khả năng làm việc theo nhóm, lưu ý đến người nghèo, minh bạch trong cuộc sống, sẵn sàng để mình đồng hành. Thứ tư, nghiêm túc đối với việc biện phân ban đầu là điều có tính quyết định, vì những người trẻ tự ý đến trình diện ở các chủng viện hoặc nhà đào tạo rất thường được chào đón mà không hề có kiến thức chính xác hoặc đọc lại lịch sử đời họ. Vấn đề trở nên đặc biệt tế nhị trong trường hợp "các chủng sinh lang thang": sự bất ổn về liên hệ và cảm giới và thiếu bén rễ sâu trong giáo hội là những dấu hiệu nguy hiểm. Làm ngơ các qui phạm của giáo hội về khía cạnh này tạo nên một tác phong vô trách nhiệm, rất có thể có những hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng Kitô giáo. Điểm thứ năm liên quan đến tầm quan trọng về con số của các cộng đồng đào tạo: trong các cộng đồng quá lớn, người ta gặp nguy cơ phi bản vị (dépersonnalisation) chương trình đào tạo và hiểu biết không thích đáng các người trẻ đang được đào tạo, trong khi các cộng đồng có quá ít người có nguy cơ bị ngột ngạt và chịu luận lý học phụ thuộc; trong những trường hợp này, giải pháp hay hơn là thành lập các chủng viện liên giáo phận hoặc các nhà đào tạo cho một số tỉnh dòng, với các dự án đào tạo rõ ràng và các trách nhiệm được xác định rõ.
164. Thượng hội đồng đưa ra ba đề nghị nhằm tạo dễ dàng cho việc đổi mới.
Đề nghị đầu tiên liên quan đến việc đào tạo chung các giáo dân, người thánh hiến và linh mục. Điều quan trọng là các thanh niên nam nữ đang được đào tạo giữ liên lạc thường xuyên với cuộc sống hàng ngày của gia đình và cộng đồng, bằng cách dành chú ý đặc biệt đến sự hiện diện của các nhân vật nữ và các cặp vợ chồng Kitô hữu, và làm thế nào để việc đào tạo bám rễ vào cuộc sống cụ thể và có đặc tính của chiều kích tương quan với khả năng tương tác với bối cảnh văn hóa xã hội.
Đề nghị thứ hai liên quan đến việc lồng vào chương trình chuẩn bị cho thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến các yếu tố chuyên biệt liên quan đến mục vụ giới trẻ, nhờ các khóa đào tạo có mục tiêu và kinh nghiệm sống về hoạt động tông đồ và truyền giảng Tin Mừng.
Đề nghị thứ ba yêu cầu đánh giá, trong khuôn khổ biện phân chân chính về người và hoàn cảnh theo viễn kiến và tinh thần của văn kiện Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, khả thể xác minh con đường đào tạo trên các bình diện kinh nghiệm và cộng đồng. Điều này có giá trị đặc biệt đối với giai đoạn cuối của hành trình, là giai đoạn dự ứng việc từ từ được lồng vào trách nhiệm mục vụ. Các công thức và phương thức có thể được chỉ định bởi các Hội đồng Giám mục của mỗi quốc gia, tùy theo Ratio nationalis (lý do quôc gia) của họ.
Kỳ cuối: Kết luận và Kết quả đầu phiếu Tài Liệu Sau Cùng