Kết luận
Được kêu gọi nên thánh
165. Mọi sự đa dạng về ơn gọi đều tụ hội trong một lời kêu gọi duy nhất và phổ quát là nên thánh, một việc, xét cho cùng, không thể là gì khác ngoài việc hoàn tất lời kêu gọi tiến tới niềm vui của tình yêu đang vang lên trong trái tim của mọi người trẻ. Thật vậy, chỉ khởi từ ơn gọi duy nhất nên thánh này, các dạng sống khác nhau mới có thể ăn khớp với nhau, khi biết rằng Thiên Chúa "muốn chúng ta nên thánh và Người không mong đợi chúng ta tự bằng lòng với một cuộc sống tầm thường, êm dịu, không vững vàng"(Đức Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 1). Sự thánh thiện có nguồn vô tận của nó nơi Chúa Cha, Đấng, nhờ Chúa Thánh Thần của Người, gửi cho chúng ta Chúa Giêsu, "Đấng thánh của Thiên Chúa" (Mc 1: 24), đến giữa chúng ta để biến chúng ta thành thánh nhờ tình bạn với Người, Đấng đem niềm vui và bình an vào đời chúng ta. Tìm cách tiếp xúc sống động với sự hiện hữu hạnh phúc của Chúa Giêsu, trong mục vụ thông thường của Giáo hội, là điều kiện căn bản của mọi sự đổi mới.
Đánh thức thế giới bằng sự nên thánh
166. Chúng ta phải là thánh để có thể mời gọi người trẻ trở thành như vậy. Người trẻ đã kiên quyết đòi hỏi một Giáo hội chân chính, rõi sáng, minh bạch và hân hoan: chỉ một Giáo hội của các vị thánh mới có thể xứng hợp với các yêu cầu này! Nhiều người trong số họ đã rời bỏ Giáo Hội vì họ không tìm thấy sự thánh thiện, mà chỉ là sự tầm thường, tự phụ, chia rẽ và thối nát. Thật không may, thế giới phẫn nộ bởi sự lạm dụng của một số người trong Giáo hội hơn là tươi vui bởi sự thánh thiện của các thành viên Giáo Hội: đó là lý do tại sao toàn thể Giáo hội phải đạt được một sự thay đổi vững chắc về viễn tượng, tức thời và triệt để! Người trẻ cần các vị thánh để đào tạo các vị thánh khác, bằng cách nhờ thế cho thấy rằng "sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp nhất của Giáo hội" (Đức Phanxicô, Gaudete và exsultate, số 9). Có một ngôn ngữ mà mọi người đàn ông và đàn bà ở mọi thời, mọi nơi và mọi nền văn hóa đều có thể hiểu vì đó là ngôn ngữ tức thời và sáng láng: đó là ngôn ngữ của sự thánh thiện.
Được lôi kéo bởi sự thánh thiện của người trẻ
167. Điều xem ra rõ ràng từ khi bắt đầu hành trình thượng hội đồng là người trẻ là một phần cấu tạo của Giáo hội. Do đó, sự thánh thiện của họ cũng là như vậy, và, trong nhiều thập niên qua, nó đã tạo được một mùa hoa muôn mầu ở khắp mọi nơi trên thế giới: chiêm ngưỡng và suy ngẫm trong thời gian Thượng hội đồng sự can đảm của nhiều người trẻ, những người đã từ bỏ mạng sống của họ để trung thành với Tin Mừng, quả là việc gây xúc động đối với chúng ta; lắng nghe các chứng từ của người trẻ có mặt tại Thượng hội đồng, những người, giữa những cuộc bách hại, đã chọn chia sẻ cuộc thống khổ của Chúa Giêsu, quả là điều làm ta được tái sinh. Nhờ sự thánh thiện của tuổi trẻ, Giáo hội có thể làm sống lại sự hăng say thiêng liêng và sinh lực tông đồ của mình. Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ sự tốt lành trong đời sống của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, bằng cách đưa chúng ta trở lại với sự viên mãn của tình yêu mà chúng ta vốn luôn được mời gọi: các vị thánh trẻ thúc đẩy ta trở về với tình yêu đầu tiên của chúng ta (xem Kh 2: 4).
_____________________________________________________________________________________________________________
[1] Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Tính đồng nghị trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, ngày 02 Tháng 3 năm 2018, số 9. Bên cạnh đó, tài liệu này minh họa bản chất của Tính đồng nghị bằng các hạn từ sau đây: "Chiều kích đồng nghị của Giáo hội nói lên tư cách chủ thể tích cực của mọi người đã chịu phép rửa và, đồng thời, vai trò chuyên biệt của thừa tác vụ giám mục trong hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với Giám mục Rôma. Viễn kiến giáo hội học này mời gọi cổ vũ việc triển khai hiệp thông đồng nghị giữa "mọi người", "nhiều người" và "một người". Ở các trình độ và dưới nhiều hình thức khác nhau, trên bình diện các Giáo Hội địa phương, trên bình diện họp nhóm của các giáo hội này ở cấp khu vực và trên bình diện của Giáo Hội hoàn vũ, tính đồng nghị hàm nghĩa việc thực thi sensus fidei (cảm thức đức tin) của Universitas fidelium (toàn bộ tín hữu = mọi người), thừa tác vụ hướng dẫn của hợp đoàn Giám mục, mỗi vị với linh mục đoàn của mình (nhiều người) và thừa tác vụ hợp nhất của Giám mục và Giáo hoàng (một người). Cũng liên hợp như thế, trong tính năng động đồng nghị, là khía cạnh cộng đồng bao gồm toàn thể dân Chúa, chiều kích hợp đoàn liên hệ tới việc thi hành thừa tác vụ giám mục và thừa tác vụ tối thượng của Giám Mục Rôma. Sự tương quan qua lại này khuyến khích singularis conspiratio (sự hợp tác độc đáo) giữa các tín hữu và các mục tử, vốn là hình ảnh của conspiratio (sự hợp tác) vĩnh cửu hằng sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi "(số 64).
Được kêu gọi nên thánh
165. Mọi sự đa dạng về ơn gọi đều tụ hội trong một lời kêu gọi duy nhất và phổ quát là nên thánh, một việc, xét cho cùng, không thể là gì khác ngoài việc hoàn tất lời kêu gọi tiến tới niềm vui của tình yêu đang vang lên trong trái tim của mọi người trẻ. Thật vậy, chỉ khởi từ ơn gọi duy nhất nên thánh này, các dạng sống khác nhau mới có thể ăn khớp với nhau, khi biết rằng Thiên Chúa "muốn chúng ta nên thánh và Người không mong đợi chúng ta tự bằng lòng với một cuộc sống tầm thường, êm dịu, không vững vàng"(Đức Phanxicô, Gaudete et exsultate, số 1). Sự thánh thiện có nguồn vô tận của nó nơi Chúa Cha, Đấng, nhờ Chúa Thánh Thần của Người, gửi cho chúng ta Chúa Giêsu, "Đấng thánh của Thiên Chúa" (Mc 1: 24), đến giữa chúng ta để biến chúng ta thành thánh nhờ tình bạn với Người, Đấng đem niềm vui và bình an vào đời chúng ta. Tìm cách tiếp xúc sống động với sự hiện hữu hạnh phúc của Chúa Giêsu, trong mục vụ thông thường của Giáo hội, là điều kiện căn bản của mọi sự đổi mới.
Đánh thức thế giới bằng sự nên thánh
166. Chúng ta phải là thánh để có thể mời gọi người trẻ trở thành như vậy. Người trẻ đã kiên quyết đòi hỏi một Giáo hội chân chính, rõi sáng, minh bạch và hân hoan: chỉ một Giáo hội của các vị thánh mới có thể xứng hợp với các yêu cầu này! Nhiều người trong số họ đã rời bỏ Giáo Hội vì họ không tìm thấy sự thánh thiện, mà chỉ là sự tầm thường, tự phụ, chia rẽ và thối nát. Thật không may, thế giới phẫn nộ bởi sự lạm dụng của một số người trong Giáo hội hơn là tươi vui bởi sự thánh thiện của các thành viên Giáo Hội: đó là lý do tại sao toàn thể Giáo hội phải đạt được một sự thay đổi vững chắc về viễn tượng, tức thời và triệt để! Người trẻ cần các vị thánh để đào tạo các vị thánh khác, bằng cách nhờ thế cho thấy rằng "sự thánh thiện là khuôn mặt đẹp nhất của Giáo hội" (Đức Phanxicô, Gaudete và exsultate, số 9). Có một ngôn ngữ mà mọi người đàn ông và đàn bà ở mọi thời, mọi nơi và mọi nền văn hóa đều có thể hiểu vì đó là ngôn ngữ tức thời và sáng láng: đó là ngôn ngữ của sự thánh thiện.
Được lôi kéo bởi sự thánh thiện của người trẻ
167. Điều xem ra rõ ràng từ khi bắt đầu hành trình thượng hội đồng là người trẻ là một phần cấu tạo của Giáo hội. Do đó, sự thánh thiện của họ cũng là như vậy, và, trong nhiều thập niên qua, nó đã tạo được một mùa hoa muôn mầu ở khắp mọi nơi trên thế giới: chiêm ngưỡng và suy ngẫm trong thời gian Thượng hội đồng sự can đảm của nhiều người trẻ, những người đã từ bỏ mạng sống của họ để trung thành với Tin Mừng, quả là việc gây xúc động đối với chúng ta; lắng nghe các chứng từ của người trẻ có mặt tại Thượng hội đồng, những người, giữa những cuộc bách hại, đã chọn chia sẻ cuộc thống khổ của Chúa Giêsu, quả là điều làm ta được tái sinh. Nhờ sự thánh thiện của tuổi trẻ, Giáo hội có thể làm sống lại sự hăng say thiêng liêng và sinh lực tông đồ của mình. Dầu thơm thánh thiện phát sinh từ sự tốt lành trong đời sống của rất nhiều người trẻ có thể chữa lành các vết thương của Giáo hội và thế giới, bằng cách đưa chúng ta trở lại với sự viên mãn của tình yêu mà chúng ta vốn luôn được mời gọi: các vị thánh trẻ thúc đẩy ta trở về với tình yêu đầu tiên của chúng ta (xem Kh 2: 4).
_____________________________________________________________________________________________________________
[1] Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Tính đồng nghị trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội, ngày 02 Tháng 3 năm 2018, số 9. Bên cạnh đó, tài liệu này minh họa bản chất của Tính đồng nghị bằng các hạn từ sau đây: "Chiều kích đồng nghị của Giáo hội nói lên tư cách chủ thể tích cực của mọi người đã chịu phép rửa và, đồng thời, vai trò chuyên biệt của thừa tác vụ giám mục trong hiệp thông hợp đoàn và phẩm trật với Giám mục Rôma. Viễn kiến giáo hội học này mời gọi cổ vũ việc triển khai hiệp thông đồng nghị giữa "mọi người", "nhiều người" và "một người". Ở các trình độ và dưới nhiều hình thức khác nhau, trên bình diện các Giáo Hội địa phương, trên bình diện họp nhóm của các giáo hội này ở cấp khu vực và trên bình diện của Giáo Hội hoàn vũ, tính đồng nghị hàm nghĩa việc thực thi sensus fidei (cảm thức đức tin) của Universitas fidelium (toàn bộ tín hữu = mọi người), thừa tác vụ hướng dẫn của hợp đoàn Giám mục, mỗi vị với linh mục đoàn của mình (nhiều người) và thừa tác vụ hợp nhất của Giám mục và Giáo hoàng (một người). Cũng liên hợp như thế, trong tính năng động đồng nghị, là khía cạnh cộng đồng bao gồm toàn thể dân Chúa, chiều kích hợp đoàn liên hệ tới việc thi hành thừa tác vụ giám mục và thừa tác vụ tối thượng của Giám Mục Rôma. Sự tương quan qua lại này khuyến khích singularis conspiratio (sự hợp tác độc đáo) giữa các tín hữu và các mục tử, vốn là hình ảnh của conspiratio (sự hợp tác) vĩnh cửu hằng sống trong Thiên Chúa Ba Ngôi "(số 64).
Kết quả đầu phiếu | |||
CÓ QUYỀN BỎ PHIẾU = 268 | |||
BỎ PHIẾU PHẦN I và II – HIỆN ĐIỆN = 249 - 2/3 những người hiện diện = 166 | |||
SỐ | TỰA ĐỀ | Thuận | Không thuận |
DẪN NHẬP | |||
1. | Biến cố Thượng Hội Đồng chúng ta đã sống | 227 | 1 |
2. | Diễn trình chuẩn bị | 229 | 1 |
3. | Tài Liệu Sau Cùng của Cuộc Họp Thượng hội đồng | 191 | 43 |
LỜI MỞ ĐẦU | |||
4. | Chúa Giêsu cùng đi với các môn đệ Emmau | 235 | 2 |
PHẦN I | |||
5. | “NGƯỜI CÙNG ĐI VỚI HỌ” | 239 | 1 |
Chương I: Một Giáo Hội lắng nghe | |||
Nghe và nhìn một cách tương cảm | |||
6. | Giá trị của việc lắng nghe | 238 | 2 |
7. | Các người trẻ muốn được lắng nghe | 238 | 1 |
8. | Lắng nghe trong Giáo hội | 236 | 5 |
9. | Lắng nghe các mục tử và giáo dân có tư cách | 235 | 7 |
Sự đa dạng của các bối cảnh và các nền văn hóa | |||
10. | Một thế giới ở số nhiều | 240 | 0 |
11. | Những thay đổi hiện có | 238 | 2 |
12. | Loại trừ và bị đẩy ra bên lề | 240 | 1 |
13. | Đàn ông và đàn bà | 221 | 18 |
14. | Thực dân văn hóa | 233 | 5 |
Cái nhìn đầu tiên về Giáo hội ngày nay | |||
15. | Cam kết giáo dục của Giáo hội | 233 | 2 |
16. | Các hoạt động của mục vụ tuổi trẻ | 238 | 3 |
17. | Sức nặng của việc quản trị hành chánh | 220 | 16 |
18. | Tình hình các giáo xứ | 228 | 9 |
19. | Khai tâm vào đời sống Kitô giáo | 239 | 2 |
20. | Việc đào tạo các chủng sinh và những người thánh hiến | 227 | 12 |
Chương II: Ba khía cạnh quan yếu | |||
Các mới lạ của thế giới kỹ thuật số | |||
21. | Một thực tại hiện diện khắp nơi | 235 | 3 |
22. | Mạng lưới cơ hội | 231 | 3 |
23. | Mặt tối của mạng lưới | 232 | 2 |
24. | Mặt tối của mạng lưới (phần 2) | 235 | 3 |
Các di dân như điển hình thời ta | |||
25. | Một hiện tượng nhiều mặt | 231 | 7 |
26. | Bạo lực và dễ bị tổn thương | 234 | 5 |
27. | Các câu chuyện phân ly và gặp gỡ | 234 | 3 |
28. | Vai trò tiên tri của Giáo hội | 235 | 3 |
Nhận biết và phản ứng trước mọi loại lạm dụng | |||
29. | Tỏ sự thật và xin tha thứ | 208 | 30 |
30. | Đi đến tận gốc | 204 | 31 |
31. | Lòng biết ơn và sự khích lệ | 234 | 8 |
Chương III: Căn tính và các mối liên hệ | |||
Gia đình và các tương quan liên thế hệ | |||
32. | Gia đình, điểm tham chiếu ưu việt | 237 | 2 |
33. | Tầm quan trọng của việc làm mẹ và làm cha | 222 | 18 |
34. | Các mối tương quan liên thế hệ | 237 | 1 |
35. | Giới trẻ và cội nguồn văn hóa | 233 | 4 |
36. | Tình bạn và các tương quan đồng trang lứa | 239 | 2 |
Cơ thể và cảm giới | |||
37. | Các thay đổi đang diễn tiến | 206 | 33 |
38. | Tiếp nhận các giáo huấn đạo đức của Giáo hội | 214 | 25 |
39. | Các vấn đề của người trẻ | 195 | 43 |
Các hình thức dễ bị thương tổn | |||
40. | Thế giới việc làm | 235 | 2 |
41. | Bạo lực và bách hại | 239 | 1 |
42. | Việc đẩy ra bên lề và bất ổn xã hội | 234 | 3 |
43. | Kinh nghiệm đau khổ | 241 | 1 |
44. | Tài nguyên dễ bị tổn thương | 235 | 3 |
Chương IV: Làm người trẻ ngày nay | |||
Các khía cạnh của nền văn hóa tuổi trẻ ngày nay | |||
45. | Tính độc đáo và chuyên biệt | 238 | 2 |
46. | Dấn thân và tham gia xã hội | 235 | 1 |
47. | Nghệ thuật, âm nhạc và thể thao | 232 | 7 |
Linh đạo và lòng đạo | |||
48. | Các bối cảnh tôn giáo khác nhau | 239 | 1 |
49. | Nghiên cứu tôn giáo | 238 | 1 |
50. | Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu | 238 | 1 |
51. | Mong muốn một phụng vụ sống động | 227 | 9 |
Tham gia và tính chủ động (protagonisme) | |||
52. | Giới trẻ muốn trở thành những người chủ động | 230 | 9 |
53. | Các lý do ra xa cách | 234 | 8 |
54. | Người trẻ trong Giáo hội | 235 | 3 |
55. | Phụ nữ trong Giáo Hội | 209 | 30 |
56. | Nhiệm vụ của người trẻ đối với những người đồng trang lứa | 237 | 2 |
57. | Mong muốn một cộng đồng giáo hội chân thực và huynh đệ hơn | 234 | 8 |
PHẦN II: | |||
58. | "Mắt họ mở ra" | 238 | 1 |
Một lễ Ngũ tuần mới | |||
59. | Hành động của Chúa Thánh Thần | 234 | 2 |
60. | Chúa Thánh Thần làm trẻ trung Giáo hội | 236 | 4 |
61. | Chúa Thánh Thần trong đời sống tín hữu | 238 | 2 |
62. | Một trải nghiệm đích thực về Thiên Chúa | 240 | 3 |
Chương I: Hồng phúc tuổi trẻ | |||
Chúa Giêsu trẻ giữa những người trẻ | |||
63. | Tuổi trẻ của Chúa Giêsu | 232 | 9 |
64. | Với ánh mắt của Chúa | 236 | 5 |
65. | Các đặc điểm của tuổi vị thành niên | 232 | 7 |
66. | Mối lo lắng lành mạnh của người trẻ | 232 | 5 |
67. | Các người trẻ bị thương | 235 | 5 |
Trở thành người lớn | |||
68. | Tuổi lựa chọn | 238 | 1 |
69. | Hiện hữu dưới dấu chỉ sứ mệnh | 238 | 2 |
70. | Một phương pháp sư phạm có thể chất vấn | 236 | 3 |
71. | Ý nghĩa thực sự của thẩm quyền | 237 | 1 |
72. | Mối liên kết với gia đình | 244 | 0 |
Được kêu gọi tới tự do | |||
73. | Tin Mừng về tự do | 226 | 4 |
74. | Một tự do có tính đáp ứng | 239 | 1 |
75. | Tự do và đức tin | 235 | 0 |
76. | Tự do bị thương tích và được chuộc lại | 238 | 0 |
Chương II: Mầu nhiệm ơn gọi | |||
Tìm kiếm ơn gọi | |||
77. | Ơn gọi, hành trình và khám phá | 237 | 3 |
78. | Ơn gọi, ơn thánh và tự do | 236 | 3 |
79. | Sáng tạo và ơn gọi | 235 | 3 |
80. | Vì một nền văn hóa ơn gọi | 230 | 10 |
Ơn gọi theo Chúa Giêsu | |||
81. | Sự lôi cuốn của Chúa Giêsu | 238 | 1 |
82. | Đức tin, ơn gọi và tình huống người môn đệ | 237 | 3 |
83. | Đức Trinh Nữ Maria | 236 | 2 |
Ơn gọi và các ơn gọi | |||
84. | Ơn gọi và sứ mệnh của Giáo hội | 230 | 2 |
85. | Sự đa dạng của các đặc sủng | 239 | 3 |
86. | Chuyên nghiệp và ơn gọi | 232 | 7 |
87. | Gia đình | 210 | 6 |
88. | Đời sống thánh hiến | 227 | 4 |
89. | Thừa tác vụ thụ phong | 231 | 7 |
90. | Tình trạng các "người độc thân" | 212 | 29 |
Chương III: Sứ mệnh đồng hành | |||
Giáo hội đồng hành | |||
91. | Đối diện với các lựa chọn | 234 | 2 |
92. | Cùng nhau bẻ bánh | 238 | 1 |
93. | Các môi trường và vai trò | 238 | 3 |
94. | Đồng hành với sự hội nhập vào xã hội | 241 | 3 |
Đồng hành cộng đồng, nhóm và bản thân | |||
95. | Một căng thẳng phong phú | 243 | 3 |
96. | Đồng hành cộng đồng và nhóm | 240 | 3 |
97. | Đồng hành thiêng liêng có tính bản thân | 241 | 3 |
98. | Đồng hành và Bí tích Hòa giải | 239 | 6 |
99. | Đồng hành toàn diện | 236 | 5 |
100. | Đồng hành trong việc đào tạo để gia nhập thừa tác vụ thụ phong và đời sống thánh hiến | 241 | 5 |
Các người đồng hành có phẩm chất | |||
101. | Được kêu gọi để đồng hành | 239 | 2 |
102. | Khuôn dạng người đồng hành | 240 | 4 |
103. | Sự quan trọng của việc đào tạo | 237 | 4 |
Chương IV: Nghệ thuật biện phân | |||
Giáo hội, môi trường biện phân | |||
104. | Rất nhiều ý nghĩa trong các truyền thống linh đạo | 235 | 3 |
105. | Tại tâm điểm Lời Chúa và Giáo Hội | 236 | 3 |
Lương tâm trong biện phân | |||
106. | Chúa nói với trái tim | 223 | 20 |
107. | Ý niệm Kitô giáo về lương tâm | 219 | 23 |
108. | Việc đào tạo lương tâm | 205 | 36 |
109. | Lương tâm giáo hội | 205 | 34 |
Việc thực hành biện phân | |||
110. | Quen thuộc với Chúa | 238 | 3 |
111. | Các thiên hướng của trái tim | 235 | 4 |
112. | Đối thoại đồng hành | 238 | 2 |
113. | Quyết định và xác nhận | 238 | 3 |
CÓ QUYỀN BỎ PHIẾU = 268 | |||
BỎ PHIẾU PHẦN III - HIỆN DIỆN = 248 - 2/3 người hiện diện = 166 | |||
PHẦN III | |||
114. | "NGAY GIỜ ẤY, HỌ LÊN ĐƯỜNG" | 242 | 0 |
Một Giáo Hội trẻ trung | |||
115. | Một hình tượng của phục sinh | 241 | 2 |
116. | Lên đường với người trẻ | 241 | 1 |
117. | Mong muốn vươn tới mọi người trẻ | 223 | 17 |
118. | Hồi tâm thiêng liêng, mục vụ và truyền giáo | 214 | 25 |
Chương I: Tính đồng nghị truyền giáo của Giáo hội | |||
Tính năng động tạo lập (Un dynamisme constitutif) | |||
119. | Người trẻ yêu cầu chúng ta cùng đi đường với nhau. | 206 | 34 |
120. | Diễn trình đồng nghị vẫn tiếp tục | 203 | 39 |
121. | Hình thức đồng nghị của Giáo hội | 191 | 51 |
122. | Hình thức đồng nghị của Giáo hội (phần 2) | 199 | 43 |
123. | Một Giáo Hội có tính tham gia và đồng trách nhiệm | 202 | 38 |
124. | Diễn trình biện phân cộng đồng | 208 | 33 |
Một phong cách để truyền giáo | |||
125. | Hiệp thông truyền giáo | 215 | 26 |
126. | Một sứ mệnh trong đối thoại | 230 | 10 |
127. | Hướng về các vùng ngoại vi của thế giới | 228 | 11 |
CHƯƠNG II: Cùng nhau bước trong những điều hàng ngày | |||
Từ các cơ cấu đến các mối liên hệ | |||
128. | Từ ủy quyền đến can dự trực tiếp | 224 | 13 |
129. | Đổi mới giáo xứ | 225 | 11 |
130. | Các cơ cấu mở và khó đoán | 222 | 15 |
Đời sống cộng đồng | |||
131. | Một tranh ghép nhiều khuôn mặt | 229 | 9 |
132. | Cộng đồng trên lãnh thổ | 229 | 8 |
133. | Sứ điệp sơ truyền (kérygme) và việc dạy giáo lý | 231 | 9 |
134. Tính trung tâm của phụng vụ 230 10 | |||
135. | Tính trung tâm của phụng vụ (phần 2) | 223 | 15 |
136. | Tính trung tâm của phụng vụ (phần 3) | 236 | 4 |
137. | Sự quảng đại phục vụ (diakonia) | 239 | 4 |
Mục vụ người trẻ trong một viễn tượng ơn gọi | |||
138. | Giáo hội, một ngôi nhà cho người trẻ | 236 | 6 |
139. | Lên sinh khí ơn gọi cho nền mục vụ | 234 | 3 |
140. | Một nền mục vụ ơn gọi cho người trẻ | 233 | 8 |
141. | Từ phân mảnh đến tích nhập | 230 | 8 |
142. | Mối quan hệ hữu hiệu giữa các biến cố và cuộc sống hàng ngày | 237 | 4 |
143. | Các trung tâm tuổi trẻ | 232 | 6 |
CHƯƠNG III: Một đà truyền giáo mới | |||
144. | Một số thách thức cấp bách | 222 | 17 |
145. | Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số | 237 | 3 |
146. | Sứ mệnh trong môi trường kỹ thuật số (phần 2) | 234 | 6 |
147. | Di dân: hạ các bức tường và bắc các cây cầu | 228 | 12 |
148. | Phụ nữ trong Giáo hội đồng nghị | 201 | 38 |
149. | Tính dục: một từ ngữ rõ ràng, phóng khoáng, chân chính | 214 | 26 |
150. | Tính dục: một từ ngữ rõ ràng, phóng khoáng, chân chính (phần 2) | 178 | 65 |
151. | Kinh tế, chính trị, việc làm, ngôi nhà chung | 230 | 7 |
152. | Kinh tế, chính trị, việc làm, ngôi nhà chung (phần 2) | 236 | 1 |
153. | Kinh tế, chính trị, việc làm, ngôi nhà chung (phần 3) | 233 | 6 |
154. | Kinh tế, chính trị, việc làm, ngôi nhà chung (phần 4) | 229 | 6 |
155. | Trong các bối cảnh liên văn hóa và liên tôn giáo | 225 | 13 |
156. | Giới trẻ vì đối thoại đại kết | 228 | 9 |
CHƯƠNG IV: Đào tạo toàn diện | |||
157. | Tính cụ thể, tính phức tạp và tính toàn diện | 233 | 9 |
158. | Giáo dục, trường học và đại học | 230 | 6 |
159. | Chuẩn bị các nhà đào tạo mới | 230 | 7 |
160. | Đào tạo các môn đệ truyền giáo | 230 | 7 |
161. | Một thời để đồng hành với việc biện phân | 229 | 13 |
162. | Đồng hành với hôn nhân | 231 | 9 |
163. | Việc đào tạo các chủng sinh và các người thánh hiến | 217 | 22 |
164. | Việc đào tạo các chủng sinh và các người thánh hiến (phần 2) | 211 | 25 |
KẾT LUẬN | |||
165. | Được kêu gọi nên thánh | 234 | 2 |
166. | Đánh thức thế giới bằng sự nên thánh | 216 | 8 |
167. | Được lôi kéo bởi sự thánh thiện của người trẻ | 239 | 2 |